1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Các dân tộc thiểu số và địa bàn cư trú

8 1,9K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 63 KB

Nội dung

TÊN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ ĐỊA BÀN CƯ TRÚ 1. Dân tộc Ba-Na: Dân tộc Ba-na có tên gọi khác là Bơ Nâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông Dân số Ba-na có khoảng 232,155 người. Họ là cư dân bản địa Tây Nguyên cư trú lâu đời ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, và phía tây các tỉnh Phú Yên, Bình Định. Người Ba-na ở trong những ngôi nhà sàn, quy tụ thành từng làng đông đúc. 2. Dân tộc Bố Y: Dân tộc Bố Y còn có tên gọi khác là Chủng Chá, Trọng Gia. Có 2 nhóm địa phương là Bố Y và Tu Dí. Dân số người Bố Y là 2.095 người, thuộc nhóm cư dân ít người nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Người Bố Y sống thành từng bản, ở trong những ngôi nhà đất hai mái, ba gian. 3. Dân tộc Brâu: Dân tộc Brâu có còn có tên gọi là Brao, với số dân khoảng 352 người. Brâu là dân tộc thiểu số rất ít người. Người Brâu ở nhà sàn nhỏ. Các nhà xếp theo dáng hình tròn và hướng vào một nhà chung ở giữa. 4. Dân tộc Bru-Vân Kiều: Dân tộc Bru Vân Kiều có tên gọi khác theo nhóm địa phương là Vân Kiều, Trì, Khùa, Ma Coong. Dân số Bru-Vân Kiều khoảng 98.433 người, cư trú lâu đời ở khu vực Bắc dãy Trường Sơn, thuộc các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Người Bru Vân Kiều ở nhà sàn nhỏ dọc bờ suối hoặc quy tụ thành một bản. Ở đồi, núi các nhà quay quần theo dáng hình tròn, quanh một nhà trung ở giữa 5. Dân tộc Chăm: Dân tộc Chăm có 142.192 người sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên và một số bộ phận nhỏ sinh sống ở 1 số tỉnh Nam Bộ như Tây Ninh,An Giang,Đồng Nai,Tp Hồ Chí Minh. Người Chăm ở nhà sàn thấp và nhà trệt trên 1 diện tích trong quần thể kiến trúc. 6. Dân tộc Chu-Ru: Dân tộc Chu-ru còn có tên gọi khác Kru, Chơ ru, Thượng, Ru, cư trú ở Nam Tây Nguyên, chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Dân số khoảng 17.468 người. Người Chu-Ru ở nhà sàn dài truyền thống, quy tụ thành từng đơn vị hành chính gọi là play (làng). 7. Dân tộc Chơ- Ro: Dân tộc Chơ-ro có tên gọi khác là Châu ro, Dơ ro, Chro, Thượng, với dân số khoảng 28.332 người. Người Chơ-ro cư trú tập trung ở tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu. Họ ở nhà sàn ngắn, cầu thang và cửa ra vào ở đầu hồi, nay nhiều gia đình ở nhà trệt. 8. Dân tộc Chứt: Dân tộc Chứt có tên gọi khác là theo nhóm địa phương là Sách, Mày, Rục, Mã Liềng, Arem. Dân số Chứt có khoảng 5.079 người, cư trú rải rác ở thung lũng các hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình Họ sống thành bản có độ 10 nhà nhỏ. Trước kia, người Chứt tuy sống lang thang và phân tán, nhưng giữa các gia đình vẫn có sự liên hệ với nhau trong một đơn vị nhất định gọi là cavên. Cavên có nghĩa là làng. Đứng đầu cavên là Pứcavên (bố của cavên). 9. Dân tộc Co: Dân tộc Co có tên gọi khác Cua, Trầu, Khùa, Bồng, Bồng Miêu, La Thụ. Là cư dân bản địa lâu đời trên dãy Trường Sơn ở vị trí Đông Trường Sơn thuộc các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam. Dân số khoảng 33.508 người. Xưa kia người Co ở nhà sàn dài chia dọc làm 3 phần ngày này đã có nhiều nhà trệt ngắn. 10. Dân Tộc Cống: Tên đồng bào tự gọi là Xám Khôống, Phuy A, Xá, Xá Coống, Mằng La, Túc Ngà, Bố Khăm. Dân tộc Cống có khoảng 2.554 người, cư trú rải rác ở các xã Nậm Khao, Mường Toọng thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu và vùng biên giới Việt – Lào,Việt - Trung. Họ sống ở trong những ngôi nhà sàn, các nhà xếp đặt gọn gàng, kín đáo thành một bản vừa và nhỏ. 11. Dân tộc Cờ- Ho: Dân tộc Cờ-ho chủ yếu sinh sống ở phía Nam Tây Nguyên, thuộc các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận. Tên gọi Cờ- ho là do đồng bào tự nhận, họ có tên khác, như: Xrê, Nộp (Tu nốp), Cơ Dòn, Chil, Lát, Tơ Rinh(T’rinh). Dân số khoảng 134.866 người. Người Cờ-ho ở nhà sàn dài, mái lợp tranh,phía trước cửa nhà có cầu thang lên xuống. Nhiều nhà quay thành làng, bản, mỗi làng có 1 người đứng đầu gọi là chủ Làng(Kuang bon) 12. Dân tộc Cờ Lao: Người Cờ Lao còn có tên gọi khác là Tứ Đư, Ho Ki, Voa Đề; có gốc từ Trung Quốc di cư vào Việt Nam khoảng 200-150 năm về trước. Dân tộc Cờ Lao có khoảng 2.096 người, chia làm 3 nhóm (Trắng, Xanh, Đỏ) địa bàn cư trú ở tỉnh Hà Giang. Người Cờ Lao ở nhà đất lợp tranh, vầu, vách trình tường hay vách ván thương. Nhà ở quy tụ thành từng bản nhỏ, mỗi bản từ 15-30 nóc nhà, họ sống kín đáo và cũng thường có tường đá xếp ở xung quang. 13. Dân tộc Cơ-tu: Dân tộc Cơ-tu còn có tên gọi khác là Ca Tu, Ka Tu, Hạ, Phương,Giao. Người Cơ-tu sống lâu đời trên vùng núi Trường Sơn, tập trung tại miền núi tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế. Dân số Cơ-tu có khoảng 60.793 người . 14. Dân tộc Dao: Người Dao có khoảng 820.533 người. Tên tự gọi là Kìm Miền, Kìm Mùn, hay còn có tên gọi khác là Mán. Dân tộc Dao chia làm nhiều nhóm, gồm các nhóm Dao: Dao Quần Trắng (Dao Họ); Dao Đỏ (Dao Cóc ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Đại bản); Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dụ cụ, Dao Nga hoàng); Dao Tiền (Dao Đeo tiền, Dao Tiểu bản); ngoài ra còn có Dao Lô gang, Dao Thanh Y; Dao Làn Tẻn. Người Dao cư trú ở cả ba vùng: vùng cao, vùng giữa và cùng thấp. Tập trung nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Giang, Tuyên Quang… 15. Dân tộc Ê- Đê: Dân tộc Ê-đê có 285.805 người, tên gọi khác là Anăk Ê-đê, Ra-Đê hay Rha đê, Êgar, Đê,…Các nhóm địa phương: Kpă, Adbam, Krung, Mdhna, Ktul, Deliê, Hruê, Bih, Blô, Kah, Kdrao, Đong Kay, Đing Mak, Ening, Arul, Hwing, Ktiê, Êpan. Người Ê-đê sinh sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đắc Lắc, phía nam tỉnh Gia Lai và miền tây tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Người Ê- đê ở trong những ngôi nhà sàn dài, kiến trúc theo kiểu hình thuyền với trang trí mang biểu tượng của chế độ gia đình mẫu hệ. 16. Dân tộc Giáy: Người Giáy còn có tên gọi khác là: Nhắng, Giẳng, Đioi. Dân tộc Giáy từ Trung Quốc di cư sang Việt Nam cách đây khoảng hơn 200 năm. Dân số có 53.349 người, cư trú tập trung nhiều ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu. Người Giáy ở nhà sàn, một số nơi ở nhà trệt và lợp ngói máng. 17. Dân tộc Gia-rai: Dân tộc Gia-rai sinh sống ở vùng núi Tây Nguyên, còn được gọi với tên khác là Giơ Ray, Chơ Ray. Có các nhóm địa phương như: Chor, Hđrung, Mthur, Tơbuân, Aráp… Dân tộc Gia-rai có 423.091 người, cư trú tại Đắc Lắc, Gia Lai, KonTum, Phú Yên, Khánh Hòa. Họ ở nhà sàn dài và một số ở nhà sàn nhỏ, cửa nhà quay về hướng bắc. Hầu hết các làng đều có nhà Rông cao, lớn, đẹp ở giữa làng 18. Dân tộc Gié-Triêng: Dân tộc Gié-Triêng còn có tên gọi khác như Cà Tang, Giang Rẫy. Ngoài ra, đồng bào tự gọi tên theo mỗi nhóm riêng như: Gié (Giẻ), Triêng, Ve, Bnoong, trong đó nhóm Gié là đông hơn cả. có 46.462 người, cư trú trên vùng Bắc Tây Nguyên – Trường Sơn, quanh vùng quần sơn Ngọc Linh, chủ yếu ở tỉnh Kon Tum, Quảng Nam.Người Gié-Triêng ở nhà sàn dài gồm, nhiều bếp là lối kiến trúc truyền thống, các nhà xếp theo dáng hình tròn xung quanh nhà rông. 19. Dân tộc Hà Nhì: Dân tộc Hà Nhì cư trú ở các tỉnh phía Bắc, nơi biên giới Việt Trung. Người Hà Nhì có tên tự gọi là Hà Nhì Gìa; U Ní, Xá U Ní. Các nhóm địa phương là Hà Nhì Cồ Chồ và Hà Nhì La Mí, Hà Nhì Đen. Dân tộc Hà Nhì có 25.958 người, sống xen kẽ và rất hòa đồng với nhau. Họ ở nhà đất trình tường, có sân trước cửa, quy tụ thành bản đông đúc trên triền núi. 20. Dân tộc Hoa: Dân tộc Hoa có dân số khoảng 969.331, cư trú chủ yếu ở miền Đông và Tây Nam Bộ thuộc các tỉnh Tây Ninh, Sóc Trăng, Biên Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu Họ thường sống thành khu phố, thôn, xóm có 3 loại nhà (ba gian hai chái, xếp chữ Môn hoặc Khẩu, xây bằng đá gạch mộc hay trình tường đất, lợp ngói máng hay phên nứa. 21. Dân tộc Hrê: Dân tộc Hrê hay còn gọi tên khác là Man Thạch Bích, Mọi Sơn Phòng, Ta Mà,Thương Batơ, Mọi Lũy, Chom, Chăm Rê, Chăm Quảng Nam, Mọi chàm… Người Hrê có số dân khoảng 127.352 người; cư trú ở miền núi phía Tây tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định. Người Hrê ở nhà sàn lợp tranh, vách nứa ngửa ra ngoài ở phía trên, hai đầu đốc thường trang trí đôi sừng thú. Đầu hồi có sàn tiếp khách, các nhà quay theo dáng hình tròn. 22. Dân tộc Kháng: Tên đồng bào tự gọi là Mơ Kháng; tên gọi khác là Háng, Brển, Xá Dân tộc Kháng có khoảng 11.779 người. Sống tập trung chủ yếu ở Lai Châu, Điện Biên, Sơn La…Các nhóm địa phương gồm: Kháng Dẩng, Kháng Hoặc, Kháng Dón, Kháng Súa, Bủ Háng, Ma Háng, Bủ Háng Cọi, Ma Háng Béng. Người Kháng sống thành từng bản nhỏ, có nơi ở xen kẽ với người Thái, nhà sàn lợp gianh có mai khum mui rùa, có cửa ra vào ở hai đầu hồi. 23. Dân tộc Khmer: Đồng bào Khmer có số dân khoảng 1.191.974 người, sống tập trung ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long như, Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang, Bạc Liêu Người Khmer sống trong các phum, sóc (làng), theo Đạo Phật Tiểu Thừa, với họ ngôi chùa là biểu tượng của sức mạnh tinh thần, hiện tượng của nền tảng đạo đức, lễ Phật là lễ trọng đại nhất của họ. Xưa người Khmer ở nhà sàn, nay ở nền đất vách và mái làm bằng lá dừa nước, lá thốt nốt. 24. Dân tộc Khơ-mú: Dân tộc Khơ-mú còn có tên gọi khác là, Xá Cẩu, Khạ Klẩu, Mãng Cẩu, Tày Hạy, Mứn Xen, Pu Thềnh, Tềnh. Người Khơ-mú có nguồn gốc từ Lào chuyển cư tới nước ta trong khoảng 200 năm trước; cư trú tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và miền tây tỉnh Nghệ An; Thanh Hóa, với khoảng 88.655 người. Đồng bào Khơ-mú sống thành từng bản trên sườn núi, ở nhà sàn nhỏ, lợp tranh hay lá song, lá mây. 25. Dân tộc La Chí: Dân tộc La Chí còn có tên gọi là Cù Tê, Thổ Đen, Mán, Xá. Dân tộc La Chí có nguồn gốc từ Trung Quốc di cư xuống. Dân số hiện nay là 12.100 người, cư trú chủ yếu ở Hà Giang, sinh sống bằng nghề làm ruộng nước. Người La Chí sống thành làng phân tán, ở nhà sàn truyền thống, nhà đất làm bếp, một số nơi làm nhà nửa sàn, nửa trệt. 26. Dân tộc La Ha: Tên đồng bào tự gọi là La Ha, Klá Phlạo. Ngoài ra, người La Ha còn có tên gọi khác: Xá Cha, Xá Bung, Xá Khao, Xá Táu Nhạ, Xá Poọng, Xá Uống, Bủ Hả, Pụa. Nhóm địa phương là La Ha cạn, La Ha nước. Dân tộc La Ha có khoảng 8.403 người, cư trú chủ yếu ở Lai Châu, Sơn La. Họ sống thành từng bản hoặc xen kẽ với người Khơ-mú. 27. Dân tộc La Hủ: Tên gọi dân tộc La Hủ còn có tên gọi khác là Xá lá vàng, Cò Xung, Khù Sung, Kha Quy, Cọ Sọ, Nê Thú. Các nhóm địa phương gồm có: La Hủ na (đen), La Hủ sư (vàng), La Hủ phung (trắng). Dân tộc La Hủ chỉ có khoảng 10.406 người, cư trú tập trung tại Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Người La Hủ sống thành những bản nhỏ, nhiều bản chỉ có 2-3 nhà trên sườn núi trong các khu rừng. Họ ở nhà trệt nhỏ, vách nứa, một số nơi ở nhà đất nhỏ, gọn và đơn giản. 28. Dân tộc Lào: Dân tộc Lào còn có tên gọi khác là Thay Duồn, Thay, Thay Nhuồn, Phu Lào, Phu Thay. Nhóm địa phương là Lào Bốc (Lào Cạn) và Lào Nọi (Lào Nhỏ). Người Lào có 15.077 người, cư trú xen kẽ các dân tộc khác ở Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa…Họ sống ở nhà cao uốn khum ở hai đầu hồi, lợp giang, nứa và quây quần thành bản, mỗi bản có khi gồm hàng trăm nhà. 29. Dân tộc Lô Lô: Dân tộc Lô Lô còn có tên khác là Mùn Di, Màn Di, Màn, La La, Qua La, Lu Lộc Màn, Ô Man. Nhóm địa phương là Lô lô hoa và Lô lô đen. Dân số Lô Lô có khoảng hơn 3.000 người, cư trú ở Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Tuyên Quang. 30. Dân tộc Lự: Tên tự gọi là Lừ, Thay hoặc Thay Lừ. Ngoài ra còn có tên gọi: Tháy Vi, Tháy Sin, Tháy Hung, Lào Lùm, Pa Dí. Người Lự sinh sống ở vùng Tây Bắc, với khoảng 5.558 người, cư trú ở Điện Biên, Lai Châu. Người Lự sống thành bản nhỏ, ở nhà sàn bốn mái lợp tranh. Họ biết trồng bông kéo thành sợi, nhuộm chàm, dệt vải thổ cẩm. Mỗi nhà thường có trên 2 khung cửi. 31. Dân tộc Mạ: Dân tộc Mạ có khoảng 38.546 người. Mạ là tộc danh đồng bào tự gọi cùng với các tên khác là Châu Mạ, Chô Mạ, Chê Mạ. Nhóm địa phương gồm có Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ Krung, Mạ Tô. Người Mạ cư trú tập trung ở Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai…Sống trong những ngôi nhà sàn dài, cửa ra vào uốn thành vòm và có cầu thang lên xuống, chừng 5-10 nhà hợp thành 1 làng (bon). 32. Dân tộc Mảng: Dân tộc Mảng sinh sống ở vùng Tây Bắc, chủ yếu ở Lai Châu, với khoảng 4,249 người. Dân tộc Mảng còn có tên khác là: Mảng Ư, Xá Mảng, Xá Bá O, Niểng O. Người Mảng sống quây quần thành từng bản nhỏ, ở trong những ngôi nhà sàn đơn sơ, lợp gianh vách nứa. 33. Dân tộc Mông: Dân tộc Mông còn có tên gọi là Na Miẻo, Mẹo, Mèo, Miếu Hạ, Mán Trắng. Dân tộc Mông có các nhóm địa phương như: Mông trắng, Mông Hoa, Mông Đỏ, Mông Xanh… sống ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ và một số ít ở miền núi tỉnh Nghệ An. Dân số khoảng hơn 1 triệu người. Người Mông ở nhà trệt ba gian, nhà trình tường bằng đất, bưng ván hay vách nứa, mỗi bản có 5- 7 nhà. 34. Dân tộc Mnông: Dân tộc Mnông có khoảng 107.876 người, gồm nhiều nhóm địa phương: Mnông Gar, Mnông Nông, Mnông Preh, Mnông Prâng, Mnông Rlâm, Mnông Kuênh, Mnông Chil Đồng bào Mnông cư trú tập trung ở phía Nam tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông và một phần tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai… Họ sống ở nhà sàn cao hoặc thấp, sát đất, dài từ 60 đến 70 mét. Cửa ra vào có kiến trúc như tổ tò vò. Làng không có nhà công cộng và có khi chỉ gồm từ 2 đến 3 căn nhà dài. 35. Dân tộc Mường: Dân tộc Mường còn có tên gọi là Mol hoặc Mon, Mual, Moan. Nhóm địa phương là Ao Tá, Mọi Bi. Người Mường cư trú chủ yếu ở Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái và rải rác vài nơi khác… Họ sống thành từng bản, có nơi xen kẽ với người Kinh và người Thái. Người Mường ở nhà sàn gỗ 4 mái, phần trên sàn người ở, dưới gầm đặt cối giã gạo, chứa công cụ sản xuất. 36. Dân tộc Ngái: Tên đồng bào tự gọi là Sán Ngải. Ngoài ra, dân tộc Ngái còn có tên gọi khác là: Ngái Hắc Cá, Ngái Lầu Mần, Hẹ, Sín Đản, Lê, Xuyến… Người Ngái có nguồn gốc từ Trung Quốc di cư tới Việt Nam làm nhiều đợt. Dân số dân tộc Ngái khoảng 5.441 người, sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang… Người Ngái ở nhà đất, lợp ngói màu, trình tường trong một khuôn viên kín trên sườn đồi hay thung lũng. 37. Dân tộc Nùng: Dân tộc Nùng còn có tên gọi khác theo nhóm địa phương là: Nùng Cháo, Nùng Giang, Nùng Xuồng, Nùng An, Nùng Lòi, Nùng Quy Rịn, Nùng Phàn Slình, Nùng Inh, Nùng Dín… Người Nùng có số dân khoảng 972.890 người, cư trú tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào Cai, Thái Nguyên… người Nùng ở nhà sàn, một số ở nhà đất lợp ngói máng. 38. Dân tộc Ơ Đu: Người Ơ Đu còn có tên gọi khác là: Tày hạt (người đói rách), I Đu. Dân số chỉ có khoảng 612 người, cư trú ở huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An. Họ ở xen kẽ với người Khơ Mú, lập thành bản kín đáo. Nhà ở truyền thống quay đầu vào núi, thường lợp gianh, vách ván hoặc vách nứa đan. 39. Dân tộc Pà Thẻn: Dân tộc Pà Thẻn có tên gọi khác là: Mèo Lài, Mèo Hoa, Mèo Đỏ, Bát tiên tộc. Dân số là 8.123 người, cư trú ở Hà Giang, Tuyên Quang. Người Pà Thẻn ở nhà sàn, nhà đất hoặc nửa sàn nửa đất. Ở tập trung thành các bản nhỏ, có một số nhà thường ở ven suối, thung lũng, hoặc triền núi. 40. Dân tộc Phù Lá: Tên tự gọi là Lao Va Xơ, Bồ Khô Pạ, Khô Pa. Ngoài ra còn có tên gọi Xá Phó, Cần Thin. Các nhóm địa phương gồm có: Phù Lá Lão, Bồ Khô Pạ, Phù Lá Đen, Phù Lá Hán. Dân tộc Phù Lá có khoảng 10.849 người, sinh sống ở vùng Tây Bắc thuộc các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên, Lào Cai. Người Phù Lá sống thành từng bản nhỏ, ở nhà sàn, gần đây có nhiều nhà đất trình tường. 41. Dân tộc Pu Péo: Tên tự gọi là Kabeo. Dân tộc Pu Péo còn có các tên gọi khác là La Qủa, Penti Lô Lô. Dân tộc Pu Péo có khoảng 792 người, cư trú tập trung ở vùng biên giới Việt – Trung thuộc tỉnh Hà Giang, chủ yếu ở các huyện Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc….Trước đây, người Pu Péo ở nhà sàn, nay ở nhà đất trình tường lợp ngói máng hoặc lợp tranh. 42. Dân tộc Ra- Glai: Dân tộc Ra-glai còn có tên là Rai, Hoang, La Oang, cư trú ở Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên, tập trung nhiều ở tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Thuận, Lâm Đồng. Dân tộc Raglai hiện có khoảng 133.129 người. Người Raglai ở nhà sàn nhỏ, làng thường ở trên đồi hay dọc theo suối 43. Dân tộc Rơ Măm: Người Rơ Măm thuộc nhóm dân tộc thiểu số rất ít người, với khoảng 396 người, sống tại làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, Kon Tum. Họ ở trong những ngôi nhà sàn dài, xếp quanh ngôi nhà chung. Nhà có nhiều bếp. Hiện nay mỗi gia đình có một ngôi nhà lợp ngói do nhà nước xây. 44. Dân tộc Sán Chay; Dân tộc Sán Chay còn có tên gọi là Hờn Bán, Trại, Chùng. Các nhóm địa phương của dân tộc Sán Chay có tên gọi phổ biến là: Cao Lan, Sán Chỉ. Dân số hiện có khoảng 162.488 người, cư trú tập trung ở các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ Người Sán Chay ở nhà lợp gianh, lá cọ hoặc lợp ngói. Một số nơi nay đã ở nhà đất trình tường. Họ sống tập trung thành bản nhỏ gồm 10 - 15 nhà xếp gọn, kín đáo. 45. Dân tộc Sán Dìu: Tên đồng bào tự gọi là San Déo Nhín (Sơn Dao Nhân). Ngoài ra, còn có tên gọi khác là: Trại, Trại Đất, Mán Quần Cộc, Mán Váy xẻ. Dân tộc Sán Dìu có dân số khoảng 136.848 người, cư trú ở chân núi các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Vĩnh Phúc… Người Sán Dìu ở nhà đất lợp rạ hay tranh, trình tường hay ván thưng. Các nhà thường quay tụ thành bản nhỏ kín đáo và cũng có lũy tre xanh bao bọc. 46. Dân tộc Si La: Dân tộc Si La còn có tên gọi khác là Cú Dề Sừ, Kha Pẻ. Dân số Si La có khoảng 885 người, cư trú ở miền Tây Bắc, chủ yếu ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Người Si La sống quây quần thành bản nhỏ, kín đáo. Nhà bằng đất hoặc vách nứa, thường không có vườn, bếp đặt ở giữa nhà. 47. Dân tộc Tày: Dân tộc Tày có khoảng 1.616.666 người, cư trú ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Giang. Các nhóm địa phương có Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao và Pa Dí. Dân tộc Tày thường ở trong những ngôi nhà sàn, một số ở nhà đất lợp tranh, lá có hoặc lớp ngói máng. Làng bản không đông đúc. Có khi nhà rải ra 2 bên suối, sát chân núi, sườn đồi, có hàng rào bao và sân phơi. 48. Dân tộc Tà-Ôi: Dân tộc Tà-ôi còn có tên gọi khác là Tôi Ôi, Pa-cô, Tà Uốt, Kan Tua, Pa Hi… Các nhóm địa phương bao gồm: Tà- ôi, Pa-cô, Pa Hi, với khoảng 42.295 người, cư trú chủ yếu ở Thừa Thiên Huế, Quảng Trị. Người Tà Ôi ở nhà sàn dài, có phên ngăn buồng cho từng cặp vợ chồng và các con. Mái nhà uốn tròn ở 2 đầu hồi. Trên đỉnh có khau cút. 49. Dân tộc Thái: Người Thái còn tự gọi là Tay hoặc Thay. Dân tộc Thái có khoảng 1.530.235 người. Tên gọi khác là Tay Thanh, Mam Thanh, Tay Mười, Hàng Tổng, Tay Dọ, Thổ. Các nhóm địa phương có Thái Đen và Thái Trắng; cư trú tập trung tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hoà Bình, Nghệ An, Lâm Đồng Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa. Người Thái sống tập trung thành từng bản, gồm khoảng 50 nóc nhà. Đồng bào ở nhà sàn. Người Thái Đen có nhà sàn dáng hình mai rùa ở đầu hồi và trang trí khau cút. 50. Dân tộc Thổ: Dân tộc Thổ có tên gọi khác là, Người Nhà làng, Mường, Con Kha, Xá Lá Vàng. Các nhóm địa phương như: Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Li Hà, Tày Poọng. Dân số Thổ khoảng 80.986 người, cư trú chủ yếu ở Nghệ An, Thanh Hóa. Dân tộc Thổ phần lớn ở các nhà sàn che xung quanh bằng liếp, nứa hoặc gỗ. Một số nhà làm không mộng mà chỉ dựa vào ngoàm và buộc. Họ sống thành từng bản nhỏ và cũng thường xen kẽ với nhà của người Kinh và Thái . 51. Dân tộc Xinh-Mun: Người Xinh-mun còn có tên gọi khác là Puộc, Dạ, Pnạ. Các nhóm địa phương là Xinh-mun Dạ, Xinh-mun Nghẹt. Dân số Xinh-mun khoảng 21.957 người, cư trú tập trung ở tỉnh: Sơn La và Lai Châu. Người Xinh- mun ở thành từng bản riêng, nhà sàn có hình mai rùa ở đầu hồi, trang trí khau cút đơn hình sừng trâu và có 2 cầu thang lên xuống ở đầu hồi. 52. Dân tộc Xơ-Đăng: Dân tộc Xơ-đăng còn có tên gọi khác là Xê Đăng, Kmrâng, Con Lan, Brila. Các nhóm địa phương: Xơ Teng , Tơ Đrá, Mnâm, Ca Dong, Ha Lăng, Tà Trĩ, Châu. Dân tộc Xơ-đăng có khoảng 177.149 người, cư trú tại Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Người Xơ-đăng ở nhà sàn. Nhà ở trong làng thường quây quần trên một diện tích khép kín, vây quanh nhà rông ở giữa. 53. Dân tộc Xtiêng: Dân tộc Xtiêng cư trú lâu đời ở các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng,Tây Ninh… Các nhóm địa phương: Xa Điêng, Bu Lơ, Bu Đíp, Bu Đển, Bu Lanh, Bu Rang, Rang, Tà Mun, Bà Rá… Dân số dân tộc Xtiêng khoảng 78.697 người, sống thành cộng đồng xen kẽ với đồng bào Kinh, Khmer, Chăm. Người Xtiêng ở nhà trệt, mái trùm xuống tới gần mặt đất và có nơi uốn tròn ở hai đầu hồi, hoặc họ ở nhà sàn vách dựng nghiêng phía trên ra ngoài. Mỗi làng chỉ gồm một vài ngôi nhà dài. 54. Dân tộc Kinh: Dân tộc Kinh sống tập trung chủ yếu ở đồng bằng, trung du, ngoài ra còn sống ở hải đảo, miền núi và cao nguyên. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất trong cộng đồng 54 dân tộc, khoảng hơn 70 triệu người. . CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ ĐỊA BÀN CƯ TRÚ 1. Dân tộc Ba-Na: Dân tộc Ba-na có tên gọi khác là Bơ Nâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông Dân số Ba-na có khoảng 232,155 người. Họ là cư dân bản địa. gian. 3. Dân tộc Brâu: Dân tộc Brâu có còn có tên gọi là Brao, với số dân khoảng 352 người. Brâu là dân tộc thiểu số rất ít người. Người Brâu ở nhà sàn nhỏ. Các nhà xếp theo dáng hình tròn và hướng vào. giữa. 53. Dân tộc Xtiêng: Dân tộc Xtiêng cư trú lâu đời ở các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng,Tây Ninh… Các nhóm địa phương: Xa Điêng, Bu Lơ, Bu Đíp, Bu Đển, Bu Lanh, Bu Rang, Rang, Tà Mun, Bà Rá… Dân số dân

Ngày đăng: 27/01/2015, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w