PHƯƠNG THỨC SO SÁNH, CA TỪ, TRỊNH CÔNG SƠN
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HÀN THỊ THU HƯỜNG
PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG CA TỪ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Tạ Văn Thông
THÁI NGUYÊN - 2010
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 2HÀN THỊ THU HƯỜNG
PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG CA TỪ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì một công trình khoa học nào khác
Tác giả luận văn
HÀN THỊ THU HƯỜNG
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Đóng góp của luận văn 8
7 Bố cục của luận văn
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TẾ
1.1 Khái quát về so sánh 10
1.1.1 Khái niệm “so sánh” 10
1.1.2 Cấu trúc so sánh 12
1.1.3 Các kiểu so sánh 17
1.2 Khái quát về ca từ 20
1.2.1 Khái niệm “ca từ” 20 1.2.2 Ngôn ngữ trong ca từ 21
1.2.3 Hình tượng ca từ 23
1.2.4 Chủ thể cảm xúc trong ca từ 24
1.3 Trịnh Công Sơn và những ca khúc của ông 27
1.3.1 Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Trịnh Công Sơn 27
1.3.2 Khái quát về những ca khúc của Trịnh Công Sơn 32
Tiểu kết 36 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA CỦA PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN 2.1 Đặc điểm hình thái - cấu trúc của phương thức so sánh trong 38
ca từ Trịnh Công Sơn 2.1.1 Các kiểu cấu trúc so sánh 38
Trang 52.1.2 Đặc điểm của yếu tố được so sánh 49
2.1.3 Đặc điểm của yếu tố so sánh 52
2.1.4 Đặc điểm của các từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh 57
2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của phương thức so sánh trong ca từ 59
Trịnh Công Sơn 2.2.1 Đặc điểm của yếu tố được so sánh 59
2.2.2 Đặc điểm của yếu tố so sánh 66
2.2.3 Mối tương quan ngữ nghĩa giữa yếu tố được so sánh và 71
yếu tố so sánh Tiểu kết 75
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC SO SÁNH VỚI HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG CA KHÚC TRỊNH CÔNG SƠN 3.1 Phương thức so sánh với hình tượng em - người tình 77
3.2 Phương thức so sánh với hình tượng tôi - chủ thể trữ tình 83
3.3 Phương thức so sánh với những chiêm nghiệm về tình yêu 93
3.4 Phương thức so sánh với những chiêm nghiệm về đời người 100
Tiểu kết 105
KẾT LUẬN 107
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Để nhận thức thế giới khách quan, để hiểu rừ cỏc sự vật hiện tượng
với các thuộc tính muôn màu muôn vẻ trong đời sống, con người thường thực hiện việc so sánh, nhằm phát hiện ra những thuộc tính đồng nhất và khác biệt giữa các sự vật hiện tượng này, để quy loại và phân biệt chúng với nhau Có thể nói, so sánh là một thao tác thường xuyên, có ý thức hoặc vô thức, trong đời sống hàng ngày của con người Đối với văn học nghệ thuật, so sánh được xem là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo Nghiên cứu về phép so sánh của một tác phẩm văn nghệ giúp ta tìm hiểu một cỏch thức quan trọng (trong số các phép tu từ khác) được các tác giả dùng để tạo nên ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm của mình
Từ xa xưa, âm nhạc đã là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với nhân loại, bởi nó đem lại cho con người những cảm xúc khỏc nhau qua sự cảm nhận những hình tượng nghệ thuật Việc nghiên cứu âm nhạc nói chung
và ca từ nói riêng là một công việc không đơn giản nhưng đầy lí thú
Cũng như trong các hình thức văn nghệ khác, so sánh trong ca từ rất cần được chú ý, về phương thức này góp phần quan trọng trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật và giúp nghệ sĩ đưa tác phẩm (bài ca) đi vào lòng người nghe
1.2 “Người hát rong qua nhiều thế hệ”, “người ca thơ”, “người viết
tình ca hay nhất thế kỉ”…, đó là những từ ngữ người ta đã dùng để gọi Trịnh Công Sơn - người nhạc sĩ mà mỗi khi những ca khúc của ông được cất lên, chúng ta đều cảm thấy lòng mình như lắng lại trong nhịp điệu và tiết tấu du dương, với một nỗi buồn da diết, để chiêm nghiệm, để nhìn lại mình, để trí tưởng tượng bay xa đến thế giới của những yêu thương tha thiết, những nỗi dằn vặt về tình yêu và thân phận con người Những ca khúc của ông không chỉ mang lại một “giọng điệu” riêng, mà cũn thể hiện tớnh nhõn văn sâu sắc
Ở Việt Nam, chưa có nhạc sĩ nào tạo dựng được cho mình một dòng nhạc độc
Trang 7lập như Trịnh Công Sơn Người ta vẫn thường gọi dòng nhạc của ông với cái tên bình dị, thân quen, là: “Nhạc Trịnh”
Trong những năm tháng đất nước chìm trong khói lửa chiến tranh, nhạc
sĩ này đã ôm đàn “hát cho dân tôi nghe” Những ca khúc của ông đã vượt lên mưa bom bão đạn, vượt lên cảnh “máu xương trập trùng”, xoá nhoà đi cái gương mặt gớm giếc của cuộc chiến và chinh phục hàng triệu trái tim yêu nhạc thuộc đủ mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, và rồi vang mói cho tới ngày nay Không chỉ phổ biến trong nước, nhiều ca khúc của ông đã vượt biên giới, đến với các quốc gia khác như Pháp, Mĩ, Canađa, Nhật Bản…, được dịch ra nhiều thứ tiếng và được đông đảo công chúng đón nhận
Một trong những yếu tố làm nên sức sống của nhạc Trịnh chính là phần
ca từ và đó cũng là nơi thể hiện sự tài hoa trong sử dụng tiếng Việt của ông Nhạc sĩ Văn Cao cho rằng âm nhạc của Trịnh Công Sơn là kết quả của một cuộc “hôn phối kì diệu” giữa phần ca từ và phần âm nhạc, hai phần này hoà quyện vào nhau đến mức khó có thể tách rời, làm nên hồn cốt nhạc Trịnh, và
vì thế ông gọi nhạc sĩ họ Trịnh là “người ca thơ”; Tác giả Hoàng Ngọc Hiến đánh giá: “Tất cả ca từ của nhạc Trịnh Công Sơn làm thành một tình ca hay nhất thế kỉ” [45, tr.351]; Nhà nghiên cứu âm nhạc Dương Viết Á cho rằng:
“Ngay cả trong những năm tháng “chia tay” giữa thơ và ca, xét riêng về ca từ, nhiều nhạc sĩ cần được gọi thêm là nhà thơ, thậm chí nên được tuyển chọn vào các tập thơ của thế kỉ XX: Đặng Thế Phong, Văn Cao, Trịnh Công Sơn…” [2, tr.226]… Tuy phần ca từ của nhạc Trịnh được đánh giá cao như vậy, nhưng cho đến nay lại ít có những công trình nghiên cứu chuyờn biệt, đầy đủ và sâu sắc
2.3 Đã có rất nhiều bài viết cũng như các công trình nghiên cứu về
cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của Trịnh Công Sơn, nhưng trong một vài cụng trỡnh có chú ý đến nghiên cứu ca từ của ông, thỡ việc tìm hiểu một cách
Trang 8có hệ thống các biện pháp tu từ, trong đó có so sánh, vẫn là vấn đề cũn bỏ ngỏ
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn và tiến hành
nghiên cứu đề tài: Phương thức so sánh trong ca từ của Trịnh Công Sơn
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1 Các phương thức biểu hiện của ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm
văn chương, trong đó có phương thức so sánh, đã được nhiều nhà nghiên cứu trước đây đề cập tới
Lịch sử nghiên cứu phương thức so sánh ghi nhận tên tuổi của nhà triết học, nhà hùng biện lỗi lạc của Hi Lạp là Arisstotle (384 - 322 TCN) Trong
cuốn Thi học, khi trình bày những cách tu từ chủ yếu và phổ dụng, Arisstotle
đã chú ý đến so sánh Ông xem đây là một trong những biện pháp được sử dụng rất phổ biến trong văn chương, đặc biệt rất đắc dụng trong thơ ca nhằm tăng hiệu quả biểu cảm và giỏ trị thẩm mĩ
Ở Trung Hoa cổ đại, cùng với ẩn dụ, lí luận về so sánh được bộc lộ qua những lời bình giải về hai thể tỉ và hứng trong thơ ca dân gian Trung Quốc Trong các công trình nghiên cứu, các học giả Trung Hoa thường dùng khái niệm “tỉ” và “hứng” khi nói về phương thức nghệ thuật có liên quan đến cách
ví von bóng gió
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu phương thức nghệ thuật này trên quan điểm ngữ văn học được kế thừa và phát triển truyền thống bình giảng tác phẩm văn học Trung Hoa, theo khuynh hướng coi đó là thuộc mĩ từ pháp, là một trong những “phép làm văn”
Cho đến nay, ở Việt Nam đã có hàng loạt các công trình nghiên cứu về
các phương thức tu từ, trong đó có so sánh, tiêu biểu là: Đinh Trọng Lạc với
Giáo trình Việt ngữ (Nxb GD, 1964), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt (Nxb GD, 1996), Phong cách học tiếng Việt (Nxb GD, 1998); Cù Đình
Tú với cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt (Nxb ĐH&THCN,
Trang 91983); Hữu Đạt với cuốn Phong cách học tiếng Việt hiện đại (Nxb ĐHQGHN, 2001); Nguyễn Thế Lịch với Từ so sánh đến ẩn dụ (T/c Ngụn ngữ, số 3, 1991); Hoàng Kim Ngọc với cuốn So sỏnh và ẩn dụ trong ca dao
trữ tỡnh (Nxb KHXH, 2009)…
Qua tìm hiểu, có thể nhận thấy trong những công trình nghiên cứu kể trên, các tác giả đã chỳ trọng đến việc hình thành khái niệm, phân loại và tìm
ra giá trị của các phương thức tu từ nói chung và so sánh nói riêng Đây là cơ
sở lí thuyết vô cùng quí báu để luận văn có thể tham khảo trước khi đi sâu nghiên cứu về phương thức so sánh trong ca từ củaTrịnh Công Sơn
2.2 Sau khi Trịnh Công Sơn mất (1/4/2001), tính đến nay đã có khoảng
trên 10 cuốn sách viết về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của ông Cuốn sách
ra đời đầu tiên viết về người nhạc sĩ vừa quá cố là Trịnh Công Sơn - Một
người thơ ca, một cõi đi về do Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thuỵ Kha, Đoàn
Tử Huyến sưu tầm và biên soạn (Nxb Âm nhạc, Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, 2001) Sau đó cuốn sỏch này được bổ sung, biên soạn và tái bản
với tựa đề Một cõi Trịnh Công Sơn (Nxb Thuận Hoá, 2004) Tiếp theo, lần lượt được phát hành là các sách tập trung các bài viết của nhiều tác giả: Trịnh
Công Sơn - cát bụi lộng lẫy (Nxb Văn hoá, tạp chí Sông Hương, Huế, 2001), Trịnh Công Sơn - người hát rong qua nhiều thế hệ (Nxb Trẻ, 2004), Trịnh Công Sơn - rơi lệ ru người (Nxb Phụ nữ, 2006), Trịnh Công Sơn - cuộc đời,
âm nhạc, thơ, hội hoạ và suy tưởng (Nxb Văn hoá Sài Gòn, 2005)…
Ngoài những tập sách của tập thể tác giả kể trên, còn có những tác phẩm
của cá nhân, đó là: Trịnh Công Sơn - một nhạc sĩ thiên tài của Bửu Ý (Nxb Trẻ, 2003); Trịnh Công Sơn - có một thời như thế của Nguyễn Đắc Xuân (Nxb Văn học, 2003); Trịnh Công Sơn và cây đàn Lya của hoàng tử bé của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Nxb Trẻ, 2005); Vườn xưa - hành trình âm nhạc Trịnh Công Sơn của Nguyễn Hữu Thái Hoà (Nxb Trẻ, 2007); Trịnh Công Sơn - ngôn ngữ và
những ám ảnh nghệ thuật của Bùi Vĩnh Phúc (Nxb Văn hoá Sài Gòn, 2008)…
Trang 10Những cuốn sách này chủ yếu gồm những bài viết của bạn bè, người thân, đồng nghiệp, công chúng yêu nhạc và ngưỡng mộ tài năng của Trịnh Công Sơn, một số của các nhà báo, và số ít là các nhà nghiên cứu, phê bình văn học Những bài viết ấy đều có dung lượng nhỏ, chủ yếu là kể về những kỉ niệm, giai thoại, bày tỏ cảm xúc, ấn tượng và tình yêu đối với nhạc sĩ, cảm nhận đối với từng bài hát, những đồng cảm về thân phận con người trong chiến tranh qua những ca khúc phản chiến, những nỗi đau trong tình yêu, và những phát hiện về triết lí sống trong nhạc Trịnh…Chưa có nhiều những bài viết mang tính chất nghiên cứu ca từ dưới góc độ ngôn ngữ, càng ít gặp những bài viết nghiên cứu riêng về phương thức so sánh
Cuốn sách mang tính chuyên luận đầu tiên nghiên cứu về ca từ Trịnh
Công Sơn là cuốn Trịnh Công Sơn - ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật của
Bùi Vĩnh Phúc Trong cuốn sách này, tác giả đã dành riêng một chương để viết
về nghệ thuật ngôn ngữ của Trịnh Công Sơn Đó là cách viết ca khúc như những bài thơ, cách dùng những hình ảnh tỉnh lược, những câu bỏ lửng, những nét đối xứng và những biện pháp tu từ Trong phần viết về những biện pháp tu từ, tác giả có đề cập đến biện pháp so sánh nhưng ông chỉ dừng lại ở việc mô tả biện pháp này và đưa ra một số ví dụ minh hoạ, chứ chưa đi sâu nghiên cứu những đặc điểm về hình thái cấu trúc, đặc điểm về ngữ nghĩa cũng như vai trò của so sánh đối với việc xây dựng hình tượng nghệ thuật trong ca khúc Trịnh Công Sơn
Ngoài những cuốn sách viết về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của Trịnh Công Sơn đã xuất bản kể trên, có thể kể đến những công trình nghiên cứu mang tính chất chuyên đề về ca từ nhạc Trịnh: Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Văn học Việt Nam của Nguyễn Thị Thanh Thuý, Đại học Sư phạm
Quy Nhơn (2006) với đề tài Ca từ Trịnh Công Sơn - những ca khúc về tình
yêu và thân phận con người với những mảng nghiên cứu về cuộc đời và sự
nghiệp, tầm ảnh hưởng của Trịnh Công Sơn, thân phận con người và tình yêu
Trang 11trong ca khúc Trịnh Công Sơn; Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Văn học Việt
Nam của Lê Thị Thu Hiền, Đại học Sư phạm Hà Nội (2007) với đề tài Quan
niệm nhân sinh trong ca từ Trịnh Công Sơn, đó đi vào nghiên cứu quan niệm
về cõi sống, về cái chết và về tình yêu của Trịnh Công Sơn; Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Lí luận ngôn ngữ của Nguyễn Thị Bích Hạnh, Đại học Sư
phạm Hà Nội (2008) với đề tài Hệ thống biểu tượng trong ca từ Trịnh Công
Sơn, đã hệ thống hoá những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong ca từ Trịnh
Công Sơn, sắp xếp các biểu tượng theo những hệ thống nhỏ, từ hệ thống những biểu tượng có chất liệu trực quan đến hệ thống những biểu tượng không có chất liệu trực quan và sự chuyển hoá giữa chúng, từ đó soi chiếu, giải mã các biểu tượng trong hệ thống, gúp phần làm sáng tỏ thế giới tinh thần
của nghệ sĩ (luận văn này mới đây đó xuất bản thành sỏch với nhan đề Biểu
tượng ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn, Nxb Khoa học xó hội,
2009)…
Tóm lại, lần theo trình tự thời gian của các cụng trỡnh và bài viết về ca khúc Trịnh Công Sơn đến nay, chưa thấy có tài liệu nào nghiên cứu riêng hoặc nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về phương thức so sánh trong ca từ của ông
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích tìm hiểu sự thể hiện đa dạng và những vai trò khác nhau của phương thức so sánh trong ca từ của Trịnh Công Sơn, từ đó thấy được phần nào đặc điểm phong cách ngôn ngữ của nhạc sĩ qua các ca khúc của ông
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lí thuyết chung trong nghiên cứu tu từ học và văn
nghệ, với một số khái niệm: so sánh, ca từ…, và những vấn đề có liên quan,
Trang 12để làm điểm tựa nghiên cứu phương thức so sỏnh trong các ca khúc của một tác giả cụ thể
- Miêu tả những biểu hiện cụ thể của việc sử dụng phương thức so sánh
về hình thức và ngữ nghĩa, những vai trò của việc sử dụng phương thức này
để xây dựng hình tượng nghệ thuật, trong các ca khúc của Trịnh Công Sơn
- Từ sự phân tích nói trên, giúp người đọc hướng tới một số nhận xét về đặc điểm đáng chú ý trong phong cách ngôn ngữ của Trịnh Công Sơn xét về phương diện so sỏnh
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là ca từ của Trịnh Công Sơn Trờn thực tế, ca từ của Trịnh Công Sơn được công bố trong nhiều
tuyển tập ca khúc khác nhau, như: Một cõi đi về, Nxb Văn nghệ TPHCM, 1992; Khói trời mênh mông Nxb Văn nghệ TPHCM, 1992; Em còn nhớ hay
em đã quên, Nxb Trẻ, 1993; Những bài ca không năm tháng, Nxb Âm nhạc,
1998… Tuy nhiờn trong luận văn này, sẽ được chọn làm đối tượng khảo sát là
242 văn bản ca từ (không có phần nhạc) được công bố trong cuốn Trịnh Công
Sơn - vết chân dã tràng của tác giả Ban Mai xuất bản năm 2008 tại Nxb Lao
Động - Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây Văn bản những ca khúc này được công bố với sự cho phép của ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh - em gỏi của nhạc sĩ
và là người thừa kế bản quyền nhạc Trịnh và ông Phạm Văn Đỉnh - Chủ tịch Hội Văn hoá Trịnh Công Sơn (Pháp) - người đó sưu tầm và chỉnh lí thư mục
ca khúc Trịnh Công Sơn Có thể nói đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy để nghiên cứu về ca từ Trịnh Công Sơn (Danh mục các ca khúc này được trình
bày ở cuối luận văn)
Ngoài 242 văn bản ca từ kể trên, đề tài còn dựa vào một thứ “siêu văn bản” khác Đó là hoàn cảnh xã hội, không khí thời đại, bầu khí quyển triết học, chính trị trong đó những ca từ của Trịnh Công Sơn ra đời, và hoàn cảnh,
Trang 13tâm sự cá nhân của chính nhạc sĩ… Đây có thể được xem như những gợi mở giúp đi sâu hơn vào thế giới ca khỳc Trịnh Công Sơn, trong đó có ca từ với phương thức so sánh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Các ca khúc của Trịnh Công Sơn có thể được xét trên nhiều phương diện Ngoài sự phân tích từ phương diện âm nhạc và văn học nghệ thuật nói chung, về phương diện ngôn ngữ học có thể xem xét cỏc ca từ trong ca khúc ở nhiều khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, luận văn này chỉ xin dừng lại ở việc xem xét một trong các phương thức tu từ, cụ thể là so sánh
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp miêu tả
Phương pháp này (với cách phân tích và tổng hợp), được sử dụng để đi sâu vào miêu tả và khái quát các kiểu cấu trúc so sánh, chỉ ra các đặc điểm ngữ nghĩa cùng các vai trò của chúng trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của ca từ Trịnh Công Sơn
- Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này được sử dụng để khảo sát, thống kê tần số xuất hiện
và phân loại các kiểu so sánh trong ca từ Trịnh Công Sơn, từ đó làm cơ sở phân tích, nhận xét, đánh giá những kiểu loại hình thức, đặc trưng về giá trị biểu đạt của đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa
Phương pháp này được sử dụng khi phân tích mối quan hệ giữa ý nghĩa bản thể gốc và ý nghĩa có được do sự liên tưởng, nghĩa bề mặt ngôn từ với nghĩa biểu trưng, của cỏc yếu tố tham gia vào phương thức so sỏnh
6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Về mặt lí luận:
Đây là lần đầu tiên có một đề tài nghiên cứu tương đối đầy đủ và sâu sắc phương thức so sánh trong số các phương thức tu từ dựa trên quan hệ liên
Trang 14tuởng, được sử dụng ở ca từ Trịnh Công Sơn Kết quả của luận văn sẽ là minh chứng cho khả năng tìm hiểu về giá trị của văn bản nghệ thuật dưới góc nhìn ngôn ngữ học, đồng thời góp thêm tư liệu và cách nhìn nhận đối với bộ môn Tu
từ học nói chung và nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật trong cỏc ca khúc nói riêng
- Về mặt thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần giúp cho những người quan tâm đến dũng nhạc Trịnh có cái nhìn đa chiều hơn về giá trị tác phẩm, trong
đó ngoài chiều sâu tư tưởng, thế giới quan và nhân sinh quan của tác giả, cũn
cú sự tài hoa về tiếng Việt Đồng thời, nó có thể giúp những người yêu nhạc tiếp cận có định hướng và dễ dàng hơn với dòng nhạc được đánh giá là “kén người nghe” này, từ đó biết thưởng thức những cái hay, cái đẹp của nhạc Trịnh và nhận thức được một cách sâu sắc những cảm xúc, những triết lí nhân sinh mà người nhạc sĩ tài hoa này muốn gửi gắm qua những ca khúc của mình, cũng như có cơ sở để hiểu hơn về tiềm năng của tiếng Việt
7 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương
như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tế
Chương 2: Đặc điểm hình thái - cấu trúc và ngữ nghĩa của phương
thức so sánh trong ca từ Trịnh Công Sơn
Chương 3: Phương thức so sánh với hình tượng nghệ thuật trong ca
khúc Trịnh Công Sơn
Phần Phụ lục gồm:
- Danh mục những ca khúc được khảo sát trong luận văn
- Một số văn bản ca khỳc của Trịnh Công Sơn
- Một số đoạn tản văn của Trịnh Công Sơn
- Một số hình ảnh và bút tích của Trịnh Công Sơn
Trang 15dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống Trong Từ điển tiếng Việt do
Hoàng Phê (Chủ biên) có giải thích về “so sánh” theo cách hiểu phổ thông là:
“nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc
sự hơn kém”
Nhìn từ góc độ phong cách học, so sánh là một phương thức phổ biến ở mọi ngôn ngữ Vì thế, đây cũng là một trong những vấn đề được các nhà ngôn
ngữ học quan tâm nghiên cứu: A.Ju.Xtêpannov với Phong cách học tiếng
Pháp (1965), Vinôgradov với Phong cách học tiếng Nga (1969), Môren với Phong cách học tiếng Pháp (1970) Những công trình này được giới thiệu ở
Việt Nam góp phần làm sáng tỏ về mặt lí thuyết và ứng dụng của phương thức so sánh cũng như khẳng định giá trị của phương thức này trong sáng tạo hình tượng nghệ thuật
Phương thức này cũng sớm được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học nước ta đề cập đến Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XX, khi xuất hiện những công trình nghiên cứu tiếng Việt, so sánh cũng được nhắc đến trong các bài giảng về phong cách học
Có thể kể đến những công trình nghiên cứu có đề cập tới so sánh như:
Giáo trình Việt ngữ; 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt của Đinh
Trọng Lạc; Phong cách học tiếng Việt của Đinh trọng Lạc và Nguyễn Thái
Trang 16Hoà; Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt của Cù Đình Tú; Phong
cách học tiếng Việt hiện đại của Hữu Đạt
Trong những công trình kể trên, hầu hết các tác giả đều đưa ra sự phân biệt giữa so sánh tu từ và so sánh logic (so sánh luận lí) Theo các tác giả này, trong so sánh logic, cái được so sánh và cái so sánh là các đối tượng cùng loại và mục đích của sự so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng Ví dụ:
- Mặt con cũng tròn như mặt mẹ
- Cô Hoa gầy hơn cô Huệ
- Giá trị của (a+b)(a-b) bằng giá trị của a 2 - b 2
So sánh tu từ khác với so sánh logic ở tính hình tượng, tính biểu cảm và tính dị loại (không cùng loại) của sự vật Ví dụ:
- Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa (Nguyễn Du)
- Tình anh như nước dâng cao
Tình em như dải lụa đào tẩm hương (Ca dao)
Với sự phân biệt nói trên, những khái nệm đuợc đưa ra trong các giáo trình phong cách học đều định nghĩa so sánh với tư cách là một trong những biện pháp tu từ ngữ nghĩa
Trong cuốn Giáo trình Việt ngữ, tác giả Đinh Trọng Lạc đã quan niệm
về so sánh như sau: “So sánh là định nghĩa sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm
ở trong ngôn ngữ nghệ thuật thông qua sự so sánh chúng với hiện tượng hoặc khái niệm có cùng dấu hiệu chung Mục đích so sánh là để cụ thể hoá những
sự vật trừu tượng, để người đọc dễ hiểu, dễ tưởng tượng hơn.” Ở cuốn giáo trình này, tác giả chủ yếu tiến hành khảo sát hình thức biểu hiện của so sánh
Có thể nói, đây chính là một trong những giáo trình đầu tiên của môn Phong cách học ở Việt Nam
Tiếp đó, trong 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, tác giả
Đinh Trọng Lạc đã có cách nhận diện so sánh tu từ rõ ràng và đầy đủ hơn:
Trang 17“So sánh tu từ là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng” [25 , tr.154]
Sau này, cỏc tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hoà ở giáo trình
Phong cách học tiếng Việt cũng đưa ra định nghĩa về so sánh: “So sánh là
phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn
là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe” [24, tr.190]
Theo tác giả Cù Đình Tú trong Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng
Việt, “so sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng cùng
có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng” [56, tr.272]
Như vậy, qua nhiều quan niệm của các nhà nghiên cứu đã nêu ở trên, chúng ta có thể rút ra một vài đặc điểm của phương thức so sánh như sau:
- So sánh là việc đối chiếu một phương diện nào đó của ít nhất hai sự vật hiện tuợng
- Những sự vật hiện tượng đưa ra đối chiếu phải khác loại
- Những sự vật hiện tuợng đưa ra đối chiếu phải có nét tương đồng sâu
xa nào đó trong những ngữ cảnh nhất định mà giác quan có thể nhận biết được
- Đối chiếu để tìm ra các nét giống nhau và khác biệt giữa các đối tượng so sánh và được so sánh
1.2.2 Cấu trúc so sánh
Có nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúc so sánh
Theo cỏc tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hoà trong cuốn giáo
trình Phong cách học tiếng Việt, hình thức đầy đủ nhất của phương thức so
sánh gồm 4 yếu tố:
- Cái cần được so sánh, kí hiệu là (A)
- Cơ sở so sánh, kí hiệu là (t)
Trang 18Tuy nhiên, trên thực tế, tùy từng trường hợp, người ta có thể đảo trật tự
so sánh hoặc bớt một số yếu tố trong mô hình Cụ thể ta có 5 biến thể của mô hình cấu trúc so sánh trên:
1 Đảo trật tự so sánh: (t) A tss B Ví dụ:
Chòng chành như nón không quai
Như thuyền không lái như ai không chồng (Ca dao)
Tình cô là đoá hoa đơn
Bình minh nở để hoàng hôn mà tàn (Nguyễn Bính)
Trong Phong cách học tiếng Việt hiện đại, tỏc giả Hữu Đạt đã đưa ra
mô hình khái quát của phép so sánh như sau:
A - X - B
Trang 19Trong mô hình trên, có thể nhận thấy sự thiếu vắng của yếu tố chỉ
phương diện so sánh Điều này đã khiến cho cấu trúc so sánh mà tác giả đưa
ra chỉ có 3 yếu tố Và biến thể của cấu trúc này chỉ có 2 loại là:
- So sánh không có từ so sánh:
Mô hình: A - B
Biến thể: A - B1, B2 ; A1, A2 - B; A1, A2 - B1, B2
Ví dụ:
Bác ngồi đó lớn mênh mông
Trời cao biển rộng, ruộng đồng nước non (Tố Hữu)
Trong bài viết “Các yếu tố và cấu trúc của so sánh nghệ thuật đăng
trên Số phụ Tạp chí ngôn ngữ số 1, 1998, cũng giống như cỏc tỏc giả Đinh
Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hoà, tỏc giả Nguyễn Thế Lịch đã đưa ra một cấu
trúc so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố:
- Yếu tố cần so sánh, tức là được (hay bị) so sánh (YTĐSS) - (A);
- Yếu tố biểu thị thuộc tính của sự vật, nêu rõ phương diện so sánh (YTPD) - (x);
- Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh (YTQH) - (tss);
- Yếu tố được dùng làm chuẩn để so sánh (YTSS) - (B)
Theo tác giả, mô hình cấu trúc so sánh hoàn chỉnh là:
Mặt tươi như hoa
Trang 20Đặc điểm của từng yếu tố được Nguyễn Thế Lịch trình bày cụ thể như sau:
a Yếu tố được so sánh: về nguyên tắc, bất kì sự vật, hiện tượng gì cũng
b Yếu tố phương diện so sánh: có vai trò thể hiện thuộc tính của sự vật
mà yếu tố được so sánh biểu thị, là thuộc tính được xem như tiêu biểu của sự vật mà yếu tố so sánh biểu thị Khi trong cấu trúc so sánh vắng yếu tố phương diện thì phải dựa vào liên tưởng để tìm ra nét tương đồng giữa yếu tố được so sánh và yếu tố so sánh, từ đó mới có thể xác định được là đã thực hiện sự so sánh về phương diện nào
c Yếu tố quan hệ: được xem là đơn giản nhất trong cấu trúc so sánh,
bao gồm các từ so sánh, từ là và cặp từ hô ứng bao nhiêu bấy nhiêu
Các từ so sánh được dùng phổ biến nhất là: như, tựa, như là, như thể,
chừng như, tựa như, hồ như , ví dụ:
Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau (Ca dao)
Từ là trong cấu trúc so sánh có giá trị tương đương từ như, nhưng sắc thái ý nghĩa hoàn toàn khác nhau Như có sắc thái giả định, chỉ sự tương đồng
về một khía cạnh nào đó, cảm nhận thiên về chủ quan; là có sắc thái khẳng
định sự đồng nhất hoàn toàn, sự đánh giá có cơ sở khách quan Ví dụ:
Trang 21Tình tôi là giọt thuỷ ngân
Dù nghiền chẳng nát, dù lăn vẫn tròn (Ca dao)
Cặp từ hô ứng bao nhiêu bấy nhiêu, ví dụ:
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu (Ca dao)
d Yếu tố so sánh: được xem là quan trọng nhất và không thể thiếu của
cấu trúc so sánh vì đó là chuẩn của so sánh, và không có chuẩn thì không thành so sánh Sự xuất hiện của yếu tố này là kết quả quá trình quan sát, liên tưởng của người nói Theo Nguyễn Thế Lịch, yếu tố này có một số cấu trúc sau:
- Nêu lên tên gọi sự vật được dùng làm chuẩn Ví dụ: má đào, tóc mây, mũi
dọc dừa, mặt chữ điền, con mắt lá răm, lông mày lá liễu, ngón tay búp măng…
- Miêu tả chi tiết thuộc tính của sự vật được dùng làm chuẩn, ví dụ:
- Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất dậm hương và rộn tiếng chim (Tố Hữu)
- Tình anh như nước dâng cao
Tình em như dải lụa đào tẩm hương (Ca dao)
- Thể hiện nhiều sự vật khác nhau, ví dụ:
- Hồn tôi giếng ngọt trong veo
Trăng thu trong vắt, biển chiều trong xanh (Nguyễn Bính)
- Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu (Ca dao)
Theo khảo sát của Nguyễn Thế Lịch, không phải cấu trúc so sánh nào cũng hội tụ cả 4 yếu tố trên, và tác giả đã đưa ra 4 cấu trúc so sánh không hoàn chỉnh như sau:
a Vắng yếu tố phương diện, ví dụ:
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp mật, như đường mía lau (Ca dao)
Trang 22b Vắng yếu tố phương diện và yếu tố quan hệ, ví dụ:
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt (Xuân Diệu)
c Vắng yếu tố được so sánh, ví dụ:
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi (Hồ Xuân Hương)
Theo tác giả, cấu trúc vắng yếu tố được so sánh đã tạo ra vô vàn các thành
ngữ so sánh kiểu như: cao như núi, ngọt như mía lùi, đỏ như son…, giúp cho việc
tiếp nhận trở nên dễ dàng vì phương diện so sánh được nói thành lời rõ ràng
d vắng yếu tố được so sánh và yếu tố phương diện, ví dụ:
- Như diều gặp gió
- x : Yếu tố phương diện so sánh
- tnss: Yếu tố biểu thị quan hệ so sánh - từ ngữ so sánh
1.2.3 Các kiểu so sánh
Trang 23Tác giả Đào Thản nhìn nhận phép so sánh ở mặt nội dung và phân chia
dựa vào mục đích so sánh Theo đó, tác giả đã đƣa ra 8 kiểu so sánh nhƣ sau:
- So sánh để giải thích,ví dụ:
Ở nông thôn, nước ví như sông mà chủ nghĩa xã hội như thuyền, nước
sông lên thì thuyền đi lại dễ dàng (Hồ Chí Minh)
Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu (Ca dao)
- So sánh phát triển, ví dụ:
Thân em như tấm lụa đào
Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai (Ca dao)
- So sánh hơn - kém, ví dụ:
Ngọc nào bằng tay em (Tố Hữu)
- So sánh đặc biệt
Đây là kiểu so sánh mà hai vế đƣợc thể hiện hoàn toàn cân đối về hình
thức và nội dung Kiểu so sánh này diễn đạt những tình huống hoặc sự kiện
(không dùng để diễn đạt thuộc tính) mà tính cân đối là điều kiện để nhận dạng
sự so sánh Ví dụ:
Cây khô xuống núi cũng khô
Trang 24Phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo (Ca dao)
Tác giả Hữu Đạt khi phân loại các kiểu so sánh đã dựa vào cả hai tiêu chí hình thức và nội dung của nó Theo đó, chúng ta có các kiểu so sánh sau:
- So sánh ngang bằng, ví dụ:
Nước da nâu và nụ cười bỡ ngỡ
Em như cầu vồng bảy sắc hiện sau mưa (Lưu Quang
Vũ)
- So sánh hơn - kém, ví dụ:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh (Nguyễn Du)
- So sánh bậc cao nhất, ví dụ:
Đại đội thanh niên đi lấp hố bom
Áo em hình như trắng nhất (Phạm Tiến Duật)
Tựu trung lại, mục đích quan trọng của so sánh là phát hiện ra được sự đồng nhất hay khác biệt về các thuộc tính giữa hai sự vật đem ra so sánh Do
đó, có thể phân chia so sánh thành hai kiểu như sau:
a So sánh đồng nhất, bao gồm:
- So sánh tương tự:
So sánh tương tự thường có những từ so sánh như, như là, như thể, tỉ
như, giá như, tựa như, tựa, kém gì, hơn gì, khác gì mang tính chất giả định,
ví dụ:
Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai (Ca dao)
- So sánh ngang bằng
Trang 25Ở kiểu so sánh này thường có các từ so sánh bằng, là mang tính
khẳng định, ví dụ:
Quê hương là chùm khế ngọt Cho con chèo hái mỗi ngày (Đỗ Trung Quân)
b So sánh dị biệt, bao gồm:
- So sánh dị biệt hơn, gồm:
+ So sánh dị biệt hơn tuyệt đối: thường có những từ so sánh nhất (A),
nhì (B), tam, tứ , thứ nhất (A), thứ nhì (B) Thông thường, trong dạng kết
cấu này A, B được xếp theo thứ tự phân hạng đánh giá, ví dụ:
Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền (Tục ngữ)
Tuy nhiên vẫn có những trường hợp thứ tự này chỉ mang tính ước lệ, tức là người sáng tác quan tâm đến vần điệu nhiều hơn là thứ tự mức độ
“quan trọng” của đối tượng được liệt kê Xếp một đối tượng nào đó theo thứ
tự nhất, nhì còn tuỳ thuộc vào quan nệm chủ quan của người nói
+ So sánh dị biệt hơn tương đối: thường có những từ chuyên dụng: hơn,
còn hơn , ví dụ:
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người (Tục ngữ)
- So sánh dị biệt kém:
Để biểu thị quan hệ so sánh dị biệt kém, người ta thường dùng các từ so
sánh như: thua, kém, không bằng, sao bằng, chẳng bằng, không tày , ví dụ:
Đêm nằm ở dưới bóng trăng Thương cha, nhớ mẹ không bằng thương em (Ca dao)
1.2 KHÁI QUÁT VỀ CA TỪ
1.2.1 Khái niệm "ca từ"
Trong âm nhạc, ca từ (lời của bài hỏt) giữ một vai trò quan trọng Ca từ
bổ sung tính cụ thể cho hình tượng âm nhạc, hay nói cách khác, nó làm nhiệm
Trang 26vụ như là người hướng dẫn, mở đường, “phiên dịch”, dẫn giải cho người thưởng thức bằng thứ ngôn ngữ phổ biến mà con người đã được học tập, rèn luyện, nâng cao từ khi lọt lòng mẹ Một người Việt Nam không biết ngoại ngữ nghe một bài hát bằng tiếng Nga, hay tiếng của một nước khác, cũng coi như nghe một bản nhạc không lời, bởi ca từ đó không phải là tiếng Việt mà người Việt Nam đã sử dụng thành thạo
Ca từ mở cửa cho hình tượng âm nhạc đi vào lòng người thưởng thức
Sở dĩ như vậy, vỡ ngụn ngữ (bằng lời) là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người Có thể ví ca từ như đôi cánh nâng hình tượng âm nhạc bay cao hơn, xa hơn Trên thực tế, có nhiều tác phẩm âm nhạc, phần âm thanh
và phần ca từ tương sinh như xác với hồn, làm nên sức sống của tác phẩm Nhưng cũng có nhiều tác phẩm, khi bóc tách phần ca từ ra khỏi nền nhạc thì
nó vẫn thấm đẫm chất thơ, và đi vào lòng công chúng bởi tính trữ tình và những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà người nhạc sĩ gửi gắm trong tác phẩm của mình Thậm chí, những triết lí trong ca từ còn được thưởng thức như những câu châm ngôn sống bất hủ hoặc như những bài thơ Trong nền âm nhạc Việt Nam, Trịnh Công Sơn là một hiện tượng như vậy
Với những vai trò và chức năng kể trên, ca từ là một phần không thể thiếu trong âm nhạc Vậy ca từ là gì? Theo Dương Viết Á: “Trong loại hình nghệ thuật âm nhạc, ngoài phần âm thanh đóng vai trò chính, còn phải dùng đến ngôn ngữ, nói đúng hơn, đó là phần ngôn ngữ văn học trong âm nhạc (lời
ca trong ca khúc, hợp xướng; kịch bản trong nhạc cảnh, nhạc kịch; tên gọi, tiêu đề của những bài hát, bản nhạc hoặc của từng chương nhạc ) Tất cả phần ngôn ngữ văn học trong âm nhạc, ta gọi chung trong một khái niệm: Ca từ” [1, tr.13]
Với khái niệm nêu trên, áp dụng vào đề tài cụ thể nghiên cứu phương thức so sánh trong ca từ của Trịnh Công Sơn, luận văn giới hạn nghiên cứu chỉ phần lời trong các ca khúc của ông
Trang 271.2.2 Ngôn ngữ trong ca từ
Ngôn ngữ là chất liệu tạo nên ca từ Giá trị của ca từ phụ thuộc vào trình độ sử dụng ngôn ngữ của mỗi nhạc sĩ Những ca từ có giá trị trước hết phải chuẩn về từ ngữ, đúng về ngữ pháp, chính xác về cú pháp, rõ ràng, trong sáng về mặt diễn đạt Trong nền âm nhạc Việt Nam, những nhạc sĩ có tên tuổi cũng đồng thời là những người tạo ra những ca từ có giá trị mẫu mực, như: Văn Cao, Huy Du, Đỗ Nhuận, Nguyễn Văn Tý Họ là những người góp phần quan trọng trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và chuẩn hoá nó
để phục vụ sự phát triển của tư duy, sự phát triển của trí tuệ con người Việt Nam
Ngôn ngữ trong bài hỏt (ca từ) mang những đặc trưng của ngôn ngữ văn học, nhất là của ngôn ngữ thơ Nhưng thơ chủ yếu là để đọc, trong khi đó lời ca chủ yếu là để hát và nghe theo giai điệu và tiết tấu nhất định Rõ ràng thơ và lời ca có hai cách tác động chủ yếu khác nhau: một bên thường là thị giác và một bên thường là thính giác Do sự khác nhau đó, ngôn ngữ trong bài hỏt có những điểm khác so với ngụn ngữ trong thơ ca Chẳng hạn:
Trong thơ ca, không nhà thơ nào lại viết liền một đoạn gồm toàn từ ngữ tượng thanh, vì bài thơ viết ra để đọc (hoặc để nghe qua người khác đọc) Nhưng với lời ca, vì để hát lên và để nghe theo giai điệu và tiết tấu của âm nhạc, một đoạn lời ca chỉ gồm những từ ngữ tượng thanh bỗng nhiên lại có hồn, có sức sống Sở dĩ có sự khác biệt này là do công cụ, phương tiện diễn tả chủ yếu của âm nhạc là âm thanh với giai điệu, tiết tấu, hoà thanh Với những phương tiện đó, âm nhạc có một khả năng vô cùng to lớn trong việc tái hiện cuộc sống thông qua thế giới âm thanh Chính nhờ đặc trưng này, âm nhạc cho phép sử dụng những mô phỏng âm thanh trong cuộc sống xã hội và
tự nhiên để phản ánh hiện thực
Tóm lại, ngôn ngữ trong tỏc phẩm ca từ là ngôn ngữ nghệ thuật được chọn lọc, tinh luyện, giàu hình ảnh, nhạc điệu, được tổ chức một cách đặc thù nhằm phản ánh cô đọng đời sống và biểu thị tinh tế mọi cung bậc tâm trạng
Trang 28xúc cảm của con người Nếu coi âm nhạc là một sản phẩm trí tuệ của nhân loại thì ca từ là một bộ phận không thể thiếu của sản phẩm đó Khi soạn ca từ, ngoài những tình cảm xuất phát từ trái tim, người nhạc sĩ còn cần có sự đầu tư của trí tuệ để lựa chọn ngôn ngữ một cách tinh tế, làm nên những khúc ca có giá trị Có thể nói một trong những giá trị của ca khúc là ở phần ca từ của tác phẩm
1.2.3 Hình tượng trong ca từ
Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, âm nhạc phản ánh cuộc sống thông qua hình tượng Từ một ca khúc cho đến một bản giao hưởng, một vở nhạc kịch , với những mức độ khác nhau, đều là những hình tượng nghệ thuật phản ánh hiện thực, những bức tranh về cuộc sống con người trong một giai đoạn lịch sử nhất định, thông qua cách nhìn riêng biệt và sự nhạy cảm của nhạc
sĩ
Hình tượng nghệ thuật là một bức tranh vừa cụ thể vừa khái quát về cuộc sống, về con người, được xây dựng bằng những biện pháp nghệ thuật của nghệ sĩ Trong ca từ, bức tranh đó được hiểu là bức tranh về tâm trạng của những con người xã hội, và qua bức tranh đó, hoàn cảnh cũng được phản ánh một cách sống động, rõ nét Trong lời ca, tâm trạng có thể gắn với một hoàn cảnh, một tình huống hoặc một câu chuyện, do đó tác giả vẫn có thể miêu tả, tường thuật (về cảnh, về việc) Nhưng cảnh phải được gắn với tình, việc phải được gắn với người, với cảm xúc Trong những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ
Đặng Thế Phong như Giọt mưa thu hay Con thuyền không bến , lời ca hầu
như đều miêu tả (tả cảnh), song mỗi câu, mỗi từ đều trĩu nặng tình người và nỗi lòng của “cái tôi” trữ tình
Muốn có được sự cảm thông và sự rung động từ phía người nghe, hình tượng ca từ trong tác phẩm âm nhạc phải có tính điển hình, tức là phải có sự liên kết hữu cơ giữa cái riêng và cái chung, sự thống nhất thẩm mĩ giữa cái
Trang 29cảm tính cụ thể và cái bản chất Nếu nặng về cái chung, nhẹ về cái riêng, chỉ thấy cái bản chất mà bỏ rơi cái cảm tính cụ thể, hình tượng trong ca từ sẽ trở thành một chuỗi những khái niệm khô khan Nhưng nếu coi nhẹ cái chung mà nặng về cái riêng, chạy theo cái cá biệt mà không nói lên được cái phổ biến,
có tính quy luật thì hình tượng trong ca từ sẽ trở nên lạc lõng, xa lạ với số đông, với quần chúng Vì vậy người nghệ sĩ phải biết sống thực sự với tình cảm của con người thời đại, hoà nhịp đập trái tim mình với quần chúng nhân dân thì mới sáng tạo được những tác phẩm nghệ thuật chân chính Có như thế,
“cái tôi - nghệ sĩ” mới hoà chung với “cái ta - nhân dân”, cho dù trong trường hợp nghệ sĩ chỉ nói về cái tôi:
Ai về thủ đô tôi gửi vài lời
Tây Hồ mờ xa là nhà tôi đó
Ai về thành đô tôi gửi vài lời
Cho nhẹ lòng tôi năm tháng không nguôi
(Sẽ về thủ đô - Huy Du)
Đó là tâm trạng riêng của Huy Du: nhớ Hà Nội, nhớ quê hương với biết bao kỉ niệm Thế nhưng người nghe như thấy trong đó có nỗi lòng của mình, bởi: ai xa quê hương mà không nhớ thương, vương vấn; ai là người Việt Nam yêu nước đi kháng chiến mà không mong ngày về thủ đô - ngày tượng trưng cho chiến thắng
1.2.4 Chủ thể cảm xúc trong ca từ
Chủ thể cảm xúc trong một tác phẩm âm nhạc, trong ca khúc, xét đến cùng, chính là tác giả của tác phẩm ấy Nhưng không phải bao giờ tác giả cũng “nhập vai” trong tác phẩm để ca hát, yêu thương, căm giận, mơ ước Cách thể hiện “cái tôi - tác giả” trong tác phẩm rất phong phú và đa dạng
Có khi “cái tôi - tác giả” được biểu hiện trực tiếp trong bài hát, trong ca
từ Ca khúc Mười năm tổ quốc tôi đã lớn của Hồng Đăng là một ví dụ:
Khi tôi hát ngợi ca đất nước tôi anh dũng tuyệt vời
Trang 30Đang ngày đêm trên tuyến đầu diệt quân cướp Mỹ
Khi tôi hát ca ngợi Đảng của tôi như ánh mặt trời
Trên đường dài dân tộc tôi đi đến vinh quang
Tình yêu tha thiết đối với quê hương, niềm tự hào kiêu hãnh về tổ quốc anh hùng, niềm tin vào tiền đồ tươi sáng của đất nước là những cảm xúc của tác giả được biểu hiện trực tiếp trong tác phẩm Trong trường hợp này, “cái tôi - nhân vật” trong tác phẩm trùng khít với “cái tôi - tác giả” của nhạc sĩ
Cũng có khi tác giả không nói đến “cái tôi”, nghĩa là trong lời ca không
có từ tôi nhưng người nghe vẫn thấy rõ và xác định được chủ thể cảm xúc trực tiếp trong tác phẩm chính là tác giả Nếu như trong ca khúc Mười năm tổ
quốc tôi đã lớn (Hồng Đăng), tác giả đồng thời là nhân vật trữ tình trong tác
phẩm, xuất hiện trực tiếp và rõ ràng thì trong ca khúc Cô gái mở đường (Xuân
Giao), nhân vật trữ tình (tác giả) lại ẩn mình đi Do đó các câu trong ca từ đều thuộc vào loại có chủ ngữ ẩn Ví dụ:
Đi giữa trời khuya sao đêm lấp lánh
Tiếng hát ai vang động cây rừng
Phải chăng em cô gái mở đường
Không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát
Ca khúc là lời của nhạc sĩ Xuân Giao trò chuyện với những cô gái mở đường Tác giả đã bộc lộ tâm tình của mình và thể hiện sự yêu thương, trân trọng, ngợi ca những người con gái anh hùng Trong toàn bộ ca khúc, “cái tôi
- tác giả” không hề xuất hiện nhưng ta vẫn có thể nhận thấy sự hiện diện của tác giả Để thấy rõ hơn điều này, ta có thể viết lại những câu ẩn chủ ngữ thành những câu có chủ ngữ như sau:
(Tôi) đi giữa trời khuya sao đêm lấp lánh
Tiếng hát ai vang động cây rừng
Phải chăng em cô gái mở đường
(Tôi) không thấy mặt người, (tôi) chỉ nghe tiếng hát
Trang 31Ai đi? Ai nghe tiếng hát? Ai lên tiếng hỏi? Đó có thể chính là “tôi”, là tác giả Xuân Giao Ở đây, tác giả cũng là đại diện cho những người lính trên đường đi cứu nước, đang trong rừng núi Trường Sơn, với nỗi lòng xốn xang khi nghe tiếng hát của các cô nữ thanh niên xung phong
Ta còn có thể bắt gặp một dạng ẩn náu chủ thể cảm xúc khác nữa Vẫn
là tác giả, đồng thời là nhân vật trữ tình, nhưng “cái tôi - tác giả” trong tác
phẩm chỉ thấp thoáng hiện lên sau cảnh vật được nhắc tới Trong Người Hà
Nội, Nguyễn Đình Thi đã viết:
Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây
Đây lắng hồn núi sông ngàn năm
Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội
Hà Nội mến yêu
Trong những câu hát trên, cảnh Hà Nội hiện lên với Hồ Gươm, Hồng
Hà, Hồ Tây Nhưng đó không chỉ đơn thuần là cảnh Cảnh ở đây quyện chặt với tình, cảnh hiện lên qua tình Những cảnh đó không phải được kể ra mà được ca lên, được hát lên trong sự gắn bó với một giai điệu thiết tha, sâu lắng, tràn đầy yêu thương
Có khi “cái tôi - tác giả” lại đựơc biểu hiện thông qua “cái tôi - nhân vật trữ tình” được phản ánh trong tác phẩm Ở đây, tác giả không trực tiếp xuất hiện, nghĩa là chủ thể cảm xúc của tác phẩm không phải là tác giả, mà là
một nhân vật nào đó Đó là trường hợp các ca khúc như: Tôi, người lái xe (An Chung), Thư ra tiền tuyến (Thái Cơ), Em là hoa Pơ - lang (Đức Minh)
Người lái xe, người vợ ba đảm đang ở hậu phương, cô gái Tây Nguyên… là những nhân vật trữ tình Trong những tác phẩm đó, ta bắt gặp trực tiếp tâm trạng của từng người, qua tâm trạng của họ, có thể thấy được thái độ của tác giả Đó là lòng yêu thương, thái độ trân trọng và nềm tự hào của tác giả đối với phẩm chất cao đẹp của những con người trực tiếp làm nên lịch sử
Trang 32“Cái tôi - nhân vật trữ tình” cũng có lúc biểu hiện bằng “ta” Trong ca
từ, tuy có nói đến “ta” nhưng trong trường hợp cụ thể nhất định, lại có nghĩa
là “tôi” Ca khúc Chưa hết giặc ta chưa về của Huy Du là một ví dụ:
Nghe mênh mông tiếng Bác Hồ dậy non sông
Tuổi xanh ra đi chí anh hùng ta đánh Mỹ
Thề quyết giữ trọn tình đất nước anh em ta ơi
Tự do chính là niềm mơ ước anh em ta ơi
Đời chưa hết giặc là ta chưa về
Trong ca khúc này “ta” của tác giả Huy Du cũng là “tôi” - “cái tôi - nhân vật trữ tình” Ca khúc vừa là tâm tình của người chiến sĩ, vừa là lời “kêu gọi” sự đồng tình của anh em đồng đội Đó là một tâm trạng, một lời tự sự, nhưng đồng thời là một lời động viên, khích lệ, một lời hiệu triệu - tâm tình, một lời kêu gọi hát lên từ trái tim
“Như vậy, để tìm hiểu chủ thể cảm xúc trực tiếp trong tác phẩm là một
cá nhân hay một tập thể, không chỉ dựa vào một từ “tôi” hay một từ “ta” mà
có thể xác định được Vấn đề là phải xem xét cách cảm xúc trong tác phẩm xuất phát từ góc độ nào, từ cách nhìn, cách nghĩ, cách biểu hiện nào, và còn phải đặt chủ thể cảm xúc trực tiếp ở tác phẩm ca từ trong mối tương quan với chất nhạc, với phong cách của tác giả” [1, tr.147]
1.3 TRỊNH CÔNG SƠN VÀ NHỮNG CA KHÚC CỦA ÔNG
1.3.1 Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn sinh ngày 28-2-1939 tại Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong một gia đình gốc Huế Ông là anh cả của 8 người em trai và gái Cha ông là một doanh nhân yêu nước và tham gia chống Pháp Mẹ ông là một người đàn bà nhân hậu, đảm đang và có cảm nhận nghệ thuật rất tinh tế
Năm 1943, khi Trịnh Công Sơn lên 4 tuổi, gia đình về lại Huế, ở tại vùng Bến Ngự - một vùng đất xanh tươi, bên dòng sông An Cựu, nơi có nhiều chùa chiền, lăng tẩm Tiếng chuông chùa và lời kinh thấm vào hồn ông từ tuổi
Trang 33thơ Điều đó giúp chúng ta hiểu vì sao những ca từ của ông về sau mang đậm dấu ấn Thiền, Phật và giàu chất Huế
Lên trung học, Trịnh Công Sơn học tại trường Lycée Francais, rồi đổi sang trường Providence (Huế), rồi theo học ban Triết tại trường Chasseloup-Laubat (Sài Gòn) Ông là một trong những trí thức thấm nhuần văn hoá Pháp
và chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền triết học phương Tây hiện đại ngay từ khi còn rất trẻ
Năm 1955, khi ông 15 tuổi, cha ông bị tai nạn giao thông qua đời Cái chết đột ngột thảm khốc của người cha là cú sốc đầu đời, ám ảnh ông thường trực Từ đó, ông luôn suy nghĩ về sự sống và cái chết
Thời niên thiếu, Trịnh Công Sơn là một chàng trai vui vẻ và khoẻ mạnh, từng giành nhiều giải thưởng thi đấu thể thao (chạy, cử tạ, judo ) Điều gì sau đó đã đưa ông trở thành một nhà thơ - nhạc sĩ “buồn bã và ốm yếu” trong mắt của nhiều người?
Năm 1957, Trịnh Công Sơn 18 tuổi, một tai nạn bất ngờ đã thay đổi cuộc đời ông Lúc ấy ông đang học trung học, vào một ngày khi đang tập judo với em trai, ông bị thương nặng ở ngực và phải nằm liệt giường gần hai năm tại Huế Trong thời gian nằm dưỡng bệnh này, ông có nhiều thì giờ rảnh rỗi
để suy nghĩ về kiếp người và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên Cũng trong thời gian này, Trịnh Công Sơn bắt đầu chơi guitare và bắt đầu sáng tác
Những ca khúc đầu tiên của ông mang tên Sương đêm và Chơi vơi đều chưa
Trang 34Ca khúc được in đầu tiên của Trịnh Công Sơn là bài Ướt mi, sáng tác
vào năm 1958 và công bố vào năm 1959, nói về giọt nước mắt thuần khiết của một người con gái
Sau đó, đầu thập niên 60 của thế kỉ XX là thời kì Trịnh Công Sơn sáng tác rất nhiều bản nhạc tình đã trở thành những kiệt tác ca khúc Việt Nam Ở Huế, thời gian này Trịnh Công Sơn đã rung động trước hình ảnh một thiếu nữ mảnh mai mang tên Ngô Thị Bích Diễm Hình ảnh này là nguồn cảm hứng để
ông viết Diễm xưa và rất nhiều ca khúc khác
Những năm 1962-1964, chiến tranh Việt Nam ngày càng tàn khốc, thanh niên hầu hết đều bị động viên đi lính Để hoãn quân dịch, Trịnh Công Sơn rời Huế thi vào trường Sư phạm Quy Nhơn Ở nơi thành phố biển hiền
hoà, yên tĩnh này, ông đã sáng tác những tình ca nổi tiếng như Biển nhớ, Nhìn
những mùa thu đi, Nắng thuỷ tinh, Chiều một mình qua phố, Vết lăn trầm, Dã tràng ca, Cát bụi
Năm 1964, sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm Quy Nhơn, ông được điều lên Bảo Lộc (Lâm Đồng) dạy học Thời gian này, cuộc chiến ở Việt Nam
đã trở nên ác liệt Năm 1965, quân đội Mỹ bắt đầu rầm rộ đổ bộ vào miền Nam Việt Nam Phong trào đấu tranh của Phật giáo và sinh viên dâng cao
Giai đoạn 1965-1972, tâm trạng phản chiến trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Trịnh Công Sơn Ông bắt đầu sáng tác những bài hát về thân phận con người trong chiến tranh, miêu tả cuộc sống đau đớn, kinh hoàng đầy chết chóc hằng ngày của người dân, từ những người mẹ, người vợ cho đến cụ già, em bé Những bài hát của ông là tiếng kêu than thống thiết của con người trong cuộc chiến Tiêu biểu là những nhạc phẩm:
Gia tài của mẹ, Hát trên những xác người, Đàn bò vào thành phố, Người già
em bé, Người con gái Việt Nam, Tình ca người mất trí
Trang 35Vào năm 1965, tại Đà Lạt, Trịnh Công Sơn đã có cuộc gặp gỡ định mệnh với ca sĩ Khánh Ly - người sau này đó thể hiện tuyệt vời những nhạc phẩm của ông
Cuối năm 1966, buổi ra mắt đầu tiên của ông và Khánh Ly trước công chúng Sài Gòn là khoảnh sân sau Trường Đại học Văn khoa, với hàng ngàn sinh viên và trí thức Bằng chiếc ghi ta thùng đơn giản của ông và giọng ca huyền thoại Khánh Ly, những bài tự tình quê hương và thân phận con người được hát vang lên và làm thức tỉnh, say đắm hàng ngàn khán giả cuồng nhiệt đêm đó Trịnh Công Sơn và Khánh Ly trở thành một hiện tượng và rồi trở thành thần tượng của lớp trẻ lúc bấy giờ
Năm 1969, nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn nổi tiếng khắp thế giới Ông được xem là một Bob Dylan (nhạc sĩ phản chiến số 1 ở Mỹ) của
Việt Nam Năm 1970, bài Diễm xưa được vào chung kết cuộc thi các bài hát nước ngoài ở Nhật, bài Ngủ đi con chiếm giải Đĩa vàng và đã phát hành trên
hai triệu bản
Trịnh Công Sơn từ đó trở thành “kẻ du ca bất khuất” trên đất nước đầy bom đạn Những sáng tác tiếp theo của ông với những ca từ mạnh mẽ trong
tập Kinh Việt Nam hay Ta phải thấy mặt trời, Nhân danh Việt Nam là tiếng
nói kêu gọi hoà bình và thống nhất đất nước
Tháng 4 năm 1975, chiến tranh chấm dứt, ông là người đầu tiên lên Đài
Phát thanh Sài Gòn hát vang bài Nối vòng tay lớn, một bài hát nói lên niềm
Trang 36lâu, tôi sẽ khô cạn và chết mất Hơi ấm của dân tộc Việt Nam giống như nước cần thiết cho hoa vậy” (Theo [64, tr.140])
Thế nhưng, ở lại đất nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, Trịnh Công Sơn trở thành chứng nhân đồng thời cũng là nạn nhân của những thăng trầm lịch
sử trên mảnh đất thời hậu chiến
Những năm đầu giải phóng, những ca khúc của Trịnh Công Sơn không được phổ biến Bản thân ông bị "kiểm điểm" bởi có người cho rằng ụng đã làm nhạc phản chiến một cách chung chung, không phân biệt được chiến
tranh xâm lược và chiến tranh giải phóng dân tộc (trong bài Gia tài của mẹ với câu Hai mươi năm nội chiến từng ngày), thậm chí còn làm nhạc ca ngợi địch trong bài Cho một người nằm xuống tỏ ý thương tiếc một đại tá không
quân Sài Gòn
Trong thời hậu chiến, cả nuớc rất khó khăn, và như bao người Việt khác, Trịnh Công Sơn cũng được đưa đi lao động sản xuất trên những cánh đồng đầy bom đạn chưa tháo gỡ Thời gian này, ông không thể sáng tác được, bởi một người viết tình ca mang tính triết lí trừu tượng như ông không thể một sớm một chiều chuyển mạch sáng tác theo một đường hướng khác
Năm 1979, Trịnh Công Sơn từ giã Huế vào Sài Gòn
Từ những năm 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại Tác phẩm
của ông sau chiến tranh có những bài nổi tiếng như: Chiều trên quê hương tôi,
Em còn nhớ hay em đã quên, Huyền thoại mẹ, Hà Nội mùa thu, Tiến thoái lưỡng nan, Tôi ơi đừng tuyệt vọng, Lặng lẽ nơi này, Xin trả nợ người, Lời thiên thu gọi Những sáng tác này thường là tình ca, không có bài hát nào
liên quan đến chiến tranh, chủ yếu là những tác phẩm viết cho phim Những tác phẩm sau này thường nói lên thân phận con người, kiếp người trong cõi tạm, mang đậm chất Thiền
Trang 37Năm 1983 và 1990, Trịnh Công Sơn đã hai lần có ý định lấy vợ nhưng đều không thành Và trong tình yêu, ông rốt cuộc vẫn là chàng “lãng tử cô độc” cho đến cuối đời
Năm 1992, người mẹ kính yêu của Trịnh Công Sơn qua đời Đây là một mất mát quá lớn với ông Ông viết: “Khi một người mất mẹ ở tuổi 50, điều ấy
có nghĩa là không còn gì có thể dàn xếp được Cái sa mạc để lại trong lòng bạn cứ thế mỗi ngày lan rộng ra và cõi lòng bạn thì tan nát như một cánh đồng xanh tươi vừa trải qua một cơn bão lớn” (Theo [58, tr.9])
Những năm 90 của thế kỉ XX, sau thời kì đổi mới của đất nước, nhạc của ông lại được hát rất nhiều trong các chương trình ca nhạc, chủ yếu là những bản tình ca Những bài hát phản chiến của ông, vì một lí do nào đó, vẫn chưa được phép lưu hành
Những năm cuối đời, Trịnh Công Sơn thường xuyên bị bệnh, sức khoẻ giảm sút rõ rệt Ông qua đời vào ngày 1/4/2001 “Con chim nhỏ hát chơi trên đầu ngọn lau” không còn nữa, “vết chân dã tràng” in dấu trên cõi trần đúng 62
năm Ca khúc cuối cùng, được ông sáng tác trên giường bệnh là bài Biển
nghìn thu ở lại Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của người nhạc sĩ tài hoa này
cũng sẽ “nghìn thu ở lại”
Năm 2004, Trịnh Công Sơn được trao “Giải thưởng Âm nhạc hoà bình thế giới” vì lí tưởng hoà bình mà ông đã đấu tranh không mệt mỏi cho hạnh phúc của nhân loại
Trong bộ từ điển bách khoa Pháp Le Million tập 8 trang 122 - Genève
1973, tên tuổi của Trịnh Công Sơn được nhắc đến như một thi nhân tiêu biểu của Việt Nam: “ nhiều thi nhân Việt Nam ngày nay đã tìm hơi thở hùng ca của tổ tiên ngày trước để hát nỗi đau của mình Trịnh Công Sơn nổi bật giữa những tài năng trẻ đó Bài hát của anh tràn ngập thành phố và thôn quê Trịnh Công Sơn cất cao tiếng hát thi nhân mà đạn bom không bao giờ dập tắt được ” (Theo [64, tr.140])
Trang 381.3.2 Khái quát về những ca khúc của Trịnh Công Sơn
Về số lượng ca khúc của Trịnh Công Sơn, công chúng thường phỏng đoán ông đã sáng tác khoảng trên 600 ca khúc Tuy nhiên đây chỉ là sự phỏng đoán vì không có những căn cứ cụ thể Chính Trịnh Công Sơn, lúc sinh thời, cũng không biết mình đã viết bao nhiêu ca khúc, vì thời chiến tranh sống cuộc đời trốn tránh, lang bạt, ông không có điều kiện giữ gìn, và những sáng tác ấy thất lạc khắp nơi
Năm 1991, cô Yoshii Michiko, một sinh viên người Nhật làm luận văn cao học về nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn, đã sưu tầm được 196 bài hát, trên cơ sở tài liệu do chính Trịnh Công Sơn cung cấp dựa vào trí nhớ của tác giả hoặc của các ca sĩ
Mười năm, sau khi Trịnh Công Sơn qua đời năm 2001, những bạn bè của ông ở trong và ngoài nước đã sưu tầm những bài hát của ông qua nhiều nguồn Ông Phạm Văn Đỉnh - Chủ tịch Hội Văn hoá Trịnh Công Sơn (Pháp)
đã kì công sưu tầm được 288 bài, có chú thích năm tháng cẩn thận Đây có thể được coi là thư mục bài hát tìm được nhiều nhất tính đến thời điểm hiện nay
Như vậy, căn cứ vào một số cứ liệu và qua quá trình tìm hiểu, có thể nhận định Trịnh Công Sơn đã sáng tác khoảng hơn 300 ca khúc
Những ca khúc của Trịnh Công Sơn về thực chất là nhật kí ghi lại những suy tư, chiệm nghiệm của một con người bình thường về những khoảnh khắc, cảm xúc, tâm trạng trong nhiều giai đoạn, nhiều hoàn cảnh trải dài trong suốt cuộc đời của mình Trịnh Công Sơn từng viết: “Tôi chỉ là tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo” (Theo [37, tr.223])
Nhạc Trịnh thường được xếp thành 3 mảng chính là: Tình yêu, Quê hương và Thân phận
Tình yêu là đề tài lớn nhất trong tác phẩm của Trịnh Công Sơn Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục ca khúc của ông Nhạc tình của Trịnh
Trang 39Công Sơn đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn chán, cô đơn
như trong Sương đêm, Uớt mi , mang nỗi sầu li biệt như Diễm xưa, Biển
nhớ , hay nuối tiếc những gì đã qua như Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên
Những bài hát này có giai điệu nhẹ nhàng, thường được viết với tiết tấu chậm Phần lời được đánh giá cao nhờ đậm chất thơ, bề ngoài mộc mạc nhưng rất thâm trầm sâu sắc, đôi khi mang những yếu tố tượng trưng, siêu thực
Nhạc tình của Trịnh Công Sơn rất phổ biến tại Việt Nam Nhạc sĩ Thanh Tùng từng gọi Trịnh Công Sơn là “Người Việt viết tình ca hay nhất thế kỉ” [65]
Tiếp theo là mảng ca khúc về quê hương Mảng này lại chia thành các
ca khúc phản chiến (các tập nhạc Da vàng nổi tiếng thập kỉ 60, 70 trong phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe) và các ca khúc ngợi ca con người xây dựng tái thiết đất nước sau năm 1975 (với những ca khúc như Em ở nông
trường em ra biên giới, Chiều trên quê hương tôi , ngoài ra còn có những ca
khúc viết cho thiếu nhi như Em là hoa hồng nhỏ, Mẹ đi vắng , và những bài hát viết cho phim như Đời gọi em biết bao lần)
Trong mảng ca khúc viết về quê hương, người ta chú ý nhiều đến những ca khúc phản chiến mang tính chất chống chiến tranh, ca ngợi hoà
bình Có thể kể đến những tập ca khúc phản chiến tiêu biểu như: Ca khúc da
vàng, Kinh Việt Nam, Phụ khúc da vàng
Cuối cùng là mảng ca khúc về thân phận con người, được viết bằng sự chiêm nghiệm về thân phận mình, thân phận người và cuộc đời với nội dung sâu sắc, mang tính triết lí cao, làm nên tính “bác học” và “độc đáo” của nhạc
Trịnh Những ca khúc tiêu biểu như: Bốn mùa thay lá, Phôi pha, Một cõi đi
về, Ngẫu nhiên, Tiến thoái lưỡng nan, Như một lời chia tay Những ca khúc
này thường nói về tính phù du của cuộc sống, của đời người:
Không hẹn mà đến không chờ mà đi
Trang 40Bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta (Bốn mùa thay lá)
Từ đó tác giả kêu gọi con người hãy yêu nguời: “hãy yêu nhau đi cho gạch đá có tin vui” và yêu đời, bởi “cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”
Có lẽ ít có dòng nhạc nào có tầm ảnh hưởng lớn như nhạc Trịnh Trong những năm tháng chiến tranh, nhạc của Trịnh Công Sơn chưa được phép lưu hành, thế nhưng những người lính ở cả hai bên chiến tuyến vẫn say sưa hát lên những ca khúc phản chiến, những bản tình ca và những bài tự tình quê hương, dân tộc của ông Sau năm 1975, vì một số lí do, nhạc Trịnh Công Sơn vẫn bị cấm biểu diễn trong một thời gian dài (cho đến cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỉ XX - thời kì mở cửa, nhạc Trịnh Công Sơn mới chính thức được phổ biến) Tuy nhiên, trong những năm chính quyền không cho phép, trên khắp nẻo đường đất nước, từ những nơi núi rừng heo hút cho đến chốn thị thành, người dân vẫn nghe và yêu nhạc Trịnh “Ngày nay, đi đến bất cứ nơi đâu trên trái đất này, nếu có cộng đồng người Việt sinh sống, thì nơi đó có nhạc Trịnh Công Sơn” [33, tr.47]
Hãy nghe những lời phát biểu về tầm ảnh hưởng của Trịnh Công Sơn
và âm nhạc của ông:
“Nguyễn Trọng Tạo: Ở Việt Nam thế kỷ XX, có hàng vạn người sáng tác ca khúc, nhưng có 3 người không ai là không biết, đấy là Văn Cao, Phạm Duy và Trịnh Công Sơn Trong 3 người đó, Trịnh Công Sơn là người ít tuổi nhất và nhạc phẩm của anh xuất hiện sau đến vài chục năm, nhưng hơn 500 bài hát của anh được người đời say đắm đến cuồng nhiệt đã tạo ra một hiện tượng lạ lùng trong âm nhạc Việt thế kỷ XX Anh thực sự là Ông Hoàng của tình ca Việt Nam, nhưng cũng là một nhạc sĩ “phản chiến”, một nhạc sĩ của
khát vọng hoà bình với cả trăm bài hát trong các tập Kinh Việt Nam và Ca
khúc da vàng
Ca từ của anh không chỉ giàu chất thơ như người ta thường nói, mà đấy
là những bài thơ thật sự, những bài thơ thấm đẫm triết lý về cuộc sống, về tình