DNNVV
1.2.1 Đặc điểm hoạt động của DNNVV
1.2.1.1. Khái niệm DNNVV:
Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) đã được biết đến từ những năm đầu của thế kỷ XX.
Ôxtrâylia, Malaysia dựa vào số lao động và doanh thu, Hồng Kông xác định DNNVV chỉ dựa trên tiêu thức số lượng lao động, nhưng số lượng lao động đặt ra cho các ngành là rất khác nhau, Canada, Úc và Mỹ đều phân loại dựa vào số lượng lao động....
Riêng ở Việt Nam quan niệm thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ được biết đến từ năm 1990 song chưa có một quy định thật sự thống nhất trong toàn quốc mà mỗi một vùng, địa phương có một quy định riêng. Công văn số 681/CP – KCN ban hành ngày 20 tháng 6 năm 1998 được coi là công văn đầu
tiên đưa ra các tiêu chí chung trong toàn quốc để xác định thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và đến năm 2001 khái niệm DNNVV được thay đổi theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP được Chính Phủ ban hành vào ngày 23/11/2001, DNNVV được định nghĩa tại điều 3 và điều 4 là: “ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký kinh doanh không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.
Theo như nghị định trên thì doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm:
Các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô vừa và nhỏ thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh, công ty tư nhân quy mô vừa và nhỏ.
Các hợp tác xã quy mô vừa và nhỏ hoạt động theo luật hợp tác xã.
Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo nghị định số 02/2000/NĐ – CP về đăng ký kinh doanh.
Vậy theo như định nghĩa trên về doanh nghiệp vừa và nhỏ thì 95 % doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.2.1.2. Đặc điểm hoạt động của DNNVV:
Trong những năm gần đây, các DNNVV có tốc độ phát triển rất nhanh, số lượng DNNVV tăng lên một cách nhanh chóng. Năm 2008 cả nước ta mới chỉ có khoảng 331.835 doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đến năm 2010 số lượng các DNNVV đã tăng lên khoảng 495.128 DNNVV. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên nhanh chóng về số lượng và chiếm tỷ trọng lớn về số lượng các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Ở Việt Nam các DNNVV tập trung kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực về công nghiệp nhẹ, tiêu dùng, các ngành thương mại và dịch vụ. Ở lĩnh vực chế biến, giao thông, xây dựng còn ít. Các DNNVV được thành lập theo luật doanh nghiệp do đó nó chịu điều tiết trực
tiếp của luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Do đó, môi trường pháp lý là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Nếu môi trường pháp lý tốt sẽ tạo điều kiện thúc đẩy DNNVV phát triển và ngược lại nếu môi trường pháp lý chưa thực sự tốt thì việc pháp triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn. Các DNNVV ở Việt Nam ngoài các đặc điểm chung như một doanh nghiệp bình thường là chịu sự điều tiết của luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có nghĩa vụ nộp thuế và tuân theo đúng quy định của pháp luật thì các DNNVV còn có một số đặc điểm riêng như sau:
*Quy mô nhỏ: chính đặc điểm này giúp cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ năng động, linh hoạt, thích ứng kịp thời với những biến động của thị trường, có khả năng tiếp cận và đáp ứng những nhu cầu nhỏ lẻ mang tính khu vực tốt hơn các doanh nghiệp lớn, có thể tận dụng công nghệ kỹ thuật mới kết hợp với sự đa dạng hoá về mặt hàng tạo điều kiện sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường để tăng khả năng cạnh tranh.
*Bộ máy tổ chức sản xuất đơn giản: việc quản lý không cồng kềnh, phức tạp như trong các doanh nghiệp lớn mà khá đơn giản, gọn nhẹ nên tiết kiệm phần lớn chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp.
*Vốn đầu tư vào khu vực DNNVV ít, khả năng thu vốn đầu tư
nhanh, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm cao: Điều này đã thu hút
một lượng vốn đầu tư đáng kể để hỗ trợ và phát triển các DNNVV.
*Tạo việc làm góp phần giảm tình trạng thất nghiệp cho nền kinh tế: Do quy mô nhỏ, điều kiện làm việc không tốt bằng ở các doanh nghiệp lớn
nên trình độ lao động trong khu vực DNNVV nói chung thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn nhưng tạo điều kiện thu hút số lượng lượng lớn lao động
nhàn rỗi trong xã hội đến với các DNNVV.
Tuy nhiên, bên cạnh các lợi thế đó DNNVV cũng gặp nhiều hạn chế đối với sự phát triển xuất phát từ chính những đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này. Hầu hết vốn chủ sở hữu ở các DNNVV thấp so với các doanh nghiệp lớn, lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư ít nên hạn chế khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, áp dụng công nghệ kỹ thuật mới để hiện đại hoá sản xuất. Điều này làm giảm rõ rệt khả năng cạnh tranh của các DNNVV trong việc thoả mãn nhu cầu trên thị trường. Trong khi đó, vốn huy động từ thị trường chứng khoán bằng cách phát hành cổ phiếu và trái phiếu lại khá xa vời do uy tín của các DNNVV thấp, thị trường tài chính không thực sự hoàn hảo làm nhà đầu tư ngần ngại khi bỏ vốn đầu tư, hơn nữa, bị hạn chế khi tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng thương mại (NHTM). Nguyên nhân chủ yếu vẫn do vốn thấp, không có người bảo lãnh, không lập phương án kinh doanh khả thi….., nên DNNVV thường vay vốn từ bạn bè, họ hàng, chính người lao động trong doanh nghiệp để tiến hành hoạt động nhưng không ổn định.
Mặt khác, các doanh nghiệp lớn có điều kiện làm việc cũng như các ưu đãi khác tốt hơn (đặc biệt là trả lương cao) nên thu hút nhiều lao động chất lượng cao. Tất yếu một số ít lao động trình độ cao và còn lại có trình độ thấp hơn sẽ về các DNNVV. Thực tế này giải thích một phần tại sao năng suất lao động trong các DNNVV thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn. Đây cũng là một hạn chế cho sự phát triển DNNVV.
DNNVV gặp nhiều khó khăn do điều kiện cạnh tranh không bình đẳng khi mà quyền sở hữu trí tuệ và công nghiệp chưa được thực hiện và công nhận một cách nghiêm túc, luôn tồn tại sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp lớn và DNNVV. Trong khi đó, bản thân một số DNNVV không muốn tăng trưởng và phát triển vì sợ mất quyền kiểm soát doanh nghiệp. Do đó, hạn chế đối với các DNNVV không chỉ xuất phát từ bên ngoài mà còn từ chính bản thân bên
trong doanh nghiệp.
Từ những ưu thế và hạn chế của DNNVV, chúng ta thấy vì sao hầu hết các nước, nhất là ở các nước đang phát triển đều có chiến lược phát triển các DNNVV - một xu thế của thời đại. Để làm được điều này, cần phải phát huy hết các ưu thế mà DNNVV đang có đồng thời khắc phục các hạn chế đối với các DNNVV. Trong đó, “thiếu vốn” là hạn chế thường trực, lớn nhất cản trở sự phát triển bởi vì điều này làm cho các DNNVV khó có thể xây dựng một chiến lược phát triển lâu dài. Với quy mô DNNVV hiện nay, trong số nguồn vốn DNNVV có thể huy động thì nguồn vốn Ngân hàng coi như khá ổn định và phù hợp. Chính vì thế, Chính phủ các nước cần phải tạo điều kiện thuận lợi để các DNNVV có thể sử dụng nguồn vốn vay Ngân hàng nhằm mục đích phát huy vai trò của khu vực này đối với nền kinh tế quốc gia.
1.2.2. Nhóm các nhân tố tác động tới DN:
1.2.2.1. Môi trường kinh doanh:
Điều kiện cho sự phát triển kinh tế thuận lợi hay khó khăn sẽ tạo môi
trường tốt hay xấu cho hoạt động tín dụng. Thể hiện:
Sự ổn định hay bất ổn của nền kinh tế luôn ảnh hưởng tới sức mạnh tài chính của các DN, vì vậy cũng gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. DNNVV gặp 4 khó khăn lớn: thiếu vốn, thiếu nghề, thiếu cơ sơ vật chất kỹ thuật và thiếu thông tin. Trong đó khó nhất là vấn đề vốn. Trong điều kiện nền kinh tế không ổn định, lạm phát, khủng hoảng xảy ra với tiềm lực của mình các DNNVV khó có khả năng chống đỡ. Khi tín dụng được mở rộng quá giới hạn cho phép sẽ làm cho giá cả tăng và lạm phát cao xảy ra. Từ đó các ngân hàng sẽ chịu thiệt hại lớn do sự mất giá của tiền tệ, nền kinh tế không ổn định, môi trường kinh doanh xấu đi, các DNNVV với tiềm lực vốn nhỏ, khả năng chống đỡ kém dễ dẫn đến tình trạng bị thua lỗ phá sản và
ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng. Ngược lại, khi nền kinh tế ổn định, lạm phát ở mức độ vừa phải sẽ kích thích tăng trưởng và đầu tư, tạo ra môi trường kinh doanh tốt cho các DNNVV, khả năng thích ứng tạo cho họ có nhiều cơ hội đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh và từ đó ngân hàng có điều kiện thuận lợi để phát triển tín dụng. Trong trường hợp này chất lượng tín dụng phụ thuộc chủ yếu vào khả năng quản lý của các NHTM.
1.2.2.2. Môi trường pháp lý:
Nhìn lại thời kỳ bao cấp, quản lý nền kinh tế theo phương thức kế hoạch hóa tập trung, khu vực kinh tế tư nhân không những không có luật chính thức để điều tiết sự hoạt động, mà còn bị sự "kỳ thị" của xã hội. Đến nay, các DNNVV thuộc khu vực kinh tế tư nhân được hoạt động bình đẳng trong một môi trường pháp lý chung: kể từ năm 2006 các khu vực kinh tế của Việt Nam, không kể quy mô đều chịu sự điều tiết chung của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, các Bộ luật về thuế... Ngoài ra, vai trò của doanh nghiệp tư nhân ngày càng được nâng cao, doanh nhân làm ăn có hiệu quả nhờ vậy mà chất lượng tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này cũng ngày một nâng cao. Từ năm 2002 trở lại đây, mọi doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, kể cả hộ cá thể có đăng ký kinh doanh hợp pháp đều có quyền xuất - nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài. Các rào cản về giấy phép, hạn ngạch xuất - nhập khẩu giảm rất nhiều; việc đi lại của các cá nhân Việt Nam ra nước ngoài hết sức dễ dàng, khiến các DNNVV có điều kiện thuận lợi tiếp cận với thị trường thế giới. Nếu trước đây các thông tin về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa được công khai đầy đủ, thường thay đổi, khiến cho các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV tiếp cận không kịp thời, tốn nhiều thời gian và tiền bạc thì nay từ trung ương đến địa phương, các cơ quan của nhà nước đều công khai công bố dưới nhiều
hình thức các cơ chế chính sách có liên quan đến doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch, rõ ràng đã ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của các DNNVV.
Một hành lang pháp lý riêng vững chắc cho các DNNVV với hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật đầy đủ đồng bộ kịp thời và thống nhất sẽ tạo một môi trường pháp lý rất quan trọng tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động của các DNNVV, họ sẽ yên tâm hoạt động kinh doanh. Từ đó góp phần vào sự cạnh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng trong hoạt động tín dụng, là cơ sở để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng.
Những cơ chế chính sách vĩ mô của nhà nước sẽ tạo điều kiện hay cản trở
việc phát triển các DN hoạt động trong một ngành, lĩnh vực nào đó. Ảnh hưởng rất lớn tới các DNNVV vì đây là đối tượng nhạy cảm với bất kỳ sự thay đổi tốt hay xấu của các chính sách vĩ mô. Tác động tới DN cũng chính là tác động tới ngân hàng. Do đó đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng. Hoạt động quản lý của nhà nước đối với các DNNVV nếu tốt sẽ sàng lọc và loại bỏ được các DN yếu kém làm ăn thua lỗ đồng thời kích thích các DN làm ăn tốt vươn lên mở rộng sản xuất kinh doanh.
1.2.2.3. Những nhân tố chủ quan của DN
Xuất phát từ quan hệ tín dụng thì khách hàng là người nhận tiền vay và là người trực tiếp sử dụng tiền vay của ngân hàng vào mục đích sản xuất kinh doanh của mình. Do vậy chất lượng tín dụng phụ thuộc quyết định vào nhân tố khách hàng.
Đại diện của các DNNVV cũng như các ngân hàng đồng thuận rằng, việc thiếu vốn có nguyên nhân từ ngay bản thân các DNNVV. Không ít DNNVV ""mất tích"" khỏi trụ sở đăng ký thành lập; hầu như không ai biết DNNVV
hoạt động ra sao sau khi được cấp giấy phép ; một số DNNVV làm trái chức năng được phép, cố ý làm trái pháp luật, buôn lậu, trốn thuế, sử dụng giấy tờ giả mạo, lừa đảo cả cơ quan chức năng để thành lập doanh nghiệp, để xin hoàn thuế VAT, để góp vốn liên doanh, liên kết, vay vốn lừa đảo ngân hàng. Bản thân đội ngũ DNNVV có số vốn chủ sở hữu rất thấp, ít có tài sản thế chấp cầm cố, không có người bảo lãnh, cũng không lập được phương án kinh doanh có đủ sức thuyết phục. Báo cáo tài chính hầu hết không đủ độ tin cậy. Tỷ lệ nợ vay ngân hàng quá hạn cao hơn so với các tổng công ty và hộ nông dân... Nhiều DNNVV không thực hiện đúng chế độ thống kê kế toán; số liệu phản ánh không chính xác tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của mình. Hầu hết các cơ sở sản xuất manh mún, phân tán, trình độ công nghệ, thiết bị quá lạc hậu, lao động thủ công nên sản phẩm khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn. Trình độ cán bộ quản lý và lao động của các DNNVV còn nhiều hạn chế, khả năng quản trị điều hành thấp. Hoạt động kinh doanh chủ yếu theo thương vụ, chạy theo phong trào mà không có chiến lược phát triển nên dễ đổ bể.
Chính vì các khó khăn trên, các DNNVV hầu như không đáp ứng được điều kiện vay vốn của ngân hàng góp phần làm giảm chất lượng tín dụng đối với DNNVV.
DNNVV chỉ có thể thuyết phục ngân hàng bằng việc nâng cao năng lực quản lý điều hành đối với đội ngũ lãnh đạo; tích cực đào tạo nguồn nhân lực, chủ động và sáng tạo áp dụng các kiến thức công nghệ mới, các chương trình quản lý kinh tế vào sản xuất kinh doanh, xây dựng DN phát triển và bền vững; thực hiện nghiêm chỉnh Luật doanh nghiệp và các văn bản liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính nghiêm chỉnh, công khai....Làm như vậy DNNVV không những giải
quyết được tình trạng “khát vốn” mà còn góp phần nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV.
1.2.3 Nhóm nhân tố từ phía NH
1.2.3.1 Chính sách tín dụng đối với DNNVV
Không ít DNNVV cho rằng, thủ tục các ngân hàng đặt ra quá sức với họ, thậm chí ngay cả khi có chính sách ưu đãi của Chính phủ cũng chỉ có rất ít số
DNNVV được vay.
Các NHTM đã đưa ra nhiều giải pháp mang tính định hướng như tăng cường hỗ trợ khối DN dân doanh, trong đó chủ yếu là DNNVV thông qua hình thức: khuyến khích, mở rộng cơ cấu tín dụng; tạo điều kiện cho DNNVV thuận lợi hơn trong vay vốn trung và dài hạn. Đặc biệt chú trọng cơ chế