CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH

111 795 18
CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh quy mô tăng lên hay giảm đi của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hoặc của một thời kỳ này so với thời kỳ trước đó. Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng.

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHẠM VĂN BÉ SÁU CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trà Vinh - Năm 2013 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 9 1.1. CÁC KHÁI NIỆM 9 1.2. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ẢNH CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 14 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 23 1.4. KINH NGHIỆM CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG 33 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA TỈNH TRÀ VINH 36 2.1. TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH TRÀ VINH 36 2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 81 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA TỈNH 82 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH 82 3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG TRONG THỜI GIAN TỚI 84 KẾT LUẬN 110 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh quy mô tăng lên hay giảm đi của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hoặc của một thời kỳ này so với thời kỳ trước đó. Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng. Quy mô tăng trưởng phản ảnh sự gia tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ảnh sự tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa năm hay các thời kỳ. Để đo lường tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng 2 chỉ số chủ yếu: phần tăng, giảm quy mô của nền kinh tế (tính theo GDP), hoặc tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (tính theo GDP). Nói tóm lại tăng trưởng kinh tế cho phép gia tăng nhanh quy mô nền kinh tế. Do xuất phát điểm về kinh tế thấp nên tăng trưởng kinh tế nhanh đang là mục tiêu của nhiều địa phương, lãnh thổ của Việt Nam. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh hơn họ đều phải huy đọng mọi khả năng và nguồn lực có thể. Nhiều nơi đã đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng nhìn lại kết quả đạt được và những gì phải hy sinh thì cái giá phải trả là khá lớn đó là sự hủy hoại môi trường, các mâu thuẫn xã hội nảy sinh,… Thực tế cho thấy nhiều “loại” tăng trưởng không đem đến cho con người cuộc sống tốt đẹp hơn mà trái lại còn để lại những hậu quả không tốt cho các thế hệ tương lai phải gánh chịu. Năm 1996, UNDP đã chỉ ra 05 lại tăng trưởng xấu để các quốc gia tham khảo, đó là: (1) Tăng trưởng không việc làm: Tăng trưởng không tạo ra việc làm mới, (2) Tăng trưởng không lương tâm: Tăng trưởng chỉ đem lại lợi ích cho một bộ phận nhỏ người giàu, điều kiện sống của phần đông người nghèo không được cải thiện, (3) Tăng trưởng không tiếng nói: Tăng trưởng không gắn với sự cả thiện về dân chủ, (4) Tăng trưởng không gốc rễ: Tăng trưởng nhưng đạo đức xã hội bị suy thoái, (5) Tăng trưởng không tương lai: Tăng 4 trưởng nhưng hủy hoại mô trường sống của con người. Bối cảnh này đã đặt nhiều nền kinh tế trước vấn đề nan giải là làm thế nào để bảo đảm và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế? Khi bàn về chất lượng tăng trưởng hầu như chưa có sự thống nhất về quan niệm, nội dung và tiêu chí nhất định cho dù dưới các khía cạnh của nó đã được đề cặp tới. Trà Vinh là một tỉnh nghèo nằm trong khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, xuất phát điểm nền kinh tế thấp so với các tỉnh và cả nước, cơ cấu kinh tế khu vực I chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh (chiếm khoảng 50% trong cơ cấu kinh tế), là tỉnh được chia tách từ tỉnh Cửu Long năm 1992. Với những điều kiện của mình Tỉnh đã và đang cố gắn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế là 11,74% cao hơn mức trung bình cả nước thời kỳ 2006-2012. Thu nhập bình quân đầu người ngày cũng được cải thiện, GDP bình quân đầu người đã tăng gấp 2,07 lần so với năm 2005. Thế nhưng, chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh cũng đang gặp phải nhiều vấn đề đáng quan tâm. Trình độ khoa học của các doanh nghiệp chưa cao, sản phẩm chế biến sâu chưa nhiều, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất vẫn chưa thật sự sử dụng có hiệu quả,…Nếu các vấn đề này không sớm quan tâm thích đáng thì trong tương lai không xa nó sẽ là vật cản trên con đường phát triển kinh tế của tỉnh, đây chính là lý do để tôi chọn “Chất lượng kinh tế của tỉnh Trà Vinh” làm đề tài nghiên cứu từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng kinh tế của tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới, giúp cho tỉnh Trà Vinh có cái nhìn toàn diện hơn trong quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài này hướng tới giải quyết một số mục tiêu cơ bản sau đây: 5 Thứ nhất là: Khái quát được lý luận chất lượng tăng trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng từ đó hình thành khung nội dung và phương pháp nghiên cứu. Thứ hai là: Chỉ ra được những điểm mạnh và các vấn đề trong chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Trà Vinh. Thứ ba là: Tìm ra các cách thức nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Trà Vinh. - Phạm vi nghiên cứu: + Về mặt không gian: Tỉnh Trà Vinh. + Về mặt thời gian: từ năm 2005 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài kết hợp sử dụng nhiều phương pháp: như phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá, mô hình hóa,…. Ưu điểm nổi bật của việc sử dụng kết hợp các phương pháp là các phương pháp đó có thể bổ sung cho nhau, giúp nghiên cứu sâu đối tượng nghiên cứu và đưa ra kết quả đáng tin cậy. Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin như: Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020; tổng hợp các nguồn số liệu thông qua báo cáo, tổng kết của các sở, ban, ngành trong tỉnh; số liệu thống kê; lấy thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng: như trang http . gso . gov . vn, Báo chí, Internet, … 6 5. Điểm mới của đề tài Điểm khác biệt của đề tài: là ở chổ chưa có những nghiên cứu về chất lượng tăng trưởng kinh tế trong phạm vi một địa phương (cụ thể là tỉnh Trà Vinh), khung nội dung phân tích được bổ sung thêm trên cơ sở tổng kết các nghiên cứu mới của thế giới và Việt Nam. Đề tài đưa ra những khuyến nghị nhằm thực hiện nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trong các thời kỳ phát triển nhất định với bối cảnh kinh tế-xã hội và thực tiển của tỉnh Trà Vinh. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Thông qua nghiên cứu này, đề tài mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc làm rõ hơn khía cạnh chất lượng tăng trưởng kinh tế về mặt phương pháp luận. Về thực tiễn, đề tài đưa ra một số đánh giá bước đầu về chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Trà Vinh, và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Nhiều khía cạnh chưa chưa được nghiên cứu sâu và đầy đủ cũng là gợi mở cho các đề tài tiếp theo. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế Chương 2. Thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Trà Vinh Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh 8. Tổng quan nghiên cứu Các công trình ở nước ngoài về đề tài chất lượng tăng trưởng kinh tế. Chất lượng tăng trưởng kinh tế tuy chưa bàn tới trực tiếp nhưng đã được bàn tới từ lâu trong Kinh tế học. Các tác phẩm kinh điển đã đề cập tới 7 như Ricardo (1821) trong tác phẩm “Những nguyên tắc về thuế và chính sách kinh tế” đã khẳng định phải khai thác hiệu quả đất đai thì mới bảo đảm phát triển. Marx trong tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bộ Tư bản, quyển I được xuất bản năm 1867 đã cho rằng tiến bộ công nghệ và sử dụng hiệu quả lao động sẽ là động lực cho tăng trưởng kinh tế. Solow (1956) cho rằng nếu chỉ dựa vào vốn thì tăng trưởng chỉ trong ngắn hạn và sau này Mankiw (2006) đã phát triển và chỉ ra việc nâng cao chất lượng lao động sẽ tăng hiệu quả của lao động - yếu tố tiến bộ kỹ thuật sẽ bảo đảm chất lượng tăng trưởng. Còn theo Kaldor, N (1961) tiến bộ kỹ thuật quyết định tăng trưởng kinh tế. Theo Sung Sang Park (1992), tăng trưởng kinh tế phải dựa vào không chỉ tích lũy vốn sản xuất mà còn phụ thuộc nhiều vào tích lũy vốn con người của lao động ở đó. Vốn con người của lao động là kết quả của quá trình tích lũy về kiến thức, kỹ năng và kiến thức,…trong cuộc sống sản xuất và đào tạo của xã hội. Vốn vô hình này là cơ sở để nâng cao trình độ kỹ thuật để sản xuất nền tảng để thay đổi cách thức sản xuất của nền kinh tế. Để đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế, một số nhà kinh tế thế giới tiêu biểu như Lucas (1993); Sen (1999) và Stiglitz (2006) và Ngân hành thế giới, Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc đã đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong dài hạn và tránh được những biến động từ bên ngoài, tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, được thể hiện ở sự đóng góp của yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp TFP cao và không ngừng gia tăng, tăng trưởng phải đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tăng trưởng đi kèm theo phát triển môi trường bền vững, tăng trưởng hỗ trợ cho thể chế dân chủ luôn đổi mới, đến lượt nó thúc đẩy cho tăng trưởng ở tỷ lệ cao hơn, tăng trưởng phải đạt được mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội và giảm được đói nghèo. 8 Các công trình nghiên cứu trong nước Vấn đề tăng trưởng kinh tế mới chỉ được các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ lâu, và ở Việt Nam trễ hơn. Vấn đề tăng trưởng được các nhà nghiên cứu phân tích theo nhiều góc độ khác nhau. Theo nghiên cứu của Lê Đức Huy (2004) thì nâng cao chất lượng tăng trưởng được đặc trưng ở những yêu cầu chủ yếu như là: Phát huy lợi thế so sánh nhằm tăng trưởng nhanh và đạt hiệu quả kinh tế cao, đẩy mạnh xuất khẩu; tăng nhanh được năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ và tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường. Nguyễn Văn Nam và Trần Thọ Đạt (2006) đã đưa ra các phương diện cần tiến hành đánh giá như: (1) chuyển dịch cơ cấu kinh tế; (2) hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào đặc biệt là đóng góp của TFP vào tăng trưởng; (3) khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế; (4) phân phối thành quả tăng trưởng; (5) tăng trưởng đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường. Nguyễn Hữu Hiểu (2009) lại đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế dưới góc độ hiệu quả sản xuất bằng ước lượng mức độ đóng góp của các nhân tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất (vốn, lao động, tiến bộ công nghệ) tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Bùi Quang Bình (2012) lại nhấn mạnh chất lượng tăng trưởng trên góc độ cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó xem xét toàn diện cơ cấu ngành, các yếu tố sản xuất,… Nguyễn Đình Cử (2012) tập trung vào khía cạnh khai thác và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1. CÁC KHÁI NIỆM 1.1.1. Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế không đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý thuyết về phát triển kinh tế và hiện đang là vấn đề thời sự và được quan tâm bởi nhiều đối tượng khác nhau từ nhà nghiên cứu, chính trị hay người dân và doanh nghiệp. Đây là một khái niệm tiền đề, là nền tảng của nhiều mối quan hệ góp phần tạo nên các mối quan hệ đa chiều của xã hội. Các mối quan hệ đó có thể bao gồm giữa tăng trưởng và công bằng xã hội, tăng trưởng kinh tế và văn hóa, tăng trưởng kinh tế và môi trường, tăng trưởng kinh tế và tham nhũng,…. Do đó, việc nắm rõ các khái niệm cũng như các lý luận và lý thuyết về tăng trưởng sẽ góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống hơn về mối quan hệ của tăng trưởng với các khái niệm và phạm trù khác, và để từ đó góp phần hài hòa khái niệm này với các khái khái niệm và phạm trù khác. Có rất nhiều nghiên cứu khác nhau nhưng phần lớn đều cho rằng Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế nó phản ánh quy mô tăng lên hay giảm đi của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hoặc của một thời kỳ này so với thời kỳ trước đó. Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng. Quy mô tăng trưởng phản ảnh sự gia tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ảnh sự tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa năm hay các thời kỳ. Để đo lường tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng 2 chỉ số chủ yếu: phần tăng, giảm quy mô của nền kinh tế (tính theo GDP), hoặc tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (tính theo GDP). 10 Tương tự như vậy Bùi Quang Bình, 2012 cho rằng “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế (GDP) hay sản lượng của nền kinh tế tính trên đầu người (GDP/ng) qua một thời gian nhất định. Thường được phản ánh qua mức tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng”. Có hai điểm chung nhất trong các khái niệm: (1) Tăng trưởng kinh tế liên quan đến sự gia tăng thu nhập quốc dân thực trên đầu người chứ không phải là thu nhập doanh nghĩa do đó cần phải điều chỉnh lạm phát khi tính toán. (2) Quy mô sản lượng của nền kinh tế tính trên đầu người lại phụ thuộc vào quy mô sản lượng của nền kinh tế và dân số quốc gia. Nếu sự gia tăng của nền kinh tế cả hai yếu tố này khác nhau sẽ làm cho quy mô sản lượng của nền kinh tế tính trên đầu người thay đổi. Do vậy, trong nhiều trường hợp thu nhập bình quân đầu người không hề được cải thiện mặc dù có mức tăng trưởng dương. 1.1.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế Sự gia tăng sản lượng GDP hay GDP/ng của nền kinh tế chỉ mới phản ánh một mặt lượng của tăng trưởng. Nhưng sự gia tăng quy mô sản lượng của nhiều nền kinh tế gần đây đang có những vấn đề lớn khi đằng sau sự tăng trưởng nhanh có nhiều vấn đề lớn như: tăng trưởng không ổn định dễ biến động, lãng phí nguồn lực, bất bình đẳng ngày càng lớn, tài nguyên môi trường bị khai thác cạn kiệt cùng với tình trạng ô nhiễm nặng nề,…. Vì thế người ta bắt đầu chúng trọng hơn việc ổn định tăng trưởng nhằm duy trì dài hạn hay nâng cao chất lượng tăng trưởng cùng với đó là nhiều nghiên cứu tập trung vào giải quyết vấn đề này. Các nhà kinh tế học trước đây tuy không nói rõ chất lượng tăng trưởng là gì nhưng cũng nhấn mạnh sự tăng trưởng chỉ được tạo ra ổn định chắc chắn nhờ tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh như Ricardo 1(); ( 2 ) PGS.TS. Bùi Quang Bình – Kinh tế phát triển, Đà Nẵng 2 [...]... trưởng kinh tế 36 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA TỈNH TRÀ VINH Phần trên đã trình bày cơ sở lý luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế, phần này sẽ đi vào nghiên cứu cụ thể tình hình tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Trà Vinh Tiếp theo sẽ xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tăng trưởng kinh tế 2.1 TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH TRÀ VINH. .. niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế nhưng chỉ đề cặp đến những nội dung cơ bản của nó về kinh tế - xã hội và môi trường Trong phần này sẽ đi sâu nghiên cứu vào những chỉ tiêu phản ảnh các mặt làm cơ sở đo lường chất lượng tăng trưởng kinh tế Đây là cơ sở để đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế trong thực tiễn của địa phương 1.2.1 Chỉ tiêu phản ảnh tăng trưởng kinh tế Các chỉ tiêu phản ảnh tăng trưởng. .. lượng tăng trưởng kinh tế được các nhà kinh tế Việt Nam xem xét theo nhiều góc độ khác nhau Một số cho rằng tăng trưởng có chất lượng khi nâng cao chất lượng tăng trưởng được đặc trưng ở những yêu cầu chủ yếu như là: Phát huy được lợi thế so sánh nhằm tăng trưởng nhanh và đạt hiệu quả kinh tế cao, đẩy mạnh xuất khẩu; tăng nhanh được năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ và tăng trưởng kinh tế gắn... cơ cấu kinh tế Nếu φ = 00 không có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nếu φ = 900 có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế lớn f Chất lượng tăng trưởng về mặt xã hội Chất lượng tăng trưởng còn phải có tác động lan toả thành quả của tăng trưởng đến các đối tượng chịu ảnh hưởng trong xã hội Đều này được đề cặp 22 bắt nguồn từ mối quan hệ giữa hai mặt luôn đi liền với nhau là kinh tế và xã hội Tăng trưởng kinh tế mà... đến tăng trưởng mà ít chú ý đến công bằng xã hội sẽ dẫn đến bất ôn xã hội và tăng trưởng thể bền vững, ngược lại, nếu quá đề cao công bằng xã hội thì không có động lực để thúc đẩy tăng trưởng Sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội sẽ tạo ra chất lượng của tăng trưởng kinh tế Vấn đề tăng trưởng mới chỉ được các nhà kinh tế trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ lâu Vấn đề chất lượng. .. tiêu phúc lợi xã hội dưới các mặt: - Hệ số co dãn việc làm và tăng trưởng kinh tế: g (1.15) e = EM gY e là hệ số co dãn việc làm của nền kinh tế gEM là tốc độ tăng trưởng việc làm gY là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Ý nghĩa kinh tế: 1% tăng trưởng sẽ tạo được bao nhiêu phần trăm việc làm tăng thêm trong nền kinh tế Với mỗi ngành kinh tế thì cũng áp dụng công thức này, chẳng hạn với ngành công nghiệp... chất lượng cao Nhìn chung, chất lượng tăng trưởng kinh tế được các nhà kinh tế đề cặp đến nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau nhưng có cùng những điểm chung nhất định Tổng hợp các các nguyên cứu về đều này của các chuyên gia trên thế giới và trong nước, đề tài xin đưa ra một quan niệm về chất lượng tăng trưởng kinh tế và sử dụng nó thống nhất cho toàn bộ nghiên cứu: Một nền kinh tế tăng trưởng có chất. .. cao, ta nói nền kinh tế đó tăng trưởng theo chiều rộng, ngược lại nếu tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế các yếu tố tổng hợp (hay 18 năng suất nhân tố tổng hợp) cao ta nói nền kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu Tổng nhân tố năng suất cao (Total Factor Pruductivity), giúp duy trì tăng trưởng kinh tế dài hạn và tránh được các biến đọng kinh tế từ môi trường bên ngoài Theo mô hình tăng trưởng tân cổ... trưởng có hiệu quả kinh tế cao, cần đầu tư nâng cao chất lượng ngành giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, nghiên cứu triển khai Quan điểm của Zhao Guahao (2006), Joseph E.stiglitz (2002) cũng như quan điểm của giáo sư kinh tế thuộc nhiều trường đại học ở Mỹ cho rằng tăng trưởng kinh tế có chất lượng khi cơ cấu kinh tế được đảm bảo Trong cơ cấu kinh tế cơ cấu kinh tế ngành kinh tế rất được xem trọng... tăng trưởng kinh tế Solow (1956) cho rằng: Nếu chỉ dựa vào vốn thì tăng trưởng chỉ trong ngắn hạn Mankiw (2006) đã phát triển và cho rằng: Việc nâng cao chất lượng lao động sẽ tăng hiệu quả của lao động - yếu tố tiến bộ kỹ thuật sẽ bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nghĩa là chất lượng tăng trưởng thể hiện sự đóng góp của yếu tố tiến bộ ngày càng lớn Kaldor, N (1961) tiến bộ kỹ thuật quyết định tăng trưởng . TĂNG TRƯỞNG CỦA TỈNH TRÀ VINH 36 2.1. TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH TRÀ VINH 36 2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 81 CHƯƠNG. bộ Tư bản, quyển I được xuất bản năm 1 867 đã cho rằng tiến bộ công nghệ và sử dụng hiệu quả lao động sẽ là động lực cho tăng trưởng kinh tế. Solow (19 56) cho rằng nếu chỉ dựa vào vốn thì tăng. Mankiw (20 06) đã phát triển và chỉ ra việc nâng cao chất lượng lao động sẽ tăng hiệu quả của lao động - yếu tố tiến bộ kỹ thuật sẽ bảo đảm chất lượng tăng trưởng. Còn theo Kaldor, N (1 961 ) tiến

Ngày đăng: 24/01/2015, 15:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 4. Phương pháp nghiên cứu

    • 5. Điểm mới của đề tài

    • 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

    • 7. Kết cấu đề tài

    • 8. Tổng quan nghiên cứu

    • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

      • 1.1. CÁC KHÁI NIỆM

        • 1.1.1. Tăng trưởng kinh tế

        • 1.1.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế

        • 1.2. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ẢNH CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

          • 1.2.1. Chỉ tiêu phản ảnh tăng trưởng kinh tế

          • 1.2.2. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế

          • 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

            • 1.3.1. Tài nguyên thiên nhiên

            • 1.3.2. Môi trường chính sách địa phương

            • 1.3.3. Các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế

            • 1.3.4. Sự phát triển cơ sở hạ tầng

            • 1.4. KINH NGHIỆM CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG

            • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA TỈNH TRÀ VINH

              • 2.1. TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH TRÀ VINH

                • 2.1.1. Tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua

                • 2.1.2. Tình hình chất lượng tăng trưởng giác độ kinh tế

                • 2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

                  • 2.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nhiên thiên nhiên

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan