GIAI ĐOẠN 2000 - 2010
Năm 2000, khi thông qua chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2000 - 2010, Chính phủ đã dự kiến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn này là 40 -60 tỷ USD
Theo báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng về nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2000 - 2010: “tập trung sức cho mục tiêu phát triển, tôc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm 9 - 10 %, đến năm 2010, GDP bình quân đầu người tăng gấp đôi so với năm 2000” và “ để đảm bảo tốc độ tăng GDP tăng 9 - 10 %/năm thì vốn đầu tư của toàn xã hội là 80 - 90 tỷ USD, trong đó vốn trong nước chiếm 50%).
Theoi các nhà hoạch định kinh tế tính toán thì dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong vòng 10 năm tới như sau:
- Tổng vốn đầu tư từ ngân sách (bao gồm các nguồn tích luỹ từ thu ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển) và một phần nguồn vốn ODA chiếm 5,5 - 6 % tổng sản phẩm trong nước và bằng 21 % nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội.
- Nguồn tín dụng đầu tư của nhà nước chiếm 7 %. Đâyl;à nguồn vốn của nhà nước cho vay theo lãi suất ưu đãi đối với các dự án đầu tư của các doanh nghiệp trog lĩnh vực thuộc diện ưu tiên xác định theo kế hoạch của nhà nước.
- Một phần từ nguồn vốn ODA cho vay lại chiếm 9,6 %
- Nguồn vốn các doanh nghiệp nhà nước chiếm 14 - 15 %. Nguồn vốn này bao gồm vốn khấu hao cơ bản để lại, lợi nhuận sau thuế, góp vốn liên doanh
- Nguồn vốn của dân cư và tư nhân chiếm 16,6 %
- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm 31 % nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
Với nguồn vốn nước ngoài được thực hiện trong 10 năm qua là 19 tỷ USD thì mục tiêu thu hút được 40 - 60 tỷ USD trong 10 năm tới, tăng gấp đôi là 1 nhiệm vụ hết sức nặng nề, mọt thách thức mới trong hoạt động đầu tư nước ngoài của toàn xã hội. Trong khi đó nguồn vốn ODA có nhiều hạn chế, phụ thuộc nhiều vào quan hệ chính t rị, đối ngoại của ta đối với các tổ chức tài chính hay quốc gia đã cam kết cho ta vay và nếu không sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả thì sẽ trở thành con nợ vàkhông có khả năng trả nợ. Còn nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cũng sẽ không dễ dàng thu hút được để đảm bảo mục tiêu trên, nếu nhà nước không kịp thời có những cơ chế, chính sách cụ thể và thích hợp khuyến khích họ bỏ vốn ra đầu tư, hợp tác, liên doanh, liên kết.
Do vậy, trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước theo đường lối đổi mới,chủ trương của Đảng và nhà nước là huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư, tp trong đó kết hợp tiềm năng bên trong và khả năng có thể tranh thhủ bên ngoài.
Những chủ trương, phương hướng và mục tiêu trên đây đã đặt ra cho chúng ta phải nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách trong tổ chức và quản lý hoạt động đầu tư nhằm cải thiện môi trường đầu tư hơn nữa đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn tới.
Trong thời gian đầu tiến hành hợp tác đầu tư, mục tiêu của chúng ta là:tranh thủ, công nghệ, mở rộng thị trường và phương thức quản lý tiên tiến, nhằm góp phần phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo việc làm cho người lao động, khai thác các tiềm năng sẵn có, tạo nguồn
thu ngân sách. Đây cũng là mục tiêu tổng quát và cuối cùng của toàn bộ công tác hợp tác đầu tư.
Còn mục tiêu đặt ra trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 10 năm 2000 - 2010 là tranh thủ vốn một cách chủ động có chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội tỏng một quy hoạch tổng thể theo định hướng chiến lược kinh tế - xã hội nước ta, gópphần tạo ra một số năng lực mới, trong đó đặc biệt là năng lực về công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu. đồng thời với việc chỉ đạo thực hiện tốt các dự án đã cấp giấy phép, nâng chất lượng hoạt động đầu tư nước ngoài lên tầm cao mới. Tren cơ sở tình hình thời gian qua và triển vọng sắp tới, phư[ng hướng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được xác định như sau:
- Ưu tiên cho các dự án trong các lĩnh vực nông nghiệp, trồng rừng, xây dựng các vùng nguyên liệu, các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, chế biến lương thực, thực phẩm và các dự án đầu tư vào các tỉnh trung du, miền núi Duyên hải miền Trung và miền Tây Nam bộ. Với các dự án này, nếu cần thiết phải có các chính sách ưu đãi hơn so với quy định hiện hành (như mức tiền thuê đất, các loại thuế, thời hạn hoạt động ,...) để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các tỉnh, thành phố có nhiều dự án đầu tư như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu thì tập trugn vào thu hút các dự án có quy mô lớn, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, các xí nghiệp trong các khu chế xuất và các khu công nghiệp. Dành sự quan tâm thích đáng đối với các dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp và hiện đại hoá đất nước như khai thác dầu khí, xi măng, liên lạc viễn thông, cảng, sân bay, điện, sản xuất thép, công nghiệp hoá chất phân bón, các dự án sản xuất hàng xuất khẩu có sử dụng công nghệ cao, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao...
- Tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng các hình thức thích hợp trong khuôn khổ pháp luật theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. Cần đẩy
tới một bước quan hệ mới về hợp tác đầu tư với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Mỹ và các nước Tây Âu, coi đó là những đối tác quan trọng để tranh thủ vốn, công nghệ, tạo thế cân bằng có lợi cho việc đảm bảo độc lập chủ quyền, giữ vững an ninh chính trị, kinh tế.