Văn hoá Khmer đã thể hiện rõ nét qua các lễ hội truyền thống: Lễ dâng y, đua ghe ngo, lễ đưa nước rước trăng, hát dù kê, múa lâm thol, lễ hội đua bò… Đặc biệt nhất là chiếc ghe “Ngo” hình dáng như con rắn khổng lồ dùng để đua vào ngày lễ hội “Óc-om-boc” cúng trăng mừng lúa mới vào trung tuần tháng 11 hàng năm. Các ghe đua và ngày hội đua ghe “Ngo”, đua bò vẫn còn bảo lưu và phát triển ở Tri Tôn - Tịnh Biên. Lễ Đôlta và hội đua bò 19/03/2007 Đối tượng tôn vinh: Tưởng nhớ công ơn tổ tiên và cầu phúc cho linh hồn người đã chết. Thời gian: Từ ngày 29 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 âm lịch (nếu tháng thiếu sẽ kéo dài sang ngày 2 tháng 9 âm lịch). Địa điểm: Tại chùa, từng gia đình cộng đồng người Kh’mer thuộc huyện Tri Tôn hoặc Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đặc điểm: Cầu phước cho các linh hồn thân nhân đã khuất được đầu thai sang kiếp khác, để người quá cố được sung sướng hơn. Trong dịp lễ Đôlta có hội đua bò theo thể thức truyền thống của người Kh’mer. Ngày thứ sáu mỗi tuần, đàn ông, con trai tắm rửa, ăn mặc sạch đẹp đến thánh đường làm lễ. Sau buổi lễ, họ tập trung tại hội quán lớn gọi là Pa-lây để thảo luận, bàn bạc việc chung của cộng đồng. Tháng 6 âm lịch là tháng chay. Mọi việc ăn uống trong các gia đình người Chăm đều về đêm khi không còn mặt trời. Thế mạnh của tộc người Hoa là thương mại và họ rất chuyên sâu, kế tục những ngành nghề truyền thống do cha truyền con nối với những bí quyết riêng của họ tộc, cụ thể như nghề buôn bán thuốc Bắc, phế liệu, tiệm nước, nghề nhuộm, nghề dệt thủ công, nghề làm dưa cải, nghề sản xuất tương chao, nghề làm bia mộ đá khắc chữ Hoa ở thị trấn Núi Sập (Thoại Sơn), nghề làm khô bò ở Châu Đốc . ăn uống trong các gia đình người Chăm đều về đêm khi không còn mặt trời. Thế mạnh của tộc người Hoa là thương mại và họ rất chuyên sâu, kế tục những ngành nghề truyền thống do cha truyền con. nhuộm, nghề dệt thủ công, nghề làm dưa cải, nghề sản xuất tương chao, nghề làm bia mộ đá khắc chữ Hoa ở thị trấn Núi Sập (Thoại Sơn), nghề làm khô bò ở Châu Đốc