Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc - Copy (Trang 42)

2.1. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc:

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc: triển Vĩnh Phúc:

2.1.1.1.Điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc:

Tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng và là 1 trong 7 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, kề sát vùng tam giác phát triển kinh tế phía bắc (Hà nội – Hải phòng – Quảng Ninh); Vĩnh Phúc tiếp giáp 4 tỉnh, thành phố là: TP.Hà Nội, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang; tỉnh lỵ là thành phố Vĩnh Yên, cách Thủ đô Hà Nội 50km, cách Sân bay Quốc tế Nội Bài 25 km; hệ thống giao thông thuận lợi. Sau khi tái lập tỉnh năm 1997 UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển như: mặt bằng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo lao động và xúc tiến thương mại ….; vì vậy doanh nghiệp phát triển mạnh; Đặc biệt từ khi luật doanh nghiệp (năm 2005) có hiệu lực, số lượng doanh nghiệp được thành lập tại tỉnh Vĩnh Phúc tăng nhanh đột biến. Tính đến tháng 12 năm 2010 số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 4.079 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 20.670 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp FDI hàng năm đã đóng góp rất lớn vào thu ngân sách địa phương; năm 2008 thu 6.292,9 tỷ đồng đến năm 2010 đã thu 10.435 tỷ đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2008 và chiếm 68,2% số thu ngân. Hiệu quả bước đầu của các doanh nghiệp DNNVV trên địa bàn

Tỉnh là tạo nhiều việc làm, tăng tính năng động và đa dạng của nền kinh tế, thu hút vốn từ nhiều kênh thúc đẩy tài chính trực tiếp phát triển đồng thời sử dụng có hiệu quả các tiềm năng của Tỉnh. Đóng góp của nhóm doanh nghiệp này vào GDP của Tỉnh chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu. Cũng giống như doanh nghiệp DNNVV khác trong cả nước, tài chính là vấn đề yếu nhất của các doanh nghiệp DNNVV trên địa bàn Tỉnh. Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn đi vay, nhưng việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng thương mại cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Các ngân hàng thương mại trên địa bàn cũng rất muốn tài trợ cho những doanh nghiệp DNNVV này, tuy nhiên có rất nhiều yếu tố khiến việc cho vay không thể thực hiện được vì quá rủi ro. Vì vậy các ngân hàng thương mại trên địa bàn cần phối hợp với Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh để có những biện pháp hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp DNNVV trên địa bàn. Vĩnh Phúc thu hút các doanh nghiệp tiêu biểu đầu tư vào khu công nghiệp, hỗ trợ những doanh nghiệp này về môi trường đầu tư, đất đai, từ đó phát triển thành các doanh nghiệp đầu tầu thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên mấu chốt vẫn là vấn đề cung ứng vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa từ phía các ngân hàng thương mại.

2.1.1.2. Nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc

Sau khi tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập vào năm 1997. Ngân Hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc được thành lập theo quyết định số 262/QD-TCCB ngày 20/12/1996 của chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

Là một NHTM hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Chi nhánh thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ phục vụ cho sự phát triển kinh tế- xã hội

của Tỉnh. Trong những năm gần đây Chi nhánh ngày càng hoàn thiện về công tác tổ chức nhân sự và ngày càng mở rộng quy mô của mình trong các lĩnh vực như huy động vốn, cho vay, kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng.

Về mô hình tổ chức, tháng 10.2008 Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc đã thực hiện triển khai và đưa vào hoạt động mô hình tổ chức theo TA2. Theo đó chức năng quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện gắn với quy trình tín dụng, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh trực tiếp tham gia vào quy trình cấp tín dụng. Như vậy sẽ đảm bảo quản lý tốt nhất các rủi ro có thể xảy ra.

Mô hình tổ chức của chi nhánh theo TA2 bao gồm: Ban giám đốc. Dưới Ban Giám đốc là 10 phòng và 02 tổ nghiệp vụ tương ứng với 05 khối.

Khối quan hệ khách hàng gồm 02 Phòng Quan hệ khách hàng DN và 01

Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân.Khối quản lý rủi ro gồm 01 Phòng Quản

lý rủi ro.Khối tác nghiệp gồm: 01phòng Quản trị tín dụng, 02 phòng Dịch

vụ khách hàng và 01 phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ.Khối Quản lý nội bộ

gồm: phòng Tài chính Kế toán, phòng Tổ chức hành chính và phòng Kế hoạch Tổng hợp trong đó có tổ điện toán chuyên trách mảng công nghệ thông

tin. Và cuối cùng là khối trực thuộc gồm 07 quỹ tiết kiệm.

Đến cuối năm 2010, tổng số cán bộ công nhân viên của Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc là 142 người, trong đó trong đó số lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm trên 80%. Nguồn nhân lực không ngừng được bổ sung, trẻ hoá. Các cán bộ trong chi nhánh luôn có ý thức tự học tập, trau dồi, nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu công tác ngày càng cao.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc - Copy (Trang 42)