Để đạt được mcụ tiêu đề ra, vấn đề quan trọng là phải tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý và cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ các khó khăn, thực hiện nhanh các dự án sau khi được cấp giấy phép đầu tư. Trước mắt cần khẩn trương giải quyết các vấn đề sau:
- Cần nghiên cứu để ban hành các chính sách về huy động vốn, tỷ trọng góp vốn của bên Việt Nam, chính sách nội tiêu và ngoại tiêu, chính sách khai thác và chế biến tài nguyên, khoáng sản, chính sách nội địa hoá một số ap cơ khí chế tạo, chính sách khuyến khích đầu tư vào miền núi, miền Trung, vào lĩnh vực nông nghiệp, hiện đại hoá, bảo vệ hợp lý sản xuất và thị trường trong nước.
- Thực tiễn triển khai hoạt động đầu tư nước ngoài trong các năm qua đã phát hiện một số vấn đề đồi hỏi phải sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài hiện hành nhằm phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cụ thể Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII; hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, nhích dần một bước với đầu tư trong nước theo xu thế chung tiến tới một Luật Đầu tư chung, tạo nên một hệ thống và cơ sở pháp luật đồng bộ, thống nhất, rõ ràng và cụ thể.
- Nhích gần một bước với đầu tư trong nước theo xu hướng thu hẹp những ưu đãi về thuế nhập khẩu.
- Nhích gần một bước với đầu tư trong nước theo xu hướng thu hẹp những ưu đãi về thuế nhập khẩu còn quá cách biệt (Dự kiến quy định miễn thuế đối với nhập khẩu thiết bị, máy móc để xây dựng các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; như nhập vật tư, xe ôtô phải chịu thuế nhập như các nhà đầu tư trong nước; quy định lĩnh vực cấm, những lĩnh vực hạn chế và lĩnh vực khuyến khích nước ngoài đầu tư đồng bộ với những bộ luật mới ban hành (dân sự, lao động, phá sản...).
- Nghiên cứu để bổ sung những phương thức đầu tư trực tiếp của nước ngoài mới theo thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện nước ta (BOT, BT...).
- Rà soát các văn bản hiện có nhằm xác định cụ thể trách nhiệm, quuyền hạn và quan hệ công tác giữa các cơ quan Nhà nước theo tinh thần vừa phát huy chứ năng của các cơ quan, vừa quản lý tập trung thống nhất, khắc phục hiện tượng chia cắt, phân tán, thực hiện nghiêm túc và triệt để NGhị Định 191/Cp của Chính phủ về hình thành và thẩm định và thực hiện dự án đầu tư nước ngoài. Trong toàn bộ các công đoạn của một dự án, khâu quản lý dự án là quan trọng nhất, quyết định sự thành công của từng dự án cụ thể và theo đó của toàn bộ hoạt động hợp tác đầu tư. Do vậy phải đặc biệt coi trọng công tác quản lý dự án, nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước , của chính quyền địa phương và những tổ chức, cán bộ làm công việc này. Dành sự quan tâm và chỉ đạo để nắm chắc tình hình thực hiện, theo sát diễn biến nhằm chủ động có biện pháp xử lý kịp thời. Đẩy mạnh việc kiểm tra định kỳ, kiên quyết xử lý, kể cả rút giấy phép đối với các trường hợp dây dưa không triển khai dự án theo quy định hiện hành . Phấn đấu nâng cao hơn tỷ lệ vốn thực hiện vì lợi ích của Nnm coi đó là một chỉ tiêu chính đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư nước ngoài.
- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm toán hoạt động tài chính của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; cải tiến công việc giám định góp vốn của bên nước ngoài.
- Tiếp tục thực hiện công tác đào tạo cán bộ Việt Nam trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hướng vừa trang bị kiến thức cơ bản, vừađào tạo chuyên sâu.
KẾT LUẬN
Báo cáo thực tập: “Quản lý dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” được khẳng định sự cần thiết khách quan phải cảu thiện môi trường đầu tư hơn nữa nhằm thu hút một cách có hiệu quả nguồn vốn FDI, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế đất nước.
Báo cáo phân tích vai trò quản lý và nội dung quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ đó đưa ra những quan điểm trong quản lý vừa phù hợp với hoàn cảnh thực tế Việt Nam vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời cũng tạo dựng hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động FDI nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý của chặt chẽ có sự định hướng của Nhà nước.
Báo cáo đã đề xuất một số quan điểm cơ bản trong quản lý hoạt động FDI hiện nay liên quan đến hoàn thiện pháp luật, chính sách theo hướng thông thoáng , hấp dẫn và đảm bảo tính chặt chẽ của nó. Báo cáo đã kiến nghị những phương pháp và biện pháp để xây dựng quy hoạch, kế hoạch cho từng ngành, từng địa phương, cải tiến thủ tục đầu tư và tăng cường công tác quản lý, giám sát sau khi cấp giấy phép đầu tư, coi đó là một khâu then chốt để nâng cao hiệu quả của hoạt động FDI trong thời gian tới.
Việc nghiên cứu và tăng cường quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam là vấn đề lớn, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau, nên báo cáo này chỉ là một đóng góp nhỏ cho việc nghiên cứu một cách toàn diện về hoạt động FDI ở Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình đầu tư nước ngoài - Đại học Ngoại Thương - Hà Nội T.g: T.S Ngô Xuân Lộc
2. Báo cáo: “Tình hình và phương hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”- Bộ Kế hoạch Đầu tư
3. Một số ý kiến về tình hình đầu tư của Bộ Kế hoạch Đầu tư
4. Tài liệu bài giảng: Quản lý dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của T.S Phan Hữu Thắng - Vụ trưởng vụ quản lý dự án
5. Nghị định 75/CP về chức năng,nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Kế hoạch Đầu tư
6. Quyết định số 90 BKH/TCCB của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Vụ quản lý đầu tư nước ngoài