Đặc điểm ngữ nghĩa của phƣơng thức so sánh trong ca từ

Một phần của tài liệu PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG CA TỪ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN (Trang 65 - 78)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của phƣơng thức so sánh trong ca từ

nhất, tiếp theo là so sánh ngang bằng và so sánh dị biệt hơn. Đặc biệt, không có sự xuất hiện của so sánh dị biệt kém.

2.2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA PHƢƠNG THỨC SO SÁNH TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN

2.2.1. Đặc điểm của yếu tố đƣợc so sánh

Yếu tố đƣợc so sánh trong ca từ Trịnh Công Sơn phản ánh thế giới sự vật, hiện tƣợng trong cái nhìn riêng của tác giả. Trong thế giới ấy, có hai phạm trù đƣợc nhạc sĩ chú ý và thể hiện trong ca khúc của mình, đặc biệt trong phƣơng thức so sánh. Đó là: những gì thuộc con ngƣời và những gì bên ngoài con ngƣời (thế giới tự nhiên, xã hội).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 66 - Yếu tố đƣợc so sánh là các nhân vật trữ tình, đƣợc biểu thị bằng các từ ngữ: tôi, ta, mình, em, anh, mẹ, Bống, chúng em, anh hùng, những đứa con... Ví dụ:

- Tôi như con chim bệnh Thiếu hạnh phúc trần gian Có những tháng mùa đông

Ngồi khóc rất âm thầm (Nhƣ chim ƣu phiền)

- Tôi vẫn nhìn thấy em Giữa đám đông xa lạ

em như hoa lá

Giữa thiên nhiên hiền hoà (Em đến từ nghìn xƣa) - Mẹ là nước chứa chan

Trôi dùm con phiền muôn Cho đời mãi trong lành

Mẹ chìm dưới gian nan (Huyền thoại mẹ) - Đừng buồn chi em ta như giọt lệ vô tình

Cười lên em nhé dẫu đau lòng (Xác ta xác thù) - Lòng tôi có khi mơ hồ

Tưởng mình đang là cơn gió

- Em sẽ là mùa xuân của mẹ

Em sẽ là màu nắng của cha (Em sẽ là hoa hồng nhỏ)... Yếu tố so sánh là những nhân vật trữ tình đƣợc sử dụng 96/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ 24,1%, trong đó tôi em là hai nhân vật xuất hiện rất nhiều lần trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn. Tôi có thể là chính tác giả với sự thổ lộ, giãi bày những suy nghĩ, tình cảm, những chiêm nghiệm của bản thân, có khi là sự nói hộ ngƣời nghe qua những ca từ vừa đƣợm màu sắc trữ tình, lại vừa giàu tính triết lí. Em có thể là những ngƣời tình đã đi qua cuộc đời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 67 nhạc sĩ, cũng có thể là hình ảnh ngƣời tình trong mộng, hoặc là ngƣời phụ nữ nào đó trong cuộc đời, hoặc đó chỉ là những em nhỏ - những mầm xanh của đất nƣớc.

- Yếu tố đƣợc so sánh là bộ phận cơ thể con ngƣời, đƣợc biểu thị bằng các từ ngữ: tóc, da, tay, chân, môi em, tóc em, con mắt người tình, bàn chân ai, vai em, bờ vai, sợi tóc em bồng, mắt mẹ, tóc mẹ... Ví dụ:

- Bờ vai như giấy mới

Sợ nghiêng hết tình tôi (Thƣơng một ngƣời)

- Môi em là đốm lửa

Cuộc đời đâu biết thế (Ru tình) - Những con mắt quầng thâm Xin tươi sáng một lần

Cho con mắt ngƣời tình

Ấm như ngày hỏi han (Những con mắt trần gian) - Tóc em như trời xưa

Đã qua đi nghìn năm (Ru đời đi nhé)...

Yếu tố đƣợc so sánh là bộ phận cơ thể con ngƣời đƣợc sử dụng 30/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ 7,6%, trong đó 2 bộ phận: mắtmôi có tần số xuất hiện nhều hơn cả. Đây là hai bộ phận có tình biểu tƣợng cao. Đôi mắt trong ca từ Trịnh Công Sơn vừa là con mắt của thân thể, vừa là con mắt của trái tim, “là biểu tƣợng của tri giác trí tuệ, là cơ quan thị giác nội tâm, phản chiếu tâm hồn con ngƣời, đôi mắt của lƣơng tri và nhận thức, cũng là đôi mắt soi thấu chính bản ngã con ngƣời” [17, tr.84]. Đặc biệt, “mắt em” là một thế giới lung linh kì ảo, là sự trong sáng và tinh tế của tâm hồn và là hiện thân cho vẻ đẹp nữ tính đằm thắm. Nếu nhƣ đôi mắt là “cửa sổ của tâm hồn” thì đôi môi là “của sổ đi vào thế giới nội tâm”. Đôi môi trong ca từ Trịnh Công Sơn “là hình ảnh ƣớc lệ cho vẻ đẹp của ngƣời con gái, thể hiện khát khao mãnh liệt về tình yêu đôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 68 lứa, hoặc biểu tƣợng của niềm vui, hạnh phúc, đôi môi còn là biểu tƣợng cho trái tim, cho tình yêu, cũng có lúc biểu tƣợng cho sức sống, cho tuổi trẻ, và cao hơn nữa, nó còn là bản sao, là hình ảnh của chính con ngƣời” [17, tr.89]. Đặc bịêt, “môi em” là biểu tƣợng của sức sống, là đốm lửa thắp sáng hạnh phúc.

- Yếu tố đƣợc so sánh là thế giới nội tâm, tinh thần của con ngƣời, đƣợc biểu thị bằng các từ ngữ: hồn, hồn mình, buồn mình, lòng, tấm lòng, tấm lòng em, lòng tôi, lòng ta, lòng em, tình, tình yêu, chút tình... Ví dụ:

- Khi cơn đau chưa dài

Thì tình như chút nắng (Tình nhớ) - Mười năm sau áo bay đường chiều Bàn chân trong phố xa lạ nhiều Có người lòng như nắng qua đèo

(Có một dòng sông đã qua đời) - Tình yêu như cơn bão

Đi qua địa cầu (Tình sầu) - Vẫn thấy bên đời có em

Tấm lòng em như lá kia còn xanh (Vẫn có em bên đời) - Từ trăng xưa là nguyệt

Lòng tôi có đôi khi Tựa bông hoa vừa mọc

Hân hoan giây xuống thế (Nguyệt ca) - Đâu ngờ tình như lá úa

Khiến tôi chia lìa từng giấc mơ (Trong nỗi đau tình cờ)...

Yếu tố so sánh là thế giới nội tâm, tinh thần của con ngƣời đƣợc sử dụng 62 lƣợt, chiếm tỉ lệ 15,6%. Trong đó, lòng, tình, tình yêu đƣợc trở đi trở lại rất nhiều lần, bởi Trịnh Công Sơn quan niệm: “sống trong đời sống cần có một tấm lòng” và “sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 69 - Yếu tố đƣợc so sánh là hành động, phẩm chất của con ngƣời, đƣợc thể hiện qua các từ ngữ: nhìn, anh nằm xuống, giã từ, yêu quê hương, yêu tự do, người nằm co, em ra đi, tôi cười, tôi đã yêu em, em đã đến nơi này... Ví dụ:

- Anh nằm xuống như một lần vào viễn du Đứa con xưa đã tìm về nhà

Đất hoang vu khép lại hẹn hò (Cho một ngƣời nằm xuống) - Hôm nay tôi nghe

Tôi cuời như đứa bé

Mới lớn lên giữa đời sống kia (Hôm nay tôi nghe)

- Người con gái ngồi mơ thanh bình

Yêu quê hƣơng như đã yêu mình

(Ngƣời con gái Việt Nam da vàng) - Em đã đến nơi này tựa nhưcánh én

Dịu dàng trao chút hương hoa mùa xuân (Vẫn có em bên đời)... Yếu tố đƣợc so sánh là hành động, phẩm chất của con ngƣời đƣợc sử dụng 52/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ 13,1%. Trong đó, thƣờng gặp là những yếu tố chỉ hành động, phẩm chất của emtôi - hai nhân vật trữ tình đƣợc trở đi trở lại trong rất nhiều ca khúc.

b. Yếu tố đƣợc so sánh là thế giới tự nhiên, xã hội (bên ngoài con ngƣời)

- Yếu tố đƣợc so sánh là những sự vật hiện tƣợng thuộc thế giới tự nhiên, đƣợc thể hiện qua các từ ngữ: nắng, mưa, trời, biển, trăng, cỏ cây, bông hoa, cơn mưa, sương mù, màu nắng, ruộng xanh, con sông, mây xa...Ví dụ:

- Mƣa như từng giọt rượu hờ

Đêm trong thành phố ai chờ đợi ai (Mƣa mùa hạ) - Con sông là thuyền, mây xa là buồm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 70

Từng giọt sương thu hết mênh mông Những giọt mưa những nụ hoa

Hẹn hò gặp nhau trước hiên nhà (Bốn mùa thay lá) - Chiều trên quê hương tôi

Gió đến chơi từ bờ biển xa Núi đôi khi màu sim tím lạ

Nắng như môi hoàng hôn trên phố (Chiều trên quê hƣơng tôi) - Biển là em ngọt đắng trùng khơi

Biển nghìn thu ở lại nghìn thu ngậm ngùi (Biển nghìn thu ở lại)

Yếu tố đƣợc so sánh là những sự vật hiện tƣợng thuộc thế giới tự nhiên đƣợc sử dụng 32/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ 8%. Trong đó, thƣờng gặp là những yếu tố chỉ hiện tuợng tự nhiên gần gũi, quen thuộc với đời sống con ngƣời nhƣ

mưa, nắng, gió...

- Yếu tố đƣợc so sánh là những sự vật hiện tƣợng không thuộc thế giới tự nhiên:

+ Yếu tố đƣợc so sánh là những sự vật hiện tƣợng cụ thể, thƣờng gặp, đƣợc biểu hiện qua các từ ngữ: phố, dòng điện, mặt đường, mộ bia, ghe xuồng, đại bác, một rừng cờ... Ví dụ:

- Dòng điện như dòng sông Cho đời một tấm lòng Đi qua những con đuờng Hẹn hò cùng nhà máy

Chăm lo những đồng xanh (Ƣớc mơ về dòng điện) - mặt đuờng vàng hoa như gấm

Có không gian màu áo bay lên (Em còn nhớ hay em đã quên) - Trong lòng phố mưa đêm trói chân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 71 Phố bỗng là dòng sông uốn quanh (Em còn nhớ hay em đã quên) - Đại bác như kinh không mang lời nguyền

Trẻ thơ quên sống từng đêm nghe ngóng (Đại bác ru đêm)

Yếu tố đƣợc so sánh là những sự vật hiện tƣợng cụ thể đƣợc sử dụng 51/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ12,8%. Trong đó, thƣờng gặp là những yếu tố chỉ sự vật hiện tƣợng gần gũi, thân quen với đời sống hàng ngày của con ngƣời. + Yếu tố đƣợc so sánh là những sự vật hiện tƣợng trừu tƣợng, đƣợc thể hiện qua các từ ngữ: đời, đời mình, đời ta, nghìn trùng, tương lai, tuổi trẻ Việt Nam, lời hẹn thề, lời ca dạ lan, vùng tuổi xanh, từng lời tà dương, chuyện ngày xưa ấy, những chuyện tình, một điều giấu kín trong tim con người... Ví dụ:

- Tuổi trẻ Việt Nam nhìn trời sáng phương Đông

Thấy tƣơng lai là những đấu tranh không ngừng (Tuổi trẻ Việt Nam) - Đường quê hương xin em đừng quên lối

Lời ca dao trên môi là tiếng nói

Mẹ nuôi ta vui theo cùng khóc với

Bắc Nam trung quê hƣơng sẽ có ngày (Hãy nhìn lại) - Đi trong hạnh phúc quê nhà

Chuyện ngày xƣa ấy bỗng là chiêm bao (Hai mƣơi mùa nắng hạ) - Đời ta có khi là dốm lửa

Một hôm nhóm trong vườn khuya (Đêm thấy ta là thác đổ) - Còn gì đâu những môi xưa hồng

Vùng tuổi xanh thoảng bay như gió (Khói trời mênh mông) Yếu tố đƣợc so sánh là những sự vật hiện tƣợng trừu tƣợng đƣợc sử dụng 75/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ 18,8%. Trong đó, đời ( đời mình, đời ta, đời người) đƣợc sử dụng trong rất nhiều ca khúc, thể hiện sự âu lo và nỗi ám ảnh của Trịnh Công Sơn về sự ngắn ngủi và tính chất vô thƣờng của cuộc đời.

Tần số xuất hiện của yếu tố đƣợc so sánh theo các phạm trù ngữ nghĩa đƣợc trình bày trong bảng sau (Bảng 2.6):

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72 Số lƣợng Trƣờng nghĩa Số lƣợt Tổng số Thuộc con ngƣời Nhân vật trữ tình 96 24% 240 60,4%

Thế giới nội tâm, tinh thần 62 15,6% Hành động, phẩm chất 52 13,1% Bộ phận cơ thể 30 7,6% Ngoài con ngƣời Không thuộc thế giới tự nhiên trừu tƣợng 75 18,8% 158 39,6% cụ thể 51 12,8% Thuộc thế giới tự nhiên 32 8%

Tổng 398 100% BẢNG 2.6

Một số nhận xét:

- Trong ca từ Trịnh Công Sơn, thƣờng gặp các từ ngữ biểu thị yếu tố đƣợc so sánh thuộc trƣờng nghĩa “con ngƣời”. Trong đó, các từ ngữ biểu thị yếu tố đƣợc so sánh là những nhân vật trữ tình đƣợc nhạc sĩ sử dụng nhiều hơn cả, tiếp đó là thế giới nội tâm, tinh thần, rồi đến hành động, phẩm chất và bộ phận cơ thể của con ngƣời.

- Ở yếu tố đƣợc so sánh thuộc trƣờng nghĩa ngoài con ngƣời, Trịnh Công Sơn thƣờng chú ý đến những sự vật hiện tuợng trừu tƣợng, tiếp đó là dùng cách so sánh để miêu tả những sự vật hiện tƣợng cụ thể và thế giới tự nhiên.

2.2.2. Đặc điểm của yếu tố so sánh

Yếu tố so sánh rất quan trọng trong cấu trúc so sánh, bởi đã có so sánh thì phải có cái để so sánh. Tìm hiểu trƣờng nghĩa của yếu tố so sánh trong ca từ Trịnh Công Sơn có thể giúp ngƣời nghe hiểu rõ hơn quan niệm thẩm mĩ, quan niệm nhân sinh cũng nhƣ phong cách của tác giả trong việc lựa chọn vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 73 chuẩn để làm rõ đối tƣợng đƣợc so sánh. Cũng nhƣ ở yếu tố đƣợc so sánh, có thể gặp ở yếu tố so sánh hai phạm trù đƣợc tác giả chú ý, đó là:

a. Yếu tố so sánh thuộc con ngƣời

- Yếu tố so sánh là những nhân vật trữ tình, đƣợc biểu thị bằng các từ ngữ: mọi người, tôi, em, tên mục đồng, tên tuyệt vọng, một bọn lai căng, một lũ bội tình, đứa bé dại khờ, trẻ thơ, trẻ nhỏ, người bệnh... Ví dụ:

- Tôi như mọi ngƣời mong ngày sẽ tới

Nhưng khi về lại thu mình góc tối (Bay đi thầm lặng) - Một đôi lần đến như ngƣời tình

Để cho trời đất báo tin lành

Vẫn bình yên (Chuyện đoá quỳnh hƣơng) - Gia tài của mẹ một bọn lai căng

Gia tài của mẹ một lũ bội tình (Gia tài của mẹ) - Tôi như trẻ nhỏ ngồi bên hiên nhà

Chờ xem thế kỉ tàn phai (Tự tình khúc)...

Yếu tố so sánh là những nhân vật trữ tình đƣợc sử dụng 32/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ 7,6%. Trong đó thƣờng gặp là những yếu tố chỉ những con ngƣời xã hội.

- Yếu tố so sánh là bộ phận cơ thể con ngƣời, đƣợc biểu thị bằng các từ ngữ: tóc mẹ, giọt máu, xương máu, giọt nước mắt em, đôi môi em, đôi mắt em, mặt người... Ví dụ:

- Từ khi có đôi chân vào đời

Mầu hoa lá quen như mặt ngƣời (Tình yêu tìm thấy) - Hoà bình hoà bình là xƣơng máu

Bao nhiêu triệu người đã dựng lấy hôm nay (Hoà bình là cơm áo) - Nắng có hồng bằng đôi môi em

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 74 Yếu tố so sánh là bộ phận cơ thể con ngƣời đƣợc sử dụng 13/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ3,1%. Trong đó, thƣờng gặp là những yếu tố chỉ những bộ phận trên khuôn mặt.

- Yếu tố so sánh là hành động, đặc tính của con ngƣời, đƣợc biểu thị bằng các từ ngữ: hẹn chết mai đây, từng ngày lo, muốn khóc, vẫy tay, mơ ước được gần với những nụ hồng, lòng cố lạnh lùng... Ví dụ:

- Tôi chọn nắng đầy chọn cơn mưa tới Để lúa reo mừng tựa vẫy tay

- Từng ngày sống

Từng ngày lo (Buồn từng phút giây) - Tình ngỡ đã quên đi

Như lòng cố lạnh lùng (Tình nhớ)...

Yếu tố so sánh là hành động, đặc tính của con ngƣời đƣợc sử dụng 16/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ 3,82%. Trong đó, thƣờng gặp là những yếu tố chỉ hành động, đặc tính của thế giới nội tâm, tinh thần.

- Yếu tố so sánh là vẻ đẹp thuộc thế giới nội tâm, tinh thần của con ngƣời, đƣợc thể hiện qua những từ ngữ: nỗi nhớ, bao yêu dấu, chiêm bao, giấc mộng giữa đời, hạnh phúc ngu ngơ, niềm tin cấy trên lòng anh, mối tình, hy vọng Việt Nam... Ví dụ:

- Đêm từng đêm bay về

Quê hương là nỗi nhớ (Cánh chim cô đơn) - Kìa các em thơ ngây

Như giấc mộng giữa đời (Khăn quàng thắp sáng bình minh) - Đêm ôm vai em nhỏ

Giấc ngủ như chiêm bao (Đêm)...

Yếu tố so sánh là vẻ đẹp thuộc thế giới nội tâm, tinh thần của con ngƣời đƣợc sử dụng 15/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ 3,58%. Trong đó, thƣờng gặp là những yếu tố chỉ tình cảm của con ngƣời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 75

b. Yếu tố so sánh là thế giới tự nhiên, xã hội (bên ngoài con ngƣời)

- Yếu tố so sánh là các sự vật hiện tƣợng thuộc thế giới tự nhiên phong phú, đa dạng. Đó là những hiện tƣợng tự nhiên (sương, gió, mây, biển, sông, sóng, con suối, thác đổ, bình minh, ánh sao băng, mặt trời xa, nắng ban mai, ánh nắng mai bên nhà, sóng đùa biển khơi, tia nắng trong không gian xanh tươi...), thế giới động, thực vật gần gũi, thân thuộc (chim, cánh én, loài chim non muôn mầu, cánh chim cò trắng, chim én, loài thú, cánh vạc, đàn bướm

Một phần của tài liệu PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG CA TỪ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN (Trang 65 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)