Trong quá trình phát triển, duy nhất chỉ có năm 2008 tốc độ tăng trưởng của ngành Nông lâm nghiệp, thuỷ sản không đạt được mục tiêu 4,38%/5,5% do ảnh hưởng lạm phát chung của nền kinh tế
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
IMF: QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ 8
LỜI NÓI ĐẦU 8
4 Kết cấu của đề tài 10
10
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 10
I.1 KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 10
I.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế 10
I.1.2 Khái niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế 11
I.1.2.1 Khái niệm 11
b Chất lượng tăng trưởng theo quan niệm hiệu quả 13
c Quan niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp hoặc hàng hóa sản xuất trong nước 14
d Chất lượng tăng trưởng kinh tế là nâng cao phúc lợi của công dân và gắn liền tăng trưởng với công bằng xã hội 14
e Quan niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế là phát triển bền vững 15
f Quan niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế là thể chế dân chủ trong môi trường chính trị - xã hội của nền kinh tế 15
I.2 ĐO LƯỜNG TĂNG TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 16
I.2.1 Các thước đo tăng trưởng kinh tế 16
I.2.1.1 Tổng giá trị sản xuất (GO) 16
I.2.1.2 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP) 16
I.2.1.3 Tổng thu nhập quốc dân (GNI) 17
I.2.1.4 Thu nhập bình quân đầu người 17
I.2.2 Các thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế 17
Trang 2I.2.2.1 Các chỉ tiêu thống kê phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế 17
I.2.2.2 Các chỉ tiêu thống kê phản ánh hiệu quả kinh tế 18
b Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn - Hệ số ICOR 18
I.2.2.3 Các chỉ tiêu thống kê phản ánh khả năng cạnh tranh của nền kinh tế 19
a Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh (trong nước) 19
b Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 20
I.2.2.4 Các thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế liên quan đến phúc lợi xã hội 20
I.2.2.5 Các thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế liên quan đến bảo vệ và cải thiện môi trường 21
I.3.1 Các nhân tố kinh tế 21
I.3.2 Các nhân tố phi kinh tế 22
I.4 BÀI HỌC KINH NGHIÊM CỦA CÁC NƯỚC VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG 24
I.4.1 Bài học kinh nghiệm của các nền kinh tế đang chuyển đổi - Trung Quốc 24
I.4.1.1 Những vấn đề liên quan đến chất lượng tăng trưởng của Trung Quốc 24
Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các khu vực cũng ngày càng trầm trọng Năm 1978, tổng thu nhập của dân miền Đông cao hơn mức của dân miền Trung 1,38 lần Năm 1995, GDP tính theo đầu người của miền Đông đã gấp 2,41 lần ở miền Tây 25
I.4.1.2 Các biện pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng 25
b Tăng đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực 25
c Tăng đầu tư cho bảo vệ môi trường 26
e Phát triển cân đối, hài hoà giữa các vùng, khu vực 27
I.4.2 Bài học từ các giải pháp sau khủng hoảng Đông Á 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2005–2008 29
II.1 TIỀM NĂNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH YÊN BÁI 29
II.1.1 Cơ hội để phát triển 29
II.1.2 Các tiềm năng thế mạnh 30
II.1.3 Các thành tựu về kinh tế - xã hội 31
II.2.1.1 Tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế 32
Trang 3II.2.1.2 Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành kinh tế 34
a Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 34
Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh Yên Bái tăng giảm không đồng đều trong cả giai đoạn 2005-2008 Giá trị sản xuất của ngành tăng bình quân 5,38%/năm đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra là (5,35-5,47%) Trong quá trình phát triển, duy nhất chỉ có năm 2008 tốc độ tăng trưởng của ngành Nông lâm nghiệp, thuỷ sản không đạt được mục tiêu 4,38%/5,5% do ảnh hưởng lạm phát chung của nền kinh tế cả nước, làm cho tốc độ tăng chi phí trung gian cao hơn so với tốc độ tăng của giá trị sản xuất, ngoài ra ảnh hưởng của diễn biến thời tiết làm mất trắng trên 2.130 ha lúa và màu, làm sản lượng lương thực giảm đáng kể Trong chăn nuôi số lượng thiệt hại lớn trên 10.000 con trâu, bò, lợn 34
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành kinh tế 34
Nguồn: Cục thống kê Yên Bái 34
b Công nghiệp và xây dựng 34
II.2.2 Tăng trưởng kinh tế nhìn từ yếu tố đầu ra 36
II.2.3 Tăng trưởng kinh tế chưa đủ để đưa Yên Bái thoát khỏi tình trạng tụt hậu 37
II.3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2005-2008 40
II.3.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế 40
II.3.1.1 Sự dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn 2005-2008 40
Bảng 5: Cơ cấu kinh tế tỉnh Yên Bái phân theo nhóm ngành (giá hiện hành) 40
II.3.1.2 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, chưa phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới 44
II.3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế 45
I.3.2.1 Năng suất lao động của nền kinh tế 45
II.3.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế 46
II.3.3 Đánh giá chất lượng tăng trưởng thông qua năng lực cạnh tranh 48
II.3.3.1 Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh 48
II.3.3.2 Năng lực cạnh tranh chung 49
II.3.4 Đánh giá chất lượng tăng trưởng thông qua tiến bộ và công bằng xã hội 52
II.3.4.1 Lao động, thất nghiệp 52
II.3.4.2 Xoá đói giảm nghèo 53
Trang 4II.3.4.3 Những tiến bộ về phúc lợi xã hội (giáo dục - y tế) 58
a Những tiến bộ về giáo dục - đào tạo 58
II.3.5 Đánh giá thông qua các vấn đề môi trường 61
II.3.5.1 Chất thải và ô nhiễm môi trường sinh thái 62
II.3.5.2 Khai thác cạn kiệt và sử dụng lãng phí tài nguyên môi trường 63
II.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ YÊN BÁI 65
II.5 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH YÊN BÁI 67
II.5.1.1 Huy động các nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế 67
II.5.1.2 Hội nhập kinh tế và thúc đẩy xuất khẩu 70
II.5.1.3 Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội 70
a Các chính sách tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện công bằng xã hội 71
II.5.2 Những hạn chế, khó khăn thách thức còn tồn tại 73
II.5.2.1 Thách thức về kinh tế 74
II.5.2.2 Thách thức về xã hội 75
II.5.2.3 Thách thức về vấn đề môi trường 75
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH YÊN BÁI TỚI NĂM 2020 77
III.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH YÊN BÁI TỚI NĂM 2020 77
III.1.1 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế tới năm 2020 77
III.1.1.1 Về kinh tế 77
III.1.1.2 Về xã hội 77
III.1.1.3 Về môi trường 78
III.1.2 Định hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Yên Bái tới năm 2020 79
III.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH YÊN BÁI TỚI NĂM 2020 80
Trang 5III.2.1 Huy động vốn cho tăng trưởng 80
III.2.1.1 Đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp 81
III.2.1.2 Huy động nguồn vốn trong dân cư thông qua giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ82 III.2.1.3 Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài 84
III.2.2 Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư 84
III.2.2.1 Đối với nguồn vốn đầu tư nhà nước 85
III.2.2.2 Đối với nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước 86
III.2.2.3 Đối với nguồn vốn ngoài khu vực nhà nước 87
III.2.3 Phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực 87
III.2.3.1 Phát triển khoa học công nghệ, thực hiện “công nghiệp hoá sạch” 87
III.2.3.2 Đào tạo nguồn nhân lực 88
III.2.4 Gắn tăng trưởng với công bằng xã hội và xoá đói giảm nghèo 89
III.2.4.1 Tăng trưởng đi đôi với tạo công ăn việc làm 89
III.2.4.3 Tăng trưởng đi đôi với nâng cao phúc lợi giáo dục, y tế 91
Nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh việc phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là các dịch bệnh mới phát sinh Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân 91
III.2.5 Gắn tăng trưởng với bảo vệ môi trường thiên nhiên 91
III.2.6 Hoàn thiện môi trường kinh doanh để nâng cao chỉ số cạnh tranh 92
III.2.6.1 Về cơ chế chính sách 92
III.2.6.2 Về đổi mới quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh 93
III.2.6.3 Về cải cách thủ tục hành chính 94
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
Hình 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Yên Bái
Hình 2: Tốc độ tăng trưởng các nhóm ngành kinh tế tỉnh Yên Bái
Hình 3: Tốc độ tăng trưởng GĐP và hệ số ICOR của tỉnh Yên Bái
Hình 4: Biến đổi tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh và các huyện thị trong thời gian 4 năm
Trang 6Hình 5: Thay đổi tỷ lệ hộ nghèo khi chuẩn nghèo được nâng lên năm 2005
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Yên Bái
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành kinh tế
Bảng 3: Tăng trưởng tiêu dùng và xuất khẩu trong tỉnh
Bảng 4: Thu nhập BQ/người/tháng ở Yên Bái so với cả nước và các tỉnh vùngĐông Bắc
Bảng 5: Cơ cấu kinh tế tỉnh Yên Bái phân theo nhóm ngành (giá hiện hành)Bảng 6: Cơ cấu lao động phân theo nhóm ngành kinh tế
Bảng 7: Cơ cấu đầu tư phân theo nhóm ngành kinh tế (giá hiện hành)
Bảng 8: Năng suất lao động của tỉnh Yên Bái
Bảng 9: Hệ số ICOR của Yên Bái, giai đoạn 2005-2008
Bảng 10: Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp, 2004-2006
Bảng 11: Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2005-2008
Bảng 12: Tỷ lệ thất nghiệp, thời gian lao động không được sử dụng ở nông thônBảng 13: Tổng số và tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới (QĐ 170) của tỉnh Yên BáiBảng 14: Thu nhập BQ/người/tháng của nhóm 20% dân số nghèo nhất và giàunhất ở cả nước và các tỉnh vùng Đông Bắc năm 2006
Bảng 15: Số sinh viên và học sinh trung học chuyên nghiệp của tỉnh
Bảng 16: Một số chỉ tiêu về hệ thống y tế tỉnh Yên Bái
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SNA: Hệ thống tài khoản quốc gia
GO: Tổng giá trị sản xuất
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
GNP: Tổng sản phẩm quốc dân
GNI: Tổng thu nhập quốc dân
Trang 7NI: Thu nhập quốc dân
GDI: Thu nhập được quyền chi
OXFAM: Tổ chức nhân đạo Anh
WB: Ngân hàng Thế giới (World Bank)
W: Tiền công và tiền lương
R: Thu nhập của người có đất cho thuê
Pr: Thu nhập của người có vốn
In: Thu nhập của người có tiền cho vay
Dp: Khấu hao vốn cố định
Ti: Thuế kinh doanh
C: Chi cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đìnhI: Đầu tư tích luỹ tài sản
G: Chi tiêu của chính phủ
(X – M): Chi tiêu qua thương mại quốc tế
ICOR: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
PCI: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (viết tắt VCCI: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt NamVNCI: Dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam NQ: Nghị quyết
PPP: Giá sức mua tương đương
QĐ: Quyết định
BQ: Bình quân
CMC - PCGDTH: Chống mù chữ - Phổ cập giáo dục tiểu họcGDTHCS: Giáo dục trung học cơ sở
THCS: Trung học cơ sở
Trang 8PCTHCS: Phổ cập trung học cơ sở
PCGDTH: Phổ cập giáo dục tiểu học
THPT: Trung học phổ thông
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
ODA: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
ASEAN: Khu vực Thương mại Tự do (AFTA)
APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
IMF: Quỹ tiền tệ Quốc tế
LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong 5 năm qua, nhìn trên mặt lượng, bức tranh kinh tế Việt Nam dườngnhư ngày càng sáng sủa, đẹp đẽ hơn, tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn nămtrước, thế nhưng những dấu hiệu yếu kém, thậm chí giảm sút về chất lượng kinh
tế ngày càng rõ rệt Có thể nói tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua chưa đápứng được yêu cầu gay gắt của cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, của mục
tiêu đòi hỏi thoát khỏi tình trạng tụt hậu và tăng trưởng bền vững.
Trang 9Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế là mục tiêu lớn chung của Việt
Nam trong nhiều năm qua Là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu, côngtrình khoa học Nhưng để có thể nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế củaViệt Nam nói chung, thì nhất thiết phải đưa ra những giải pháp nâng cao chấtlượng tăng trưởng kinh tế cuả những hạt nhân kinh tế được coi là tế bào đónggóp trực tiếp cho chất lượng tăng trưởng kinh tế, đó chính là nâng cao chất lượngtăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố trong cả nước Do vậy, trong đề tàinày Tôi nghiên cứu thực trạng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Yên Bái, để có đượccái nhìn toàn diện, tổng thể về chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tìm ranhững rào cản đối với tăng trưởng kinh tế trên cả hai mặt lượng và chất, để từ đóđưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thờigian tới, và cũng có thể áp dụng cho các tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện điạ
lý và kinh tế tương đồng Đây chính là lý do Tôi nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Yên Bái”.
- Đề xuất mục tiêu, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượngtăng trưởng kinh tế tỉnh Yên Bái đến năm 2020
3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kinh tế tỉnh Yên Bái từ nhiều góc độ:tổng thể, nhóm ngành, khu vực kinh tế, cơ cấu kinh tế, cũng như các nhân tố ảnh
Trang 10hưởng hoặc chịu ảnh hưởng từ nó Phạm vi nghiên cứu là giai đoạn 2005-2008.Phương pháp nghiên cứu tiếp cận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, cùng vớicác phương pháp thông kê mô tả, phân tích, so sánh.
4 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài gồm ba chương:
Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tăng trưởng kinh tếChương II Thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế của
tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005-2008 Chương III Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Yên
Bái tới năm 2020
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
I.1 KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
I.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về pháttriển kinh tế Việc nghiên cứu tăng trưởng kinh tế ngày càng có hệ thống và hoànthiện hơn Nhận thức đúng đắn về tăng trưởng kinh tế và sử dụng có hiệu quảnhững kinh nghiệm về nghiên cứu, hoạch định chính sách tăng trưởng kinh tế làrất quan trọng Các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng, tăng trưởng kinh tếtrước hết là một vấn đề kinh tế, song nó mang tính chính trị, xã hội sâu sắc Tăngtrưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thếgiới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia
Trang 11Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng được tính chotoàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Tăngtrưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc sốtương đối (tỷ lệ tăng trưởng) Trong phân tích kinh tế, để phản ánh mức độ mởrộng quy mô của nền kinh tế, khái niệm tốc độ tăng trưởng kinh tế thường đượcdùng Đây là tỷ lệ phần trăm giữa sản lượng tăng thêm của thời kỳ nghiên cứu sovới mức sản lượng của thời kỳ trước đó hoặc thời kỳ gốc.
Tăng trưởng kinh tế được xem xét dưới góc độ số lượng và chất lượng.Mặt số lượng của tăng trưởng kinh tế là biểu hiện bên ngoài của sự tăng trưởng,
nó thể hiện ở ngay trong khái niệm về tăng trưởng như đã nói ở trên và đượcphản ánh thông qua các chỉ tiêu đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng thu nhập.Đứng trên góc độ toàn nền kinh tế, thu nhập thường được thể hiện dưới dạng giátrị: có thể là tổng giá trị thu nhập, hoặc có thể là thu nhập bình quân trên đầungười Các chỉ tiêu giá trị phản ánh tăng trưởng theo hệ thống tài khoản quốc gia(SNA) bao gồm: tổng giá trị sản xuất (GO); tổng sản phẩm quốc nội (GDP); tổngthu nhập quốc dân (GNI); thu nhập quốc dân (NI); thu nhập được quyền chi(GDI); trong đó chỉ tiêu GDP thường là chỉ tiêu quan trọng nhất Mặt lượng củatăng trưởng kinh tế thể hiện cụ thể ở quy mô (mức) và tốc độ tăng trưởng của cácchỉ tiêu giá trị nói trên Nếu quy mô và tốc độ tăng của các chỉ tiêu phản ánhtổng thu nhập và thu nhập bình quân đầu người cao, có thể nói, đó là biểu hiệntích cực về mặt lượng của tăng trưởng kinh tế
I.1.2 Khái niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế
I.1.2.1 Khái niệm
Từ khi kinh tế học ra đời đến nay, nhiều lý thuyết và mô hình về tăngtrưởng kinh tế đã được hình thành và hoàn thiện Tuy nhiên, các lý thuyết và mô
Trang 12hình này chủ yếu tập trung phân tích và đánh giá sự tăng trưởng về số lượng.Một vấn đề rất quan trọng của tăng trưởng kinh tế ngoài tốc độ tăng trưởng, đó làchất lượng tăng trưởng, nhưng tăng trưởng về mặt chất lượng hầu như mới đượcnhắc đến nhiều trong một thập kỷ trở lại đây.
Hiện vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng tăng trưởng Cóquan điểm cho rằng, chất lượng tăng trưởng kinh tế đánh giá ở đầu ra, thể hiệnbằng kết quả đạt được qua tăng trưởng kinh tế như chất lượng cuộc sống đượccải thiện, sự bình đẳng trong phân phối thu nhập, bình đẳng về giới trong pháttriển, bảo vệ môi trường sinh thái… Quan điểm khác lại nhấn mạnh đến khíacạnh đầu vào của quá trình sản xuất, như việc sử dụng có hiệu quả các nguồnlực, nắm bắt và tạo cơ hội bình đẳng cho các đối tượng tham gia đầu tư, quản lýhiệu quả các nguồn lực đầu tư
Nhìn từ một góc độ khác, theo cách hiểu rộng, chất lượng tăng trưởng cóthể tiến tới nội hàm về phát triển bền vững, chú trọng tới tất cả ba thành tố kinh
tế, xã hội và môi trường Theo cách hiểu hẹp, chất lượng tăng trưởng có thể chỉđược giới hạn ở một khía cạnh nào đó, ví dụ như chất lượng đầu tư, chất lượnggiáo dục, chất lượng dịch vụ công… Như vậy cho đến nay chưa có một kháiniệm chính thức về chất lượng tăng trưởng
I.1.2.2 Sáu quan niệm khác nhau về chất lượng tăng trưởng kinh tế
a Chất lượng tăng trưởng kinh tế là cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả
Theo các nhà kinh tế tân cổ điển đứng đầu là Alfred Marshall 1924), cơ cấu tăng trưởng thể hiện ở chỉ tiêu điểm phần trăm đóng góp của cácngành vào tăng trưởng và chỉ tiêu tỷ trọng đóng góp của mỗi bộ phận trong100% mức tăng trưởng Chẳng hạn trong 11,66 điểm phần trăm tăng trưởng kinh
Trang 13(1842-tế tỉnh Yên bái năm 2007, nông nghiệp đóng góp 5 điểm %, công nghiệp 3 điểm
% và dịch vụ 3,66 điểm % Cơ cấu tăng trưởng sẽ là nông nghiệp chiếm tỷ trọng36,58%, công nghiệp chiếm tỷ trọng 29,48%, còn lại dịch vụ đóng góp 33,94%
Cơ cấu tăng trưởng có thể xét theo khu vực thể chế, thành phần kinh tế, vùng,miền và theo yếu tố sản xuất (vốn, lao động, năng suất nhân tố tổng hợp)
Tính hợp lý của quan niệm này coi chất lượng sự vật là sự biến đổi cơ cấubên trong của sự vật, không gắn chất lượng sự vật với mục đích tồn tại, bối cảnh,môi trường, điều kiện mà sự vật tồn tại hoặc các sự vật có mối liên hệ tác độngmật thiết với nhau
b Chất lượng tăng trưởng theo quan niệm hiệu quả
Theo K Mark cho rằng sự giàu có của mỗi quốc gia không phụ thuộc vàothời gian lao động, mà lại phụ thuộc lớn vào tình trạng chung của khoa học côngnghệ và sự tiến bộ kỹ thuật Chính vì vậy tăng trưởng hình thành theo haiphương thức:
- Tăng trưởng theo chiều rộng, tức là tăng thêm nhiều vốn, tăng lao động
và tăng cường khai thác tài nguyên
- Tăng trưởng theo chiều sâu, thể hiện ở tăng năng suất lao động, tăng hiệuquả sử dụng vốn sản xuất, tăng cường chất lượng quản lý, nâng cao hiệu quả ápdụng khoa học công nghệ; hoàn thiện môi trường kinh doanh, môi trường pháplý…
Có thể thấy, tăng trưởng theo chiều sâu hiện nay khá phổ biến ở các nướccông nghiệp, nơi mà các yếu tố chiều rộng đã được khai thác ở mức cao Còn đốivới các nước đang phát triển, tăng trưởng theo chiều rộng vẫn là chủ đạo
Trong quá trình phát triển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế trithức, yếu tố chất lượng nhân lực và khoa học công nghệ có vai trò vượt trội so
Trang 14với các yếu tố truyền thống (tài nguyên thiên nhiên, vốn vật chất, lao động nhiều
và rẻ ) Chất lượng tăng trưởng kinh tế được hiểu theo quan niệm hiệu quả (tăngtrưởng theo chiều sâu) rất cụ thể và tạo thuận lợi cho mục tiêu tìm kiếm giảipháp thúc đẩy tăng trưởng
c Quan niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế là năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế, của doanh nghiệp hoặc hàng hóa sản xuất trong nước
Tăng trưởng đi liền với việc nâng cao năng lực cạnh tranh là tăng trưởng
có chất lượng cao và ngược lại
d Chất lượng tăng trưởng kinh tế là nâng cao phúc lợi của công dân và gắn liền
tăng trưởng với công bằng xã hội
Tăng trưởng kinh tế là nguồn gốc tạo thêm của cải cho xã hội Theo quanđiểm này, thước đo của chất lượng tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở chỗ tăngtrưởng kinh tế đáp ứng phúc lợi cho nhân dân như thế nào Phúc lợi không chỉthể hiện ở thu nhập bình quân đầu người mà còn là chất lượng cuộc sống, môitrường xã hội, môi trường tự nhiên, cơ hội học tập và chăm lo sức khoẻ… Còncông bằng xã hội thể hiện ở khoảng cách giàu - nghèo được thu hẹp và tỷ lệngười nghèo trong xã hội giảm bớt
Theo mô hình tăng trưởng đi đôi với bình đẳng của H.Oshima và mô hìnhphân phối lại cùng với tăng trưởng kinh tế của WB Quan niệm chất lượng tăngtrưởng theo phúc lợi và công bằng xã hội được các nhà kinh tế học của OXFAM
đề cao Các nghiên cứu cho thấy nếu quá quan tâm đến tăng trưởng mà ít chú ýđến công bằng xã hội sẽ dẫn đến bất ổn xã hội và tăng trưởng không thể bềnvững Ngược lại, nếu quá đề cao công bằng xã hội thì không có động lực và tiềmlực vật chất để thúc đẩy tăng trưởng Sự kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế
và công bằng xã hội sẽ tạo ra chất lượng của tăng trưởng kinh tế
Trang 15e Quan niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế là phát triển bền vững
Đặc trưng của tăng trưởng kinh tế có chất lượng được biểu hiện qua việcphát triển bền vững Theo WB, thuật ngữ "phát triển bền vững" là phát triển theonguyên tắc "sự thoả mãn nhu cầu của thế hệ hôm nay không làm tổn hại tới sựthoả mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau" Phát triển bền vững phải bảo toàn vàphát triển ba nguồn vốn: tài nguyên môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên
và môi trường xã hội), vốn nhân lực (chất lượng của người lao động) và vốn vậtchất (cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế) Trong đó, tài nguyên môi trườngthiên nhiên hiện nay được quan tâm đặc biệt, vì công nghiệp hoá, hiện đại hoácủa các quốc gia thời gian qua thường dẫn tới huỷ hoại về môi trường Cácnghiên cứu của WB cho thấy, mức độ ô nhiễm lúc đầu tăng cùng với tốc độ tăngtrưởng kinh tế cho tới khi thu nhập bình quân đầu người đạt tới 12.000USD/năm Thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng thì chất lượng môi trườnggiai đoạn tiếp theo được cải thiện rõ rệt
f Quan niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế là thể chế dân chủ trong môi
trường chính trị - xã hội của nền kinh tế
Tác động của tăng trưởng kinh tế đối với quá trình đổi mới hệ thống chínhtrị từ lâu đã được nhìn nhận là vừa có tính tích cực, lại vừa có tính trực tiếp Cáccông trình nghiên cứu của Huntington (1991), Rueschemeyer và Stephens (1992)
… cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa thu nhập đầu người và mức độ dânchủ hoá của thể chế chính trị xã hội Cụ thể hơn, tính minh bạch, ít tham nhũng
và sự tham gia của người dân vào quản lý kinh tế - xã hội sẽ tác động mạnh tớităng trưởng kinh tế và ngược lại Theo cách diễn giải của trường phái này, dânchủ chính là biểu hiện mặt chất của tăng trưởng kinh tế
Trang 16I.2 ĐO LƯỜNG TĂNG TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNGKINH TẾ
I.2.1 Các thước đo tăng trưởng kinh tế
Theo mô hình kinh tế thị trường, thước đo được dùng để đánh giá tăngtrưởng kinh tế là các chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA)
I.2.1.1 Tổng giá trị sản xuất (GO)
Tổng giá trị sản xuất là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạonên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định Đâychính là tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các ngành trong toàn
bộ nền kinh tế quốc dân hoặc GO có thể tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồmchi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng (VA) từ sản phẩm và dịch vụ đó
I.2.1.2 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
Tổng sản phẩm quốc nội đo lường tổng giá trị của các hàng hóa và dịch vụcuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong mộtthời kỳ nhất định (thường là một năm) Tổng sản phẩm quốc dân là chỉ tiêu đolường tổng giá trị bằng tiền của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một quốcgia sản xuất ra trong một thời kỳ (thường là một năm) bằng các yếu tố sản xuấtcủa mình
GDP có nhiều cách tính khác nhau dưới các góc độ sản xuất, tiêu dùng vàphân phối
- Nếu tiếp cận từ sản xuất, GDP được đo bằng tổng giá trị gia tăng của tất
cả các đơn vị sản xuất - kinh doanh thường trú trong nền kinh tế
- Nếu tiếp cận từ thu nhập nghĩa là GDP = W + R + Pr + In+ Dp + Ti
- Nếu tiếp cận từ chi tiêu tức là GDP = C + I + G + (X – M)
Trang 17I.2.1.3 Tổng thu nhập quốc dân (GNI)
GNI - Tổng thu nhập quốc dân: đây là chỉ tiêu xuất hiện trong SNA 1993thay cho chỉ tiêu GNP trong SNA 1968 Về nội dung thì GNP và GNI là nhưnhau Tuy nhiên, GNI tiếp cận dưới góc độ từ thu nhập chứ không phải dưới góc
độ sản phẩm sản xuất như GNP
I.2.1.4 Thu nhập bình quân đầu người
Lưu ý rằng, để đánh giá xác thực hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của mộtquốc gia dưới góc độ mức sống dân cư, người ta thường sử dụng các chỉ tiêubình quân đầu người, chẳng hạn như GDP bình quân đầu người (hay GNI bìnhquân đầu người) Khi đó, tốc độ tăng trưởng lại phụ thuộc hai yếu tố: tốc độ tăngtrưởng thu nhập (sản lượng) và tốc độ tăng trưởng dân số:
Tốc độ tăng trưởng GDP/người = Tốc độ tăng trưởng GDP − Tốc độ gia tăngdân số
I.2.2 Các thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế
I.2.2.1 Các chỉ tiêu thống kê phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau:
- Dưới góc độ ngành, cơ cấu kinh tế xem xét số lượng và chất lượng cácngành tạo nên nền kinh tế, cũng như các mối quan hệ giữa chúng với nhau.Thông thường nền kinh tế được phân chia thành ba nhóm ngành lớn là Nông -lâm nghiệp - Thuỷ sản, Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ Sự chuyển dịch cơcấu ngành kinh tế là quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành từ trạng thái này sangtrạng thái khác theo hướng hiện đại hơn và tiên tiến hơn, mà cụ thể là tăng tỷtrọng của nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng nhómngành nông nghiệp trong GDP
Trang 18- Dưới góc độ lãnh thổ, cơ cấu kinh tế được nhìn nhận theo sự bố trí lựclượng sản xuất giữa các vùng Quá trình chuyển dịch cơ cấu vùng cần đảm bảo
sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các vùng để đảm bảo tính bền vững trong quátrình phát triển Tuy nhiên cũng cần phải phải xem xét vai trò động lực của từngvùng để lôi kéo và thúc đẩy các vùng khác phát triển
- Dưới góc độ sở hữu, chúng ta xem xét có bao nhiêu loại hình kinh tế tồntại và phát triển trong hệ thống kinh tế; trong đó loại hình kinh tế nào có ý nghĩaquyết định đối với nền kinh tế Trong điều kiện toàn cầu hóa, định hướng vai tròcủa các loại hình kinh tế phải vì sự phát triển chung
I.2.2.2 Các chỉ tiêu thống kê phản ánh hiệu quả kinh tế
a Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động - Năng suất lao động
Để tính năng suất lao động cho toàn bộ nền kinh tế, có thể đơn giản lấyGDP (theo giá cố định) chia cho số lao động (hoặc giờ lao động) Nếu GDP bìnhquân trên mỗi lao động càng lớn, thì năng suất lao động xã hội càng cao
b Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn - Hệ số ICOR
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp cho biết
để tăng thêm một đơn vị GDP đòi hỏi phải tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu
tư thực hiện Vì vậy, hệ số này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tưdẫn tới tăng trưởng kinh tế Với nội dung đó, hệ số ICOR được coi là một trongnhững chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế
Có hai phương pháp tính hệ số ICOR
Phương pháp thứ nhất
0 1
1
Y Y
I ICOR
−
Trang 19Trong đó, I1 là tổng vốn đầu tư của năm nghiên cứu, Y1 là GDP của năm
nghiên cứu, và Y0 là GDP của năm trước đó Các chỉ tiêu về vốn đầu tư và GDP
để tính hệ số ICOR theo phương pháp này phải được đo theo cùng một loại giá(giá thực tế hoặc giá so sánh)
Phương pháp thứ hai
Y
g
Y I
Trong đó, I Y là tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP, g Y là tốc độ tăng GDP Hệ
số ICOR tính theo phương pháp này thể hiện để tăng thêm 1% GDP đòi hỏi phảităng thêm bao nhiêu phần trăm tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP
I.2.2.3 Các chỉ tiêu thống kê phản ánh khả năng cạnh tranh của nền kinh tế
Khả năng cạnh tranh của một nền kinh tế được xem xét dưới ba góc độ:sản phẩm hàng hóa, doanh nghiệp và quốc gia
a Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh (trong nước)
Để đo khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanhtrong tỉnh, chúng ta thường sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuấtkinh doanh hoặc trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất = × 100
xuÊt n s¶
Vèn
hiÖn thùc nhuËn Lîi
(3)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = ×100
xuÊt n s¶
trÞ Gi¸
hiÖn thùc nhuËn Lîi
(4)
Tỷ suất lợi nhuận càng cao, nghĩa là sản xuất càng có hiệu quả Khi tốc độtăng trưởng kinh tế cao và tỷ suất lợi nhuận có cùng xu thế thì chất lượng tăngtrưởng tốt và ngược lại
Trang 20b Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Dựa vào đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (viết tắt PCI) là chỉ
số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam trong việcxây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dândoanh Đây là dự án hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam và Dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam (là dự án doUSAID tài trợ) PCI được VCCI và Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh ViệtNam (VNCI) đưa ra dựa trên 10 tiêu chí quan trọng, gồm: tiêu chí chính sáchphát triển kinh tế tư nhân; tính minh bạch; đào tạo lao động; tính năng động vàtiên phong của lãnh đạo; chi phí thời gian để thực hiện quy định của Nhà nước;thiết chế pháp lý; ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước; chi phí không chínhthức; tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; chi phí gia nhập thịtrường
Kết quả điều tra được tiến hành trên 6.700 doanh nghiệp dân doanh trên
64 tỉnh và thành phố Kết quả, bảng xếp hạng đã chia các tỉnh ra thành các nhómtách biệt với các mức độ: rất tốt, tốt, khá, trung bình, tương đối thấp và thấp
I.2.2.4 Các thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế liên quan đến phúc lợi
xã hội
Các thước đo này phản ánh hiệu quả xã hội, hay nói cách khác, thể hiện sựtác động lan toả của tăng trưởng đến các đối tượng chịu ảnh hưởng trong xã hội.Quá trình tăng trưởng kinh tế phải kéo theo sự gia tăng các chỉ tiêu phúc lợi xãhội dưới các mặt
- Tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm
- Tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo
- Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội
Trang 21- Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
Tuy vậy, trên thực tế, chúng ta rất khó định lượng chất lượng tăng trưởngkinh tế trong mối quan hệ với các vấn đề xã hội
I.2.2.5 Các thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế liên quan đến bảo vệ và
cải thiện môi trường
Tăng trưởng kinh tế cùng việc tổ chức sản xuất của con người luôn gắnliền với việc khai thác các nguồn tài nguyên và môi trường thiên nhiên để sảnxuất Tăng trưởng kinh tế và sử dụng tài nguyên môi trường có mối quan hệ vớinhau và được xem xét qua rất nhiều chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu chính sauđây: nhịp độ tăng trưởng của GDP cả nước; giá trị gia tăng của các ngành trongtương quan so sánh với mức độ cạn kiệt tài nguyên và tình hình ô nhiễm môitrường
I.3 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNGKINH TẾ
Tăng trưởng kinh tế chịu tác động của nhiều nhân tố, bao gồm nhân tốkinh tế và nhân tố phi kinh tế
I.3.1 Các nhân tố kinh tế
Các nhân tố kinh tế tác động đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tếbao gồm: vốn, lao động, tiến bộ công nghệ và tài nguyên
Vốn là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng, có tác động trực tiếp đến tăngtrưởng kinh tế Lưu ý rằng, vốn sản xuất có liên quan trực tiếp đến tăng trưởngkinh tế được hiểu vốn vật chất chứ không phải dưới dạng tiền (giá trị), nó là toàn
bộ tư liệu vật chất được tích lũy lại của nền kinh tế, bao gồm: nhà máy, thiết bị,máy móc, nhà xưởng và các trang thiết bị được sử dụng như những yếu tố đầuvào trong sản xuất
Trang 22Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu của sản xuất Trước đây người
ta chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất giống như vốn và được xác địnhbằng số lượng lao động của mỗi quốc gia (có thể tính bằng đầu người hay thờigian lao động) Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấnmạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động là vốn con người, đó là lao động
có kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành máy móc thiết bị, phức tạp, laođộng có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế
Tiến bộ công nghệ là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng ởcác nền kinh tế ngày nay Yếu tố công nghệ cần được hiểu đầy đủ theo hai dạng:Thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức khoa học,nghiên cứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm và cải tiến sản phẩm, quy trìnhcông nghệ hay thiết bị kỹ thuật; Thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quảnghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung củasản xuất
Tài nguyên được đưa vào sử dụng để tạo ra sản phẩm cho xã hội càngnhiều càng tốt nhưng phải đảm bảo chúng được sử dụng có hiệu quả, không lãngphí Việc sử dụng tài nguyên là vấn đề có tính chiến lược, lựa chọn công nghệ để
có thể sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên của quốc gia là vấn đề sống còncủa phát triển Sử dụng lãng phí tài nguyên có thể được xem như sự hủy hoạimôi trường, làm cạn kiệt tài nguyên
I.3.2 Các nhân tố phi kinh tế
Khác với các nhân tố kinh tế, các nhân tố chính trị, xã hội, thể chế hay còngọi là các nhân tố phi kinh tế, có tác động gián tiếp và rất khó lượng hóa cụ thểmức độ tác động của chúng đến tăng trưởng kinh tế Có thể kể ra một số nhân tố
Trang 23phi kinh tế tác động đến tăng trưởng như: các yếu tố văn hóa - xã hội, thể chế, cơcấu dân tộc tôn giáo và sự tham gia của cộng đồng.
Văn hóa - xã hội: là nhân tố quan trọng, tác động nhiều tới quá trình pháttriển của mỗi quốc gia Nhân tố văn hóa - xã hội bao trùm nhiều mặt, từ tri thứcphổ thông đến những tích lũy tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học, côngnghệ, văn học, lối sống, phong tục tập quán… Trình độ văn hóa cao đồng nghĩavới trình độ văn minh cao và sự phát triển cao của mỗi quốc gia
Thể chế: được hiểu là các ràng buộc do con người tạo ra nhằm quy địnhcấu trúc tương tác giữa người với người Các thể chế chính trị - xã hội được thừanhận có tác động đến quá trình phát triển đất nước, đặc biệt thông qua việc tạodựng hành lang pháp lý và môi trường đầu tư Vì nền tảng của kinh tế thị trường
là dựa trên trao đổi giữa các cá nhân và các nhóm người với nhau, bởi vậy nếukhông có thể chế thì các hoạt động này không thể diễn ra bởi vì người này khôngthể tương tác với người kia mà không có chế tài nào đó ngăn cản người kia hànhđộng tuỳ tiện và ngược lại với thoả thuận
Về nhân tố dân tộc và tôn giáo: nói chung một đất nước càng đa dạng vềcác thành phần tôn giáo và sắc tộc thì đất nước đó càng tiềm ẩn bất ổn về chínhtrị và xung đột trong nước Những xung đột và bất ổn chính trị trong nước này cóthể dẫn đến các xung đột bạo lực và thậm chí là các cuộc nội chiến, dẫn tới tìnhtrạng lãng phí các nguồn lực quý giá đáng ra phải sử dụng để thúc đẩy các mụctiêu phát triển khác
Sự tham gia của cộng đồng: cũng là một yếu tố phi kinh tế tác động tới tốc
độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế Dân chủ và phát triển là hai vấn đề có tácđộng tương hỗ Sự phát triển là điều kiện làm tăng thêm năng lực thực hiệnquyền dân chủ của cộng đồng dân cư trong xã hội Ngược lại, sự tham gia của cộng
Trang 24đồng là nhân tố đảm bảo tính chất bền vững và tính động lực nội tại cho pháttriển kinh tế, xã hội.
I.4 BÀI HỌC KINH NGHIÊM CỦA CÁC NƯỚC VỀ NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG TĂNG TRƯỞNG
I.4.1 Bài học kinh nghiệm của các nền kinh tế đang chuyển đổi - Trung
Quốc
Trung Quốc là một nước liên tục đạt được mức tăng trưởng cao trong hơn
20 năm qua Nghiên cứu về tăng trưởng ở Trung Quốc để tìm ra các giải pháp,vận dụng nhằm nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng ở Việt Nam là việclàm rất có ý nghĩa
Sự tăng trưởng nhanh ở Trung Quốc có ba đặc điểm đáng chú ý, đó là:Thứ nhất, sự tăng trưởng cao tập trung ở một số khu vực
Thứ hai, tăng trưởng diễn ra theo chu kỳ
Thứ ba, tăng trưởng dựa vào tăng năng suất
I.4.1.1 Những vấn đề liên quan đến chất lượng tăng trưởng của Trung Quốc
Thứ nhất: chênh lệch giàu nghèo gia tăng Sự chênh lệch giàu nghèo giữathành thị và nông thôn biểu hiện rõ rệt ở sự không cân xứng giữa tỷ lệ cư dân vàthu nhập của mỗi bộ phận Năm 1978, cư dân thành phố chiếm 18% dân số cảnước, có thu nhập chiếm 34% tổng thu nhập Năm 1996, tỷ lệ dân thành phố tănglên 28% nhưng tỷ lệ thu nhập lại chiếm tới 50%, tức một nửa tổng thu nhập cảnước
Trang 25Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các khu vực cũng ngày càng trầm trọng.Năm 1978, tổng thu nhập của dân miền Đông cao hơn mức của dân miền Trung1,38 lần Năm 1995, GDP tính theo đầu người của miền Đông đã gấp 2,41 lần ởmiền Tây.
Thứ hai: hiểm hoạ môi trường suy thoái Sự phát triển nhanh và liên tụccủa Trung Quốc trong 20 năm qua mang trong mình những tiềm ẩn về hiểm hoạ
ô nhiễm môi trường sinh thái Trước hết, sự tàn phá rừng tự nhiên diễn ra nhanhchóng Nạn chặt phá rừng đầu nguồn đã gây nên nhiều tác động tiêu cực đến đờisống xã hội như: nhiều loại động - thực vật bị tuyệt chủng, đất đai bị sa mạc hoá,nguồn nước ngầm bị cạn kiệt, hiệu ứng nhà kính, hạn hán và lũ lụt gia tăng… Kể
từ năm 1981 đến nay, Trung Quốc đã đối mặt với 11 trận lụt lớn mà khủng khiếpnhất là trận lụt “thế kỷ” giữa năm 1998
I.4.1.2 Các biện pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng.
a Duy trì mức tăng trưởng vừa phải nhưng ổn định
Trong những năm 1992-1994, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độcao trên hai con số Tăng trưởng quá nóng, chính vì vậy, từ năm 1996, tăngtrưởng kinh tế của Trung Quốc đã chuyển từ trạng thái “nóng” đến ổn định: tăngtrưởng 8,4% giai đoạn 1996-2001; 9,4% năm 2004; 9,9% năm 2005; 10,4% năm2008
b Tăng đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực
Từ những năm 1990, Trung Quốc rất coi trọng công tác giáo dục cho pháttriển nguồn nhân lực, đáp ứng các yêu cầu nâng cao chất lượng tăng trưởng.Việc điều chỉnh cơ cấu giáo dục được thể hiện ở những điểm sau đây: (1) Tăngcường giáo dục cơ sở, coi trọng giáo dục phổ cập 9 năm bắt buộc trên toàn quốc,trước mắt xoá bỏ về cơ bản nạn mù chữ cho dân ở lứa tuổi dưới 50; (2) Phát triển
Trang 26giáo dục kỹ thuật và dạy nghề cũng như các chương trình đào tạo chuyên tu, tạichức, nâng cao chất lượng lành nghề của công nhân và cán bộ trung cấp; (3) Mởrộng giáo dục đại học và sau đại học, nâng cao chất lượng giáo dục, điều chỉnhcác tổ chức quản lý khoa học, tăng hiệu quả dạy học.
c Tăng đầu tư cho bảo vệ môi trường
Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch tăng chi phí hàng năm cho bảo vệ môitrường từ 0,7% GDP năm 1995 (tương đương 1,7 tỷ USD) lên 1,5% năm 2000(tương đương 40 tỷ USD) nhằm kiểm soát tình trạng suy thoái môi trường hiệnnay Tuy nhiên, để có thể bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả, ước tínhTrung Quốc cần phải chi từ 5 đến 10% GDP, vì thế ngoài vốn ngân sách của Nhànước, chính sách môi trường của Trung Quốc còn dựa theo nguyên tắc “ngườigây ô nhiễm phải trả tiền” nhằm buộc các xí nghiệp phải tìm cách tránh lãng phítài nguyên, phải hạn chế tác động xấu của sản xuất đối với môi trường
d Sửa đổi, điều chỉnh chính sách luật pháp; cải cách hành chính và tăng cường dân chủ
Một số sửa đổi trong Hiến pháp trước hết nhằm tập hợp các lực lượng, cácthành phần kinh tế, khuyến khích kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân phát triển Năm
1988, hiến pháp sửa đổi dã quy định “Nhà nước cho phép các thành phần kinh tếkinh doanh tồn tại và phát triển trong phạm vi quy định của pháp luật”, rằng
“kinh tế tư doanh là thành phần kinh tế bổ sung cho kinh tế công hữu xã hội chủnghĩa” Ngày 15/03/1999, tại kì họp thứ 2, Quốc hội khoá IX, Trung Quốc đãthông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa,trong đó ghi rõ: “Kinh tế phi công hữu được quy định trong phạm vi luật phápnhư kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh… là bộ phận cấu thành quan trọng của nềnkinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Nhà nước bảo hộ quyền lợi và lợi ích hợp
Trang 27pháp của kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh Nhà nước thực hiện sự chỉ đạo, giámsát và quản lý kinh tế cá thể và kinh tế tư doanh”
Cải cách để tinh giản bộ máy hành chính cũng là một nội dung quan trọng,
có tác động mạnh đến nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế
e Phát triển cân đối, hài hoà giữa các vùng, khu vực.
Từ cuối những năm 1990, trong sự phát triển kinh tế Trung Quốc, một vấn
đề nổi cộm là có sự chênh lệch lớn về mức phát triển giữa miền Đông với cácmiền Trung và Tây Do vậy, từ nhiều năm nay Trung Quốc đã và đang thực hiệnchiến lược phát triển miền Trung và miền Tây, tăng đầu tư từ ngân sách và ưutiên thu hút từ đầu tư nước ngoài vào các khu vực này Năm 2000, Trung Quốcdành 70% đầu tư bán công trái, 70% khoản vay ưu đãi của các tổ chức tiền tệquốc tế đầu tư vào miền Tây Hiện nay, Trung Quốc đã đưa ra mô hình và trọngđiểm phát triển cho mỗi khu vực
I.4.2 Bài học từ các giải pháp sau khủng hoảng Đông Á
Thể chế kinh tế và thể chế chính trị tại Đông Á đã kìm hãm quá trình pháttriển Đông Á không thể dựa vào mô hình thể chế cũ để dành lại sự năng động vàsức mạnh kinh tế như thời kỳ trước khi xảy ra khủng hoảng Do đó, cải cách thểchế tập trung vào những nội dung sau:
Thứ nhất, quá trình cải cách thể chế kinh tế ở Đông Á sau khủng hoảng về
cơ bản đã làm cho nền tảng thể chế kinh tế trở nên gần gũi với mô hình thể chếkinh tế thị trường tự do kiểu Anh - Mỹ Nhà nước giữ vai trò quan trọng trongviệc khắc phục khủng hoảng và cải cách thể chế Cho dù có chấp nhận haykhông các chương trình cải cách của IMF, quá trình cải cách thể chế ở Đông Áđều nêu bật vai trò của thị trường, theo đuổi một nền kinh tế mở cửa, thông qua
Trang 28việc tăng cường hội nhập quốc tế Thực hiện chế độ chính trị cởi mở hơn và đã
có sự chia sẻ quyền lực trong việc ra quyết định kinh tế và tài chính
Thứ hai, cải cách thể chế kinh tế ở các nước Đông Á là khá tương đồngvới nhau ở nhiều điểm Trong thời kỳ đầu khủng hoảng, để ngăn chặn sự sụp đổcủa hệ thống ngân hàng, các chiến lược cải cách tập trung vào những biện phápkhắc phục lòng tin của thị trường và thu hút luồng vốn vào Biện pháp phổ biếnnhất là chính phủ đứng ra bảo lãnh cho các tổ chức tài chính Thời kỳ tiếp theocủa cuộc cải cách tập trung vào bốn lĩnh vực: Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và
tổ chức tài chính bằng cách đóng cửa, hợp nhất và mua lại nợ; Cải thiện thể chếquản lý ở công ty; Tạo ra những điều kiện cho thị trường lao động vận động linhhoạt; Giảm điều tiết và can thiệp của nhà nước, tăng khả năng cạnh tranh của cáccông ty trên thị trường trong và ngoài nước
Thứ ba, không có nước Đông Á nào, kể cả những nước nhận viện trợ tàichính của IMF, thực hiện nghiêm chỉnh các giải pháp do IMF đề nghị Quá trìnhcải cách chủ yếu được chính phủ đưa ra, trong đó có một số giải pháp mạnh nhưcan thiệp trực tiếp vào quá trình tái cơ cấu của các doanh nghiệp, quốc hữu hóamột số doanh nghiệp trong khi chưa thể bán lại các khoản nợ xấu của các doanhnghiệp này
Thứ tư, bên cạnh việc cải cách thể chế kinh tế, hầu hết các nước Đông Áđều tiến hành những cải cách chính trị - xã hội hướng về thể chế dân chủ theokiểu phương Tây Cuộc khủng hoảng tài chính đã làm thay đổi chính phủ củabốn trong năm nước Một loạt những phiên tòa cao cấp xử các vị tổng thống,người thân trong gia đình họ Điều này cho thấy tệ tham nhũng, sự cấu kết giữaquan chức chính phủ với doanh nhân để trục lợi ngày càng được nhiều ngườiquan tâm và cho rằng đó là hành động tội lỗi không thể tha thứ được Công bằng
Trang 29xã hội một lần nữa bị thách thức ở Đông Á, chính phủ của các quốc gia Đông Áđang lập lại sự ổn định xã hội bằng cách tạo ra việc làm mới, thúc đẩy tăngtrưởng để mau chóng phục hồi kinh tế.
Tóm lại, những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực trạng tăng trưởng cũngnhư các chính sách thúc đẩy tốc độ và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tếcủa các quốc gia Đông Á - những láng giềng rất gần gũi với Việt Nam - có ýnghĩa rất lớn Dù ít dù nhiều, Việt Nam đã phần nào theo đuổi mô hình tăngtrưởng hướng ngoại của các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, và TrungQuốc vẫn là tấm gương lớn về những thành công trong quá trình chuyển đổi nềnkinh tế của họ Sự thành công trong các chính sách phát triển xã hội đi kèm vớităng trưởng kinh tế của Hàn Quốc là bài học quý cho Việt Nam Hay sự thất bạicủa Trung Quốc và Thái Lan trong việc bảo vệ môi trường là bài học nhãn tiền,
để Việt Nam không dấn sâu vào con đường tăng trưởng thiếu bền vững
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2005– 2008
II.1 TIỀM NĂNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH YÊN BÁI
II.1.1 Cơ hội để phát triển
Yên Bái nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh Lào Cai Hà Nội Hải Phòng Đây là một trong những tuyến kinh tế chủ lực trong quan hệ giữaTrung Quốc và Việt Nam, có vai trò quan trọng trong việc nâng tầm quan hệ hợptác kinh tế giữa hai nước lên một bước mới Yên Bái là tỉnh nằm trên trung điểmcủa tuyến hành lang nên đây sẽ là cơ hội để tăng cường hội nhập kinh tế và giaolưu văn hoá với các tỉnh trong tuyến hành lang của hai nước Các doanh nghiệpcủa Yên Bái sẽ có cơ hội tìm kiếm đối tác và thị trường xuất khẩu hàng hoá Yên
Trang 30-Bái sẽ trở thành điểm trung chuyển hàng hoá chủ yếu giữa các tỉnh, tham giacùng các tỉnh khai thác tiềm năng để phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ.Đồng thời đây là cơ hội để Yên Bái có thể tranh thủ mời gọi và thu hút đầu tư từcác doanh nghiệp của hai nước trong tuyến hành lang kinh tế này.
II.1.2 Các tiềm năng thế mạnh
Các tiềm năng thế mạnh của tỉnh có thể huy động vào quá trình phát triểnkinh tế - xã hội theo hướng bền vững gồm:
- Tỉnh Yên Bái có vị trí địa lý là cửa ngõ vùng Tây Bắc, có hệ thống giaothông đa dạng với các loại hình: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ…
- Các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho phát triển công nghiệp chếbiến: giấy, bột giấy, ván nhân tạo, tinh dầu quế, chè, tinh bột sắn, hoa quả…
- Nguồn tài nguyên đa dạng phục vụ công nghiệp khai thác và chế biếnkhoáng sản, vật liệu xây dựng: đá quý, cao lanh, fenspat, đá xẻ ốp lát, đá mỹnghệ, bột cácbonnát canxi, quặng sắt, xi măng, gạch, sứ điện…
- Tài nguyên nhân văn phong phú với 30 dân tộc anh em có bản sắc vănhoá dân tộc khác nhau là tiềm năng để kết hợp phát triển du lịch văn hoá
- Nguồn lao động dồi dào đáp ứng nhu cầu cho các ngành trong tỉnh vàcho xuất khẩu lao động
- Diện tích đất đồi núi chưa sử dụng còn lớn, chiếm tới 94% diện tích đấtchưa sử dụng, là tiềm năng để phát triển kinh tế đồi rừng
- Diện tích mặt nước lớn, thuận tiện cho nuôi trồng thuỷ sản
- Hệ thống khe, suối với độ dốc lớn thuộc các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu,
Mù Cang Chải là tiềm năng để phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ
- Các danh lam thắng cảnh, di tích văn hoá lịch sử được đầu tư khai thác,kết hợp với bản sắc văn hoá dân tộc các vùng để phát triển ngành du lịch như: hồ
Trang 31Thác Bà, vùng chè Suối Giàng, cánh đồng Mường Lò, Chiến khu Vần, khu ditích lịch sử Nguyễn Thái Học, Khán đài sân vận động thành phố Yên Bái, CăngĐồn Nghĩa Lộ, Đền Đông Cuông, Đền Tuần Quán, Đền Đại Cại…
II.1.3 Các thành tựu về kinh tế - xã hội
Thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được những năm qua là tiền đề đểphát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững trong thời kỳ mới
- Nền kinh tế giữ được sự phát triển ổn định, tăng trưởng kinh tế đạt khá,trong 5 năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt được trên hai con số,
cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng hướng
- Phát triển công nghiệp đã khai thác được tiềm năng thế mạnh của tỉnh vềnguồn nguyên liệu, thúc đẩy được sản xuất nông lâm nghiệp phát triển
- Cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tíchcực đó là tăng tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản
- Diện tích rừng hàng năm liên tục tăng lên, nâng cao dần tỷ lệ che phủcủa rừng
- Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, vùng cao, vùng đặc biệt khó khănđược cải thiện đáng kể
- Hoạt động kinh tế đối ngoại được tăng cường và mở rộng
- Du lịch bước đầu khởi sắc và có triển vọng phát triển trong thời kỳ tới
- Các lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến tích cực: các phongtục tập quán lạc hậu đang dần được thay đổi, trình độ dân trí được nâng lên, đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt
II.2 THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH YÊN BÁI GIAIĐOẠN 2005-2008
Trang 32II.2.1 Thực trạng tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Yên Bái giai đoạn
2005-2008
II.2.1.1 Tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế
Tăng trưởng kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu, không chỉ do xuất phátđiểm của tỉnh Yên Bái còn thấp so với 64 tỉnh thành trong cả nước, mà còn đứngsau cả 10 tỉnh miền núi phía Bắc Do đó, phải tăng trưởng nhanh để chống nguy
cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, để sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển, mà cònlàm tiền đề để thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội khác của tỉnh như chốnglạm phát, giảm thất nghiệp, tăng thu ngân sách, phát triển giáo dục, y tế, văn hoá,xóa đói giảm nghèo
Thời kỳ 1991-1995 tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh là 7,5% đếnthời kỳ 1996-2000 tốc độ tăng trưởng xấp xỉ đạt 9,5%, giai đoạn 2001-2005 tốc
độ tăng trưởng của tỉnh bình quân là 9,52% và giai đoạn 2005-2008 là 11,38%,tốc độ tăng trưởng kinh tế thể hiện qua các con số của từng thời kỳ tăng trưởng
vô cùng ấn tượng, và dường như tăng trưởng của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn2005-2008 là một bước nhảy đột phá
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Yên Bái
Đơn vị: %
Nguồn: Cục thống kê Yên Bái Hình 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Yên Bái
Tốc độ tăng trưởng kinh tế 10,15 11,2 11,66 12,5
Trang 331991-2 đạt tốc độ tăng trưởng cao Các ngành sản xuất và dịch vụ đều có tốc độ tăngtrưởng năm sau cao hơn năm trước So với 9 tỉnh cùng Tây Bắc thì Yên Bái cótốc độ tăng trưởng chậm, nhưng đời sống người dân thực chất cao hơn các tỉnhkhác cả về vật chất lẫn tinh thần Năm 2008 mặc dù gặp nhiều khó khăn như:diễn biến không thuận lợi của kinh tế thế giới, khó khăn trong nước, do tác độngcủa thời tiết rét đậm đầu năm, tình hình bão lũ trong tháng 8/2008, nhưng tỉnhvẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế 12,5%, đây là mức cao nhất từ trướctới nay Chính vì tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đạt cao từ năm 2005-
Trang 342008 trên hai con số, nhờ đó, quy mô GDP của Yên Bái tăng nhanh chóng, năm
2008 đã gấp 1,82 lần so với năm 2005
II.2.1.2 Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành kinh tế
a Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh Yên Bái tăng giảm khôngđồng đều trong cả giai đoạn 2005-2008 Giá trị sản xuất của ngành tăngbình quân 5,38%/năm đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra là (5,35-5,47%) Trongquá trình phát triển, duy nhất chỉ có năm 2008 tốc độ tăng trưởng củangành Nông lâm nghiệp, thuỷ sản không đạt được mục tiêu 4,38%/5,5%
do ảnh hưởng lạm phát chung của nền kinh tế cả nước, làm cho tốc độtăng chi phí trung gian cao hơn so với tốc độ tăng của giá trị sản xuất,ngoài ra ảnh hưởng của diễn biến thời tiết làm mất trắng trên 2.130 ha lúa
và màu, làm sản lượng lương thực giảm đáng kể Trong chăn nuôi sốlượng thiệt hại lớn trên 10.000 con trâu, bò, lợn
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành kinh tế
Nguồn: Cục thống kê Yên Bái
b Công nghiệp và xây dựng
Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân của 4 năm đạt 2 chữ
số, bình quân tăng 14,32%/năm Năm 2008 so với năm 2005, quy mô giá trị sảnxuất toàn ngành công nghiệp gấp 1,92 lần, qua đó thấy được quy mô giá trị sảnxuất toàn ngành công nghiệp của tỉnh Yên Bái tăng khá nhanh chỉ sau 4 năm
Trang 35Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân toàn tỉnh giai đoạn
2005-2008 đạt chỉ tiêu kế hoạch (14-14,5%) Nhưng năm 2005 sản xuất công nghiệpgặp nhiều khó khăn, không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra 9,68%/15% mặc dù giá trịsản xuất công nghiệp tăng 9,9% so với năm 2004, nguyên nhân là do giá xăngdầu tăng cao dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào của các ngành sản xuất và chi phílưu thông tăng theo Mặt khác do mất và thiếu điện nên nhiều doanh nghiệpkhông thể sản xuất theo đúng kế hoạch Nhiều dự án đã được chấp thuận đầu tư,tiến hành khởi công, song do thiếu vốn đã hạn chế về năng lực và ảnh hưởng đếntiến độ thi công của một số dự án sản xuất công nghiệp
Tăng trưởng cao của công nghiệp đạt được ở cả ba khu vực (khu vựcdoanh nghiệp nhà nước, khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tưnước ngoài) Tăng trưởng cao của công nghiệp cũng đạt được trên một số địabàn quan trọng, với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung, như huyện YênBình, Lục Yên, thành phố Yên Bái Tăng trưởng cao cũng đạt được ở một số sảnphẩm chủ yếu như: đá bột, xi măng, sứ công nghiệp, chè, gạch…
c Dịch vụ
Trong thời kỳ 2005-2008, ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá cao,qua 4 năm tốc độ tăng liên tục và đạt trên 2 chữ số Giá trị sản xuất của ngànhtăng bình quân 13,83%/năm Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành dịch vụ luôn đạtcao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong từng năm của cả giai đoạn (13,37%/nămtheo NQ) Tuy tốc độ tăng này có giảm sút vào năm 2008 nhưng hoạt độngthương mại dịch vụ năm 2008 vẫn phát triển ổn định và tiếp tục tăng cao hơn sovới năm 2007, và vượt 2,4% so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra
Trang 36II.2.2 Tăng trưởng kinh tế nhìn từ yếu tố đầu ra
Trước thời kỳ đổi mới, ngay cả những năm 1986-1996, sản xuất chưa
đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tình trạng nhập siêu, và nền kinh tếkém phát triển Nhưng bắt đầu từ những năm 1996 và nhất là tronggiai đoạn 2005-2008, nền sản xuất của tỉnh Yên Bái đã đáp ứng đượcphần lớn nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, xuất khẩu cũng ngày mộttăng
Bảng 3: Tăng trưởng tiêu dùng và xuất khẩu trong tỉnh
Nguồn: Niên giám thống kê Yên Bái
Tiêu thụ trong nước, dưới tác động của chính sách kích cầu đã gia tăng cả
về quy mô và tốc độ, trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế Vì vậy, tổngmức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2008 của Yên Bái tăng 26,57%.Nếu loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng bình quân so với năm trước thì vẫn còntăng trên 18,47%, gấp 1,48 lần tốc độ tăng GDP Điều này không chỉ thể hiện kếtquả tăng trưởng kinh tế, thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán cao lên,tiêu dùng thông qua thị trường nhiều hơn, mà còn có tác dụng mời gọi các nhàđầu tư và tài trợ nước ngoài, khi thị trường tiêu thụ trong tỉnh không chỉ có dân
số đông mà còn đang tiềm ẩn một thị trường có dung lượng lớn
Trang 37Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP đạt trên 17,83% giai đoạn
2005-2008, chứng tỏ độ mở cửa của nền kinh tế với các tỉnh lân cận và với nước ngoàiđạt trung bình, vẫn còn khá chậm trong quá trình giao lưu, hợp tác xuất khẩu vớibên ngoài chưa phù hợp với định hướng xuất khẩu ngày càng tăng của nền kinh
tế Kim ngạch xuất khẩu giảm liên tục từ 2006 đến nay, với tốc độ tăng giảm thấtthường Nhưng hầu như luôn cao hơn tốc độ tăng GDP (năm 2005 gấp 1,7 lần;năm 2006 gấp 1,97 lần, năm 2008 gấp 1,08 lần) Tuy nhiên tốc độ tăng kimngạch xuất khẩu năm 2007 giảm đáng kể so với các năm trước, thấp hơn 2,46%
so với Nghị quyết đề ra nguyên nhân là do thiên tai (cơn bão số 5) làm ảnhhưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân, thiệt hại do thời tiết gây ra là 35,5
tỷ đồng cho nền kinh tế
II.2.3 Tăng trưởng kinh tế chưa đủ để đưa Yên Bái thoát khỏi tình trạng
tụt hậu
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Yên Bái trong thời gian qua dù theo
xu thế tích cực nhưng với quy mô nền kinh tế còn quá nhỏ bé, điểm xuất phátthấp, thì tốc độ tăng trưởng như vậy là quá chậm để có thể rút ngắn khoảng cáchphát triển với các tỉnh miền núi phía Bắc và so với các tỉnh thành trong cả nước.Năm 2005, quy mô GDP bình quân đầu người mới đạt 4,26 triệu đồng, nếu tínhbằng USD theo tỷ giá hối đoái mới đạt 251 USD, nếu tính bằng USD theo tỷ giásức mua tương đương (PPP) mới đạt trên 1062 USD Đó là những chỉ số cònthấp xa so với mức bình quân chung của 10 tỉnh miền núi phía Bắc, và của cảnước Nói cách khác, Yên Bái thuộc nhóm các tỉnh có thu nhập thấp theo tiêuchuẩn phân loại của WB.1
1 Theo phân loại của WB về thu nhập, các quốc gia và vùng lãnh thổ được chia thành 4 nhóm: (1) Thu nhập thấp, bao gồm các nước và vùng lãnh thổ có tổng sản phẩm trong nước bình quân từ 765 USD/người/năm trở xuống; (2) Thu nhập trung bình thấp 766-3035 USD/người/năm; (3) Thu nhập
Trang 38Bảng 4: Thu nhập BQ đầu người 1 tháng ở Yên Bái so với cả nước và các
tỉnh vùng Đông Bắc
Tỉnh
Thu nhập BQ đầu người 1 tháng (nghìn đồng)
Chia theo nguồn thu (%) Thu từ
tiền lương, tiền công
Thu từ nông lâm nghiệp, thuỷ sản
Thu từ phi nông
Nguồn: Kết quả điều tra mức sống năm 2006, Tổng cục thống kê 2007
Yên Bái là tỉnh có trình độ phát triển kinh tế thuộc loại trung bình trongvùng miền núi phía Bắc, song so với các tỉnh đồng bằng thì lại là một tỉnh nghèo.Theo bảng (4) số liệu điều tra mức sống năm 2006 của Tổng cục thống kê, thunhập bình quân nhân khẩu một tháng ở Yên Bái năm 2006 là 424 nghìn đồng.Mức thu này bằng 66,7% mức bình quân của cả nước (636 nghìn đồng), bằnggần 83% so với 11 tỉnh Đông Bắc (511 nghìn đồng), bằng 113,7% so với mứcbình quân chung của 4 tỉnh Tây Bắc (373 nghìn đồng) So với tỉnh thành có thunhập đầu người cao nhất, thì Yên Bái chỉ bằng 40,4% so với Hà Nội (1050 nghìnđồng), 28,6% so với Thành phố Hồ Chí Minh (1480 nghìn đồng)
trung bình cao 3036-9385 USD/người/năm; và (4) Thu nhập cao từ 9386 USD/người/năm trở lên.
Trang 39Trong 11 tỉnh vùng Đông Bắc, Yên Bái xếp thứ 7 về mức thu nhập bìnhquân đầu người, bằng 48,9% so với tỉnh đứng đầu là Quảng Ninh (867 nghìnđồng), nhưng chênh lệch không nhiều so với các tỉnh đứng thứ 2 đến thứ 6 (từ
555 ở Thái Nguyên đến 450 nghìn đồng ở Tuyên Quang), và cũng hơn các tỉnhđứng sau không nhiều (từ 400 ở Lào Cai đến 329 nghìn đồng ở tỉnh thấp nhất là
Hà Giang)
Trong cơ cấu thu nhập, thu từ nông lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm tỷ trọngcao nhất 38,0%, thu từ tiền lương, tiền công 27,4%, thu từ lĩnh vực phi nôngnghiệp 13,2%, thu từ các nguồn khác 21,5% Cơ cấu thu nhập này gần giống với
cơ cấu của hầu hết các tỉnh Đông Bắc (ngoại trừ Quảng Ninh và Thái Nguyên cóngành công nghiệp phát triển, và Hà Giang có nguồn thu từ hoạt động phi nôngnghiệp thấp)
Tóm lại, có thể khẳng định rằng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Yên Bái đãđạt được những thành tựu quan trọng xét dưới góc độ số lượng Nhìn tổng quan,bức tranh tăng trưởng kinh tế tỉnh Yên Bái trong 4 năm trở lại đây, năm sau càngsáng sủa hơn năm trước, tạo tiền đề để thực hiện các mục tiêu cao hơn để hoànthành, vượt chỉ tiêu trong 5 năm 2006-2010, và định hướng phát triển đến năm
2020, nhằm sớm đưa Yên Bái ra khỏi tình trạng kém phát triển Tuy vậy, để sớmđưa tỉnh Yên Bái ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, sớm thoát khỏi khu vựccác tỉnh có thu nhập thấp, Yên Bái cần phải duy trì tốc độ tăng trưởng cao trongdài hạn, và điều này chỉ có thể đạt được nếu sự tăng trưởng đó có chất lượng cao
Trang 40II.3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ YÊN BÁIGIAI ĐOẠN 2005-2008
II.3.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
II.3.1.1 Sự dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn 2005-2008
Bên cạnh tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế của tỉnh Yên Bái trongnhững năm qua, ở một chừng mực thấp, đã có sự chuyển dịch tích cực, với tỷtrọng các lĩnh vực kinh tế có giá trị gia tăng cao ngày càng tăng Xem xét cơ cấukinh tế theo ba nhóm ngành thì thấy rằng tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản trongGDP đã giảm đều đặn và tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã tăng lêntương ứng Điều này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triểnkinh tế chung của đất nước
Bảng 5: Cơ cấu kinh tế tỉnh Yên Bái phân theo nhóm ngành (giá hiện hành)
Nguồn: Niên giám thống kê Yên Bái, 2008
Có thể thấy rõ, cơ cấu kinh tế của Yên Bái chuyển dịch đúng hướng tíchcực, tỷ trọng của nhóm ngành nông nghiệp trong GDP của tỉnh Yên Bái giảmdần theo thời gian, từ 38,99% xuống 35,05% trong thời kỳ 2005-2008, trong khicông nghiệp đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, từ 27,76% tănglên 31,93% trong cùng thời kỳ Khu vực dịch vụ chưa chiếm tỷ trọng lớn nhất