1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kế hoach chuyên môn năm hoc 2012 - 2013

8 329 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 113 KB

Nội dung

PGD & ĐT Năm căn Trường THCS xã Hàng Vịnh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN Năm học: 2012 – 2013 A.Cơ sở xây dựng kế hoạch. 1. Chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn của cấp trên. 2. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường 3. Điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng thư viện, thiết bị) 4. Trình độ tay nghề đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên. 5. Cơ cấu tổ chức học sinh. 6. Chất lượng học tập năm học trước B.Đặc điểm tình hình. 1. Thuận lợi - Giáo viên có tinh thần trách nhiệm, đa số học sinh chăm ngoan, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của nhà nước, nội qui nhà trường - Được sự quan tâm của Ban dại diện cha mẹ học sinh, chính quyền, Ban giám hiệu trường, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở. - Một số giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt tình trong giảng dạy. - Được sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo. - Cơ sở vật chất đảm bảo cho nhu cầu dạy – học - Một số học sinh được hỗ trợ tiền đò đi học, xe đạp, …. 2. Khó khăn: - Đội ngũ giáo viên chưa đồng đều - Có một số đang học Đại học tại chức - Đồ dùng thí nghiệm khá đầy đủ nhưng việc bảo quản, sử dụng hạn chế. - Giáo viên đứng lớp 9 còn ít kinh nghiệm - Tự bồi dưỡng trong giáo viên chưa thành phong trào, chưa thành một nhu cầu thực sự - Sự đi lại của học sinh còn hạn chế do điều kiện sông nước - Phong trào học tập của học sinh hạn chế đặc biệt việc tự học, tự truy bài - Một số học sinh còn hổng kiến thức, kĩ năng thực hành còn lúng túng - Một số giáo viên chưa có kinh nghiệm trong giáo dục rèn luyện học sinh, kết hợp với gia đình học sinh còn theo sự vụ. kh nh 2012 - 2013/Huong Page 1 of 8 27/01/2015 1 C/ Nội dung, biện pháp, chỉ tiêu. I/ Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong,… 1/ Đối với giáo viên. a/ Yêu cầu. - Gương mẫu và vận động mọi người chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; tham gia các hoạt động chính trò, xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân. - Say mê, toàn tâm toàn ý với nghề, thường xuyên đúc rút kinh nghiệm và vận dụng một cách sáng tạo trong hoạt động giáo dục; gương mẫu và vận động mọi người nghiệm chỉnh chấp hành các điều lệ, quy chế, quy định của bộ, ngành; tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực. - Luôn chăm lo đến sự phát triển toàn diện của học sinh; dân chủ trong quan hệ thầy trò; tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của học sinh. - Chủ động hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh; tiếp thu và áp dụng kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy và học; giáo dục; biết chấp nhận sự khác biệt của đồng nghiệp góp phần xây dựng tập thể sư phạm tốt. - Gương mẫu và vận động mọi người thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học. b/ Chỉ tiêu. - Đạt 20 điểm theo thông tư 30 của Bộ giáo dục: 21 đ/c trong số 34 giáo viên - Đạt 15 điểm theo thông tư 30 của Bộ giáo dục: 13 đ/c trong số 34 giáo viên c/ Biện pháp. - Phối hợp cùng tổ trưởng quán triệt tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất chính trò, tư tưởng, đạo đức tác phong đến giáo viên trong tổ theo thông tư 30 của Bộ giáo dục. - Theo dõi, nhắc nhở, làm gương để mọi thành viên trong nhà trường thực hiện theo. - Phối hợp cùng Hội đồng thi đua nhà trường quán triệt trong đáng giá chuẩn giáo viên trung học cơ sở. - Lồng ghép trong sinh hoạt tổ, hội đồng sư phạm, trong các phong trào thi đua khác. 2/Đối với học sinh. a) Yêu cầu: - Bảo vệ học sinh không bị xâm hại, lợi dụng và tổn thương về tinh thần, thân thể khi học sinh ở trường và trong cộng đồng. kh nh 2012 - 2013/Huong Page 2 of 8 27/01/2015 2 - Tham mưu để từng bước nhà trường có cơ sở vật chất phù hợp an toàn cho học sinh. - Tham mưu từng bước về cơ sở vật chất trong điều kiện cho phép để tạo sự bình đẳng giới. - Giáo dục học sinh sống khỏe và có kỹ năng sống. - Phối hợp với các tổ chức từng bước tạo môi trường thân thiện giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên, thể hiện sự tôn trọng trong giáo viên và học sinh với nhau. - Tham mưu để nhà trường từng bước có những qui định để học sinh, gia đình học sinh có thể góp ý xây dựng, giám sát, đánh giá các hoạt động của nhà trường một cách thuận tiện. b) Chỉ tiêu Hạnh kiểm (có phụ lục kèm theo) c) Biện pháp thực hiện: - Tổ chức thực hiện đầy đủ các yêu cầu văn bản, nội qui, qui định của các cấp quản lí. - Tạo môi trường thân thiện, tạo điều kiện và động viên học sinh trao đổi góp ý xây dựng nhà trường. - Tham mưu đề xuất về sân chơi, tường rào, phòng học, phòng thư viện và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh. - Tham mưu tổ chức các phong trào tạo sự bình đẳng giới. - Tham mưu tổ chức phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bằng những việc làm cụ thể đối với tổ chức Đoàn – Đội. - Giáo dục ý thức sống khỏe, rèn luyện kỹ năng sống - Tìm mọi điều kiện để tuyên truyền trách nhiệm, tình thương, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện. II) Hoạt động dạy học. a) Mục tiêu: - Nội dung dạy học căn cứ vào qui định chuẩn của kiến thức, kỹ năng, chương trình, sách giáo khoa nhưng được liên hệ với thực tiễn của địa phương nhằm giúp khai thác những kiến thức, kinh nghiệm sẵn có của học sinh và giúp các em áp dụng vào thực tế cuộc sống. - Nội dung dạy học phân hóa và đáp ứng nhu cầu khả năng của từng nhóm học sinh giỏi – khá; trung bình; yếu – kém. - Phát triển kỹ năng sống. - Thúc đẩy sự hiểu biết, cảm thông, thân thiện giữa các học sinh với nhau, giữa nam và nữ, giữa những học sinh có năng lực khác nhau. - Gắn liền giữa học lí thuyết với thực hành. b) Chỉ tiêu Học lực, Lên lớp. (có phụ lục kèm theo) c/ Biện pháp thực hiện. Biện pháp 1: Khảo sát chất lượng đầu năm và theo dõi đánh giá chất lượng. kh nh 2012 - 2013/Huong Page 3 of 8 27/01/2015 3 - Nắm được chất lượng học sinh khi nhập học theo cụ thể từng lớp. - Làm căn cứ xây dựng kế hoạch chuyên môn, kế hoạch tổ, kế hoạch giáo viên bộ môn. - Định hướng phân công nhiệm vụ, giao chỉ tiêu và đề ra biện pháp nâng chất. - Theo dõi chất lượng thông qua việc vào sổ điểm lớp. Biện pháp 2: Phân công nhiệm vụ và sắp thời khóa biểu. - Đúng ban đào tạo, đảm bảo số tiết giữa các giáo viên không chênh lệch nhiều. - Sắp thời khóa biểu: không sắp 2 tiết liền/ buổi/ môn (trừ môn Văn theo yêu cầu 1 cặp/ tuần), Thể dục không sắp tiết 5 buổi sáng, tiết 1 buổi chiều, hạn chế các môn Toán, Văn, Anh dạy tiết 5, bố trí các môn Nhạc, Mỹ thuật dạy cuối buổi. - Ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp lớp 9 (thực hiện theo từng học kì theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng). - Theo dõi chặt chẽ việc dạy thay, dạy bù, bỏ tiết, lên lớp trễ,… Biện pháp3: Tổ chức dự giờ. - Đánh giá xếp loại theo qui định của Bộ giáo dục và đào tạo. - Định mức dự giờ cho 1 giáo viên trong 1 học kì: + Tổ trưởng lên lịch dự xếp loại 2 tiết/ giáo viên/ HK nếu 2 tiết không cùng loại thì dự thêm tiết thứ 3, giáo viên dự thi được tính vào dự giờ xếp loại theo qui đỊnh để đánh giá trình độ tay nghề cả năm. + Giáo viên đi dự giờ: * Dự 1 tiết/ 2 tuần: học kì 1 dự 9 tiết, học kì 2 dự 9 tiết * Dự 1 tiết/ tuần (giáo viên đang tập sự): học kì 1 dự 18 tiết, học kì 2 dự 17 tiết Biện pháp 4: Tổ chức báo cáo chuyên đề và hội thảo Tập trung vào đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra và những vấn đề phát sinh, tập huấn trong quá trình giảng dạy & giáo dục, thuộc chuyên ngành đào tạo theo tổ bộ môn nhằm rút kinh nghiệm, đề ra những biện pháp sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ. kh nh 2012 - 2013/Huong Page 4 of 8 27/01/2015 4 Biện pháp 5: Tổ chức dạy chủ đề tự chọn. a/ Nội dung chủ đề: Bám sát b/ Số tiết, môn thực hiện: HK Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 1 Chủ đề 1: Văn 10t, Toán 10t Chủ đề 2: Văn 9, Toán:9t Chủ đề 1: Văn 10t, Toán 10t Chủ đề 2: Văn 9, Toán:9t Chủ đề 1: Văn 10t, Toán 10t Chủ đề 2: Văn 9, Toán:9t Chủ đề 1: Văn 10t, Toán 10t Chủ đề 2: Văn 9, Toán:9t 2 Chủ đề 1: Văn 10t, Toán 10t Chủ đề 2: Văn 8, Toán:8t Chủ đề 1: Văn 10t, Toán 10t Chủ đề 2: Văn 8, Toán:8t Chủ đề 1: Văn 10t, Toán 10t Chủ đề 2: Văn 8, Toán:8t Chủ đề 1: Văn 10t, Toán 10t Chủ đề 2: Văn 8, Toán:8t Lưu ý - Bám sát, 2 môn Văn, Toán - Thực hiện theo qui chế 58 của BGD & ĐT ngày 12/ 12/ 2011 - Mỗi môn lấy 1 bài 15 phút vào điểm chính khóa (Một cột 15 phút/ môn/ hk) Biện pháp 6: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Lịch sừ địa phương, giáo dục an toàn giao thông, kỹ năng sống, vào các môn học. Thực hiện theo qui định trong tài liệu, liên hệ thư viện để mượn. - Tuần tiết thực hiện theo phân phối chương trình - Bài theo sách giáo khoa - Địa chỉ tích hợp theo tài liệu qui định Lưu ý. - Giáo viên giảng dạy các môn Lịch sử lớp 6, 7, 8, 9; Địa lý lớp 8, 9 thực hiện đúng nội dung hướng dẫn số 1032/ HD – SGD & ĐT ngày 19/ 7/ 2007 - Cụ thể Sử lớp 6 (1t); Sử lớp 7 (3t); Sử lớp 8 (1t); Sử lớp 9 (2t) – Đòa lớp 8 (1t), lớp 9 (4t). - Nội dung cụ thể giáo viên dạy các môn Lịch sử, Địa lí liên hệ tổ trưởng để cập nhật. Biện pháp 7: Tổ chức kiểm tra. + Khi kiểm tra mỗi lớp 1 đề tránh lộ đề khi kiểm tra. + Sổ sử dụng đồ dùng nộp cho cán bộ thư viện, khi cán bộ thiết bị cho mượn hoặc tổ trưởng, phó hiệu trưởng kiểm tra liên hệ cán bộ thư viện. + Tập báo giảng treo nơi phòng Hội đồng sư phạm. + Giáo án, báo giảng kí hàng tuần, các loại hồ sơ khác hàng tháng giao trực tiếp cho người duyệt, kiểm tra (tổ trưởng hoặc P.hiệu trưởng). + Giáo viên tự kiểm tra theo nhiệm vụ được phân công. kh nh 2012 - 2013/Huong Page 5 of 8 27/01/2015 5 Biện pháp 8: Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi. Bồi dưỡng học sinh giỏi có trọng điểm, chú trọng những môn có thế mạnh, tránh lãng phí thời gian, công sức, tài chính. - Casio, Văn hay chữ tốt và các môn khác Văn, Toán lớp 6, 7, 8, 9; Hóa, Địa lớp 9 - Giáo viên phụ trách: Theo năng lực thực tế - Thi giải toán, tiếng anh trên mạng thực hiện theo kế hoạch triển khai. - Hỗ trợ Đội tổ chức các phong trào như: Tự quản học tập, ghi sổ đầu bài, liên hệ gia đình, xử lí học sinh, truy bài, thi vở sạch chữ đẹp, tuần học tốt, hoa điểm 10, báo tường, tập thể dục, phê bình học sinh vi phạm học tập, - Phụ đạo đối với học sinh yếu kém, chú trọng môn Văn, Toán, Anh và những môn kết quả có chiều hướng đi xuống (hình thức tăng thêm ) Biện pháp 12: Xây dựng đội ngũ và bồi dưỡng giáo viên. - Thi giáo viên giỏi., hội thảo, báo cáo chuyên đề, SKKN, - Sáng kiến, kinh nghiệm. - Thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học. - Thực hiện giảm tải theo hướng dẫn của Bộ giáo dục. - Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy. - Tổ chức hội thảo đổi mới phương pháp, đổi mới đánh giá kiểm tra - Sinh hoạt tổ chuyên môn 2 tuần 1 lần vào tuần chẵn. III/ Đổi mới phương pháp dạy học tích cực và đổi mới đánh giá kiểm tra. 1/ Yêu cầu. Về đổi mới phương pháp dạy học: - Hướng tới giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, từ bỏ thói quen học tập thụ động, ghi nhớ máy móc. - Đổi mới tính chất và nội dung hoạt động của giáo viên và học sinh, chuyển từ dạy học truyền thụ một chiều, học tập thuk động, chủ yếu là ghi nhớ kiến thức để đối phó với thi cử sang học tập tích cực, chủ động sáng tạo, chú trọng hình thành năng lực tự học dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. - Đổi mới các hình thức tương tác xã hội trong dạy học, chuyển từ dạy học đồng loạt cả lớp đối diện với giáo viên, học tập đơn phương sang tổ chức dạy học theo hình thức tương tác: học cá nhân, học theo nhóm. + Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, làm cho việc học sinh động, lí thú, tránh nhàm chán, đôn điệu, từ đó có thể khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của các hình thức tổ chức dạy học khác nhau. + Làm cho việc học gắn với môi trường thực tế, gắn với kinh nghiệm sống của cá nhân học sinh, tạo điều kiện tổ chức học tập với hình thức điều tra, nghiên cứu trong thực tiễn cuộc sống,… kh nh 2012 - 2013/Huong Page 6 of 8 27/01/2015 6 Về đổi mới đánh giá kết quả học tập: - Đối với giáo viên: nội dung, phương pháp dạy, các chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ ở các mức độ đã được qui định trong chương trình, môn học, tính chính xác, khoa học, sự phù hợp và tính khách quan của đánh giá. - Đối với học sinh: biết được nên học gì ?, cần biết cái gì?, được đánh giá ra sao, cung cấp các thông tin phản hồi. 2/ Chỉ tiêu. - Mỗi tổ ít nhất 1 chuyên đề. - Thực hiện đúng yêu cầu, tiêu chí, qui trình ra đề kiểm tra, hướng dẫn thực hiện của các cấp quản lí. 3/ Biện pháp. - Tổ chức hội thảo đổi mới phương pháp, đổi mới đánh giá kiểm tra: lưu ý bài 15 phút, 45 phút, học kì phải đảm bảo đúng yêu cầu, tiêu chí, qui trình ra đề kiểm tra và tỉ lệ 30% trắc nghiệm, 70% tự luận - Tuần chẵn tổ trưởng tổ chức sinh hoạt chuyên môn. - Hội thảo đổi mới phương pháp. IV) Hoạt động của học sinh 1/Yêu cầu. - Trung thực trong kiểm tra, thi cử - Đi học đầy đủ, trong học tập tích cực, hứng thú - Có nề nếp học tập ở lớp, ở nhà. - Có đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi theo qui định của giáo viên bộ môn. - Có sự tiến bộ trọng học tập. 2/Chỉ tiêu. - Không có học sinh vi phạm kiểm tra phải bị hạ Hạnh kiểm cuối học kì hoặc cuối năm. - Trong 15 phút đầu giờ có ý thức truy bài. - 100 % học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, dụng cụ, vở ghi, túi đựng bài kiểm tra đã chấm. - Tỉ lệ chỉ tiêu các bộ môn (có bảng kèm theo phía sau) 3/ Biện pháp. - Học sinh nghỉ học, bỏ tiết đều được giáo viên bộ môn ghi tên trong sổ theo dõi tiết học. - Giáo viên bộ môn nhận xét giờ học phải nêu và nhận xét trước lớp để học sinh khắc phục. - Đầu năm học giáo viên bộ môn qui định rõ về yêu cầu sách giáo khoa, vở ghi, số lượng vở, sổ nháp, túi đựng bài kiểm tra,…hạn chế lấy bài tập thêm trong sách bài tập, tài liệu khác tránh quá tải. kh nh 2012 - 2013/Huong Page 7 of 8 27/01/2015 7 - Chủ động liên hệ giáo viên chủ nhiệm trao đổi những vấn đề do học sinh làm ảnh hưởng đến kết quả học của môn mình phụ trách. D. Những điều kiện hỗ trợ. - Sự chỉ đạo bằng văn bản của ngành, PGD & ĐT, Hiệu trưởng. - Phối hợp hoạt động của các tổ chức trong nhà trường. E. Biện pháp triển khai kế hoạch. - Cụ thể hóa kế hoạch thành học kì, tháng, tuần. - Điều chỉnh, bổ sung, triển khai kế hoạch theo tháng, tuần. Hàng Vịnh, ngày tháng năm 2012 Người lập Duyệt của Hiệu trưởng ………………………………………………… ………………………………………………… Hàng Vịnh, ngày ….tháng ….năm 20 Hiệu trưởng kh nh 2012 - 2013/Huong Page 8 of 8 27/01/2015 8 . nh 2012 - 2013/ Huong Page 3 of 8 27/01/2015 3 - Nắm được chất lượng học sinh khi nhập học theo cụ thể từng lớp. - Làm căn cứ xây dựng kế hoạch chuyên môn, kế hoạch tổ, kế hoạch giáo viên bộ môn. -. & ĐT Năm căn Trường THCS xã Hàng Vịnh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN Năm học: 2012 – 2013 A.Cơ sở xây dựng kế hoạch. 1. Chỉ thị, kế hoạch,. 8, Toán:8t Lưu ý - Bám sát, 2 môn Văn, Toán - Thực hiện theo qui chế 58 của BGD & ĐT ngày 12/ 12/ 2011 - Mỗi môn lấy 1 bài 15 phút vào điểm chính khóa (Một cột 15 phút/ môn/ hk) Biện pháp

Ngày đăng: 27/01/2015, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w