Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cùng với việc đẩy mạnh phát triển các nghành kinh tế mũi nhọn, Đảng và nhà nước ta đã đặc biệt chú trọng phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo .Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được xem là quốc sách hàng đầu trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước.Muốn phát triển giáo dục đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập thì không thể thiếu được những nhà quản lí giáo dục chuyên nghiệp,vừa có trình độ quản lí khoa học hiện đại lại vừa có nghệ thuật quản lí khéo léo. Vì vậy khoa Quản lí giáo dục thuộc Học viện Quản lí giáo dục phối hợp với Trung tâm GDTX Yên Khánh tạo điều kiện cho sinh viên Học viện Quản lí giáo dục có cơ hội tiếp cận thực tế quản lí giáo dục tại cơ sở. Trong quá trình thực tập quản lí hoạt động giáo dục thực tiễn, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô và bạn bè từ Học viện và từ nhà trường. Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình đó, em đã hoàn thành nhiệm vụ cũng như hoàn thành bản báo cáo này.
MỤC LỤC Lời cảm ơn:………………………………………………………… 3 Phần I Mở Đầu:………………………………………………………5 1.1 Lời nói đầu:…………………………………………………… 5 1.2 Tổng quan về cơ sở thực tập……………………………………7 1.3 Danh mục nội dung thực tập………………………………… 11 Phần II Nội Dung:………………………………………………… 13 2.1 Kiến thức liên quan đến nội dung thực tập…………………… 13 2.1.1 Hành chính văn phòng…………………………………………13 2.1.2 Quản lý nhà trường và cơ sở giáo dục…………………………13 2.1.3 Quản lý hoạt động dạy – học trong nhà trường……………… 16 2.1.4 Kiểm tra nội bộ trường học……………………………………19 2.1.5 Các kiến thức liên quan khác………………………………….22 2.2 Kết quả tiếp thu được trong quá trình thực tập………………….22 2.2.1 Tham gia công tác hành chính văn phòng…………………….22 2.2.2 Tham gia quản lý học sinh…………………………………….23 2.2.3 Tham giao quản lý chỉ đạo hoạt động dạy học……………… 25 2.2.4 Quản lý nề nếp chuyên môn, chất lượng giảng dạy giáo viên 28 2.2.5 Tham gia công tác kiểm tra nội bộ trường học……………… 30 2.2.6 Tham gia các công tác khác………………………………… 31 Phần III Kết Luận………………………………………………… 34 Phần IV Danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục kèm theo …… 38 1 LỜI CẢM ƠN Trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, cùng với việc đẩy mạnh phát triển các nghành kinh tế mũi nhọn, Đảng và nhà nước ta đã đặc biệt chú trọng phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo Giáo dục -đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được xem là quốc sách hàng đầu trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước Muốn phát triển giáo dục - đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo, nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập thì không thể thiếu được những nhà quản lí giáo dục chuyên nghiệp,vừa có trình độ quản lí khoa học hiện đại lại vừa có nghệ thuật quản lí khéo léo Vì vậy khoa Quản lí giáo dục thuộc Học viện Quản lí giáo dục phối hợp với Trung tâm GDTX Yên Khánh tạo điều kiện cho sinh viên Học viện Quản lí giáo dục có cơ hội tiếp cận thực tế quản lí giáo dục tại cơ sở Trong quá trình thực tập quản lí hoạt động giáo dục thực tiễn, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô và bạn bè từ Học viện và từ nhà trường Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình đó, em đã hoàn thành nhiệm vụ cũng như hoàn thành bản báo cáo này Về phía đơn vị thực tập, em xin chân thành cảm ơn thầy: Đõ Duy Kế đã dẫn dắt, hướng dẫn em trong quá trình tìm kiếm tài liệu, thu thập thông tin số liệu, tạo điều kiện cho em có những kiến thức thực tế bổ ích suốt quá trình thực tập Cùng toàn thể thầy cô giáo trong nhà trường Về phía học viên, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thành Vinh gỉảng viên hướng dẫn từ phía Học viện quản lý Giáo Dục đã luôn theo sát tư vấn, định hướng và góp ý cho em trong suốt thời gian thực tập Em xin trân trọng cảm ơn! Do điều kiên thời gian không có nhiều, đây cũng là một chuyên ngành học mới và khả năng của một sinh viên năm thứ 4 còn có nhiều hạn chế nên báo cáo chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô giáo cùng bạn bè để báo cáo được hoàn thiện hơn! 2 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Lời nói đầu Suốt 7 kì học tại Học Viện Quản Lý Giáo Dục, tôi đã được tiếp cận với một khối lượng kiến thức khổng lồ về mọi lĩnh vực Trong đó những kiến thức chuyên ngành quản lý giáo dục cũng vô cùng phong phú và đa dạng Việc học trên giảng đường, với sự giảng dạy nhiệt tình và tâm huyết của đội ngũ giảng viên Học Viện Quản Lý Giáo Dục nói chung và giảng viên khoa Quản Lý nói riêng, tôi đã lĩnh hội được một phần nhỏ những lý luận, những tri thức khoa học về chuyên ngành quản lý giáo dục Tuy nhiên giữa lý luận và thực tiễn còn có khoảng cách khá xa, những gì tôi được học trên giảng đường chỉ là một phần rất nhỏ so với thực tế phong phú và đa dạng Cho nên Học Viện Quản Lý Giáo Dục đã tạo điều kiện cho chúng tôi có được 7 tuần thực tập tốt nghiệp nhằm: + Hiểu biết cơ bản về hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục + Vận dụng các kiến thức đã được trang bị vào thực hành một số hoạt động quản lý giáo dục + Để tiếp cận với môi trường thực tế quản lý giáo dục và nâng cao kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp sắp đến + Ngoài ra sinh viên biết liên hệ vận dụng các kiến thức về quản lý và quản lý giáo dục đã học để phân tích và đánh giá các hoạt động của một nhà trường, cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lý giáo dục Biết xác định những kiến thức cần quan tâm, tìm hiểu ở những kỳ học tiếp theo + Đồng thời sinh viên sẽ có ý thức trách nhiệm, thái độ đúng đắn trong các hoạt động thực tiễn, có ý thức học tập, rèn luyện để chuẩn bị kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp trong tương lai cũng như thực hiện tốt các nội dung và yêu cầu của đợt thực tập Được sự hướng dẫn, quan tâm tạo điều kiện của Học Viện Quản Lý Giáo Dục nói chung và khoa Quản lý giáo dục nói riêng, tôi đã có 7 tuần thực tập tốt 3 nghiệp thành công và nhiều ý nghĩa tại Trung Tâm giáo dục thường xuyên yên khánh - Huyện Yên khánh – Tỉnh Ninh Bình Báo cáo của em là sự kết hợp giữa lý luận và kiến thức thực tế Cấu trúc của bài báo cáo gồm 3 phần: - Phần mở đầu: 1 Lời nói đầu 2 Tổng quan về địa điểm thực tập 3 Danh mục các nội dung thực tập - Phần nội dung: 1 Kiến thức lý thuyết liên quan đến nội dung thực tập 2 Kết quả thu được trong quá trình thực tập - Phần kết luận 1.2 Tổng quan về địa điểm thực tập Trung tâm GDTX Yên Khánh là đơn vị trực thuộc sở GD – ĐT Ninh Bình được thành lập năm 1994 Trải qua quá trình vừa học vừa làm trung tâm đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm tốt trong việc duy trì và phát triển số lượng, nâng cao chất lượng, mở rộng các loại hình học tập Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm cao, luôn có gắng vươn lên hoàn thành tốt công việc được giao Sau 15 năm được thành lập, qua quá trình vừa học vừa làm đúc rút kinh nghiệm, mô hình tổ chức và hoạt động của trung tâm đi vào thế ổn định Trung tâm đã có nhiều bài học tốt trong việc duy trì và phát triển số lượng, nâng cao chất lượng và mở rộng các loại hình hoạt động Các cấp, các ngành và xã hội đã có nhận thức đúng đắn hơn về chức năng, nhiệm vụ , vai trò, vị trí và tác dụng của Trung tâm GDTX đối với việc nâng cao dân trí, đào tạo nhận lực cho địa phương và cho đất nước 4 Đội ngũ giáo viên có nhiệt tình trách nhiệm cao, luôn cố gắng vươn lên hoàn thành tốt công việc được giao Tuổi đời tuổi nghề của giáo viên trẻ, có kiến thức, có trình độ, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ được giao Cơ sở vất chất được tăng cường, lớp học được cải tạo sửa chữa, điều kiện dạy và học ngày càng tốt hơn Nhân dân huyện yên khánh có truyền thống hiếu học, dù cho kinh tế còn có khó khăn song vẫn có gắng nuôi con ăn học cho bằng anh bằng em TT tiếp tục nhận được sự chỉ đạo sâu sát của huyện uỷ, hội đồng nhân dân, UBND huyện, xã, sự ủng hộ nhiệt tình và có hiệu quả của phụ huynh học sinh và cá ban ngành hữu quan Kết quả phấn đấu trong công tác, trong học tập và giảng dạy của tập thể thầy và trò TT trong năm học vùa qua đã gây được niềm tin với cán bộ, nhân dân và học sinh trong huyện nhà đó là kết quả lên lớp cao trên 97%, tốt nghiệp lên lớp12 đạt gần 81%, thi học sinh giỏi xếp thứ nhất khối GDTX liên tục trong các năm Vai trò của GDTX đã được luật giáo dục khẳng địnhtrong việc nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, đảm bảo cho mọi người đựơc học tập và học tập suốt đời Đời sống tinh thần của nhân dân trong huyện ngày một nâng lên nhu cầu về việc tạo điều kiện cho con em vào học chương trình bậc tiếp theo ngày một tăng Các tổ chức Đảng, đoàn thể trong trung tâm như chi bộ, công đoàn, đoàn thanh niên có sự chỉ đạo và phối hợp tót trong các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Đội ngũ cán bộ giáo viên (kể cả giáo viên hợp đồng thỉnh giảng) đều đã được chuẩn hoá theo yêu cầu của Ngành; hầu hết đều nhiệt tình, có trách nhiệm , có tâm huyết với nghề Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đã phần nào được bổ sung, trang bị thêm, từng bước đáp ứng yêu cầu của việc dạy và học Có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Sở Giáo dục và đào tạo, của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp ban ngành, 5 đoàn thể trong huyện, Trung tâm GDTX Yên khánh đã nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2010-2011, đạt được nhiều thành quả hết sức quan trọng Kết quả phấn đấu trong giảng dạy, học tập của tập thể Thầy, Trò Trung tâm trong năm học vừa qua đã gây được niềm tin tới cấn bộ nhân dân và học sinh huyện nhà đó là kết quả lên lớp cao, kết quả thi tốt nghiệp 12 đạt 100%, kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt thứ hạng cao trong khối giáo dục thường xuyên… Tổng số lớp văn hoá Khối 10 11 12 Tổng Số lớp 5 7 6 18 Số học sinh 218 322 303 843 Ghi chú Kết quả đạt được về các mặt giáo dục - Giáo dục đạo đức + khối 10 tổng số 218 ( xếp loại đạt tốt 128(58,7%), khá 70(32,1%), TB 20(9,2%) yếu không có + khối 11 tổng số 322 (xếp loại đạttốt 211(65.5%), khá 101(31,4%), TB 10(3,1%), không có học viên xếp loại yếu) + Khối 12 tổng số 303 (xếp loại đạt tốt 275(71%), khá 81(26,7%), tb 7(2,3%)không cóhọc viên xếp laọi đạo đức yếu) - Xếp loại văn hoá + khối 10: giỏi không, khá 28(12,8%), TB 128(58,7%), yếu 62 (28,4%), không có học viên xếp loại kém + khối 11:học viên xếp loại giỏi 1 (0,3%), khá 37 (11,5%), TB 207 (64,3%), yếu 76 (23,6%), kém 1 (0,3%) + khối 12: không có, xếp loại khá 35 (11,6%), TB 204 (67,3%), yếu 64 (21,1%), không có học viên xếp loại kém - Duy trì sĩ số của các khối lớp đạt 94,1% 6 - Kết quả lên lớp đạt 97,6% - Thi tốt nghiệp đạt 100% Trong kỳ thi học viên giỏi về văn hoá: 6 HV đi thi đã có 4 HV đạt giải, trong đó có 1 giải nhì, 2 giải 3 và 1 giải KK; toàn đoàn xếp thứ 4 Trong kỳ thi giải toán trên máy tính casino cấp tỉnh: với 5 HV đi thi thì cả 5 đều đạt giải , trong đó có 1 hiải nhất, 1 gải nhì, 2 giải 3 và 1 giải KK; đứng thứ nhất toàn đoàn Trong kỳ thi HV giải toán tren máy tính casino cấp quốc gia: trung tâm có 2 HV tham gia đội tuyển thì cả 2 đều đạt giải, trong đó có 1 giải nhất và 1 giải nhì góp phàn cho đội tuyển NB xếp thứ nhất toàn đoàn củakhu vực Năm học 2010-2011 trung tâm được công nhận đơn vị lao đọng tiên tiến, đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến; công đoàn, đoàn thanh niên được công nhận là cơ sơ vũng mạnh Có 4 đồng chí giáo viên đạt danh hiệu CSTĐ cơ sở, 1 đồng chí được chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen, % cán bộ giáo viên được giám đốc sở tặng giấy khen, 19 thầy cô giáo được công nhận hoàn thành xuất sác nhiệm vụ Tập thể giáo viên cán bộ nhân viên trung tâm đã thể hiện có sự đoàn kết nhất trí cao, mỗi người theo nhiệm vụ đã được phân côngđều nỗ lực, tự giácphấn đấu để hoàn thành Biết phát huy sức mạnh tập thể trong mọi hoạt động, động viên kịp thời các nhân tố tích cực Có sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và sự chỉ đạo kịp thời của ngành Phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể trong việc phát động hưởng ứng các phong trào thi đua, tạo ra khí thế mới thúc đẩy có hiệu quả các hoạt động quan tâm đúng mức và có chiều sâu đến các hoạt động mũi nhọn, biết phát huy các nhân tố tích cực và chế độ đãi ngộ kịp thời Có sự chỉ đạo, lãnh đạo kịp thờ của ban giám đốc, nâng cao vai trò của các tổ chuyên môn, luôn sâu sát trong công việc Có 19 phòng học vă hoá, 13 phòng học cấp 4 và 6 phòng học nhà tầng, 7 Có 3 phòng làm việc của ban giám đốc, 1 phòng chờ của giáo viên, 1 phòng họp HĐ, 1 phong thư viện, 1 phòng thiết bị, 1 phòng Đoàn TN, 1 phòng công đoàn, 2 phòng nghề và 1 phòng máy vi tính luật Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của đơn vị 1 Chức năng - Trung tâm GDTX quận, huyện (gọi tắt là trung tâm GDTX huyện) là đơn vị cơ sở ngành GDTX trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam - Trung tâm GDTX huyện có chức năng tạo điều kiện học tập cho mọi người nhằm đáp ứng mọi nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực trong mức độ nhất định góp phần phát triển, bồi dưỡng nhân lực cho địa phương Đồng thời có chức năng tư vấn về GDTX trong phạm vi địa bàn huyện cho cơ quan quản lý giáo dục - Trung tâm GDTX huyện Yên Khánh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở GD và ĐT, trực tiếp quản lý, có tư cách pháp nhân, con dấu hoạt động theo quy định của pháp luật, do Sở GD và ĐT quản lý mọi hoạt động 2 Nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm GDTX a Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể hữu quan điều tra nhu cầu học tập, xác định nội dung học tập cần thiết với từng loại đối tượng, đề xuất việc tổ chức các hình thức học tập phù hợp b Thực hiện các chương trình Giáo dục * Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục: - Các chương trình xoá mù chữ, sau xoá mù chữ trong phạm vi trung tâm đảm nhiệm - Các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ - Các chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm; Chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ 8 thông tin- truyền thông, chương trình đào tạo , bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hàng năm của địa phương - Các chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông * Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập đề xuất với Sở GD&ĐT, chính quyến việc tổ chức chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng * Tổ chức các lớp học theo các chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông quy định dành cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, theo kế hoạch hàng năm * Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp , các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập * Nghiên cứu, tổng kết đúc rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên 1.3 Danh mục nội dung thực tập Tôi đã được tham gia vào các hoạt động, công việc sau: - Tham gia công tác hành chính văn phòng; - Tham gia quản lý học sinh; - Tham gia quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy học như - Quản lý nề nếp chuyên môn, chất lượng giảng dạy của giáo viên - Kiểm tra nội bộ trường học - Hỗ trợ tổ chức kiểm tra cấp chứng chỉ tin học cho giáo viên, học viên lớp11, 12 - tham gia đánh giá, xếp loại học viên học kỳ I 9 - Tham gia Sơ kết học kỳ I - Tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém - Chỉ đạo nghỉ tết Nguyên Đán, chỉ đạo tết trồng cây theo KH của Sở PHẦN II: NỘI DUNG 2.1 Kiến thức lý thuyết liên quan đến nội dung thực tập 10 Việc duy trì nề nếp đi học đúng giờ cho học sinh là yêu cầu bắt buộc ở tất cả các trường Cho nên khi được tham gia hoạt động quản lý học sinh, tôi đã tiến hành ngay việc kiểm tra nề nếp đi học đúng giờ của học sinh toàn trường Bằng cách: Sau khi có hiệu lệnh trống vào lớp, đứng ở phòng bảo vệ quan sát, nắm bắt tình hình số học sinh ra, vào trường sau khi có hiệu lệnh trống, ghi vào sổ theo dõi số lượng học sinh đi muộn, vi phạm nề nếp Sau đó kiểm tra, đối chiếu với sổ theo dõi của lớp trực tuần, xem lớp trực tuần có làm đúng không? Tuy nhiên do điều kiện thời tiết rét đậm, nên số học sinh ca sáng đi học muộn còn rất nhiều, ảnh hưởng đến việc duy trì nề nếp đi học đúng giờ của nhà trường - Kiểm tra việc duy trì nề nếp, nội qui của học sinh nhà trường Phối hợp với lớp trực tuần xuống từng lớp kiểm tra sĩ số học sinh, nhắc nhở công tác làm vệ sinh lớp học, kiểm tra ý thức chuẩn bị bài ở nhà trong giờ truy bài Qua quá trình kiểm tra phát hiện những lớp thực hiện tốt (như lớp 12A, 11E…) để kịp thời tuyên dương trong giờ chào cờ đầu tuần, đồng thời phê bình những lớp thực hiện không tốt như lớp (10C, 11D…) - Làm báo cáo về công tác quản lý học sinh gửi thầy Kế Qua việc kiểm tra, theo dõi của bản thân tôi, cùng sự báo cáo tổng hợp của cán bộ hai lớp trực tuần trong tuần qua, tôi tiến hành làm báo cáo về công tác quản lý học sinh Qua bản báo cáo có các giải pháp nhằm giúp Hiệu trưởng quản lý học sinh tốt hơn trong việc duy trì nề nếp, nội quy trường lớp cũng như khuyến khích học sinh tích cực học tập, xây dựng trường lớp, tập thể sư phạm lành mạnh, thực hiện tốt phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Trong quá trình tham gia hoạt động quản lý học sinh, tôi đã được tiếp cận và làm quen với vai trò của một nhà quản lý, một người đứng đầu, hoạch định và điều hành công việc, thực hiện đủ các chức năng quản lý: Kế hoạch, Tổ chức, 22 Chỉ đạo và Kiểm tra Đồng thời tôi rèn luyện được thêm kĩ năng làm báo cáo Những kiến thức về khoa học quản lý; kiểm tra nội bộ trường học; quản lý nhà trường và các cơ sở giáo dục… mà tôi được trang bị là cơ sở, tiền đề để tôi thực hiện tốt hoạt động quản lý học sinh được giao 2.2.3 Tham gia quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy học * Hiệu trưởng quản lý công tác chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên: Hiệu trưởng quan tâm đến chất lượng giờ lên lớp thì trước tiên phải quan tâm đến chất lượng việc chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên Hiệu trưởng phải có quan niệm đúng đắn về giáo án (bài soạn) và quan trọng hơn phải biết giáo viên soạn bài như thế nào Do đó phải hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài; Phổ biến những yêu cầu của việc chuẩn bị bài giảng; Quy định chất lượng một bài soạn đối với từng loại bài; Tổ chức bồi dưỡng giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; Thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị bài dạy của giáo viên Được sự cho phép của các giáo viên, Tôi cũng đã tiến hành kiểm tra giáo án, bài soạn của giáo viên, qua việc đọc các giáo án, so sánh, đối chếu với mẫu, quy định và phân phối chương trình Thì hầu hết các giáo án đã đảm bảo yêu cầu và các tiêu chí quy định Tuy nhiên các bài soạn điện tử của các thầy cô chưa đạt yêu cầu, các bài soạn chưa thu hút được học sinh Kĩ năng sử dụng tin học của các giáo viên còn hạn chế * Hiệu trưởng quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên thông qua việc xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp; Tổ chức việc dự giờ và phân tích giờ dạy của giáo viên Trong quá trình thực tập tại Trung tâm GDTX Yên Khánh, tôi đã được thầy Hiệu trưởng đồng ý cho lên lớp dự giờ cùng với sự đồng ý của các thầy cô giáo trong trường, tôi đã đi dự giờ một số lớp thuộc tất cả các môn trong chương trình giáo dục Phổ thông Trong đúng thời gian tôi thực tập tại trường, Nhà 23 trường đang tiến hành Hội giảng cấp trường, được sự đồng ý của Thầy Hiệu trưởng tôi cũng được đi dự hội giảng và đánh giá vào phiếu đánh giá - Dự giờ môn Sử tại lớp 10A, môn Hóa (11E), môn Địa (11A), môn Sinh (12G), môn Văn (11A) , Lý (12A), Toán (10E), Sử (11B), Tiếng Anh (10C), … Đến lớp dự, quan sát trực tiếp, ghi chép quá trình và đưa ra những nhận xét bước đầu về giờ dạy: nội dung bài học, phương pháp giảng dạy, thái độ học sinh… Áp dụng đúng quy trình dự giờ một tiết học gồm các khâu: Bước 1: Chuẩn bị dự giờ Trước khi đi dự giờ, tôi xem thời khóa biểu của hai ca học và lựa chọn các môn học để dự giờ, sau đó liên hệ với giáo viên giảng dạy môn học muốn dự giờ để giáo viên đồng ý cho dự giờ Sau k hi đã được sự đồng ý của giáo viên, tôi tiến hành các công việc sau: - Xác định mục đích dự giờ: Chủ yếu là xem giáo viên đã đổi mới phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm hay chưa? Không đi sâu đánh giá nội dung bài học, kiến thức chuyên môn - Xác định được vị trí của giờ dự trong tiến độ thực hiện chương trình; - Nắm được mục đích, yêu cầu, nội dung của bài giảng và những dự kiến thực hiện bài giảng của giáo viên; - Nghiên cứu nắm vững tình hình học tập của học sinh lớp sẽ dự; - Phác thảo nội dung cần quan sát: gồm có việc sử dụng bảng phấn, máy chiếu, sử dụng các phương pháp giảng dạy… - Xác định được phương pháp kiểm tra tri thức, kĩ năng của học sinh sau giờ học Bước 2: Tiến hành dự giờ Khi dự giờ của giáo viên, tôi đã chú ý quan sát những vấn đề: - Nội dung bài giảng có đúng, phù hợp với kiến thức, chương trình giảng dạy hay không… - Phương pháp làm việc của thầy và trò có hiệu quả hay không,? 24 - Sử dụng đồ dùng dạy học trên lớp như thế nào? Có hiệu quả không? - Tổ chức nề nếp tự học, công việc tự làm của học sinh trên lớp, không khí học tập của học sinh trong lớp; - Hệ thống câu hỏi và bài tập rèn luyện kĩ năng - Mối quan hệ hợp tác giưa thầy và trò; giữa trò và trò; - Vấn đề vệ sinh sức khỏe - Đánh giá chất lượng của tiết học và kết quả học tập của học sinh Bước 3: Phân tích và đánh giá giờ dạy của giáo viên Phân tích giờ dạy trên lớp là chỉ ra các ưu khuyết điểm và nguyên nhân của chúng trong 3 thành tố của nó: + Hoạt động dạy của giao viên + Hoạt động học của học sinh + Quan hệ giao tiếp - Đánh giá giờ dạy: tôi đã đánh giá giờ dạy theo “tiêu chuẩn” đã được xây dựng Bước 4: Trao đổi với giáo viên Tôi trao đổi trực tiếp vơi các giáo viên trên đường về phòng chờ hay tại văn phòng, phòng chờ của giáo viên về các nội dung đã quan sát được * Làm báo cáo về công tác dự giờ: Dựa trên kết quả thu được qua các tiết dự giờ, những quan sát, ghi chép được tiến hành tổng hợp, làm báo cáo gửi thầy Kế - Giúp thầy hiệu phó xếp thời khóa biểu ôn thi tốt nghiệp: chủ yếu là đánh máy và in ấn 2.2.4 Quản lý nề nếp chuyên môn, chất lượng giảng dạy của giáo viên - Xem KH cá nhân của TT, KH của tổ CM Xem kết quả giảng dạy và các công tác khác của tổ trưởng ; Xem xét việc phân công nhiệm vụ cho các tổ viên của TT(có hợp lý, KH không?); 25 - Dự sinh hoạt tổ CM, dự họat động chuyên đề ; xem biên bản họp tổ CM, các HSSS khác của tổ - Xem biên bản kiểm tra tổ CM trước đây, đặc biệt là lần gần nhất - Trao đổi với TT, một vài GV trong tổ, PHT và các bộ phận liên quan Thăm dò ý kiến của các GV trong tổ Nghe báo cáo ; Xem xác suất các hồ sơ CM của các cá nhân trong tổ, nhóm (giáo án, sổ điểm…), xem các hồ sơ lưu của tổ CM, xem xét chế độ báo cáo, KH hoạt động của tổ, biên bản họp tổ, các sản phẩm CM của tổ : sáng kiến kinh nghiệm, các chuyên đề của tổ…Trao đổi với TT, GV khác Việc thực hiện công tác giảng dạy, giáo dục của tổ chuyên môn (thực hiện CT, chuẩn bị bài, chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp, sử dụng ĐDDH, kiểm tra, đánh giá học sinh…) - Nghe báo cáo, xem báo cáo tháng cuả tổ CM ; - Xem xác suất sổ đầu bài, giáo án, sổ báo giảng, vở ghi của HS tìm hiểu việc thực hiện CT ; Xem giáo án soạn chung ; Giúp ta thấy được ý nghĩa của việc kiêm tra hoạt động sư phạm của tổ chuyên môn đó là: - Hoạt động sư phạm của tổ chuyên môn là hoạt động của tổ chức nghề nghiệp trong nhà trường nhằm trao đổi, thống nhất trong việc thực hiện chương trình giảng dạy, chuẩn bị bài lên lớp, làm đồ dùng dạy học, tổ chức cho giáo viên nghiên cứu vận dụng các phương pháp dạy học mới vào các giờ dạy, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bộ môn của học sinh, tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, tổ chức phụ đạo học sinh kém, bồi dưỡng học sinh 26 giỏi, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, nhóm… Kiểm tra hoạt động SP của tổ CM giúp cho: - Hiệu trưởng thấy được toàn bộ bức tranh hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên trong mỗi tổ CM, trong đó bộc lộ tất cả các khâu của quá trình giảng dạy giáo dục, thấy rõ tác động của tập thể đến cá nhân và mối quan hệ tương tác giữa các thành viên trong tập thể, thấy được điểm mạnh, điểm yếu của từng tổ CM trong nhà trường Từ đó, có các biện pháp chấn chỉnh, động viên kịp thời - Nâng cao vai trò trách nhiệm của tổ trưởng CM và từng cá nhân trong tổ trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình - Phát hiện và phổ biến nhân rộng những mô hình hoạt động của tổ CM có hiệu quả trong nhà trường, tạo mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên trong tổ, phát huy sự hỗ trợ, trao đổi học tập lẫn nhau trong tập thể đồng thời phát hiện kịp thời những mặt hạn chế để có hướng xử lý, điều chỉnh Từ đó, có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ CM; - Hiệu trưởng đánh giá được kết quả triển khai hoạt động chuyên môn, kết quả công việc với cơ cấu nhân sự do mình đề ra 2.2.5 Tham gia công tác kiểm tra nội bộ trường học (Nội dung Kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị dạy học) Kiểm tra nội bộ trường học là một chức năng đích thực của quản lý trường học, là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý, đảm bảo mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp người quản lý cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường; Là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học; Tác động tới ý thức, hành vi và hoạt động của con người, nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ, uốn nắn, giúp đỡ sửa chữa sai sót, khuyết điểm và tuyên 27 truyền kinh nghiệm giáo dục tiên tiến → Kiểm tra, đánh giá tốt sẽ dẫn tới tự kiểm tra, đánh giá tốt đối tượn Ý thức rõ được vai trò của hoạt động kiểm tra nội bộ trường học, nên tôi đã kiến nghị thầy Hiệu trưởng cho tôi được tham gia hoạt động này Được sự đồng ý của Hiệu trưởng tôi đã tiến hành kiểm tra nội bộ trường học nội dung Kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị dạy học) Tôi đã bám sát vào nội dung, kiến thức được học để tiến hành thực hiện hoạt động được giao Kiểm tra đúng đủ nội dung theo quy định gồm: - Nghiên cứu về tình hình cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường thông qua việc đọc các báo cáo, các tài liệu, văn bản về cơ sở vật chất đã lưu trữ của nhà trường; Nghiên cứu số liệu về cơ sở vật chất qua các năm - Kiểm tra khuôn viên, đất đai, cảnh quan, môi trường, nhà cửa, phòng làm việc, lớp học của trường: Xuống các phòng học, khuôn viên trường, sân thể dục…Quan sát trực tiếp, ghi chép kết hợp với thăm dò dư luận, ý kiến đề xuất của thầy cô giáo và học sinh - Kiểm tra bàn ghế, bảng, giá sách, tủ, thiết bị dạy học: Xuống phòng học, phòng thí nghiệm, phòng máy tính quan sát trực tiếp ghi chép, trao đổi với nhân viên bảo vệ, thầy cô giáo và học sinh - Kiểm tra thư viện: Xuống trực tiếp thư viện quan sát, đàm thoại, nghiên cứu hồ sơ sổ sách quản lý, sử dụng, phổ biến sách báo, tài liệu của thư viện để kiểm tra hoạt động của thư viện.…qua đó nắm được tình hình của thư viên về phòng, thiết bi, bàn ghế, kệ, tủ; về sắp xếp bố trí, vệ sinh; chất lượng sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa; về hoạt động của cán bộ thư viện Sau khi kết thúc các buổi kiểm tra, tôi tiến hành tổng kết, làm báo cáo gửi thầy Thi Kết thúc nội dung hoạt động kiểm tra nội bộ trường học đầy ý nghĩa 2.2.6 Tham gia các hoạt đông khác 28 Tham gia sơ kết học kỳ I Trong niềm hân hoan đón chào năm mới, sáng ngày 09/01/2012, được sự đồng ý của Sở GD&ĐT, thầy và trò Trung tâm GDTX tỉnh đã long trọng tổ chức lễ sơ kết học kỳ I năm học 2011 – 2012 Đến dự với buổi lễ có đại diện Hội cha mẹ học viên, các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh khối lớp trong trường đã về dự Tại buổi lễ, các cán bộ, giáo viên, công nhân viên và các em học sinh đã nghe thầy Nguyễn Văn Thanh – Giám đốc Trung tâm trình bày báo cáo sơ kết học kỳ I năm học 2011-2012 Bản báo cáo đã đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ các mặt hoạt động của thầy và trò Trung tâm trong học kỳ I; Đồng thời cũng đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong học kỳ II; Để ghi nhận những kết quả phấn đấu và rèn luyện của học sinh trong học kỳ I, thầy Đỗ Duy Kế – Phó Giám đốc Trung tâm, thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng Trung tâm đã công bố các quyết định khen thưởng của Giám đốc trung tâm cho những tập thể và cá nhân đã có nhiều nỗ lực phấn đấu rèn luyện về đạo đức và học tập trong học kì I và quyết định xét trợ cấp cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Hội Cha Mẹ học sinh cũng đã có những phần thưởng cho các học sinh có thành tích Phát biểu tại buổi lễ sơ kết, thầy Nguyễn Văn Thanh - Giám đốc trung tâm cũng đã ghi nhận biểu dương những thành tích của các thầy giáo, các cô giáo và các em học sinh Đồng thời cũng phân tích một cách chân thực, thẳng thắn nhất những điểm mạnh cũng như những hạn chế của thầy và trò Trung tâm trong học kì I, từ đó vạch ra những định hướng mới, những nhiệm vụ mới cần phải thực hiện trong học kỳ II nhằm hoàn thành xuất sắc năm học 2011-2012 Tham gia tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém 29 Trung tâm căn cứ vào kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém của Sở GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà Trung tâm Trung tâm đã tiến hành tổ chức phụ đạo những học viên có kết quả học tập thấp trong học kỳ I, đặc biệt là những em học sinh khối 12 Thời gian tổ chức các buổi học phụ đạo thường diễn ra sau các tiết học chính khoá vào buổi chiều và được giao cho các giáo viên có năng lực chuyên môn tốt thực hiện giáo án giảng dạy cũng được ban giám đốc cùng giáo viên các bộ môn tham gia đóng góp ý kiến nhằm giúp học viên có khả năng tiếp thu một cách dễ dàng và nhanh chóng Qua công tác phụ đạo học sinh yếu kém giúp cho tôi hiểu rõ hơn về công tác quản lý hoạt động học của học sinh, bên cạnh đó tôi thấy được vai trò và tâm fquan trọng của công tác phụ đạo học sinh trong nhà trường, nhất là các trung tâm giáo dục thường xuyên Hiểu được nguyên nhân trong việc học yếu của các em, từ đó có thể đưa ra được các giải pháp phù hợp với đặc điểm và tình hình của từng cơ sở giáo dục khác nhau trong cong tác quản lý về sau Đánh giá xếp loại học viên học kỳ I Căn cứ và quy định về đánh giá học viên của Bộ GD&ĐT Trung tâm đã tiến hành đánh xếp loại giáo học viên Ban giám đốc nghe báo cáo chung của giáo viên chủ nhiệm, báo cáo của giáo viên bộ môn và kết quả khảo sát chất lượng học viên học kỳ I để đánh giáo học niên Nhìn chung Ban giám đơc đã dựa trên tinh thần làm việc khách quan, dân chủ, công khai Đánh giá đúng khả năng học tập và rèn luyện của từng học viên trong học kỳ vừa qua Kết quả đó phẩn ánh sự nỗ lực của không chỉ hộc viên trong trường mà nó còn là sự nỗ lực của cả tập thể giáo viên nhà trường trong việc nâng caochất lượng giáo dục của nhà trường 30 Chỉ đạo nghỉ tết nguyên đán: Ban giám đọc thông báo lịch nghỉ tết tối giáo viên chủ nhiệm các lớp, yêu cầu giáo viên chủ nhiệm có trách nhiêm thông báo với học sinh lớp mình Yều cầu các học viên thực hiện nghiêm chỉnh nề nếp và các quy định của trường về các mặt khi nghit tết đồng thời yêu cầu các giáo viên phải nắm bắt được tình hình học sinh lớp mình trong quá trình nghỉ tết nếu có trường hợp đột xuất phải thông báo với ban giám đốc để có biện pháp xử lý 31 PHẦN III: KẾT LUẬN Trong suốt thời gian thực tập tại Trung tâm GDTX Yên Khánh, tôi được đóng vai trò trợ lý Phó Giám đốc, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Đỗ Duy Kế Tôi đã được tham gia vào các hoạt động, công việc sau: - Tham gia công tác hành chính văn phòng gồm: làm báo cáo, tổng hợp số liệu, điểm…; - Tham gia quản lý học sinh: Bàn giao công tác trực tuần cho lớp 12A (ca sáng), lớp 10D (ca chiều); Kiểm tra nề nếp đi học đúng giờ của Học sinh; Kiểm tra việc duy trì nề nếp, nội qui của học sinh nhà trường; Làm báo cáo về công tác quản lý học sinh gửi thầy Kế - Tham gia quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy học như: Kiểm tra giáo án (quản lý công tác chuẩn bị giờ lên lớp), dự giờ thăm lớp, dự hội giảng (quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên); Làm báo cáo kết quả dự giờ - Tham gia công tác kiểm tra nội bộ trường học (Nội dung kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị dạy học) - Tham gia phụ đạo học sinh yếu kém - Tham gia đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh - Tổ chức chỉ đạo nghỉ tết nguyên đán và tết trồng cây Từ đó tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho bản thân: Bảy tuần thực tập tốt nghiệp tuy không nhiều nhưng bản thân em đã gặt hái được nhiều điều bổ ích, và thật sự thấy thời gian thực tập này là rất cần thiết cho bất kỳ một sinh viên chuyên ngành quản lý giáo dục nào Cụ thể tôi đã thu được những bài học sau: 1 Hiểu biết thêm kiến thức về hoạt động của phòng đào tạo trong một nhà trường: về quy trình tuyển sinh, quy trình quản lý điểm, quản lý giáo viên và học sinh, quản lý đề thi, đề cương ôn tập, giáo trình, giáo án, quản lý về chương trình đào tạo 32 2 Biết vận dụng kiến thức lý thuyết đã được học vào thực tế một cách nhạy bén và phù hợp: Cách xây dựng kế hoạch, quy trình quản lý đào tạo Trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ, phải đối chiếu với lí luận để giải quyết Đồng thời từ thực tiễn có những bổ sung cho mặt lý luận Việc thực hiện công việc phải tiến hành linh hoạt, tùy vào từng trường hợp và đối tượng cụ thể mà có cách giải quyết phù hợp 3 Biết dung hoà các mối quan hệ: Giữa cấp trên với cấp dưới, giữa đồng nghiệp trong cơ quan với nhau, đặc biệt phải biết lắng nghe, quan tâm, động viên và chia sẽ với đồng nghiệp Nếu thiếu đi kỹ năng lắng nghe nhà quản lý sẽ bỏ qua một kênh thông tin quan trọng dẫn đến hiệu quả quản lý không cao Bên cạnh đó việc chia sẻ trách nhiệm với những người xung quanh cũng là điều hết sức cần thiết Việc này chứng minh tài năng lãnh đạo của nhà quản lý cũng như niềm tin của họ đối với đồng nghiệp và cấp dưới 4 Nhiệt tình gắn bó và yêu công việc: Phải có tinh thần tự giác, ý thức tự phê binh và phê bình Bởi vì dù là nhà quản lý giỏi tới đâu cũng không thể tránh khỏi sai sót khi thực hiện công việc Trước những tình huống đó nhà quản lý phải trung thực, dũng cảm nhận khuyết điểm và tìm phương hướng sửa chữa Đồng thời phải biết thẳng thăn góp ý chân thành trước những sai sót của đồng nghiệp Có như vậy mới nâng cao được uy tín bản thân và góp phần xây dưng được tập thể vững mạnh 5 Cách thức giao tiếp tại công sở: giữa cấp trên với cấp dưới, từ ngôn ngữ được sử dụng tại phòng giữa các đồng nghiệp với nhau cho tới ngôn ngữ dành cho học sinh khi lên phòng đào tạo thắc mắc những vấn đề của bản thân tất cả đều phải từ tốn, nhẹ nhàng và thân thiện Phong cách ăn mặc phải lịch sự, gọn gàng, điệu bộ đi đứng ra vào, sử dụng điện thoại trong phòng Những kiến thức này em đã từng được biết đến nhưng thông qua thời gian thực tập em đã trực tiếp có cơ hội trãi nghiệm và được bổ sung vồn kiến thức cho bản thân 6 Nắm vững và thực hiện đúng chức năng thẩm quyền, mục tiêu, nhiệm vụ đã được giao Muốn quản lý tốt và hiệu quả, cần phải tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, 33 nắm vững lí luận về kiến thức quản lý, đặc biệt là về lĩnh vực quản lý của mình Bởi chỉ có am hiểu lĩnh vực mình quản lý nhà quản lý mới có thể làm tốt, đồng thời mới nhận được sự tín nhiệm của những người xung quanh 7 Phải làm việc có kế hoạch: Phải đưa mọi hoạt động quản lý vào kế hoạch; người quản lý phải được trang bị những kiến thức cơ bản về kế hoạch, hiểu và nắm được các loại kế hoạch trong quản lý giáo dục và biết xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị, hướng dẫn mọi thành viên xây dựng kế hoạch cá nhân và bộ phận, kiên trì thực hiện kế hoạch đã vạch ra; phải rèn thói quen làm việc cho mình và cho mọi thành viên trong tổ chức Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động nào đều phải xây dựng kế hoạch và hình thành cho người dưới quyền thói quen làm việc có kế hoạch Người quản lý phải biết lựa chọn, nêu ra được và giải quyết hợp lý những khâu chủ yếu Việc giải quyết khâu này sẽ đảm bảo kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ khác 8 Làm việc phải có tính khoa học: Phải tuân thủ nghiêm ngặt khi ra các quyết định hoặc xử lý thông tin để xác định mục tiêu; không ngừng học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức thuộc các lĩnh vực có liên quan, biết vận dụng chúng vào thực tiễn quản lý giáo dục Phải xây dựng cho bản thân thói quen làm việc khoa học đầu tiên là từ giờ giấc đi làm tới mọi sinh hoạt khác của bản thân để cấp dưới làm gương và noi theo 9 Bài học thông tin quản lý: Phải có mối liên hệ thông tin từ hai chiều, khi đưa ra thông tin thì phải đảm bảo tính chính xác, hợp lý, dễ hiểu Đồng thời phải tiếp nhận, chọn lọc và xử lý luồng thông tin ngược theo nhiều chiều 10 Nhận thức sâu sắc và đầy đủ về vai trò và nhiệm vụ của một chuyên viên phòng đào tạo Từ đó ý thức được trách nhiệm của bản thân trong quá trình làm việc, để đảm bảo công việc có chất lượng và hiệu quả hơn 11 Cần phải có các kĩ năng về tin học, đặc biệt là tin học văn phòng để có thể lập được bảng biểu khoa học và chính xác, ứng dụng các phần mềm trong quản lý Có như vậy sẽ rút ngắn được thời gian lao động mà chất lượng công việc lại coa hơn 34 Qua quá trình thực tập tốt nghiệp tại Trung Tâm GDTX Yên Khánh đã giúp em có cái nhìn sâu sắc hơn về công việc của một chuyên viên tại một cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, tích lũy cho bản thân những kiến thức, kĩ năng hết sức thiết thực làm hành trang cho công việc trong tương lai Thực tiễn công việc luôn hết sức đa dạng Những kiến thức đã được trang bị và những kinh nghiệm có được qua kì thực tập này sẽ là nền tảng ban đầu giúp em thực hiện tốt công việc trong tương lai Với tinh thần học hỏi và trau dồi kinh nghiệm, em rất mong được sự góp ý, bổ sung, chỉnh sửa từ các thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! 35 PHẦN IV: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO, CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO 4.1 Tài liệu tham khảo 1 Giáo trình hành chính văn phòng - Học viện hành chính quốc gia; 2 Tập bài giảng Quản lý nhà trường và các cơ sở giáo dục, Biên soạn Thạc Sĩ Trịnh Anh Cường - Học viện Quản lý giáo dục; 3 Tập bài giảng Quản lý hoạt động dạy học - Học viện Quản lý giáo dục 4 Tập bài giảng Kiểm tra nội bộ trường học - Học viện quản lý giáo dục 5 Điều lệ trường THPT, Luật giáo dục 2005; 6 Các tài liệu khác… 4.2 Phụ lục 1 biên bản kiểm tra nề nếp học sinh 2 biên bản kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo 3 công văn về việc hướng dẫn nghỉ tết của Sở GD&ĐT Ninh Bình 4 Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên 6 Tờ trình của Trung tâm GDTX Yên Khánh về việc xin được mở lớp đào tạo Tin học A cho học viên của Trung tâm 7 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông 36 ... nghiệp thành công nhiều ý nghĩa Trung Tâm giáo dục thường xuyên yên khánh - Huyện Yên khánh – Tỉnh Ninh Bình Báo cáo em kết hợp lý luận kiến thức thực tế Cấu trúc báo cáo gồm phần: - Phần mở đầu:... Ninh Bình Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học sở cấp trung học phổ thông Quy chế tổ chức hoạt động trung tâm giáo dục thường xuyên Tờ... điểm thực tập Danh mục nội dung thực tập - Phần nội dung: Kiến thức lý thuyết liên quan đến nội dung thực tập Kết thu trình thực tập - Phần kết luận 1.2 Tổng quan địa điểm thực tập Trung tâm GDTX