tra cơ sở vật chất, thiết bị dạy học).
Kiểm tra nội bộ trường học là một chức năng đích thực của quản lý trường học, là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý, đảm bảo mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp người quản lý cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường; Là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học; Tác động tới ý thức, hành vi và hoạt động của con người, nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ, uốn nắn, giúp đỡ sửa chữa sai sót, khuyết điểm và tuyên
truyền kinh nghiệm giáo dục tiên tiến. → Kiểm tra, đánh giá tốt sẽ dẫn tới tự
kiểm tra, đánh giá tốt đối tượn.
Ý thức rõ được vai trò của hoạt động kiểm tra nội bộ trường học, nên tôi đã kiến nghị thầy Hiệu trưởng cho tôi được tham gia hoạt động này. Được sự đồng ý của Hiệu trưởng tôi đã tiến hành kiểm tra nội bộ trường học nội dung Kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị dạy học).
Tôi đã bám sát vào nội dung, kiến thức được học để tiến hành thực hiện hoạt động được giao. Kiểm tra đúng đủ nội dung theo quy định gồm:
- Nghiên cứu về tình hình cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường thông qua việc đọc các báo cáo, các tài liệu, văn bản về cơ sở vật chất đã lưu trữ của nhà trường; Nghiên cứu số liệu về cơ sở vật chất qua các năm
- Kiểm tra khuôn viên, đất đai, cảnh quan, môi trường, nhà cửa, phòng làm việc, lớp học của trường: Xuống các phòng học, khuôn viên trường, sân thể dục…Quan sát trực tiếp, ghi chép kết hợp với thăm dò dư luận, ý kiến đề xuất của thầy cô giáo và học sinh.
- Kiểm tra bàn ghế, bảng, giá sách, tủ, thiết bị dạy học: Xuống phòng học, phòng thí nghiệm, phòng máy tính quan sát trực tiếp ghi chép, trao đổi với nhân viên bảo vệ, thầy cô giáo và học sinh.
- Kiểm tra thư viện: Xuống trực tiếp thư viện quan sát, đàm thoại, nghiên cứu hồ sơ sổ sách quản lý, sử dụng, phổ biến sách báo, tài liệu của thư viện để kiểm tra hoạt động của thư viện.…qua đó nắm được tình hình của thư viên về phòng, thiết bi, bàn ghế, kệ, tủ; về sắp xếp bố trí, vệ sinh; chất lượng sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa; về hoạt động của cán bộ thư viện.
Sau khi kết thúc các buổi kiểm tra, tôi tiến hành tổng kết, làm báo cáo gửi thầy Thi. Kết thúc nội dung hoạt động kiểm tra nội bộ trường học đầy ý nghĩa.
Tham gia sơ kết học kỳ I
Trong niềm hân hoan đón chào năm mới, sáng ngày 09/01/2012, được sự đồng ý của Sở GD&ĐT, thầy và trò Trung tâm GDTX tỉnh đã long trọng tổ chức lễ sơ kết học kỳ I năm học 2011 – 2012. Đến dự với buổi lễ có đại diện Hội cha mẹ học viên, các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh khối lớp trong trường đã về dự.
Tại buổi lễ, các cán bộ, giáo viên, công nhân viên và các em học sinh đã nghe thầy Nguyễn Văn Thanh – Giám đốc Trung tâm trình bày báo cáo sơ kết học kỳ I năm học 2011-2012. Bản báo cáo đã đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ các mặt hoạt động của thầy và trò Trung tâm trong học kỳ I; Đồng thời cũng đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong học kỳ II; Để ghi nhận những kết quả phấn đấu và rèn luyện của học sinh trong học kỳ I, thầy Đỗ Duy Kế – Phó Giám đốc Trung tâm, thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng Trung tâm đã công bố các quyết định khen thưởng của Giám đốc trung tâm cho những tập thể và cá nhân đã có nhiều nỗ lực phấn đấu rèn luyện về đạo đức và học tập trong học kì I và quyết định xét trợ cấp cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hội Cha Mẹ học sinh cũng đã có những phần thưởng cho các học sinh có thành tích
Phát biểu tại buổi lễ sơ kết, thầy Nguyễn Văn Thanh - Giám đốc trung tâm cũng đã ghi nhận biểu dương những thành tích của các thầy giáo, các cô giáo và các em học sinh. Đồng thời cũng phân tích một cách chân thực, thẳng thắn nhất những điểm mạnh cũng như những hạn chế của thầy và trò Trung tâm trong học kì I, từ đó vạch ra những định hướng mới, những nhiệm vụ mới cần phải thực hiện trong học kỳ II nhằm hoàn thành xuất sắc năm học 2011-2012.
Trung tâm căn cứ vào kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém của Sở GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà Trung tâm. Trung tâm đã tiến hành tổ chức phụ đạo những học viên có kết quả học tập thấp trong học kỳ I, đặc biệt là những em học sinh khối 12.
Thời gian tổ chức các buổi học phụ đạo thường diễn ra sau các tiết học chính khoá vào buổi chiều và được giao cho các giáo viên có năng lực chuyên môn tốt thực hiện. giáo án giảng dạy cũng được ban giám đốc cùng giáo viên các bộ môn tham gia đóng góp ý kiến nhằm giúp học viên có khả năng tiếp thu một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Qua công tác phụ đạo học sinh yếu kém giúp cho tôi hiểu rõ hơn về công tác quản lý hoạt động học của học sinh, bên cạnh đó tôi thấy được vai trò và tâm fquan trọng của công tác phụ đạo học sinh trong nhà trường, nhất là các trung tâm giáo dục thường xuyên. Hiểu được nguyên nhân trong việc học yếu của các em, từ đó có thể đưa ra được các giải pháp phù hợp với đặc điểm và tình hình của từng cơ sở giáo dục khác nhau trong cong tác quản lý về sau.
Đánh giá xếp loại học viên học kỳ I
Căn cứ và quy định về đánh giá học viên của Bộ GD&ĐT Trung tâm đã tiến hành đánh xếp loại giáo học viên.
Ban giám đốc nghe báo cáo chung của giáo viên chủ nhiệm, báo cáo của giáo viên bộ môn và kết quả khảo sát chất lượng học viên học kỳ I để đánh giáo học niên. Nhìn chung Ban giám đơc đã dựa trên tinh thần làm việc khách quan, dân chủ, công khai. Đánh giá đúng khả năng học tập và rèn luyện của từng học viên trong học kỳ vừa qua. Kết quả đó phẩn ánh sự nỗ lực của không chỉ hộc viên trong trường mà nó còn là sự nỗ lực của cả tập thể giáo viên nhà trường trong việc nâng caochất lượng giáo dục của nhà trường.
Chỉ đạo nghỉ tết nguyên đán: Ban giám đọc thông báo lịch nghỉ tết tối
giáo viên chủ nhiệm các lớp, yêu cầu giáo viên chủ nhiệm có trách nhiêm thông báo với học sinh lớp mình. Yều cầu các học viên thực hiện nghiêm chỉnh nề nếp và các quy định của trường về các mặt khi nghit tết. đồng thời yêu cầu các giáo viên phải nắm bắt được tình hình học sinh lớp mình trong quá trình nghỉ tết. nếu có trường hợp đột xuất phải thông báo với ban giám đốc để có biện pháp xử lý.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trong suốt thời gian thực tập tại Trung tâm GDTX Yên Khánh, tôi được đóng vai trò trợ lý Phó Giám đốc, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Đỗ Duy Kế. Tôi đã được tham gia vào các hoạt động, công việc sau:
- Tham gia công tác hành chính văn phòng gồm: làm báo cáo, tổng hợp số
liệu, điểm…;
- Tham gia quản lý học sinh: Bàn giao công tác trực tuần cho lớp 12A (ca sáng), lớp 10D (ca chiều); Kiểm tra nề nếp đi học đúng giờ của Học sinh; Kiểm tra việc duy trì nề nếp, nội qui của học sinh nhà trường; Làm báo cáo về công tác quản lý học sinh gửi thầy Kế
- Tham gia quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy học như: Kiểm tra giáo án (quản lý công tác chuẩn bị giờ lên lớp), dự giờ thăm lớp, dự hội giảng (quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên); Làm báo cáo kết quả dự giờ
- Tham gia công tác kiểm tra nội bộ trường học (Nội dung kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị dạy học).
- Tham gia phụ đạo học sinh yếu kém.
- Tham gia đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. - Tổ chức chỉ đạo nghỉ tết nguyên đán và tết trồng cây.
Từ đó tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho bản thân:
Bảy tuần thực tập tốt nghiệp tuy không nhiều nhưng bản thân em đã gặt hái được nhiều điều bổ ích, và thật sự thấy thời gian thực tập này là rất cần thiết cho bất kỳ một sinh viên chuyên ngành quản lý giáo dục nào. Cụ thể tôi đã thu được những bài học sau:
1. Hiểu biết thêm kiến thức về hoạt động của phòng đào tạo trong một nhà
trường: về quy trình tuyển sinh, quy trình quản lý điểm, quản lý giáo viên và học sinh, quản lý đề thi, đề cương ôn tập, giáo trình, giáo án, quản lý về chương trình đào tạo ...
2. Biết vận dụng kiến thức lý thuyết đã được học vào thực tế một cách nhạy bén
và phù hợp: Cách xây dựng kế hoạch, quy trình quản lý đào tạo .... Trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ, phải đối chiếu với lí luận để giải quyết. Đồng thời từ thực tiễn có những bổ sung cho mặt lý luận. Việc thực hiện công việc phải tiến hành linh hoạt, tùy vào từng trường hợp và đối tượng cụ thể mà có cách giải quyết phù hợp.
3. Biết dung hoà các mối quan hệ: Giữa cấp trên với cấp dưới, giữa đồng nghiệp
trong cơ quan với nhau, đặc biệt phải biết lắng nghe, quan tâm, động viên và chia sẽ với đồng nghiệp. Nếu thiếu đi kỹ năng lắng nghe nhà quản lý sẽ bỏ qua một kênh thông tin quan trọng dẫn đến hiệu quả quản lý không cao. Bên cạnh đó việc chia sẻ trách nhiệm với những người xung quanh cũng là điều hết sức cần thiết. Việc này chứng minh tài năng lãnh đạo của nhà quản lý cũng như niềm tin của họ đối với đồng nghiệp và cấp dưới.
4. Nhiệt tình gắn bó và yêu công việc: Phải có tinh thần tự giác, ý thức tự phê
binh và phê bình. Bởi vì dù là nhà quản lý giỏi tới đâu cũng không thể tránh khỏi sai sót khi thực hiện công việc. Trước những tình huống đó nhà quản lý phải trung thực, dũng cảm nhận khuyết điểm và tìm phương hướng sửa chữa. Đồng thời phải biết thẳng thăn góp ý chân thành trước những sai sót của đồng nghiệp. Có như vậy mới nâng cao được uy tín bản thân và góp phần xây dưng được tập thể vững mạnh.
5. Cách thức giao tiếp tại công sở: giữa cấp trên với cấp dưới, từ ngôn ngữ được
sử dụng tại phòng giữa các đồng nghiệp với nhau cho tới ngôn ngữ dành cho học sinh khi lên phòng đào tạo thắc mắc những vấn đề của bản thân ... tất cả đều phải từ tốn, nhẹ nhàng và thân thiện. Phong cách ăn mặc phải lịch sự, gọn gàng, điệu bộ đi đứng ra vào, sử dụng điện thoại trong phòng... Những kiến thức này em đã từng được biết đến nhưng thông qua thời gian thực tập em đã trực tiếp có cơ hội trãi nghiệm và được bổ sung vồn kiến thức cho bản thân.
6. Nắm vững và thực hiện đúng chức năng thẩm quyền, mục tiêu, nhiệm vụ đã
nắm vững lí luận về kiến thức quản lý, đặc biệt là về lĩnh vực quản lý của mình. Bởi chỉ có am hiểu lĩnh vực mình quản lý nhà quản lý mới có thể làm tốt, đồng thời mới nhận được sự tín nhiệm của những người xung quanh.
7. Phải làm việc có kế hoạch: Phải đưa mọi hoạt động quản lý vào kế hoạch;
người quản lý phải được trang bị những kiến thức cơ bản về kế hoạch, hiểu và nắm được các loại kế hoạch trong quản lý giáo dục và biết xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị, hướng dẫn mọi thành viên xây dựng kế hoạch cá nhân và bộ phận, kiên trì thực hiện kế hoạch đã vạch ra; phải rèn thói quen làm việc cho mình và cho mọi thành viên trong tổ chức. Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động nào đều phải xây dựng kế hoạch và hình thành cho người dưới quyền thói quen làm việc có kế hoạch. Người quản lý phải biết lựa chọn, nêu ra được và giải quyết hợp lý những khâu chủ yếu. Việc giải quyết khâu này sẽ đảm bảo kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ khác.
8. Làm việc phải có tính khoa học: Phải tuân thủ nghiêm ngặt khi ra các quyết
định hoặc xử lý thông tin để xác định mục tiêu; không ngừng học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức thuộc các lĩnh vực có liên quan, biết vận dụng chúng vào thực tiễn quản lý giáo dục. Phải xây dựng cho bản thân thói quen làm việc khoa học đầu tiên là từ giờ giấc đi làm tới mọi sinh hoạt khác của bản thân để cấp dưới làm gương và noi theo.
9. Bài học thông tin quản lý: Phải có mối liên hệ thông tin từ hai chiều, khi đưa
ra thông tin thì phải đảm bảo tính chính xác, hợp lý, dễ hiểu. Đồng thời phải tiếp nhận, chọn lọc và xử lý luồng thông tin ngược theo nhiều chiều.
10. Nhận thức sâu sắc và đầy đủ về vai trò và nhiệm vụ của một chuyên viên
phòng đào tạo. Từ đó ý thức được trách nhiệm của bản thân trong quá trình làm việc, để đảm bảo công việc có chất lượng và hiệu quả hơn.
11. Cần phải có các kĩ năng về tin học, đặc biệt là tin học văn phòng để có thể
lập được bảng biểu khoa học và chính xác, ứng dụng các phần mềm trong quản lý .... Có như vậy sẽ rút ngắn được thời gian lao động mà chất lượng công việc lại coa hơn.
Qua quá trình thực tập tốt nghiệp tại Trung Tâm GDTX Yên Khánh đã giúp em có cái nhìn sâu sắc hơn về công việc của một chuyên viên tại một cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, tích lũy cho bản thân những kiến thức, kĩ năng hết sức thiết thực làm hành trang cho công việc trong tương lai.
Thực tiễn công việc luôn hết sức đa dạng. Những kiến thức đã được trang bị và những kinh nghiệm có được qua kì thực tập này sẽ là nền tảng ban đầu giúp em thực hiện tốt công việc trong tương lai.
Với tinh thần học hỏi và trau dồi kinh nghiệm, em rất mong được sự góp ý, bổ sung, chỉnh sửa từ các thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
PHẦN IV: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO, CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO
4.1. Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình hành chính văn phòng - Học viện hành chính quốc gia; 2. Tập bài giảng Quản lý nhà trường và các cơ sở giáo dục, Biên soạn Thạc Sĩ Trịnh Anh Cường - Học viện Quản lý giáo dục;
3. Tập bài giảng Quản lý hoạt động dạy học - Học viện Quản lý giáo dục 4. Tập bài giảng Kiểm tra nội bộ trường học - Học viện quản lý giáo dục. 5. Điều lệ trường THPT, Luật giáo dục 2005;
6. Các tài liệu khác…
4.2 Phụ lục
1. biên bản kiểm tra nề nếp học sinh.
2. biên bản kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo.
3. công văn về việc hướng dẫn nghỉ tết của Sở GD&ĐT Ninh Bình. 4. Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông
5. Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên. 6. Tờ trình của Trung tâm GDTX Yên Khánh về việc xin được mở lớp