hạch toán kế toán tại công ty Điện lực Thái Nguyên
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua cùng với quá trình đổi mới của cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước, thực hiện nền kinh tế mở cửa, hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới Sự phát triển của doanh nghiệp khẳng định vị trí, vai trò rất quan trọng tạo nên sự thành công, thực hiện mục tiêu thắng lợi kinh tế -
xã hội đề ra Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới, hoàn thiện hệ thống các công cụ quản lý trong đó kế toán là một công cụ quan trọng Kế toán
là một công cụ quản lý giúp các nhà quản trị có những quyết định đúng đắn để
đề ra các chiến lược kinh doanh Có thể nói công tác kế toán có vai trò tích cực trong quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế
Trong đại hội XI của Đảng đã xác định chuyển dịch cơ cấu nghành với nền kinh tế nhiều thành phần Các doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi dần hình thức sở hữu sang công ty cổ phần, nghĩa là các doanh nghiệp tự huy động vốn, tự hạch toán sản xuất kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật, thay đổi cách nghĩ cách làm của người lao động, tự khẳng định vai trò làm chủ của mình Mô hình cổ phần hóa đã bước đầu đi vào thực tiễn và kết quả mô hình này cho ta thấy trong một thời gian không xa Sự phát triển kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của toàn xã hội mà kinh tế là công cụ đắc lực phục vụ cho công tác quản lý kinh tế cả chiều rộng lẫn chiều sâu Kế toán là việc ghi chép tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị để phản ánh và kiểm tra tình hình vận động của các loài tài sản, kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh sử dụng vốn Kế toán không chỉ đem những công việc như vậy mà qua đó còn giúp cho nhà quản lý tìm ra phương thức giúp cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn Công tác hạch toán trong Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nó khẳng định và chứng minh được sự tồn tại và phát triển của các Doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu, con số cụ thể
Nhận thức rõ điều đó, khoa Kế toán trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh thường xuyên tổ chức các chuyến đi thực tế, thực tập ở các đơn vị với phương châm: “học đi đôi với hành”, “ lý thuyết gắn liền với thực tiễn” đã giúp sinh viên tiếp cận với thực tế, ứng dụng một cách linh hoạt các lý thuyết đã được học ở trên lớp vào đời sống thực tiễn, đồng thời có cái nhìn chân thực, sâu sắc về công tác kế toán
Trang 2* Mục đích nghiên cứu :
Tổng kết những vấn đề lý luận trong hạch toán kế toán tại Công ty
Đánh giá tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty
Đế xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty
Từ việc thu thập số liệu tại Công ty để đánh giá tình hình tổ chức hạch toán kế toán nhằm phát hiện ra những ưu điểm nhược điểm từ đó đưa
ra những giải pháp để hoàn thiện, khắc phục những tồn tại để phát triển Công ty, mang lại hiệu quả cao cho đời sống cán bộ công nhân viên chức được cải thiện và nâng cao
* Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là:
- Thu thập thông tin qua điều tra thống kê, phỏng vấn và quan sát
- Phương pháp nghiệp vụ bao gồm:
- Phương pháp chứng từ kế toán
- Phương pháp tài khoản kế toán
- Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán
- Phương pháp phân tích
Bài báo cáo của nhóm chúng em gồm có 4 phần:
o Phần 1: Khái quát chung về Công ty điện lực Thái Nguyên
o Phần 2: Khái quát bộ máy kế toán tại Công ty điện lực Thái Nguyên
o Phần 3: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty điện lực Thái Nguyên
o Phần 4: Nhận xét và kiến nghị
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2011
Nhóm 11 lớp K5KTDNCNA
Trang 3
PHẦN 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÁI NGUYÊN
I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÁI NGUYÊN
Tên doanh nghiệp: Công ty Điện lực Thái Nguyên Trực thuộc Tổng công ty Điện lực Miền bắc - Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Địa chỉ: Số 31 - Đường Hoàng Văn Thụ - Phường Phan Đình Phùng -
TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên
Mã số thuế: 0100100417 - 006
Tài khoản: 10201000439013 (tại Ngân hàng Công thương tỉnh Thái Nguyên)
Điện thoại: 02802 210 405 Fax: 02802 750 958
1 Vài nét về tình hình điện ở Thái Nguyên trước năm 1960
Trước cách mạng Tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp đã xây dựng đường dây 30kV đưa điện lên tỉnh lị Thái Nguyên Lúc ấy cả thị xã Thái Nguyên chỉ có một bốt Điện nhỏ (trạm biến áp phân phối) đặt ở cạnh sở Lục Lộ (vị trị bây giờ đối diện với Kho bạc tỉnh), công suất hơn 100 kVA, điện áp 30/0,2kV phục vụ cho các công sở, chỗ ở của bộ máy cai trị và một số gia đình buôn bán lớn ở trong lòng thị xã Đưòng dây 30kV và lưới điện nhỏ bé này đã bị thiêu hủy hoàn toàn trong kháng chiến chống Pháp
Sau hòa bình lập lại, từ năm 1956 thị xã Thái Nguyên có một tổ Điện thuộc ty Kiến trúc Thái Nguyên, có máy phát điện công suất 40kVA đặt ở khu vực cạnh Bưu điện tỉnh bây giờ, gần chân núi Cô Kê; phụ tải chủ yếu dùng cho chiếu sáng Khu ủy, Ủy ban hành chính Khu, Ủy ban hành chính tỉnh và Ủy ban hành chính thị xã Thái Nguyên Từ năm 1959, công trường xây dựng khu liên hợp Gang thép đầu tiên của miền Bắc ở Lưu Xá -Thái Nguyên và đường sắt Hà Nội - Quan Triều - Điện Cao Ngạn được tiến hành rất sôi động
2 Nhà máy điện Cao Ngạn xưa (Công ty Điện lực Thái Nguyên nay) và những mốc lịch sử quan trọng
Trang 4* Ngày 10/7/1960 tại Quan Triều, cách thị xã Thái Nguyên 04 km về phía Bắc khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn (A62) do Trung Quốc giúp Đồng thời lưới điện 6kV thị xã Thái Nguyên (đường dây 675+676A62), các đường dây 35kV cấp điện cho: Khu CN Gang Thép (372+373A62); mỏ than Núi Voi và mỏ sắt Trại Cau (380+381A62); mỏ than Quan Triều, Phấn Mễ, Làng Cẩm (376+377A62) và đường dây 110kV Đông Anh - Thái Nguyên (171A62) cũng đang được triển khai nhộn nhịp.
* Ngày 24/02/1962 chạy thử lò số 1, máy số 1 công suất 06MW Ngày 24/12/1962 chạy thử lò 2, máy 2 công suất 06 MW (máy 1 và máy 2 đã kịp thời cấp điện cho mẻ gang đầu tiên của Tổ quốc ra lò ngày 29/11/1963) Ngày 10/12/1963 chạy thử lò 3, máy 3 công suất 12MW
* Ngày 25/12/1963 chính thức cắt băng khánh thành nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn Thái Nguyên (A62), 03 lò, 03 máy với tổng công suất 24MW, lúc bấy giờ là nhà máy điện lớn nhất miền Bắc, giám đốc đầu tiên của nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn cũ là đồng chí Nguyễn Văn Đài Từ đó ngày 25/12 hàng năm được chọn là ngày truyền thống của nhà máy điện Cao Ngạn xưa – Công ty Điện lực Thái Nguyên nay Cũng trong năm 1963 tổ điện Thái Nguyên (nói ở trên) đã tách khỏi ty Kiến trúc Thái Nguyên để cùng phân xưởng Đường dây nhà máy điện Cao Ngạn lập nên chi nhánh Điện Thái Nguyên nhưng trực thuộc sở Điện 1
Hà Nội
* Ngày 01/01/1964 nhà máy Điện Cao Ngạn Thái Nguyên vinh dự được đón Bác Hồ về thăm Đây là niềm động viên tinh thần rất lớn giúp cán bộ công nhân viên Điện lực thêm hăng say làm việc
* Tháng 02/1985 đổi tên nhà máy điện Cao Ngạn thành sở Điện lực Bắc Thái Tháng 03/0986 thành lập phòng Điều độ thuộc sở Điện lực Bắc Thái để chỉ huy vận hành lưới điện tỉnh Bắc Thái
* Sau 26 năm hoạt động liên tục, rất hiệu quả, tháng 04/1989 các lò máy nhà máy Điện Cao Ngạn cũ chính thức ngừng không phát điện (do máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu, phần kiến trúc bị hư hỏng nặng nề do chiến tranh), chuyển sang nhận điện về phân phối
Trang 5* Ngày 01/04/1997 chuyển chức năng quản lý Nhà nước về điện sang sở Công Nghiệp, tách chi nhánh điện Bắc Cạn khỏi Sở điện lực Bắc Thái để thành lập Điện lực Thái Nguyên và Điện lực Bắc Cạn trực thuộc Công ty Điện lực I - Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
* Tháng 08/1998 khởi công nâng cấp lưới 6kV thành phố Thái Nguyên lên 22kV (đến 25/08/2008 đóng điện đường dây 475E6.4), ngừng trạm 35/6 kV Đán, hoàn thành nâng cấp lưới điện 6kV thành phố
* Tháng 12/2000, nhà điều hành điện lực Thái Nguyên chuyển xuống vị trí mới ở số 31 đường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên
* Tháng 11/2003 hoàn thành mục tiêu 100% số xã trong tỉnh Thái Nguyên (145/145 xã) có điện lưới Quốc gia Đây là nỗ lực đáng biểu dương của tập thể cán bộ công nhân viên toàn Điện lực
* Ngày 17/04/2006 khai trương trung tâm Thông tin viễn thông Điện lực Thái Nguyên (EVN TELECOM tại Thái Nguyên)
* Từ 27/04/2007, một nửa tỉnh Thái Nguyên nhận điện từ Vân Nam Trung Quốc ở cấp điện áp 220kV, giảm bớt gánh nặng thiếu nguồn trầm trọng cho hệ thống điện Việt Nam
* Ngày 05/12/2007 Điện lực Thái Nguyên được QUACERTT cấp giấy chứng nhận: Phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000
Nhiều năm liền Công ty Điện lực Thái Nguyên luôn là lá cờ đầu trong các thành viên của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc
II CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÁI NGUYÊN
Công ty Điện lực Thái Nguyên là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực Miền bắc, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Các chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Công ty Điện lực Thái Nguyên bao gồm:
- Điều độ hệ thống điện, truyền tải, phân phối, kinh doanh và cung ứng điện cho các hộ sử dụng điện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Tư vấn, thiết kế xây dựng các công trình điện từ cấp điện áp 35kV trở xuống
Trang 6- Thí nghiệm các vật tư, thiết bị điện, công tơ và các dụng cụ đo đếm điện năng khác.
- Quản lý các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, củng cố, phát triển lưới điện
do ngành điện đầu tư trên địa bàn
- Xây lắp, sửa chữa đường dây và trạm biến áp điện từ cấp điện áp 35kV trở xuống
- Tham gia quy hoạch, phát triển lưới điện, nguồn điện nhỏ với chính quyền địa phương
- Hỗ trợ, hướng dẫn công tác quản lý điện và bán điện ở những vùng nông thôn miền núi
- Kinh doanh mạng Viễn thông điện lực (EVN Telecom) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
III CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1 Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Công ty Điện lực Thái Nguyên có một cơ sở, vật chất khá đầy đủ và hiện
đại Gồm hai tòa nhà làm việc chính, có trang bị thanh máy và thang bộ; các phòng ban đều có một phòng riêng để làm việc được trang bị điều hòa, máy vi tính, điện thoại và các thiết bị chuyên dùng khác; các phòng ban thông qua mạng LAN có thể trao đổi thông tin, liên lạc với nhau một cách dễ dàng, nhanh chóng
và thường xuyên có sự cập nhập thông tin với bên ngoài thông qua mạng Internet Song do các Điện lực trực thuộc Công ty nằm rải rác trên địa bàn tỉnh nên cũng gây không ít khó khăn cho công tác quản lý và thu thập thông tin của doanh nghiệp
TSCĐ của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, chủ yếu là tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và vốn tự bổ xung Phần lớn các máy móc thiết bị có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và đòi hỏi một chế độ vận hành, bảo dưỡng khá phức tạp
Năm 2009, tổng tài sản của doanh nghiệp là: 470.353.609.379 đ, trong đó TSCĐ là: 316.759.712.427 đ, chiếm 67,35 %
Trang 7Tính đến hết ngày 31/12/2010, tổng tài sản của doanh nghiệp là: 601.235.088.376 đ, trong đó TSCĐ chiếm 317.487.313.226đ, tương ứng chiếm 52,3 %
Cụ thể: - Giá trị vật kiến trúc, nhà cửa: 28.871.929.907 đ
- Giá trị máy móc, thiết bị: 101.743.724.238 đ
- Giá trị phương tiện vận tải, truyền dẫn: 186.871.659.081 đ
2 Tình hình lao động của doanh nghiệp
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, Công ty Điện lực Thái Nguyên cần một lực lượng lao động lớn và có trình độ kỹ thuật cao để quản lý hiệu quả các trạm biến áp, các đường dây và các thiết bị điện trên địa bàn
- Do đặc thù của quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị nên số lao động nam chiếm tỉ trọng cao hơn so với lao dộng nữ Cụ thể năm 2010 số lao động nam chiếm 69,02%, nữ chiếm 30,98%; Sang quý I năm 2011 số lao động nam chiếm 68,19%, nữ chiếm 31,81%
- Công ty Điện lực Thái Nguyên luôn tổ chức bố trí sử dụng lao động hợp
lý, tuyển chọn lao động phù hợp với quy trình sản xuất kinh doanh đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất Hiện nay, doanh nghiệp có 16 thạc sỹ, 285 kỹ
sư, 79 cử nhân Năm 2010, số lao động có trình độ Đại học tăng 3,26% so với năm 2009 Với chính sách bồi dưỡng nguồn nhân lực hàng năm, Công ty Điện lực luôn cử cán bộ, công nhân viên đi học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn
IV TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
Công ty Điện lực Thái Nguyên là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Điện lực Miền bắc, nên mô hình tổ chức bộ máy quản lý về cơ bản
có những nét tương đồng với các Công ty Điện lực thành viên khác trong Tổng công ty Điện lực Miền bắc
Hiện nay, bộ máy tổ chức, quản lý của Công ty Điện lực Thái Nguyên đều được đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Giám đốc Công ty, bao gồm:
Trang 8- 10 phòng chức năng
- 10 Điện lực ở các thành phố, huyện, thị xã trong tỉnh
- 04 phân xưởng
- 01 trung tâm Viễn thông
Sơ đồ 01:Sơ đồ bộ máy quản lý tại Công ty Điện lực Thái Nguyên
PX Xây lắp điện
P
Kỹ thuật
P
Thanh tra an toàn
PX
TN đo lường
P Kế hoạch
Văn phòng
P
Thanh tra bảo vệ
P KD
điện
năng
Phòng Điều độ
P
Quản
lý xây dựng
PX Sửa chữa TBĐ
P Tài chính
kế toán
P Tổ chức lao động
ĐL Thành phố TN
ĐL
Võ Nhai
ĐL Đồng Hỷ
ĐL Đại Từ
ĐL Gang Thép
ĐL Phú Bình
ĐL Phổ Yên
ĐL Định Hóa
PX Thiết kế
Trang 9Chức năng của từng bộ phận được tóm tắt một cách khái quát như sau:
- Giám đốc: Là người đứng đầu doanh nghiệp, người đại diện cho doanh
nghiệp và giữ vai trò lãnh đạo chung, chịu trách nhiệm về mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Giúp việc cho giám đốc có 03 Phó giám đốc phụ trách từng lĩnh vực công việc được phân công
+ Phó giám đốc kỹ thuật - vật tư: Phụ trách công tác quản lý, vận hành, kỹ
thuật, an toàn trong quá trình truyền tải, điều độ, phân phối điện năng và quản lý mua bán, cấp phát, sử dụng vật tư
+ Phó giám đốc kinh doanh - xây dựng cơ bản: Phụ trách công tác kinh
doanh điện năng và công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo và phát triển lưới điện
+ Phó giám đốc (Trưởng Trung tâm viễn thông): Phụ trách công tác quản
lý, kinh doanh dịch vụ viễn thông điện lực (EVN Telecom)
- Văn phòng: Thực hiện công tác hành chính, tổng hợp, văn thư, lưu trữ và
công tác quản trị đời sống của Công ty
- Phòng Kế hoạch & đầu tư: Thực hiện công tác lập, duyệt và tổ chức
triển khai, điều độ, đôn đốc tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và
kế hoạch đầu tư xây dựng của Công ty
- Phòng Quản lý xây dựng: Thực hiện công tác giám sát thi công, đền bù
giải phóng mặt bằng, quản lý các dự án đầu tư xây dựng, củng cố, cải tạo và phát triển lưới điện
- Phòng Kinh doanh điện năng và điện nông thôn: Thực hiện công tác
quản lý hoạt động kinh doanh bán điện của toàn Công ty Điện lực Theo dõi, đôn đốc kế hoạch thu nộp tiền điện, giá bán điện bình quân, điện thương phẩm, tổn thất điện năng, dư Nợ tiền điện Quản lý, phát triển khách hàng và hệ thống
đo đếm điện năng
- Phòng Thanh tra an toàn: Thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, hướng
dẫn, đôn đốc công tác an toàn lao động và an toàn sản xuất trong toàn Công ty Điện lực
Trang 10- Phòng Công nghệ thông tin: Thực hiện công tác quản lý công nghệ thông
tin, quản trị mạng máy tính của Công ty Nghiên cứu và triển khai ứng dụng các chương trình, phần mềm máy tính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực
- TT Điều độ: Thực hiện theo dõi tình hình vận hành, điều độ hệ thống
điện, chỉ huy, theo dõi việc đóng, cắt lưới điện trung và cao thế
- PX Thiết kế: Thực hiện nhiệm vụ tư vấn, lập các thủ tục theo trình tự
đầu tư xây dựng (Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế, dự toán, hồ sơ mời thầu, ) cho các dự án cải tạo, phát triển lưới điện của Công ty Điện lực và khách hàng
- Trung tâm viễn thông Điện lực: Thực hiện công tác quản lý kinh doanh
dịch vụ viễn thông Điện lực
- Phân xưởng thí nghiệm đo lường: Thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm các
vật tư, thiết bị điện, công tơ và các thiết bị đo lường điện năng khác cho Công ty Điện lực và các khách hàng trước khi lắp đặt, đưa vào sử dụng cũng như thí nghiệm định kỳ trong quá trình vận hành, sửa chữa
- Phân xưởng sửa chữa thiết bị điện: Thực hiện nhiệm vụ sử lý sự cố, sửa
chữa thường xuyên, sửa chữa lớn các trám biến áp và các thiết bị điện
- Phân xưởng xây lắp điện: Thực hiện nhiệm vụ sửa chữa lớn, xây dựng
các công trình đường dây và các trạm biến áp
- 10 Điện lực: Quản lý, theo dõi, vận hành, sửa chữa lưới điện, thực hiện
kinh doanh bán điện, theo dõi tổn thất điện năng, quản lý khách hàng và phát triển khách hàng mới trên địa bàn thuộc khu vực mình phụ trách
Các Điện lực trực thuộc bao gồm:
1 Điện lực TP Thái Nguyên 6 Điện lực Phú Bình
2 Điện lực Đồng Hỷ 7 Điện lực Đại Từ
3 Điện lực Gang Thép 8 Điện lực Phú Lương
4 Điện lực TX Sông Công 9 Điện lực Định Hóa
5 Điện lực Võ Nhai 10 Điện lực Phổ Yên
Trang 11PHẦN 2 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÁI NGUYÊN
I Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Điện lực Thái Nguyên
Căn cứ vào mức độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính của Tổng công ty Điện lực Miền bắc về sản xuất kinh doanh điện thì Công ty Điện lực Thái Nguyên chỉ hạch toán đến bước tập hợp chi phí và xác định doanh thu, phần sản xuất khác thì đơn vị tự cân đối và hạch toán khi xác định kết quả kinh doanh, phần giá điện do nhà nước độc quyền
II.Mô hình và cơ cấu bộ máy kế toán tại Công ty Điện lực Thái Nguyên
Phòng Tài chính kế toán của Công ty Điện lực Thái Nguyên làm nhiệm vụ tham mưu giúp ban giám đốc về công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán theo pháp lệnh kế toán thống kê và phân cấp tài chính của Tổng công ty Điện lực Miền bắc Doanh nghiệp phải lập, duyệt báo cáo quyết toán từng tháng, quý, năm với Tổng công ty
Trên cơ sở kế hoạch Tổng công ty và Công ty Điện lực giao, phòng Tài chính kế toán lập kế hoạch chi phí SXKD, kế hoạch khấu hao TSCĐ, thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí SXKD, nộp tiền điện kịp thời về Tổng công ty và nộp đầy đủ nghĩa vụ với Tổng công ty, với ngân sách nhà nước
Bộ máy kế toán gồm 13 người (có sơ đồ minh họa trang bên) có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo quyết toán sản xuất kinh doanh, xác định kết quả kinh doanh hàng tháng, lập các báo cáo tài chính quý, báo cáo quý nộp vào ngày 20 của tháng quý sau Đồng thời phải lập Báo cáo kế toán xây dựng cơ bản; Báo cáo kiểm kê vật tư, tiền vốn, tài sản cố định theo định kỳ 6 tháng, năm và Báo cáo thống kê tổng hợp về tình hình SXKD gửi cấp trên và ban ngành liên quan
Trình độ của đội ngũ kế toán tương đối đồng đều (13/13 là cử nhân kinh
tế chuyên ngành kế toán)
Trang 12Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phòng Tài chính - Kế toán
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán phòng TC - KT
III Chức năng, nhiệm vụ của các phần hành
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn bộ phận công tác
kế toán, thống kê trong đơn vị; chịu trách nhiệm về độ chính xác và tin cậy của các báo cáo với lãnh đạo cấp trên
- Kế toán tổng hợp SXKD điện: Làm công tác kiểm tra, tổng hợp, lập các
báo cáo liên quan đến SXKD điện
- Kế toán thuế: Theo dõi và hạch toán chi tiết các loại thuế có liên quan
đến doanh nghiệp như: Thuế GTGT đầu vào và đầu ra, thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất Phụ trách các TK 133, TK 333 và các TK chi tiết có liên quan
- Kế toán lương và các khoản trích theo lương: Theo dõi và hạch toán chi
tiết, tổng hợp tiền lương, các khoản trích theo lương của toàn doanh nghiệp Phụ trách TK 334, TK 338 cùng các TK chi tiết có liên quan
- Kế toán nguyên vật liệu: Hạch toán chi tiết, tổng hợp tình hình tăng,
giảm nguyên vật liệu, sự biến động của nguyên vật liệu tồn kho, sự mất mát, hao hụt vật tư trong quá trình bảo quản vật tư Phụ trách TK 152, TK 153
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÓ PHÒNG TỔNG HỢP
SX ĐIỆN VÀ VIÊN THÔNG
KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
KẾ TOÁN NHẬP, XUẤT VẬT LIỆU
KẾ TOÁN
TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG &
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
KẾ TOÁN THEO DÕI THUẾ
KẾ TOÁN THANH TOÁN, TẠM ỨNG
KẾ TOÁN THEO DÕI CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Trang 13- Kế toán thanh toán và theo dõi tạm ứng: Theo dõi và hạch toán chi tiết,
tổng hợp tình hình tăng, giảm, tồn quỹ tiền mặt, theo dõi tình hình công nợ tạm ứng của công nhân viên trong doanh nghiệp Phụ trách TK 111, TK 141 và các
TK chi tiết liên quan
- Kế toán giá thành điện, viễn thông: Hạch toán chi tiết, tổng hợp các chi
phí phát sinh liên quan đến sản phẩm điện, viễn thông Phụ trách một số tài khoản: TK 154, TK 627,TK 641, TK 642
- Kế toán SCL và sản xuất khác: Hạch toán chi tiết và tổng hợp các chi phí
phát sinh liên quan đến các công trình SCL TSCĐ và một số hoạt động kinh doanh khác Phụ trách một số tài khoản: TK 1543, TK 2413
- Thủ quỹ: Theo dõi tình hình tăng, giảm trực tiếp tồn quỹ tiền mặt thông
qua sổ quỹ tiền mặt Căn cứ vào các chứng từ phù hợp, có liên quan thủ quỹ sẽ xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt
- Thống kê công nghiệp: Có nhiệm vụ thực hiện các thống kê công nghiệp
Khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh (tháng, quý, năm), phòng Tài chính
kế toán sẽ tiến hành lập các báo cáo tài chính trình cơ quan chủ quản (như Cục thuế, Cục thống kê, sở tài chính) và Tổng công ty Điện lực Miền bắc phê duyệt
Với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán nên công việc đã được giảm nhẹ rất nhiều Từ các chứng từ gốc đầu vào, máy sẽ tự sắp xếp, lên sổ sách và báo cáo
Kế toán viên có thể theo dõi, kiểm tra, đối chiếu số liệu tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày Song cũng không thể phủ nhận vai trò của kế toán viên trong công tác kế toán, một số phần hành, báo cáo vẫn phải thực hiện trên phần mềm Exel
4 Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp tại Công ty Điện lực Thái Nguyên
Công tác kế toán của Công ty Điện lực Thái Nguyên được tổ chức tập trung tại phòng Tài chính kế toán với bộ máy kế toán hoàn chỉnh thực hiện từ khâu thu thập chứng từ, phân loại, xử lý chứng từ đến khâu ghi sổ và lập các báo cáo kế toán theo quy định
Hiện nay, Công ty Điện lực Thái Nguyên đang áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính,
Trang 14chuẩn mực kế toán mới ban hành và quy định kế toán doanh nghiệp áp dụng trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam được bộ Tài chính chấp thuận theo công văn
số 774/BTC-CĐKT ngày 19/06/2006 của Bộ tài chính thống nhất chung trong toàn ngành
Công ty Điện lực Thái Nguyên áp dụng hình thức “Nhật ký chung” trong
công tác hạch toán kế toán ở đơn vị với niên độ kế toán là 1 năm (bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm) Đây là hình thức kế toán khá đơn giản và
dễ áp dụng vào phần mềm kế toán Việc hạch toán thu chi, ghi chép sổ kế toán theo nguyên tắc của Bộ Tài chính, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Điện lực Miền bắc
Căn cứ vào đặc điểm của ngành, đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế theo phương pháp khấu trừ, hạch toán chi tiết theo phương pháp ghi sổ song song
Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung tại Công ty Điện lực Thái Nguyên
Ghi chú :
Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu, kiểm tra
Chứng từ gốc và bảng phân bổ chứng từ gốc
Trang 15 Căn cứ chứng từ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kế toán được ghi vào bảng tổng hợp và nhật ký chứng từ Đồng thời căn cứ vào bảng tổng hợp và nhật ký chứng từ để vào sổ thẻ kế toán chi tiết, sổ cái
Việc ghi chép của kế toán doanh nghiệp được kết hợp ghi theo trình tự thời gian và ghi theo hệ thống Đó là sự kết hợp giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kết toán chi tiết, giữa việc ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu vào cuối tháng
Về nhật ký chung: Công ty Điện lực Thái Nguyên thuộc đối tượng tính
và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán sử dụng hoá đơn GTGT, hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng, chứng từ đầu vào như hoá đơn mua hàng, hoá đơn tiền nước, điện thoại
Về tài khoản Công ty Điện lực Thái nguyên sử dụng tài khoản kế toán theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính ban hành theo Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 và quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính
Công ty đang sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: TK 111, 112, 131, 133,
138, 152, 153, 154, 156, 211, 214, 311, 333, 334, 338, 411, 511, 627, 641, 642,
711, 811, 911 trong hệ thống tài khoản công ty đang sử dụng Công ty còn mở chi tiết cho từng đối tượng công nợ TK 131, 331, 138 để theo dõi cho từng khách hàng
Quá trình luân chuyển chứng từ: Do chứng từ có nhiều loại với đặc tính luân chuyển khác nhau nên các giai đoạn cụ thể của quá trình luân chuyển chứng
từ của Doanh nghiệp bao gồm các bước sau:
Bước 1: Lập chứng từ và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào chứng từ, chứng từ được lập lập theo mẫu do nhà nước quy định
Bước 2: Kiểm tra chứng từ và ghi sổ kế toán, khi nhận chứng từ kế toán kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, hạch toán chứng từ và vào chương trình phần mềm kế toán
Bước 3: Lưu trữ và bảo quản chứng từ
Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12, Công ty lập báo báo hàng tháng
Trang 16 Đơn vị tiên tệ: Đồng Việt Nam.
Phương pháp tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp thanh toán: Tiền mặt, chuyển khoản
Về báo cáo tài chính nộp cho Tổng Công ty Điện lực Miền bắc, Sở Tài chính, Cục thuế Thái Nguyên, Cục thống kê Thái Nguyên
Công ty Điện lực Thái Nguyên sử dụng báo cáo tài chính theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 gồm các bảng sau:
+ Bảng cân đối phát sinh+ Bảng cân đối kế toán+ Báo cáo kết quả kinh doanh+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ+ Thuyết minh báo cáo tài chính
Trang 17PHẦN 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC
THÁI NGUYÊN
I Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty điện lực Thái Nguyên
1 Đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty điện lực Thái Nguyên
NVL,CCDC là một trong những yếu tố cấu thành sản phẩm của quá trình sản xuất Ở ngành điện nói chung và ở Công ty điện lực Thái nguyên nói riêng thì nó có vai trò cực kỳ quan trọng và do đó công tác kế toán vật liệu luôn được quan tâm chú ý và thực hiện như ở các đơn vị hạch toán độc lập khác Ngành điện có những qui trình công nghệ riêng biệt nên NVL,CCDC của Điện lực Thái Nguyên cũng có đặc điểm riêng.Vật liệu chủ yếu là những vật liệu chuyên ngành như công tơ, áp tô mát, cáp, dây điện, dầu máy biến thế, dầu cách điện, hòm công tơ Vật liệu sau khi thi công thì phần lớn sẽ ở ngoài trời, nếu chất lượng không được đảm bảo thì sẽ gây nên tai nạn, do đó chất lượng vật liệu là đối tượng đang được quan tâm hàng đầu của ngành điện
1.1 Phân loại nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ
* Vật liệu dùng cho công tác xây dựng các công trình điện, thi công sửa chữa các đường dây, phục vụ vận hành và kinh doanh bán điện an toàn liên tục được phân loại theo sổ danh điểm vật liệu từ trên Công ty và thực hiện thống nhất trong toàn Công ty Hiện nay tại công ty vật liệu được phân thành 5 nhóm chính:
• Nhóm 1: Vật liệu chính (TK 15221) - Bao gồm các loại vật tư chủ yếu
để xây dựng các công trình điện, thi công sửa chữa các đường dây, công trình điện Nhóm này chi tiết thành 385 loại vật liệu chính như cáp, dây, cầu dao, xà, đầu cốt, đầu cáp, cột, máy biến áp, dao cách ly
• Nhóm 2: Nhiên liệu (TK 1521) - Bao gồm các loại dầu, mỡ, dầu cách điện, dầu máy biến thế, nhựa cách điện, xăng Nhóm này chi tiết thành 16 loại vật liệu
Trang 18• Nhóm 3: Vật liệu phụ (TK 15222) - Bao gồm các loại aptômát, TI, TU Nhóm này chi tiết thành 41 loại vật liệu phụ.
• Nhóm 4: Phụ tùng (TK 1523) - Bao gồm các loại công tơ đo đếm điện 1 pha, 3 pha, hữu công, vô công, điện tử Nhóm này chi tiết thành 41 loại vật liệu khác nhau
• Nhóm 5: Vật liệu thu hồi (TK 1525) - Bao gồm các loại vật liệu đã cũ, thu hồi khi xây dựng mới, cải tạo các công trình điện
* Công cụ,dụng cụ (TK 153) bao gồm các dụng cụ sản xuất, giày, quần áo, mũ bảo hiểm, gang tay…
1.2 Công tác quản lý NVL, CCDC tại Công ty Điện lực Thái Nguyên 1.2.1 Những yêu cầu về quản lý, bảo quản NVL, CCDC
Nhận thức được vai trò quan trọng và những đặc tính của NVL ngành điện có giá trị lớn, dễ hỏng hóc… Công ty điện lực Thái nguyên luôn nâng cao công tác bảo quản, quản lý vật liệu với những yêu cầu rất cụ thê:
• Kho vật tư phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đối với từng chủng loại lưu trữ và bảo quản tại đó; Có đủ các trang thiết bị cần thiết để quản lý theo yêu cầu của từng chủng loại vật tư
• Mỗi loại vật tư thiết bị đều phải có thẻ kho ghi số liệu nhập ban đầu, cập nhật vật liệu nhập – xuất – tồn và số liệu qua các đợt kiểm kê Thủ kho chịu trách nhiệm hoàn toàn về số vật tư, thiết bị được giao quản lý tại kho
• Mỗi loại vật tư, thiết bị phải được để ở 1 vị trí, được đánh ký hiệu vị trí và ghi ký hiệu này vào thẻ kho để dễ tìm kiếm
• Có sơ đồ bố trí kho, phân vùng cho từng chủng loại vật tư Bố trí các thiết bị điều hòa, nhiệt độ để bảo quản các vật tư quý hiếm cũng như các vật tư theo yêu cầu của nhà chế tạo
• Bảo dưỡng định kỳ theo đúng yêu cầu kỹ thuật của nhà chế tạo hoặc quy định hướng dẫn đối với những chủng loại vật tư được yêu cầu nhằm đản bảo thiết bị, vật tư duy trì ở trạng thái tốt (không bị han gỉ, không bị hư hao, không mối mọt…)
Trang 19Đồng thời Công ty điện lực Thái Nguyên cũng rất chú trọng đến việc kiểm tra NVL, CCDC để phòng tránh những mất mát, sai sót, đảm bảo vật tư được cung ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất hoặc truyền tải…Công tác kiểm tra được thực hiện cụ thể như sau:
1 Bộ phận vật tư và phòng Tài chính – Kế toán của đơn vị thường xuyên kiểm tra hồ sơ số liệu, ghi chép cập nhật và cấp phát vật tư, chế độ luân chuyển chứng từ (kho – thống kê kho – kế toán kho) Tổ chức kiểm tra kho đột xuất hoặc định kỳ
2 Định kỳ công ty tổ chức đối chiếu thẻ kho với thực tế để xác định thừa thiếu và phân loại những vật tư không sử dụng, tồn kho lớn, những vật tư có nhu cầ sử dung nhiều nhưng đã hết để có biện pháp cung ứng kịp thời
3 Tiến hành xử lý khi phát hiện vật tư bị thiếu
1.2.2 Cách tính giá nguyên vật liệu
Tính giá vật liệu về thực chất là việc xác định giá trị ghi sổ của vật liệu Theo quy định, vật liệu được tính theo giá thực tế (giá gốc) Nguyên tắc này được kế toán Việt Nam thừa nhận chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho (IAS) số 2
Giá thực tế nhập kho:
• Với vật liệu mua ngoài: Giá thực tế gồm giá mua ghi trên hoá đơn của người bán cộng (+) thuế nhập khẩu (nếu có) và các chi phí thu mua thực tế (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nhân viên thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, chi phí thuê kho, thuê bãi, tiền phạt lưu kho, lưu hàng, lưu bãi ) trừ các khoản giảm giá hàng mua được hưởng
• Với vật liệu tự sản xuất: Tính theo giá thành sản xuất thực tế
• Với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: Giá thực tế gồm giá trị vật liệu xuất chế biến cùng các chi phí liên quan (tiền thuê gia công, chế biến, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong định mức )
• Với vật liệu nhận đóng góp từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia liên doanh: Giá thực tế là giá thoả thuận do các bên xác định cộng (+) với các chi phí tiếp nhận (nếu có)
Trang 20• Với phế liệu: Giá thực tế là giá ước tính có thể sử dụng được hay giá trị thu hồi tối thiểu.
• Với vật liệu được tặng, thưởng: Giá thực tế tính theo giá thị trường tương đương cộng (+) chi phí liên quan đến việc tiếp nhận
Giá thực tế xuất kho:
Đối với vật liệu xuất dùng trong kỳ, Công ty điện lực Thái Nguyên sử dụng phương pháp tính giá bình quân gia quyền tức thời Theo phương pháp này, giá thực tế vật liệu cùng chủng loại xuất dùng trong kỳ được tính theo công thức:Giá thực tế vật
liệu xuất dùng
= Giá trị vật tư tồn kho tại thời điểm xuất vật tư
Số lượng vật tư tồn kho tại thời điểm xuất vật tư
Trường hợp xuất thẳng đơn vị cũng phải làm thủ tục nhập xuất kho và tính giá thành theo phương pháp thực tế đích danh Tại ban quản lý dự án: Vật
tư thiết bị xuất cho các công trình xây dựng cơ bản thì tính giá xuất kho theo thực tế đích danh
2 Quy trình hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty điện lực Thái Nguyên
2.1 Hạch toán chi tiết
Để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu Công ty điện lực Thái nguyên sử dụng phương pháp thẻ song song giúp cho việc ghi chép được đơn giản, dễ kiểm tra, dễ đối chiếu nhằm hạch toán chính xác, đầy đủ sự biến động của nguyên vật liệu
Sơ đồ hạch toán như sau:
Ghi chú:
Chứng từ nhập
Sổ chi tiết vật liệu
Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồnChứng từ xuất
Thẻ kho
Trang 21Ghi hàng ngày.
Đối chiếu, luân chuyển
Ghi cuối tháng
Sơ đồ 4: sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
Các chứng từ sử dụng để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Hóa đơn giá trị gia tăng
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Giấy đề nghị lĩnh vật tư
Phiếu xuất kho
* Nhập vật tư
- Nguyên tắc hạch toán: ở kho hạch toán về mặt số lượng, phòng kế toán ghi chép cả về số lượng và giá trị từng chủng loại nguyên vật liệu
- Khi giám đốc duyệt giấy báo giá, bộ phận cung ứng sẽ đi mua vật liệu
Bộ phận cung ứng khi mua hàng sẽ mang hóa đơn GTGT về giao cho kế toán vật liệu
Trang 22Địa chỉ: 52 – Lê Đại Hành – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội
Số tài khoản: 102 100000 26615 ngân hàng TMCP Công Thương VN- CN.TP
Hà Nội
Điện thoại: 04 8257 979 MS: 02 001 11700 5
Họ tên người mua hàng: Ông Lương Văn Quang
Đơn vị: Công ty điện lực Thái Nguyên
Địa chỉ: 31 – Đường Hoàng Văn Thụ – TP Thái Nguyên
Số tài khoản: 10201000439013 (tại Ngân hàng Công thương tỉnh Thái Nguyên)Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MS: 01 001 01114 1
STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
Cộng tiền hàng: 1.000.000Thuế suất GTGT: 10 % Tiền thuế GTGT: 100.000Tổng cộng tiền thanh toán: 1.100.000
Số tiền viết bằng chữ: Một triệu một trăm nghìn đồng chẵn
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Trang 23(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
- Trường hợp vật tư do Tổng công ty điện lực Miền Bắc cấp thì phải có phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Họ tên người vận chuyển: Lê Đại Thắng
Xuất tại kho: I
Nhập tại kho: Công ty điện lực Thái Nguyên
Thực nhập
1 Cầu dao tự
động 3629510 Cái 50 50 600.000 30.000.000Tổng:
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Ba mươi triệu đồng chẵn
Xuất, ngày 03 tháng 03 năm 2011 Nhập, ngày 04 tháng 03 năm 2011
Trang 24liệu tự mua) hoặc hóa đơn kiêm phiếu vận chuyển nội bộ (nếu là vật liệu do công ty cấp) Thủ kho lập phiếu nhập kho làm 4 liên: 1 thủ kho giữ, 1 giao cho
kế toán, 1 người mua hàng giữ, 1 lưu
Họ tên người giao hàng: Quang
theo số HĐ 06352 ngày 04 tháng 03 năm 2011 của Công ty NG VINA
Nhập tại kho: Kho nguyên vật liệu - vật liệu
C.từ
Thực nhập
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toántrưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởngđơn vị
(Ký, họ tên)
Trang 25(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toántrưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởngđơn vị
(Ký, họ tên)
- Với những trường hợp vật liệu nhận của công ty có một số to lớn cồng kềnh không thể nhập kho Điện lực mà chuyển thẳng đến công trình thì bộ phận vật tư vẫn phải báo cho kho để lập phiếu nhập kho đồng thời lập phiếu xuất kho
* Xuất vật tư:
Trang 26- Khi thực hiện một phương án nào hoặc các đội tổ có nhu cầu sử dụng vật liệu, đơn vị sử dụng làm giấy đề nghị cấp vật liệu Thủ kho xuất vật liệu căn
cứ trên giấy đề nghị lĩnh vật tư (biểu số 5)
Biểu số 5
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc - Thái nguyên, ngày 22 tháng 03 năm 2011
Trang 27quá trình sản xuất Phiếu xuất kho được lập thành 4 liên: 1 thủ kho giữ, 1 giao cho tài vụ, 1 bộ phận sử dụng giữ, 1 để lưu.
Biểu số 6
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC
MIỀN BẮC
CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÁI NGUYÊN
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày lập phiếu: 26/03/2011 Liên số: 2 – Lưu vật tư
Mẫu số: 02-VT
Số 15/2006/QĐ - BTC
Số: 0466
Họ và tên người nhận: Mạnh Địa chỉ (Bộ phận): Đội vận hành
Lý do xuất kho: Lắp mới ba pha tháng 4
Xuất tại kho: Kho nguyên vật liệu - vật liệu
STT Mã VT Tên, nhãn
hiệu, quy
ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Tài Khoản
Yêu cầu
động
m Cái
100 20
100 20
5.561 600.000
556.100 12.000.000
141 141
15221 15221
+ Trình tự ghi chép tại kho:
Hàng ngày thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập, xuất NVL ghi số lượng NVL thực nhập, thực xuất vào thẻ kho (hoặc sổ kho) Hàng ngày sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải chuyển các chứng từ nhập, xuất về ban Tổ chức kế toán
Trang 28Mạnh-Đội VH, lắp mới ba pha tháng 5
100
Trang 29Cty điều chuyển 50
Hưng – CN Sông Công, SCTX
5
Mạnh-Đội VH, lắp mới ba pha tháng 5
20
Trang 30+ Trình tự ghi chép ở ban kế toán:
Kế toán vật tư mở thẻ hoặc sổ kế toán chi tiết NVL cho từng danh điểm NVL tương ứng với thẻ kho ở từng kho để theo dõi về mặt số lượng và mặt giá trị Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập, xuất kho của từng thủ kho chuyển đến, kế toán nguyên vật liệu phải kiểm tra từng chứng từ, ghi đơn giá và tính thành tiền Sau đó, ghi sổ hoặc thẻ chi tiết NVL có liên quan Cuối tháng kế toán cộng thẻ hoặc sổ tính ra tổng số nhập, tổng số xuất và tồn kho của thủ kho, lập báo cáo tổng hợp nhập, xuất, tồn kho về mặt giá trị để đối chiếu với bộ phận kế toán tổng hợp NVL
Trang 31Biểu số 9
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
1522 – NGUYÊN LIỆU– VẬT LIỆU
PHÁT SINH CÓ
TÀI KHOẢN: 1522 – NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU – NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU – VẬT LIỆU PHỤ
Số dư đầu kỳ 4 874 679 654
04/03 PN0403 Lương Văn Quang Nhập dây súp đôi 3311005 1.000.000
04/03 PN0404 Lê Đại Thắng Tổng CTy điều
26/03 PX0466 Trần Văn Mạnh Lắp mới ba pha
30/03 PX0482 52-Phạm Thị An Phục vụ sản xuất 6271312 303 520
30/03 PN0483 XNLM-Ngyễn
Hải Vân
Tái nhập VT CT LĐNT Xã Dương Thành- Phú Bình
138881 12 982 800
Cộng phát sinh tài khoản 745 197 761 833 903 780
Số dư cuối kỳ 4 785 973 633
2.2 Hạch toán tông hợp
Kế toán tổng hợp vật liệu là một khâu quan trọng trong tiến trình hạch toán vật liệu bởi nó đóng vai trò cung cấp những số liệu cần thiết phục vụ công tác quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Những thông tin do
Mẫu số: S38-DN
Số 15/2006/QĐ - BTC
Trang 32kế toán vật liệu cung cấp cho nhà quản lý nhằm tiến hành các hoạt động kiểm tra kiểm soát đối với các loại vật liệu, nhằm đảm bảo cho những hoạt động quản lý vốn lưu động có hiệu quả thiết thực, đúng với đường lối phát triển sản xuất và phát triển kinh tế.
Hiện nay, tại Công ty điện lực Thái Nguyên khâu kế toán tổng hợp vật liệu được thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên, hình thức hạch toán nhật ký chung
NVL,CCDC hiện thiếu khi kiểm kê
TK 152,153
TK 333
TK 338
VAT được khấu trừ
NVL,CCDC xuất kho dùng cho SXKD( giá trị nhỏ)
CCDC xuất cho SXKD Phải phân bổ dần Nhập khẩu NVL
CCDC
TK 133
CCDC,NVL mua ngoài nhập kho
Thuế NK,TTĐB của CCDC,NVL NK
142, 242
Trang 33Biểu số 10: BẢNG TỔNG HỢP NHẬP XUẤT TỒN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ THEO TK KHO
TÀI KHOẢN KHO: 15218
TÊN KHO: Kho nhiên liệu
TÀI KHOẢN KHO: 1522
TÊN KHO: Nguyên liệu - vật liệu
TÀI KHOẢN KHO: 153
TÊN KHO: Kho công cụ dụng cụ
188.543.
Trang 34Biểu số 11
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
TK 152: Nguyên vật liệu Tháng 03/2011
S03b-DN
Số 15/2006/QĐ - BTC
ĐVT: VNĐ Ngày, tháng
Sổ này có….trang đánh số từ 01 đến….
Ngày mở sô:…
Ngày…tháng…năm…
Trang 36II Kế toán TSCĐ tại Công ty điện lực Thái Nguyên
1 Đặc điểm TSCĐ tại công ty tại Công ty Điện lực Thái Nguyên
TSCĐ của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, chủ yếu là tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và vốn tự bổ xung Phần lớn các máy móc thiết bị có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và đòi hỏi một chế độ vận hành, bảo dưỡng khá phức tạp
Năm 2009, tổng tài sản của doanh nghiệp là: 470.353.609.379 đ, trong đó TSCĐ là: 316.759.712.427 đ, chiếm 67,35 %
Tính đến hết ngày 31/12/2010, tổng tài sản của doanh nghiệp là: 601.235.088.376 đ, trong đó TSCĐ chiếm 317.487.313.226đ, tương ứng chiếm 52,3 %
Cụ thể: - Giá trị vật kiến trúc, nhà cửa: 28.871.929.907 đ
- Giá trị máy móc, thiết bị: 101.743.724.238 đ
- Giá trị phương tiện vận tải, truyền dẫn: 186.871.659.081 đ1.1 Các nguồn hình thành TSCĐ
- Nhà, cửa, vật kiến trúc: Phòng làm việc, nhà xưởng, nhà thí nghiệm
- Máy móc, thiết bị: Xe máy thi công
- Phương tiện vận tải: ô tô, xe vận tải nhỏ 3 chiếc, xe máy
- Dụng cụ quản lý: Máy vi tính, máy in, máy photo
• TSCĐ vô hình:
- Quyền sử dụng đất, phần mềm kế toán máy vi tính
* Công ty không có TSCĐ thuê tài chính
Trang 37Giá mua tài sản cố định + Các loại chi phí - Chiết khấu(Hoá đơn) (Thuế NK nếu
có)
(Các khoản giảm giá nếu có)
- Việc ghi sổ theo nguyên giá cho phép đánh giá đúng năng lực, trang thiết
bị cơ sở vật chất, quy mô của Công ty, là cơ sở để tính khấu hao, theo dõi tình hình thu hồi vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng tài sản cố định Kế toán phải triệt
để, tôn trọng ghi theo nguyên giá của từng đối tượng Tài sản cố định ghi trên sổ chỉ được xác định khi tăng tài sản và không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại
Biên bản giao nhận TSCĐ sữa chữa hoàn thành
Biên bản đánh giá lại TSCĐ
Trang 38để ghi sổ cái tài khoản, đồng thời các chứng từ gốc sau khi được sử dụng để ghi vào sổ Nhật ký chung và ghi vào sổ kế toán tổng hợp được dùng làm căn cứ ghi
sổ, thẻ chi tiết TSCĐ
Cuối kỳ lập bảng tổng hợp chi tiết trên cơ sở sổ và thẻ chi tiết để làm căn
cứ đối chiếu với Sổ cái
Cuối kỳ số liệu trên tài khoản 211 tài khoản 214 sau khi đối chiếu, kiểm tra với số liệu ghi trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính Có thể mô tả khái quát trình tự ghi sổ như sau:
Sơ đồ 6: Trình tự ghi sổ kế toán tăng, giảm và khấu hao TSCĐ
Nhật ký chung Thẻ TSCĐ
Sổ chi tiết TSCĐ
Sổ cái tài khoản 211 tài
khoản 214
Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Trang 39Đơn vị bán hàng: Công ty phát triển tin học DTIC
Địa chỉ: 156 Lương Ngọc Quyến
Số tài khoản…711A 1739 2518 2113……….
Điện thoại………MS……….………
Họ tên người mua hàng: Lâm
Đơn vị: Công ty Điện lực Thái nguyên
Địa chỉ: 31- Hoàng Văn Thụ - TP Thái nguyên
Số tài khoản 10201000439013
Hình thức thanh toán: Tiền gửi ngân hàng MS: 2800240161-1
TT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị
tính
Số lượng
Số tiền bằng chữ: (Bốn mươi triệu chín trăm bốn bảy nghìn tám trăm ba mươi đồng) Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu)
Khi tiến hành giao nhận 2 bên lập biên bản giao nhận TS:
HÓA DƠN GTGT
Trang 40Biểu số 13
CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: 31 – Hoàng Văn Thụ - TP Thái Nguyên
Bên A: Công ty Điện lực Thái Nguyên (bên mua)
Địa chỉ: 31 – Hoàng Văn Thụ - TP Thái Nguyên
Do ông (bà): Đinh Hoàng Dương - Chức vụ giám đốc - làm đại diện Bên B: Công ty phát triển tin học DTIC (bên bán)
Địa chỉ: 156 Lương Ngọc Quyến – TP Thái Nguyên
Do ông (bà): Nguyễn Hùng - Chức vụ: P giám đốc - làm đại diện
Bên B đã bàn giao và trang bị cho bên A gồm:
Thủ trưởng
(Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)Người nhận Người giao
Biểu số 14
CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: 31 – Hoàng Văn Thụ - TP Thái Nguyên
Mẫu số 12 – TSCĐ
Số 15/2006/QĐ - BTC