1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Giáo án bàn tay nặn bột môn vật lý lớp 7

11 13K 67

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 126 KB

Nội dung

Dưới đây là các tiết soạn theo Phương pháp BÀN TAY NẶN BỘT trong môn Vật lý lớp 7 Tiết 05: BÀI : ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG I/MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : + Nêu được tính chất của

Trang 1

Dưới đây là các tiết soạn theo Phương pháp BÀN TAY NẶN BỘT trong môn Vật lý lớp 7

Tiết 05:

BÀI : ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

I/MỤC TIÊU :

1.Kiến thức :

+ Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng

2.Kỹ năng :

- Tạo ra được ảnh của vật qua gương phẳng và xác định được vị trí của ảnh để nghiên cứu tính chất ảnh của gương phẳng

- Vẽ được tia phản xạ, tia tới nhờ vào tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

3.Thái độ :

Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu một hiện tượng nhìn thấy mà không cầm thấy được

II/CHUẨN BỊ :

1.Chuẩn bị của giáo viên :

Dụng cụ cho mỗi nhóm

- 1 gương phẳng có giá đỡ; 1 tấm kính trong có giá đỡ; 2 cây nến, hộp diêm; 1 tờ giấy;

2 vật bất kì giống nhau;01 tờ giấy A4

- Chuẩn bị tốt mọi điều kiện để dạy theo PP BTNB

2.Chuẩn bị của học sinh:

- Xem trước nội dung bài học, liên hệ thực tế về ảnh của vật qua gương

phẳng, nghiên cứu TN

III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1.Ổn định tình hình lớp (1ph)

- Điểm danh học sinh trong lớp :

Trang 2

- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ :Yêu cầu học sinh gấp sách vở và nghe câu hỏi kiểm tra bài cũ

2.Kiểm tra bài cũ (7ph)

- Câu hỏi :

a Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng (4 đ)

b Biểu diễn định luật phản xạ ánh sáng bằng hình vẽ (có chú thích) (6đ)

- Đáp án + biểu điểm :

a Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.

+ Góc phản xạ bằng góc tới

b SI: tia tới

IR: tia phản xạ

IN: pháp tuyến tại điểm tới

I: điểm tới

i: Góc tới , i/ góc phản xạ

- Nhận xét

………

……….

3.Giảng bài mới :

- Giới thiệu bài (1 ph):

Chúng ta đã biết ánh sáng chiếu đến gương phẳng thì phản xạ lại theo định luật phản

xạ ánh sáng, một vật đặt trước gương phẳng thì tạo ảnh ở trong gương Hôn nay chúng ta nghiên cứu về ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

- Tiến trình bài dạy :

Thời

gian

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

HĐ 1: Tìm hiểu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng

25/ Bước 1: Tình huống xuất

phát:

Hàng ngày các em vẫn soi

Bước 2: Bộc lộ quan niệm

ban đầu -Cá nhân tự tưởng tượng và

I / Tính chất của ảnh tạo bởi gương

i i/ I

Trang 3

gương để quan sát ảnh của

mình, nhìn thấy ảnh của

mình và các vật ở trước

gương Vậy em hãy vẽ lại

ảnh của một vật ở trong

gương vào vở thực hành

Cụ thể vật có hình dạng là

một dấu mũi tên(lưu ý nếu

nghĩ ảnh này in được trên

bức tường ở sau gương thì

vẽ nét liền còn không thì vẽ

nét đứt.)

Bước 3: Đề xuất phương án

thí nghiệm

-Phân nhóm các hình vẽ có

cùng ý tưởng lại một bên

-Chỉ đại diện vài nhóm phát

biểu suy nghĩ vì sao mình

lại vẽ như vậy (Làm cho

quan niệm ban đầu lộ rõ

hơn)

-Y/C thảo luận đề xuất

phương án thí nghiệm kiểm

tra theo các nhóm hình vẽ

đã gom

Bước 4: Tiến hành thí

nghiệm kiểm tra

-Y/C tiến hành TN theo

vẽ ảnh của dấu mũi tên vào

vở thực hành, sau đó thảo luận nhóm vẽ một hình vào

tờ giấy A4 -Dán kết quả lên bảng

-Phát biểu suy nghĩ về cách

vẽ ảnh của nhóm mình

-Thảo luận đề xuất cách làm thí nghiệm

-Tiến hành nhận dụng cụ và

TN theo dụng cụ giáo viên đã chuẩn bị sẵn

TN1:Đặt viên pin trước gương, dùng miếng bìa đặt

phẳng:

1/ TN: sgk

2/ Kết luận:

-Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi

là ảnh ảo

- Độ lớn ảnh của1 vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật

- Điểm sáng và ảnh của nó cách gương phẳng 1 khoảng bằng nhau

Trang 4

nhóm với các TN cần làm

cụ thể như sau:

+TN1: Tìm xem ảnh có

hứng được trên màn không

+TN2: So sánh độ lớn của

ảnh so với vật

+TN3: So sánh khoảng

cách từ ảnh đến gương và

khoảng cách từ vật đến

gương

Bước 5: Kết luận và hợp

thức hóa kiến thức

-Y/C các các nhân nêu kết

luận sau khi tiến hành TN

sau gương để hứng ảnh của viên pin(ghi kết quả vào vở thực hành) Kết quả không hứng được

TN2: Đặt viên pin trước tấm kính trong để tạo ảnh phía sau, dùng viên pin thứ 2 đặt chồng lên ảnh của viên pin thứ nhất (ghi kết quả vào vở thực hành) Kết quả viên pin thứ 2 vừa chồng khít ảnh của viên pin thứ nhất

TN3: Đánh dấu một điểm A trên tờ giấy trước gương, dùng bút đánh dấu vị trí ảnh của điểm A/ trên tờ giấy ở phía sau Kẻ đường thẳng

MN của gương, lấy gương ra, dùng thước nối điểm A và A/, sau đó kiểm tra xem AA/ và

MN có vuông góc không Khoảng cách từ A đến MN

và khoảng cách từ A/ đến

MN Ghi kết quả vào vở thực hành

Cá nhân phát biểu được các ý sau:

+ Ảnh không hứng được trên màn chắn

+ Ảnh lớn bằng vật

Trang 5

-Chuẩn hóa kiến thức và

cho học sinh ghi vở

* Y/C học sinh vẽ lại ảnh

dấu mũi tên sau khi đã

được TN kiểm chứng

+ Ảnh cách gương bằng vật cách gương

-Cá nhân vẽ lại ảnh dấu mũi tên sau khi đã thực nghiệm vào vở thực hành

HĐ 2 : Giải thích sự tạo thành ảnh qua gương phẳng

7 / - Vẽ hình 5.4 lên bảng

- Y/c hs nhắc lại các tính

chất ảnh tạo bởi gương

phẳng vừa thu nhập được

để xđ S’

- Y/c hs xác định các tia

phản xạ ứng với 2 tia tới SI

và SK

- Nhắc lại đk nhìn thấy 1

vật đưa ra đk nhìn thấy ảnh

Y/c giải thích ý d trong C4

- Y/c hoàn thành kết luận

C4, gv chỉnh, thống nhất

cho ghi vào vở

- Y/c hs vẽ ảnh ở hình 5.5

- Thống nhất cho hs :Ảnh

của 1 vật là tập hợp các ảnh

của tất cả các điểm trên vật

- Vẽ hình

- nêu lại tính chất của ảnh.Xđ vị trí ảnh S’ trên hvẽ

- Vẽ 2 tia phản xạ của 2 tia tới SI, SK

- Nhắc lại đk nhìn thấy vật :có anh sang từ vật đến mắt, suy ra đk nhìn thấy ảnh :as các tia pxạ lọt vào mắt

S

S’

II/ Giải thích

sự tạo thành ảnh qua gương phẳng

- Ta nhìn thấy ảnh ảo S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài

đi qua ảnh S’

Trang 6

HĐ 5: Vận dụng

3/

- YCHS vẽ ảnh của AB tạo

bởi gương câu C5

*GDBVMT

- Các mặt hồ trong xanh tạo

cảnh quan rất đẹp, các dòng

sông trong xanh ngoài tác

dụng đối với nông nghiệp

và sản xuất còn có vai trò

quan trọng trong việc điều

hòa khí hậu tạo ra mội

trường trong lành

-Trong không gian chật hẹp

có thể trang trí thêm các

gương lớn trên tường để có

cảm giác rộng hơn

-Các biển báo giao thông

các vạch phân chia làng

đường thường dùng sơn

phản quang để người tham

gia giao thông nhìn thấy

vào ban đêm

- Hs tự thực hiện C5 theo hd của gv

- Cá nhân trả lời C6

III Vận dụng C5:

C6:

4.Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1ph)

- Học thuộc các kết luận (tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng)

- Làm tất cả các BT SBT

- Xem trước bài 6: THỰC HÀNH QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

Trang 7

+ Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành trang 18/SGK.

IV/RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG

………

………

………

………

…………

-BÀI 10 NGUỒN ÂM 1 MỤC TIÊU: a) Kiến thức + HS nhận biết được một số nguồn âm thường gặp + Nêu được nguồn âm là vật dao động b) Kĩ năng + HS chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa,… + HS có kĩ năng thực hành + HS có kĩ năng nghiên cứu khoa học c) Thái độ Nghiêm túc, hợp tác trong nhóm học tập; trung thực trong làm và báo cáo kết quả thí nghiệm; kiên trì (cần mẫn) trong giải quyết vấn đề (nghiên cứu khoa học) 2 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU: + Phương pháp thuyết trình (mục tiêu a.1) + Phương pháp dạy học bàn tay nặn bột (mục tiêu a.2, b) 3 CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: a) Đối với GV + Trống, âm thoa, búa, cốc nước, ống nghiệm, thước nhựa, đàn guitage (đàn bầu), kèn, còi, chuông, đoạn phim có âm thanh (máy bay, đàn đá, máy cơ giới, tiếng động vật, tiếng chuông,…), con lắc đơn, cát hoặc mạt cưa + Máy chiếu projector, loa, máy vi tính,

+ Bảng phụ hoặc giấy khổ A1

Trang 8

b) Đối với HS

+ Dây cao su, cát (hoặc mạt cưa), kèn, còi, thước nhựa

+ Ghi chú: HS không sử dụng SGK trong quá trình học tập và nghiên cứu (chỉ

sử dụng cuối tiết học hoặc cuối 1 hoạt động - nếu cần)

4 TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 7 đến 9 HS

1 Tình huống xuất phát (6 min)

2 min

Yêu cầu HS im lặng, lắng nghe tiếng

động xung quanh

Các em nghe được những âm thanh

(tiếng động) nào? Nó phát ra từ đâu?

GV ghi nhanh lên bảng những gì HS

kể

HS im lặng và lắng nghe

HS luân phiên kể ra những gì (âm thanh) vừa nghe được, phát ra từ đâu

1

min

GV: Làm thế nào để cho các vật (cho

sẵn trên bàn: trống, âm thoa, dây cao

su, sáo, còi…) phát ra âm thanh.

HS suy nghĩ, tưởng tượng

2 min

Yêu cầu HS xem một số đoạn phim

có âm thanh của đàn đá, máy bay,

một số máy cơ giới,

GV làm cho các vật thuộc bộ dây, bộ

gõ, bộ hơi phát ra âm thanh

HS xem phim và lắng nghe một số

âm thanh của đàn đá, máy bay, một

số máy cơ giới,

HS lắng nghe âm thanh

1 min Các vật phát ra âm thanh có điểm gì

chung?

HS ghi câu hỏi tình huống vào vở ghi

2 Bộc lộ quan niệm ban đầu của HS (10 min)

2 min Hướng dẫn HS làm việc cá nhân để

thử trả lời vấn đề vừa đưa ra HS làm việc cá nhân (ghi vào vở)

8 min Hướng dẫn HS làm việc theo nhóm

để mỗi nhóm đưa ra 1 đến 2 điểm

chung của các vật phát ra âm thanh

(nguyên nhân)

HS làm việc theo nhóm (1 HS đại diện nhóm trình bày kết quả thảo

luận): Chúng đều chuyển động,

quay, di chuyển, rung, rung rinh

Trang 9

t Trợ giúp của GV Hoạt động của HS

Nếu có nhóm HS nhắc đến từ rung,

rung rinh nhiều lần, lắc, lắc lư,

chuyển động qua lại nhiều lần, GV

giúp đỡ HS gọi đúng khái niệm đó là

dao động bằng cách dùng con lắc đơn

để giải thích

nhiều lần, gõ, đập, lực tác dụng, lắc lư, có điện (dòng điện), có xăng (nhiên liệu), do nó có ống (bầu), có loa,…

Điểm chung: có tiếng động (có âm thanh); chuyển động; rung rinh nhiều lần; dao động,…

3 Đề xuất giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm (15 min)

5 min

Yêu cầu các nhóm thảo luận và thống

nhất giả thuyết về điểm chung

(nguyên nhân) của các vật phát ra âm

thanh

GV giúp cho HS làm quen các thuật

ngữ vật lí quan trọng trong các giả

thuyết mà HS đưa ra là:

+ Rung, lắc lư, chuyển động qua lại

nhiều lần nghĩa là dao động.

+ Tiếng động, tiếng kêu, tiếng ồn,

tiếng ù,… nghĩa là âm thanh.

Một số đề xuất có thể:

H1 Có phải những vật di chuyển

(chuyển động) thì phát ra âm thanh?

H2 Những vật đứng yên, phát ra

âm?

H3 Những vật có loa phát ra âm

thanh?

H4 Liệu những vật có rung (lắc)

sẽ phát ra âm thanh?

H5 Vật có rung không phát ra

âm ?

H6 Những vật bị tác dụng lực (gõ,

đập) đều phát ra âm thanh ?

5 min GV yêu cầu HS đề xuất phương án

thí nghiệm hoặc quan sát nhằm tìm ra

câu trả lời cho các câu hỏi mà HS nêu

ra bằng cách gợi ý:

+ Theo các em, làm thế nào để kiểm

tra xem một vật đứng yên thì phát ra

âm thanh?

+ Với 1 chiếc âm thoa, 1 cốc nước,

Một số đề xuất có thể:

+ Bằng cách quan sát các vật đứng yên (nền nhà, chiếc cặp,…) và lắng nghe

+ Gãy đàn, quan sát dây đàn và lắng nghe

+ Dùng cát rải lên mặt trống, gõ nhẹ lên trống, lắng nghe và quan

Trang 10

t Trợ giúp của GV Hoạt động của HS

búa, theo các em, làm thế nào để

kiểm tra xem một vật (lắc lư, rung

rinh nhiều lần) dao động thì phát ra

âm thanh?

+ Với 1 chiếc trống, 1 ít mạt cưa,

theo các em, làm thế nào để kiểm tra

xem một vật (lắc lư, rung rinh nhiều

lần) dao động thì phát ra âm thanh?

+ Làm thế nào để kiểm tra bộ phận

nào trong loa phát ra âm thanh?

+ Theo các em, làm thế nào để kiểm

tra bộ phận nào trong chiếc sáo, kèn

phát ra âm thanh?

sát

+ Dùng búa gõ lên thanh sắt chữ U

có đuôi (âm thoa), lắng nghe và quan sát

+ Dùng búa gõ lên âm thoa, sờ tay vào, đặt gần mặt nước, lắng nghe

và quan sát

+ Lấy thước nhựa tì một đầu lên bàn, 1 đầu lấy tay kéo rồi thả ra, lắng nghe và quan sát

+ Quan sát chiếc loa, quan sát chiếc còi, kèn, đưa tay gần loa, bịt loa, bịt kèn, bịt còi,…

5 min

GV hướng dẫn HS trình bày ý giả

thuyết và phương án thí nghiệm của

nhóm

Đại diện nhóm HS trình bày giả thuyết và phương án thí nghiệm của nhóm

4 Tiến hành thí nghiệm, tìm tòi nghiên cứu (7 min)

7 min

GV chuyển các dụng cụ phù hợp với

từng nhóm (tương ứng với phương án

thí nghiệm HS đề xuất)

Trong quá trình HS làm thí nghiệm,

GV đến từng nhóm để giúp đỡ HS

khi cần thiết, quan sát nhanh vở thực

hành của HS để xem các kết quả thí

nghiệm Đưa ra những gợi ý, hướng

dẫn cần thiết để các nhóm đi đúng

hướng, (lưu ý, tuyệt đối không làm

giúp HS)

+ HS nhận dụng cụ và làm thí nghiệm (đàn guita, trống, thước nhựa,…)

+ HS nghiên cứu các vật không bị đánh, gõ (tác dụng lực từ bên ngoài) nhưng có phát ra âm thanh + HS nghiên cứu bộ thổi (kèn, còi, huýt sáo, gà gáy, ve…) vì sao phát

ra âm thanh Có thể sử dụng máy vi tính

5 Kết luận và hợp thức hóa kiến thức (7 min)

Trang 11

t Trợ giúp của GV Hoạt động của HS

7 min

GV yêu cầu các nhóm HS báo cáo kết

quả Có thể yêu cầu mỗi nhóm ghi kết

quả thí nghiệm của nhóm mình vào

bảng phụ để treo lên và so sánh

Nêu các câu hỏi để HS giải thích

thêm về kết quả thí nghiệm Đặc biệt

là thảo luận kĩ các vật phát ra âm

thanh có chung đặc điểm gì (nguyên

nhân)?

Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, trả lời câu hỏi của nhóm bạn

Ghi chép những kết luận về kiến thức sau khi thống nhất chung toàn lớp

* Hoạt động: Vận dụng và dặn dò (5 min)

Yêu cầu HS kể ra một số nguồn âm thường gặp

Hướng dẫn HS chỉ ra được vật (bộ phận) dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa,…

Về nhà:

1 Tìm hiểu tại sao khi vỗ tay lại có tiếng kêu ?

2 Tại sao con muỗi, con ve lại kêu được, bộ phận nào phát ra âm thanh?

3 Đọc phần có thể em chưa biết trong SGK trang 30.

Ngày đăng: 25/01/2015, 17:20

w