Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc - Copy (Trang 71)

Qua phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNVV của chi nhánh ta nhận thấy chất lượng tín dụng đối với DNNVV của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc còn thấp, thể hiện trên các khía cạnh sau:

2.3.2.1 Chất lượng thẩm định nhiều dự án cho vay DNNVV chưa cao.

Khâu thẩm định còn mang tính “hợp lý hoá”. Rất nhiều dự án chủ đầu tư gò ép về một thời gian và hiệu quả kinh tế để được ngân hàng cho vay vốn. Trên thực tế nếu khấu hao theo kế hoạch vay vốn thì kết quả sản xuất kinh doanh sẽ không được như báo cáo quyết toán, dẫn đến khi đến hạn phải gia hạn hoặc quá hạn. Một số khách hàng dùng vốn vay ngắn hạn để xây dựng cơ bản, mua tài sản cố định, sau đó có thể ngân hàng lại xem xét cho vay để bù đắp nên dự án không được thẩm định kỹ từ đầu dẫn đến chất lượng tín dụng thấp. Tuy nhiên, tồn tại của công tác thẩm định dự án cho vay DNNVV ở chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc được biểu hiện: Khả năng áp dụng lý thuyết về thẩm định dự án đầu tư còn hạn chế, nguồn thông tin, cơ sở kinh tế để tính toán các chỉ tiêu định lượng còn thiếu cụ thể chưa khách quan dẫn đến kết qủa là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của một dự án thiếu chính xác, như: NPV, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR), thời gian thu hồi vốn... đến việc xác định thời hạn trả nợ, khả năng tài trợ... Khả năng phân tích các chỉ tiêu định tính ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án còn hạn chế.

Quá trình giải chấp, xử lý tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ vay chưa thông thoáng, thủ tục vay vốn rườm rà, hình thức.

Đây là tồn tại chung của tín dụng kinh tế DNNVV. Giá thị trường của tài sản thế chấp (chủ yếu là bất động sản) biến động nhiều dẫn đến thấp hơn so với tiền vay, tiến trình phong toả, xử lý rất khó khăn. Cụ thể: thời điểm đất đai đang có cơn sốt, ngân hàng định giá tài sản thế chấp để làm căn cứ cho vay rất cao, khi giá cả bất động sản giảm xuống thì ngân hàng không thể điều chỉnh

dư nợ cho phù hợp với giá trị thực tế của tài sản thế chấp. Do đó, việc đảm bảo tín dụng cho các khoản vay là không tương xứng nhau và sẽ dẫn tới khó thu hồi đủ nợ khi đến hạn trả nợ và phải xử lý tài sản thế chấp.

Quy trình thẩm định trước khi cho vay còn mang tính chủ quan. Quy trình cho vay đối với DN đã được xây dựng rất chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc thẩm định để tiến hành cho vay thì việc thẩm định chỉ được thực hiện mang tính hình thức, việc thẩm định chưa được đánh giá một cách chặt chẽ và toàn diện theo những chỉ tiêu mà BIDV đã đặt ra. Việc thẩm định chưa sâu sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp, do đó những tiềm ẩn trong bản thân các DN chưa được phát hiện ra đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nợ xấu của các DNNVV vẫn còn chiếm tỷ lệ cao.

Công tác quản lý hoạt động tín dụng đối với DNNVV, đặc biệt là việc kiểm soát các khoản vay cũng như công tác kiểm tra trong và sau cho vay còn kém, lạc hậu, không có sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng (ban) có liên quan. Đôi khi nhân viên tín dụng làm việc thiếu trách nhiệm và không có kinh nghiệm xử lý trong các tình huống đặc biệt.

2.3.2.2 Quy mô tín dụng DNNVV :

Quy mô tín dụng DNNVV tăng trưởng mạnh đặc biệt năm 2008 tăng 120% so với năm 2007. Đây có thể coi là giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng đối với đối tượng khách hàng này. Thực tế thời điểm năm 2008 các ngân hàng có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhằm chiếm lĩnh thị trường nên việc tăng quy mô cho vay là thực sự cần thiết. Tuy nhiên việc đẩy dư nợ lên quá cao trong thời gian ngắn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn đặc biệt là khả năng thanh khoản của các ngân hàng bị đe dọa khi Ngân hàng Nhà nước thắt chặt tiền tệ.

Mặc dù nợ quá hạn DNNVV trong ba năm chiếm tỷ lệ nhỏ trong giới hạn cho phép theo thông lệ quốc tế nhưng lại có chiều hướng gia tăng cả về tỷ trọng trong tổng nợ quá hạn và tỷ lệ trên tổng dư nợ DNNVV. Dư nợ DNNVV chiếm một tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ trong khi nợ quá hạn lại chiếm tỷ lệ lớn. So với hoạt động tín dụng đối với các DN lớn và cho vay khác, tín dụng DNNVV luôn có tỷ lệ nợ quá hạn và tốc độ tăng nợ quá hạn cao hơn rất nhiều. Điều này chứng tỏ tình hình nợ quá hạn DNNVV có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay DNNVV và cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Điều này cũng có thể chấp nhận được nếu đó là định hướng phát triển của chi nhánh chấp nhận mức rủi ro cao hơn để đạt được mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, rủi ro trong thời điểm môi trường kinh doanh hết sức khắc nghiệt đặc biệt đối với DNNVV giai đoạn năm 2008 này là rất khó kiểm soát. Nợ quá hạn tăng gây áp lực rất lớn và nhanh chóng chuyển thành nợ xấu, nợ khó đòi. Rủi ro lúc này không thể lường trước được.

Ngoài ra, nợ nhóm 2 vẫn chiếm trên 20 % tổng dư nợ, nợ cơ cấu lớn dẫn đến nguy cơ nợ xấu có thể bục phát. Đây là một hạn chế khá căn bản của chi nhánh trong đánh giá chất lượng tín dụng DNNVV. Theo tiêu chuẩn quốc tế các khoản nợ cần chú ý bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại...thuộc nợ nhóm 2 cần nhỏ hơn 12% tổng dư nợ. Điều này rõ ràng bất lợi cho chi nhánh trong việc quản lý vốn cho vay đối với các khoản vay này. Thực tế, nợ nhóm 2 là những khoản nợ có thể biến động theo xu hướng tốt và chuyển sang nợ trong hạn nếu ngân hàng đôn đốc thu nợ, thu lãi kịp thời. Tuy nhiên, đây cũng là những khoản nợ quá hạn rất dễ bị chuyển thành nợ xấu, nợ khó đòi. Điều này là rất nguy hiểm khi giới hạn giữa tốt và xấu của các khoản nợ là rất mong manh, ngân hàng không sát sao trong khi khách hàng luôn luôn mong muốn chiếm dụng vốn của ngân hàng đặc biệt trong môi trường

kinh tế bất ổn, hậu quả của tín dụng đen ngày càng bộc lộ rõ. Đó chính là điểm khiến cho chất lượng tín dụng DNNVV khó có thể đảm bảo.

2.3.2.3 Vòng quay vốn tín dụng DNNVV giảm sút:

Vòng quay vốn tín dụng đối với DNNVV ở mức 1.86 cho thấy chất lượng tín dụng DNNVV chưa hiệu quả, rủi ro tín dụng tiềm ẩn rất lớn. Nó không chỉ làm giảm lợi nhuận của chi nhánh từ khoản thu lãi tín dụng mà ngay cả vốn cũng khó có khả năng thu hồi. Nợ quá hạn, nợ xấu rất dễ tăng cao nếu chi nhánh không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời và hiệu quả. Nguyên nhân rất dễ nhận thấy đó là do môi trường kinh tế bất ổn, lạm phát, giảm phát liên tiếp diễn ra, các DNNVV cầm cự để tồn tại đã khó, phát triển lại càng khó hơn. Do vậy các điều kiện để cho vay hầu như không đáp ứng được. Có nhiều DN còn vấp phải các quan hệ tín dụng đen. Đây là biểu hiện đáng lo ngại nhất đối với ngân hàng trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay và thu hồi nợ.

2.3.2.4 Tiềm lực khách hàng là DNNVV chưa thực sự mạnh

Tiềm lực khách hàng là DNNVV chưa thực sự mạnh (cả về vốn lẫn năng lực tài chính, quản lý, điều hành…) nên khả năng chống đỡ trước những diễn biến tiêu cực của thị trường kém, khả năng tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao.

Mặc dù có tăng lên trong những năm gần đây nhưng số lượng khách hàng là DNNVV vẫn còn ít so với sự phát triển về số lượng DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2010 theo số liệu Sở KHĐT tỉnh Vĩnh Phúc, trên địa bàn tỉnh có 4,079 DNNVV chiếm 91,6% tổng số DN trong khi DNNVV là khách hàng của chi nhánh mới chỉ có 405 chiếm 10,8% số DNNVV. Thực tế để được vay vốn các DNNVV phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu của Ngân hàng trong khi các DNNVV lại rất khó khăn trong việc thực hiện các yêu cầu đó.

Ngoài ra, quy mô tín dụng đối với DNNVV ngày được mở rộng và ổn định. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNNVV còn chưa cao so với tiềm năng vốn có của đối tượng khách hàng này. Cho đến cuối năm 2010 dư nợ cho vay DNNVV chỉ chiếm khoảng 55.3 %, cho vay cá nhân, hộ kinh doanh cá thể chiếm khoảng 4% còn lại là cho vay DN lớn. Như vậy với số lượng khách hàng là các DN lớn chiếm 40.7% tổng dư nợ. Chi nhánh cần có những giải pháp hữu hiệu trong việc thực hiện định hướng phát triển DNNVV nhằm khai thác tối đa tiềm năng của các DNNVV.

2.3.2.5 Mức lãi suất áp dụng đối với DNNVV còn cao, chưa khuyến khích được các DNNVV tham gia vay vốn .

Hiện nay, các DN lớn đang được hưởng các mức lãi suất hết sức ưu đãi. Đối với DNNVV Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc đã áp dụng mức lãi suất ưu đãi và linh hoạt đối với các DN đã có quan hệ tín dụng thường xuyên.Tuy nhiên số lượng DNNVV nhận được sự ưu đãi này chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Các DNNVV là khách hàng mới hoặc đang trong giai đoạn thâm nhập thị trường rất cần sự giúp đỡ về vốn và kinh nghiệm từ phía ngân hàng lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn với lãi suất thấp. Thực tế cho thấy từ năm 2008, nền kinh tế lạm phát, phát nóng và khủng hoảng khiến cho các DNNVV lâm vào tình trạng khó khăn, có nhiều DN phải chịu phá sản hoặc chuyển hướng kinh doanh. Do đó chi nhánh buộc phải thắt chặt các điều kiện tín dụng và thực hiện cá biện pháp nhằm sàng lọc lựa chọn khách hàng tốt. Điều này cũng là cản trở không nhỏ trong việc tiếp cận nhu cầu vay vốn Ngân hàng của các DNNVV.

2.3.3 Nguyên nhân

- Môi trường kinh doanh: Kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc những năm qua có sự tăng trưởng khá, GDP cao hơn mức bình quân toàn quốc. Xong do điểm xuất phát thấp nên vẫn còn rất nhiều khó khăn. Thị trường vẫn nhỏ bé, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu kém. Các DN địa phương quy mô sản xuất nhỏ, năng lực tài chính yếu, công nghệ chậm được đổi mới, sức cạnh tranh của sản phẩm kém… nên rất khó chiếm lĩnh thị trường.

- Môi trường xã hội: trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế như tệ nạn hụi, họ, số đề, cờ bạc nghiện hút. Đặc biệt nạn tín dụng đen đã khiến không ít gia đình lâm vào cảnh khốn khó do quá tin tưởng trong quan hệ vay mượn dẫn đến mất nhà, mất toàn bộ tài sản tiền vốn.

- Môi trường pháp lý: cho hoạt động tín dụng đối với DNNVV chưa

đầy đủ và đồng bộ. Mặc dù Nhà nước đã cố gắng tạo ra khuôn khổ pháp lý chung cho các DNNVV phát triển, đưa ra nhiều chương trình nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV nhưng hiệu quả chưa cao, chưa tạo đựoc sự ổn định.Trách nhiệm chủ DN và các cơ quan chủ quản chưa phân định rõ ràng .

- Từ phía DN: Năng lực tài chính, năng lực quản lý yếu kém, hiệu quả

hoạt động kinh doanh của DNNVV còn hạn chế nên lợi nhuận đạt được không cao dễ dẫn đến làm ăn thua lỗ, phá sản. Hệ thống sổ sách kế toán thiếu minh bạch, các báo cáo tài chính không được kiểm toán nên cán bộ tín dụng rất khó thẩm định và đánh giá chính xác được năng lực thực sự của khách hàng. Các DNNVV không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của Ngân hàng như yêu cầu về vốn tự có, về tài sản đảm bảo. Ngoài ra sự không trung thực của chính bản thân một số DN trong việc lập hồ sơ phương án vay vốn gửi Ngân hàng thường không chính xác, mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng. Việc mua bán nợ diễn ra thường xuyên dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau làm cho DN không chủ động được nguồn tiền, dẫn đến tình trạng không thanh toán kịp

thời cho ngân hàng khi có khoản nợ đến hạn, DN phải chịu lãi phạt, ngân hàng bị gia tăng nợ quá hạn tăng rủi ro, giảm chất lượng tín dụng...

2.3.3.2 Những nguyên nhân chủ quan

- Chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng còn có nhiều hạn chế,

thiếu cán bộ quản lý có khả năng hoạch định kế hoạch, chiến lược kinh doanh tổ chức và điều hành kinh doanh, thiếu cán bộ tác nghiệp hiểu việc, lành nghề và tâm huyết nghề nghiệp. Năng lực phân tích tài chính DN, phân tích khoản vay, dự án vay vốn, xử lý tác nghiệp tín dụng, nắm chắc luật định để phục vụ cho việc phát mại tài sản thế chấp thu hồi nợ vay, khả năng va chạm với các góc cạnh thị trường…đang là những yếu kém, hẫng hụt của đội ngũ cán bộ tín dụng, thẩm định. Do đó nhận thức và tư duy kinh doanh tín dụng đôi lúc, đôi chỗ còn chưa theo kịp với yêu cầu quản lý. Ngoài ra, ý thức trách nhiệm của một số cán bộ làm công tác tín dụng trong chưa cao, trong khi đó, BIDV Vĩnh Phúc chưa có chế tài cụ thể, đồng bộ và đủ mạnh để xử lý, ngăn chặn các cá nhân vi phạm trong quá trình hoạt động tín dụng. Việc phổ biến kinh nghiệm, đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý tín dụng cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ chưa được các cấp quan tâm đúng mức;

- Chưa có chiến lược đầu tư tín dụng đối với DNNVV một cách rõ rệt nhằm hướng tới đối tượng khách hàng này để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế địa phương, phù hợp theo từng thời kỳ. Lãi suất cho vay đối với DNNVV còn tương đối cao, vẫn chưa thực sự mềm dẻo và hấp dẫn đối với khách hàng. Các yêu cầu về tài sản đảm bảo còn khắt khe với DNNVV: Trong khi các DNNVV thường mới thành lập nên tỷ lệ có tài sản bảo đảm cho khoản vay của mình tại Ngân hàng thường thấp nên khó có thể đáp ứng được nhu cầu để có thể vay vốn.

- Chính sách tín dụng chưa thực sự phát huy tính tích cực của chính

sách khách hàng đối với DNNVV đã xây dựng. Hệ thống văn bản, cơ chế

chính sách tín dụng thiếu đồng bộ: Cơ chế chính sách giai đoạn này khi thì quá cứng nhắc, khi thì lỏng lẻo dễ tạo kẽ hở cho khách hàng lợi dụng khi chưa có quy trình nghiệp vụ cho vay cụ thể, mỗi năm một hướng dẫn riêng. Chính sách tín dụng, chính sách khách hàng của chi nhánh còn nhiều bất cập, thiếu thực tiễn và tính thực thi, hiệu quả chưa cao. Chính sách tín dụng còn quá chú trọng đến DN lớn mà chưa có sự quan tâm thích đáng với DNNVV. Việc xây dựng chính sách tín dụng còn hạn chế, các căn cứ xây dựng chính sách tín dụng đối với DNNVV còn chưa rõ ràng. Việc thực hiện chính sách còn thiếu triệt để.

- Chưa thực sự tuân thủ theo đúng quy trình nghiệp vụ đã được

ban hành theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001-2000 đặc biệt trong khâu thẩm định và kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay cũng như các biện pháp đảm bảo tiền vay. Chức năng, nhiệm vụ của một số bộ phận trong dây chuyền tác nghiệp tín dụng chưa rõ ràng, còn chồng chéo gây ách tắc và chậm trễ trong tiếp cận hồ sơ, đề xuất, thẩm định, quyết định phê duyệt và giải ngân

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc - Copy (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)