CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TRIỂN KHIA DỰ ÁN SAU KHI ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ.

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (Trang 26 - 29)

GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ.

Cần phải làm gì sau khi nhận được giấy phép đầu tư không chỉ là câu hỏi đối với các nhà đầu tư nước ngoài mà còn là câu hỏi đối với các doanh nghiệp Việt Nam có dự án đầu tư. Để giúp các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các bước triển khai dự án sau khi được cấp giấy phép. Bộ Kế hoạch Đầu tư đã ban hành thông tư số 03/KKH - QLDA ngày 15/3/1997 hướng dẫn thủ tục triển khai dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thông tư này quy định trong thời hạn 3 tháng, các thủ tục hành chính ban đầu như thông qua danh sách hội đồng quản trị các doanh nghiệp liên doanh, Ban điều phối hợp đồng hợp tác kinh doanh, bổ nhiệm nhân sự (Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng) của các doanh nghiệp, đăng ksy bố cáo thành lập doanh nghiệp, đăng ký trụ sở doanh nghiệp, khắc dấu và đăng ký con dấu, mở tài khoản tại ngân hàng, đăng ký chế độ kế toán thực hiện,... Đối với từng trường hợp chậm trễ, chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép đầu tư về nguyên nhân chậm trễ và xin gia hạn việc thực hiện. Cùng với việc thực hiện các thủ tục hành chính ban đầu nêu trên, các nhà đầu tư phải thực hiện các việc sau:

- Xin giấy phép sử dụng đất theo quy định tại Chương IV- Nghị định 12/CP;

- Xin duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại điều 84 và điều 85 - Nghị định 12/CP.

- Đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu, kế hoạch xuất nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm với Bộ Thương mại theo quy định tại điều 47 Nghị định 12 CP;

- Đăng ký kế hoạch tuyển dụng lao động với cơ quan lao động địa phương;

- Thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh cho nhân viên nước ngoài ; đăng ký ngành nghề; đăng ký sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc; đăng ký chất lượng, nhãn hiệu hàng hoá...

Trong các việc làm trên, thời gian qua, việc xin giấy phép sử dụng đất còn mất nhiều thời gian của của các nhà đầu tư, do các quy định về giải phóng mặt bằng, đến bù,... chưa rõ ràng. Việc cấp đất còn phải qua nhiều khâu xét duyệt: xã, huyện, sở quản lý ruộng đất, tỉnh hoặc phường, quận, sở quản lý đất đai thành phố. Nhiều trường hợp chủ đầu tư còn phải bàn bạc trực tiếp với dân. Để giải quyết khó khăn đó, Tổng cục Địa chính đã ban hành Thông tư số 679/T/ĐC nagỳ 12 tháng 5 năm 1997 hướng dẫn việc thuê đất đai để thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam , nội dung chủ yếu của thông tư này bao gồm:

- Việc lập hồ sơ xin thuê đất thực hiện cùng với việc lập hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư và được chia làm hia bước:

+ Bước 1: Xác định địa điểm thực hiện dự án. Tại bước này yêu cầu trước khi thành lập dự án, chủ đầu tư phải làm việc với UBND cấp tỉnh ở đại điểm thực hiện dự án và phải được UBND cấp tỉnh chấp thuận địa điểm đó.

+ Bước 2: Sau khi dự án được cấp giấy phép đầu tư, người thuê đất (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, bên Việt Nam

tham gia với nước ngoài được phép góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đât ) gửi đến Sở địa chính các văn bản sau để thuê đất:

• Đơn xin thuê đât

• Bản sao giấy phép đầu tư (có công chứng)

• Bản đồ địa chính khu đất (trích lục hoặc trích đo theo mẫu 2a, 2b thông tư nói trên).

Sau khi đã hoàn thành thủ tục thuê đất bằng việc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà đầu tư có thể tiến hành xây dựng cơ bản hiành thành doanh nghiệp theo thiết kế được duyệt. Bộ xây dựng đã ban hành thông tư số 01/BXD - CSXD ngày 15/4/1997 hướng dẫn việc quản lý các công trình xây dựng có vốn FDI và nhà thuầ xây dựng nhận thầu tại Việt Nam.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có vốn FDI ccàn phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo thông tư liên Bộ Kế hoạch Đầu tư - Tổng cục thống kê số 01/LB ngày 31/3/1997. Quy định đối với công tác thống kê như sau:

- Báo cáo thống kê phải đầy đủ, tính toán các chỉ tiêu theo đúng nội dung, phương pháp, biểu mẫu quy định và phải nộp đúng thời hạn quy định.

- Hệ thống biểu mẫu báo cáo thống kê gồm có:

+ Báo cáo tháng thực hiện vào 11 tháng đầu, nộp vào ngày 10 tháng sau.

+Báo cáo 6 tháng đầu năm, nộp vào 15/7 hàng năm. + Báo cáo cả năm nộp vào 10/2 hàng năm

- Trong trường hợp số hiệu báo cáo năm khác với số liệu ghi trong quyết toán năm đã được kiểm toán xác nhận thì cơ quan báo cáo sẽ tự động điều chỉnh lại số liệu thoe kết quả tính toán.

Cơ quan nhận báo cáo. Bộ Kế hoạch Đầu tư, cục thống kê và sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đơn vị có trụ sở chính. Riêng báo cáo xuất nhập khẩu trực tiếp còn phải gửi đến Bộ Thương mại.

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (Trang 26 - 29)