Chuyên đề “Phương án dạy tiết ôn tập hình học 7” năm học 2012-2013 Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học “PHƯƠNG ÁN DẠY TIẾT ÔN TẬP HÌNH HỌC 7” A. ĐẶT VẤN ĐỀ Chúng ta biết rằng trong chương trình toán học ở trường THCS và ở từng khối lớp có những tiết ôn tập chương, khi GV dạy hoặc HS học thì tiết dạy học này thường không đủ thời gian vì phải vừa hệ thống lý thuyết đã học vừa vận dụng để giải bài tập nên GV phải làm việc nhiều. Nếu thực hiện không có hiệu quả thì HS sẽ không nắm kiến thức một cách hệ thống và rõ ràng việc vận dụng giải bài tập gặp nhiều khó khăn. Do đó, nhiều HS không có hứng thú học tập, thậm chí càng học càng yếu bộ môn Toán do không nắm được kiến thức một cách hệ thống, nảy sinh việc chán ghét hoặc trốn tiết khi có giờ Toán.Vì thế trong quá trình dạy học tiết ôn tập chương. Chúng ta cần phải trang bị cho HS phương pháp ôn tập chương như thế nào để đạt hiệu quả. Bởi học sinh đã có sẵn các kiến thức đã học, dạy làm sao để không lặp lại những gì mình đã giảng ở các bài học trước một cách máy móc, dễ gây nhàm chán cho học sinh và cho cả chính bản thân mình ? Đó là điều không dễ chút nào. Mục tiêu của các bài ôn tập nói chung là vừa củng cố các kiến thức đã học của một chương hay một phần nào đó, vừa mở rộng, nâng cao, so sánh đối chiếu với các kiến thức có liên quan , vừa góp phần bồi dưỡng một số kỹ năng nhất định trong việc lĩnh hội và nắm chắc kiến thức của học sinhtạo điều kiện cho các em đón nhận các tiết học ôn tập một cách thích thú nhất. Vì vậy, các thành viên bộ môn Toán trường THCS Ba Đồn chọn chuyên đề “ Một số phương án dạy tiết ôn tập hình học 7”. Qua chuyên đề này, chúng tôi muốn toàn thể giáo viên bộ môn Toán cùng thống nhất những quan điểm trong dạy tiết ôn tập Toán- Hình học lớp 7 nói riêng và Hình học THCS nói chung. B. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. Tầm quan trọng của tiết ôn tập: Việc ôn tập chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình nắm vững kiến thức của học sinh. Qua tiết ôn tập vừa giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, vừa tạo điều kiện cho các em tiếp cận các dạng bài trong chương trình Toán THCS. Sau đây là một số tác dụng chủ yếu của việc ôn tập. 1. Ôn tập, củng cố kiến thức kĩ năng: Ôn tập các kiến thức, kĩ năng đã được học tập là nhằm củng cố cho việc hình thành các kiến thức kĩ năng nói trên, bảo đảm cho các kĩ năng nói trên, bảo đảm cho các kĩ năng này vững chắc. Mai Ngọc Lợi - Trường THCS Ba Đồn 1 Chuyên đề “Phương án dạy tiết ôn tập hình học 7” năm học 2012-2013 2. Ôn tập giúp đào sâu, chính xác hóa, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức kĩ năng: Muốn cho học sinh nắm chắc một số khối lượng kiến thức nào đó thì trong giai đoạn đầu tiên của việc dạy học, giáo viên không nên và cũng không thể đưa ra toàn bộ kiến thức truyền thụ mà chỉ cần đưa ra những nội dung cơ bản để cho học sinh hiểu và thấm nhuần được điều mới học. Sau đó, qua việc giới thiệu kiến thức mới ở các lần sau, qua việc luyện tập, vận dụng vào thực tế mà mở rộng, đào sâu, chính xác hóa dần từng bước kiến thức đã học. Muốn vậy, cần luôn luôn quay trở lại kiến thức cũ, mở rộng dần chính là quá trình ôn tập, hoàn thiện nó. 3.Ôn tập là cơ sở tiếp thu kiến thức, kĩ năng mới Những kiến thức, kĩ năng mới đều xây dựng trên kiến thức, kĩ năng đã học. Do đó, ôn tập là khâu đầu tiên trong quá trình truyền thụ kiến thức mới sắp tới, là sự tiếp tục của kiến thức cũ, tạo tiền đề cho việc tiếp cận một hệ thống kiến thức một cách khoa học và vững chắc. Ngoài ra, ôn tập cón có tác dụng giúp giáo viên nắm được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh, qua đó rút kinh nghiệm việc truyền thụ kiến thức của thầy và việc học của trò. II . Một số hình thức ôn tập Việc ôn tập cho học sinh mà giáo viên thường thực hiện trong quá trình giảng dạy theo các hình thức sau đây: 1.Ôn tập đầu năm Ôn khái quát hóa những kiến thức đã học ở năm trước dẫn đến học sinh sẽ nắm kiến thức mới sắp học. Ôn kiến thức trọng tâm của năm học trước có liên quan dẫn đến học sinh sẽ tiếp thu tốt hơn kiến thức mới sắp học 2.Ôn tập thường xuyên Là quá trình liên tục nhắc nhở kiến thức cũ, được tiến hành trong mỗi bài học và giữ vai tró chủ chốt làm cho học sinh nắm được kiến thức truyền thụ. Ôn tập thường xuyên giúp học sinh siêng năng, chịu khó. Ôn tập thường xuyên giúp giáo viên kiểm tra mức độ nắm kiến thức, vận dụng kiến thức của học sinh. Cách thức tiến hành ôn tập thường xuyên. + Có 3 hình thức ôn tập : - Ôn tập trước khi học bài mới. - Ôn tập trong khi học bài mới. - Ôn tập sau khi học bài mới. + Có 3 cách tiến hành : - Thông qua hệ thống câu hỏi. - Thông qua ví dụ, bài tập, phản ví dụ. Mai Ngọc Lợi - Trường THCS Ba Đồn 2 Chuyên đề “Phương án dạy tiết ôn tập hình học 7” năm học 2012-2013 - Thông qua hệ thống hóa kiến thức, khắc sâu kiến thức. 3.Ôn tập dưới hình thức luyện tập Mục đích là hình thành và củng cố kĩ năng, hoàn thiện kĩ năng đến kĩ xảo Kĩ năng bao giờ cũng xuất phát từ kiến thức. Kĩ xảo là hành động mà từng thành phần riêng biệt của nó do luyện tập mà thành tự động hóa. Như vậy luyện tập cũng chính là một khâu ôn tập. Ôn tập dưới hình thức luyện tập được tiến hành chủ yếu giải bài tập 4.Ôn tập có tính chất hệ thống hóa, tổng kết Đây là việc ôn tập toàn bộ một chương, một phần hay toàn bộ chương trình. Là một hình thức ôn tập rất quan trọng giúp cho việc tổng hợp, hệ thống hóa các kiến thức hoàn thiện thêm một bước, từ đó nâng cao tầm hiểu biết và phát triển năng lực nhận thức của người học. 5.Ôn tập kết thúc học kì, năm học Giống như tiết ôn tập có tính chất hệ thống hóa, tổng kết chương, nhưng ở mức độ khái quát hóa cao hơn, ta phải liên hệ một cách tương hổ giữa các chương và phải ôn tập khắc sâu những vấn đề trọng tâm của chương trình, sự tiến triển của khái niệm, rèn luyện khả năng vận dụng lí thuyết trong việc giải các bài tập III. Những vấn đề tập trung trong tiết ôn tập Ôn tập – Tổng kết chương rất quan trọng, mục đích chủ yếu là củng cố những kiến thức đã học trong chương, hệ thống hóa và khái quát những kiến thức nhằm cho học sinh nắm vững hơn kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, vận dụng. Qua đó phát triển năng lực nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Yêu cầu của việc ôn tập, tổng kết chương. 1.Tập trung củng cố những kiến thức cơ bản quan trọng của chương Không có nghĩa là học lại những vấn đề đã học, chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất của chương : Khái niệm cơ bản, định lí, hệ quả, phương trình, ứng dụng cơ bản… Chú ý phát hiện và bổ khuyết những lỗ hỏng quan trọng trong kiến thức, hướng dẫn vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng. 2.Hệ thống hóa, khái quát hóa những kiến thức đã học Sắp xếp lại các kiến thức thành hệ thống, nên xác định vị trí từng khái niệm, từng định lí, từng hệ quả trong chương, tìm mối quan hệ bài này với bài khác, chương này với chương khác nhắm phát triển tư duy cho học sinh. IV . Vấn đề lưu ý tổ chức ôn tập – tổng kết chương . Việc tổ chức dạy một tiết ôn tập có hiệu quả, theo tôi, người giáo viên cần lưu ý thực hiện những vấn đề dưới đây: 1. Để chuẩn bị cho tiết ôn tập, yêu cầu học sinh làm việc ở nhà: trả lời các "câu hỏi tự kiểm tra" và chuẩn bị các bài tập theo yêu cầu của giáo viên 2. Mục "Tóm tắt những kiến thức cần nhớ" trong SGK nhằm mục đích để cho học sinh tra cứu nếu cần thiết, không nên giảng lại cho học sinh trong giờ học ôn tập. Mai Ngọc Lợi - Trường THCS Ba Đồn 3 Chuyên đề “Phương án dạy tiết ôn tập hình học 7” năm học 2012-2013 3. Tiết ôn tập không phải là để giáo viên nhắc lại các kiến thức đã học, mà là để giúp học sinh nhớ lại, làm lại và tìm ra mạch kiến thức cơ bản của một nội dung được học. 4. Nên có các bảng hệ thống thể hiện mối liên quan hệ thống của kiến thức. 5. Trong tiết ôn tập trên lớp, giáo viên chọn một vài bài tập có nội dung tổng hợp liên quan đến nhiều kiến thức cần ôn tập và cùng làm việc với học sinh, qua đó nhắc lại, khắc sâu, hệ thống và nâng cao các kiến thức cần nhớ và phương pháp giải. Không nên đi sâu vào những tính toán cụ thể. 6. Luôn luôn thay đổi hình thức ôn tập cho phong phú, đa dạng và hiệu quả. Trong bất kì hình thức nào, HS cũng phải được chủ động tham gia vào quá trình ôn tập kiến thức. V. Cách tiến hành giảng dạy tại lớp: Ta cũng biết rằng mục tiêu của tiết ôn tập chương là HS ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức đã học trong chương và biết vận dụng các kiến thức đã học vào các bài tập để vẽ hình, tính toán, chứng minh, ứng dụng trong thực tế.Vì thế, để dạy được tiết ôn tập chương đạt hiệu quả thì việc thiết kế giáo án của GV trong tiết ôn tập là rất quan trọng. Vì vậy, ta phải thiết kế tiết ôn tập chương như thế nào để phù hợp với mục tiêu của chương, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để dạy học tiết ôn tập chương môn Hình học đạt hiệu quả theo chúng tôi thì GV phải tiến hành như sau: + Yêu cầu học sinh chuẩn bị thật kĩ phần đề cương ôn tập, giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh, có thể trả lời các câu hỏi trong SGK, đồng thời HS tự vẽ hình minh họa, chuẩn bị một số bài tập cơ bản nhất. + Soạn hệ thống hoá lý thuyết bằng hình ảnh trực quan, bằng các trò chơi nhẹ nhàng, sinh động nhằm gợi nhớ, tái hiện cho HS các kiến thức của chương. + Soạn bài tập trắc nghiệm (loại câu hỏi điền khuyết, ghép đôi, đúng sai… ), nhằm cũng cố hoàn thiện phần lí thuyết cho học sinh + Soạn bài tập tự luận tổng hợp nhiều kiến thức. Ôn tập chương thường có hai tiết Tiết 1: nên dành thời gian nhiều cho kiến thức cơ bản của phần lí thuyết, dùng các bài tập trắc nghiệm để củng cố khắc sâu kiến thức. Hình thức trắc nghiệm ghép đôi hoặc điền khuyết để cũng cố các định nghĩa, trắc nghiệm đúng sai để cũng cố các tính chất, định lí. Làm một số bài tập cơ bản của chương. Tiết 2 dùng để rèn luyện các kĩ năng cần thiết, giải các bài tập mang tính chất tổng quát, vận dụng nhiều kiến thức. Tóm lại dạy tiết ôn tập chương hình học ta thường tiến hành như sau: Bước 1: Tái hiện, gợi nhớ kiến thức Bước 2: Ghi nhớ, tóm tắt các kiến thức cơ bản của chương Bước 3: Cũng cố, hoàn thiện, nâng cao các kiến thức của chương Bước 4: Vận dụng các kiến thức để giải các bài tập. Mai Ngọc Lợi - Trường THCS Ba Đồn 4 Chuyờn Phng ỏn dy tit ụn tp hỡnh hc 7 nm hc 2012-2013 VI. Vớ d minh ha ( Hỡnh hc 7 ) Tiết 65: ôn tập chơng iii. I . Mục tiêu: - Kiến thức cơ bản: Ôn tập và hệ thống hóa kiến thức của chủ đề: quan hệ giữa các yếu tố cạnh, góc của một tam giác. - Kỹ năng kỹ xảo: Vận dụng các kiến thức vào giải bài tập thành thạo. - Giáo dục đạo đức: Giáo dục tính chính xác, óc t duy sáng tạo. - Tài liệu tham khảo: sgk, sgv, vở bài tập, TKBG toán 7. II. Lên lớp: 1) ổn định tổ chức: 7 2) Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp vừa ôn tập vừa kiểm tra) 3) Bài mới: Phơng pháp Nội dung GV: Yêu cầu học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức trong chơng III. GV: Hãy trả lời các câu hỏi sau: ? Hãy hoàn thành giả thiết hoặc kết luận của bài toán 1 và 2. Đó chính là nội dung của hai định lý nào? ? Em nào có thể phát biểu đợc nội dung hai định lý đó? ? Thế nào là đờng vuông góc, đờng xiên, hình chiếu? ? Chúng có quan hệ với nhau nh thế nào? ? Cho một tam giác hãy viết tất cả các bất đẳng thức tam giác? ? Có mấy bất đẳng thức? GV: Hớng dẫn học sinh thực trả lời câu 4 và câu 5. I Lý thuyết: 1) Bài toán 1 Bài toán 1 GT AB > AC CB < KL BC > AC < AB 2) A a) AB > AH; AC > AH b) Nếu HB<HC thì AB<AC c) Nếu AB<AC thì HB<HC B H C 3) Cho DEF. Viết các bất đẳng thức về quan hệ giữa các cạnh D của . DE DF < EF < DE + DF DF DE < EF < DE + DF DE EF < DF < DE + EF E F EF DE < DF < DE + EF EF DF < DE < EF + DF DF EF < DE < EF + DF 4) a + d; b + a; c + b; d + c. 5) a + b; b + a; c + d; d + c. 6) a) Trọng tâm của là điểm chung của ba đờng trung tuyến, cách mỗi đỉnh bằng 3 2 độ dài đờng trung tuyến đi qua đỉnh đó. Mai Ngc Li - Trng THCS Ba n 5 Chuyờn Phng ỏn dy tit ụn tp hỡnh hc 7 nm hc 2012-2013 ? Trọng tâm là gì? Phơng pháp Nội dung ? Có mấy cách xác định trọng tâm trong tam giác? ? Có khi nào trọng tâm nằm ngoài tam gíc không? ? Vì sao không ? ? Vậy bạn Nam nói vậy cđúng hay sai? ? Tam giác nào thì có một đờng trung tuyến đồng thời là đờng phân giác? ? Tam giác nào có ba đờng trung tuyến đồng thời là đờng phân giác? ? Khi nào thì trọng tâm của tam giác đồng thời là trực tâm? GV: Vận dụng những kiến thức đó vào giải bài tập. ? Một em hãy đọc đề bài? ? Yêu cầu học sinh lên bảng vẽ hình, ghi gt, kl? ? Em nào có thể chứng minh đợc ? Có hai cách xác định trọng tâm. b) Bạn Nam nói sai. Vì ba đờng trung tuyến của một luôn nằm trong tam giác. 7) Chỉ có 1 đờng nếu đó là cân (không đều). - Có hai có ba khi đó là đều. 8) Tam giác đều có trọng tâm đồng thời là trực tâm. II Bài tập: A * Bài tập 63/87: E C B D gt: ABC (AC < AB). Trên tia đối của tia BC lấy điểm D: BD=AB. Trên tia đối của tia CB lấy điểm E: CE=AC. Kl: a) So sánh CDA và BEA b) So sánh đoạn thẳng AD và AE Chứng minh: a) Do AB > AC 11 BC > (1) ABD cân tại A DA 3 = ECDB 2 ; 2 11 == (2) Từ (1) và (2) CDABEADE >> . b) ADE đối diện với góc E là AD, đối diện với góc D là AE. Theo ĐL quan hệ giữa góc và cạnh đối diện, từ DE > AD > AE (đpcm). 4) Củng cố: Hệ thống kiến thức toàn bài qua hệ thống câu hỏi và chữa bài tập. 5) Hớng dẫn học sinh tự học: BTVN 64, 65, 67, 68/87 88. Mai Ngc Li - Trng THCS Ba n 6 1 2 3 1 1 . Chuyên đề “Phương án dạy tiết ôn tập hình học 7” năm học 2012-2013 Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học “PHƯƠNG ÁN DẠY TIẾT ÔN TẬP HÌNH HỌC 7” A. ĐẶT VẤN ĐỀ Chúng ta biết rằng. đón nhận các tiết học ôn tập một cách thích thú nhất. Vì vậy, các thành viên bộ môn Toán trường THCS Ba Đồn chọn chuyên đề “ Một số phương án dạy tiết ôn tập hình học 7”. Qua chuyên đề này, chúng. lại cho học sinh trong giờ học ôn tập. Mai Ngọc Lợi - Trường THCS Ba Đồn 3 Chuyên đề “Phương án dạy tiết ôn tập hình học 7” năm học 2012-2013 3. Tiết ôn tập không phải là để giáo viên nhắc lại