Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc - Copy (Trang 45)

phát triển Vĩnh Phúc

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1: Số liệu công tác huy động vốn

(Đơn vị: Triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Nguồn vốn huy động

I. Phân theo đối tượng:

1. Tiền gửi tổ chức kinh tế

2. Tiền gửi dân cư

3. Phát hành giấy tờ có giá II. Phân theo kỳ hạn 1. Không kỳ hạn 2. Có kỳ hạn 798,322 395,849 373,103 29,370 167,479 630,843 50 47 3 23 77 1,193,424 649,656 438,777 104,991 276,761 916,663 54 37 9 23 77 1,388,821 676,347.8 711,606.3 867 296,031 1,092,790 48,94 51 0,06 21 79

Theo định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, với phương châm “Đi vay để cho vay”, các chi nhánh cấp I phải cố gắng đảm bảo huy động vốn cho hoạt động tín dụng và kinh doanh của mình; phần thiếu hụt về vốn ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sẽ xem xét cân đối giúp đỡ 1 phần. Do vậy công tác huy động vốn của chi nhánh có tính quyết định trên 2 phương diện:

+ Quy mô nguồn vốn huy động quyết định quy mô tín dụng và quy mô các dịch vụ khác.

+ Hiệu quả, chất lượng của nguồn vốn huy động sẽ quyết định chi phí đầu vào và mức doanh lợi của chi nhánh. Điều đó thể hiện cơ cấu của nguồn vốn huy động hợp lý, phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn, tỷ trọng các loại nguồn vốn đặc biệt là tiền gửi tổ chức kinh tế, tiền gửi thanh toán; vì đây là nguồn vốn giá rẻ và chi phí huy đông thấp nó quyết định giá đầu vào của chi nhánh.

Qua số liệu trên, có thể thấy trong những năm gần đây, tổng số vốn huy

động của chi nhánh đã có sự tăng trưởng khá tốt. Năm 2008 trước sự biến động mạnh của thị trường vốn với các cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng, thì tổng số vốn mà chi nhánh huy động đạt 798,322 triệu đồng cũng là một kết quả khả quan.

Năm 2009 là năm tăng trưởng mạnh của chi nhánh với nguồn vốn huy động được đạt 1,193,424 triệu đồng, tăng 49,4 % so với năm 2008. Đây là một mức tăng ấn tượng và khá bất ngờ trong khi nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái. Năm 2010 tuy không đạt mức tăng trưởng cao như năm 2009 nhưng số vốn huy động được cũng đạt mức 1,388,821 triệu đồng, tăng 16,4% so với năm 2009.

Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế trong 3 năm cũng có sự tăng trưởng rõ rệt. Năm 2008 đạt 395,849 triệu đồng thì đến năm 2009 là 649,656, tốc độ

tăng trưởng của nguồn vốn này tăng vọt lên 64% so với năm 2008. Năm 2010 huy động vốn của chi nhánh đạt 676,347.8 triệu đồng, tăng 4% so với năm 2009. Việc tiền gửi từ các TCKT tăng qua các năm chứng tỏ chi nhánh đã tạo được mối quan hệ tốt đối với các TCKT trên địa bàn tỉnh. Đây là điểm nổi bật của chi nhánh trong hoạt động nguồn vốn tạo đà phát triển cho các mối quan hệ tín dụng lâu dài sau này cho chi nhánh. Tuy vậy, mặc dù chi phí vốn thấp của nguồn vốn của TCKT đem lại hiệu quả tốt trong kinh doanh nhưng cũng phải nhận thấy nguồn vốn của TCKT chủ yếu là tiền gửi thanh toán hoặc tiền gửi kỳ hạn ngắn dưới 1 tháng do đó mang tính chất không ổn định.

Tiền gửi dân cư biến động tăng qua các năm. Trong năm 2008, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mở ra hàng loạt các Ngân hàng mới đặc biệt là các NHTMCP. Để cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường các Ngân hàng này huy động tiền gửi với lãi suất rất cao buộc BIDV Vĩnh Phúc phải có chính sách lãi suất phù hợp để đảm bảo nền vốn. Tuy vậy, mặc dù đã thực hiện hàng loạt các chính sách nhằm khơi tăng nguồn vốn, chi nhánh cũng chỉ đạt nguồn vốn huy động từ dân cư 373,103 triệu đồng. Năm 2009 đạt mức tăng trưởng 16% so với năm 2008, đạt 438,777 triệu đồng. Năm 2010 do có định hướng tốt trong việc thực hiện các chính sách thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ khu vực dân cư nên nguồn vốn này tăng lên một cách đáng kể đạt 711,606 triệu đồng tăng 62% so với năm 2009.

Cơ cấu nguồn vốn huy động tại chi nhánh theo kỳ hạn khá ổn định. Năm 2008 và năm 2009 tiền gửi có kì hạn tại ngân hàng đều chiếm 77% tổng nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế. Năm 2010 cơ cấu này có thay đổi, tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn tăng nhẹ lên mức 79%. Xét con số tương đối thì cơ cấu nguồn huy động của chi nhánh Vĩnh Phúc không tuân theo quy luật song nếu ta xét con số tuyệt đối thì nguồn tiền gửi có kì hạn của chi nhánh có xu hướng tăng theo thời gian. Năm 2009 tăng 285,820 triệu đồng so với năm

2008. Năm 2010 tăng 176,127 triệu đồng so với năm 2009. Như vậy, nguồn vốn của chi nhánh đang có xu hướng ngày càng ổn định và phát triển.

Vốn huy động của chi nhánh tăng liên tục trong những năm qua là do Ngân hàng đã có những hình thức đa dạng để có thể thu hút được khách hàng như trả lãi trước, trả lãi hàng tháng, hàng quý… Bên cạnh đó chi nhánh đã có những chương trình khuyến mại hấp dẫn và lãi suất hợp lý để vừa đảm bảo được kinh doanh có lãi, vừa thu hút được người gửi tiền. Một yếu tố không thể nhắc đến đã đóng góp vào những thành công đó là tinh thần, thái độ phục vụ của mỗi nhân viên trong chi nhánh là hết sức nhiệt tình và thân thiện, uy tín của chi nhánh trong mắt công chúng.

2.1.2.2 Hoạt động tín dụng

Bảng 2.2: Số liệu hoạt động cho vay Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc

( Đơn vị:tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng(%) Tuyệt đối Tỷ trọng(%) Tín dụng 1,022 13 1,176 15 1,452 23 1.Cho vay ngắn hạn 770 870 1101

2.Cho vay trung-dài

hạn 252 308 351

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc năm 2008-2010)

Dựa trên cở sở vốn huy động được và nguồn vốn chủ sở hữu, NH đã có kế hoạch sử dụng vốn khá đa dạng với nhiều hình thức cho vay do vậy đã thu hút được lượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng như các tổ chức tài chính khác.

Trên cơ sở số vốn huy động được liên tục tăng qua các năm thì tương ứng với nó hoạt động sử dụng vốn của NH cũng không ngừng tăng qua các năm. Năm 2009 tổng dư nợ tín dụng tăng 151 tỷ đồng tương ứng với 15%. Năm 2010 tăng 277 tỷ triệu đồng và tương ứng với 23%. Trong nguồn sử dụng cho vay thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và khá ổn định qua các năm. Nếu năm 2008 tỷ trọng cho vay ngắn hạn là 75.53% thì đến năm 2009 tỷ lệ này là 73.9% và đến năm 2010 tỷ trọng này tăng lên 75.8%. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng ổn định qua các năm đảm bảo tốt hơn sự phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn huy động (chủ yếu là ngắn hạn từ dân cư và các tổ chức kinh tế) với kỳ hạn của các khoản cho vay. Đây là xu hướng chung của các ngân hàng hiện đại cũng như định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nói chung và BIDV Vĩnh Phúc nói riêng.

Điều này cho thấy ngân hàng đã có chiến lược kinh doanh hợp lý, đã khai thác nguồn vốn huy động được một cách triệt để và có hiệu quả. Đồng thời qua kết quả đạt được có thể thấy BIDV Vĩnh Phúc đã dần tạo được một nền tảng khách hàng uy tín và quan hệ tín dụng tốt mang tính ổn định cao, mức dư nợ tín dụng luôn luôn có sự tăng trưởng và ổn định.

Cho vay trung dài hạn thương mại năm 2008 đạt 252 tỷ đồng chiếm 24.47% trên tổng dư nợ. Năm 2009 cho vay trung dài hạn đạt 308 tỷ đồng chiếm 26.1% trên tổng dư nợ. Năm 2010 cho vay tín dụng trung dài hạn giảm còn 351 tỷ đồng chiếm 24.2% trên tổng dư nợ. Điều này cho thấy trong chiến lược kinh doanh, chi nhánh đã dần từng bước chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo xu hướng phát triển chung của hệ thống ngân hàng hiện đại. Thực tế hoạt

động cho vay trung, dài hạn luôn đòi hỏi Ngân hàng cần có sự thẩm định và xét duyệt kỹ lưỡng trước khi cho vay, trong khi lại mang nhiều rủi ro hơn hoạt động cho vay ngắn hạn. Do vậy, dư nợ trung, dài hạn giảm là xu hướng phát triển tất yếu của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc.

Cơ cấu tín dụng của chi nhánh cũng có sự biến động theo hướng tăng tỷ trọng cho vay các DNNVV và cho vay có tài sản đảm bảo. Điều này có thể thấy được qua một số chỉ tiêu sau:

Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc (Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

2008 2009 2010

Tuyệt đối TT(%) Tuyệt đối TT(%) Tuyệt đối TT(%)

Theo thành phần 1,022 15 1,176 15 1,452 23

DNNVV 598 6 497 14 803 18

DNL và CVK 424 29 1176 17 649 31

Theo tài sản đảm bảo 1,022 15 1,046 15 1,452 23

Có tài sản đảm bảo 909 15 130 15 1292 24

Không có tài sản đảm

bảo 113 15 15 160 23

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc năm 2008-2010)

Nhìn vào bảng số liệu trên, tốc độ tăng trưởng cho vay DNNVV qua các năm đạt tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với tốvc độ tăng chung của hoạt động tín dụng mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Năm 2008 tăng

trưởng cho vay DNNVV đạt 6% so với năm 2007. Năm 2009 tỷ lệ tăng trưởng đã đạt 14 %. Năm 2008 dư nợ cho vay DNNVV tăng 18%. Tốc độ tăng trưởng dương phản ánh có sự mở rộng hoạt động cho vay các DNNVV của Chi nhánh tuy nhiên tốc độ này còn thấp so với tiềm lực và điều kiện thực tế.

2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ

Bảng 2.4: Hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc ( Đơn vị: triệu Đồng) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tuyệt đối TT(%) Tuyệt đối TT(%) Tuyệt đối TT(%)

Thu từ kinh doanh ngoại tệ 1,245 5 1,267 2 1,352 75

Thu từ dịch vụ thanh toán 1,608 19 2,218 38 3,462 56

Thu từ tài trợ xuất nhập

khẩu 1,250 15 1380 10 1,567 14

Thu từ hoạt động bảo lãnh 526 31 770 46 818 6

Thu từ các dịch vụ khác 958 13 1157 21 2,289 98

Tổng thu dịch vụ ròng 5,587 15 6,792 22 9,488 40

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc năm 2008-2010)

Tăng thu từ hoạt động dịch vụ là xu hướng phát triển chung của các NHTM Việt Nam hiện nay. Trong những năm qua, thu dịch vụ của các

NHTM Việt Nam mới chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng thu, khoảng 12% tổng thu. Trong khi đó theo thông lệ quốc tế là trên 20%. Đây là điểm yếu mà các NHTM Việt nam cần phải đưa ra các chính sách phát triển phù hợp mới có thể đạt được chuẩn của các ngân hàng hiện đại trên thế giới. Ngoài ra công tác dịch vụ có vai trò quan trọng và ngày càng được khẳng định đối với việc tạo lập hình ảnh, thương hiệu cũng như định hướng phát triển của các NHTM. Chính vì vậy mà các Ngân hàng đều đang nỗ lực phát triển công tác này.

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc là một trong những chi nhánh luôn dành một sự quan tâm phát triển đặc biệt cho hoạt động dịch vụ và luôn coi công tác dịch vụ là trọng điểm trong kế hoạch phát triển hằng năm.

Nhìn vào số liệu hoạt động dịch vụ ba năm gần đây cho thấy hoạt động dịch vụ của chi nhánh đã đạt được kết quả tốt, tốc độ tăng trưởng tăng đều qua mỗi năm. Cụ thể năm 2008 thu từ dịch vụ là 5,587 triệu đồng đạt tăng trưởng 15% so với 2007; năm 2009 đạt tăng trưởng thu từ dịch vụ lên tới 22%(1,205 triệu đồng) so với 2008. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ trong điều kiện nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng. Và đến năm 2010 tổng thu dịch vụ đạt mức tăng trưởng 40% (tăng 2,696 triệu đồng) so với năm 2009 đưa con số thu dịch vụ ròng lên 9,488 triệu đồng. Về cơ cấu thu dịch vụ, nhìn chung đã có sự chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, tỷ trọng thu dịch vụ của các hoạt động dịch vụ truyền thống vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng thu.

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc

2.2.1. Chính sách cho vay của NH đối với DNNVV

Quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng đối với khách hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN. Trong đó, quy định rõ loại hình Doanh nghiệp nào được phép vay vốn cũng như quyền lợi và nghĩa vụ khi vay tại các Tổ chức Tín dụng và Ngân hàng.

Theo đó, tất cả loại hình Doanh nghiệp nào được phép vay vốn theo Quy chế cho vay của ngân hàng nhà nước (NHNN) đều có thể vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc. Vì phần lớn là khách hàng doanh nghiệp VVN nên quy trình tín dụng sau đây áp dụng cho cả doanh nghiệp VVN và doanh nghiệp lớn, gồm 10 bước.

Quy trình cấp tín dụng là tập hợp các bước mà cán bộ NH phải thực hiện một cách nghiêm túc khi tiến hành cấp tín dụng để đảm bảo cho hoạt động của NH được diễn ra ổn định và an toàn. Quy trình tín dụng của chi nhánh khi tiến hành cho vay DNNVV gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp thị khách hàng và viết báo cáo đề xuất tín dụng

 Cán bộ quan hệ khách hàng (QHKH) là đầu mối tiếp thị và tiếp

nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng sau đó sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng theo đúng quy định.

 Tiến hành thẩm định và lập báo cáo đề xuất tín dụng theo nội dung

sau

+ Đánh giá chung về khách hàng; + Thẩm định tài chính của khách hàng; + Chấm điểm tín dụng khách hàng;

+ Phân tích và đánh giá phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp;

của BIDV;

+ Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa; + Lập báo cáo đề xuất tín dụng:

- Cán bộ QHKH sau khi thẩm định xong sẽ tiến hành lập báo cáo đề xuất tín dụng kèm theo hồ sơ tín dụng trình lãnh đạo;

- Lãnh đạo thực hiện kiểm tra lại các nội dung trong báo cáo đề xuất tín dụng và ghi ý kiến vào báo cáo đề xuất.

Bước 2: Thẩm định rủi ro

Phòng Quản lý rủi ro tiếp nhận báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng từ phòng QHKH rồi tiến hành thẩm định rủi ro.

Cán bộ quản lý rủi ro tiến hành thẩm định rủi ro và lập báo cáo thẩm định rủi ro kèm hồ sơ thẩm định trình lãnh đạo phòng Quản lý rủi ro. Lãnh đạo phòng Quản lý rủi ro thực hiện kiểm tra và ghi ý kiến và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro.

Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng

Tùy từng nhóm khách hàng mà cấp có quyền phê duyệt, PGĐ phụ trách QHKH, hoặc GĐ/PGĐ phụ trách Quản lý rủi ro hay hội đồng tín dụng.

Bước 4: Các thủ tục thực hiện sau phê duyệt

Bộ phận Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm soạn thảo quyết định cấp tín dụng để thông báo cho khách hàng và các bộ phận có liên quan. Cấp có thẩm quyền

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc - Copy (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)