Trước thời kỳ đổi mới, ngay cả những năm 1986-1996, sản xuất chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tình trạng nhập siêu, và nền kinh tế kém phát triển. Nhưng bắt đầu từ những năm 1996 và nhất là trong giai đoạn 2005-2008, nền sản xuất của tỉnh Yên Bái đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, xuất khẩu cũng ngày một tăng.
Bảng 3: Tăng trưởng tiêu dùng và xuất khẩu trong tỉnh
Đơn vị: %
Năm
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Tốc độ tăng kim
ngạch xuất khẩu Tốc độ tăng danh
nghĩa
Tốc độ tăng sau khi trừ tỷ lệ lạm phát
2005 23,19 14,99 17,7
2006 16,86 9,26 22,1
2007 22,42 13,82 5,3
2008 26,57 18,47 13,5
Nguồn: Niên giám thống kê Yên Bái
Tiêu thụ trong nước, dưới tác động của chính sách kích cầu đã gia tăng cả về quy mô và tốc độ, trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2008 của Yên Bái tăng 26,57%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng bình qn so với năm trước thì vẫn cịn tăng trên 18,47%, gấp 1,48 lần tốc độ tăng GDP. Điều này không chỉ thể hiện kết quả tăng trưởng kinh tế, thu nhập và sức mua có khả năng thanh tốn cao lên, tiêu dùng thông qua thị trường nhiều hơn, mà cịn có tác dụng mời gọi các nhà đầu tư và tài trợ nước ngoài, khi thị trường tiêu thụ trong tỉnh khơng chỉ có dân số đơng mà cịn đang tiềm ẩn một thị trường có dung lượng lớn.
Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP đạt trên 17,83% giai đoạn 2005- 2008, chứng tỏ độ mở cửa của nền kinh tế với các tỉnh lân cận và với nước ngoài đạt trung bình, vẫn cịn khá chậm trong quá trình giao lưu, hợp tác xuất khẩu với bên ngoài chưa phù hợp với định hướng xuất khẩu ngày càng tăng của nền kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu giảm liên tục từ 2006 đến nay, với tốc độ tăng giảm thất thường. Nhưng hầu như luôn cao hơn tốc độ tăng GDP (năm 2005 gấp 1,7 lần; năm 2006 gấp 1,97 lần, năm 2008 gấp 1,08 lần). Tuy nhiên tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 giảm đáng kể so với các năm trước, thấp hơn 2,46% so với Nghị quyết đề ra nguyên nhân là do thiên tai (cơn bão số 5) làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân, thiệt hại do thời tiết gây ra là 35,5 tỷ đồng cho nền kinh tế.
II.2.3. Tăng trưởng kinh tế chưa đủ để đưa n Bái thốt khỏi tình trạng tụt hậu
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Yên Bái trong thời gian qua dù theo xu thế tích cực nhưng với quy mơ nền kinh tế cịn q nhỏ bé, điểm xuất phát thấp, thì tốc độ tăng trưởng như vậy là quá chậm để có thể rút ngắn khoảng cách phát triển với các tỉnh miền núi phía Bắc và so với các tỉnh thành trong cả nước. Năm 2005, quy mơ GDP bình qn đầu người mới đạt 4,26 triệu đồng, nếu tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái mới đạt 251 USD, nếu tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương (PPP) mới đạt trên 1062 USD. Đó là những chỉ số cịn thấp xa so với mức bình quân chung của 10 tỉnh miền núi phía Bắc, và của cả nước. Nói cách khác, Yên Bái thuộc nhóm các tỉnh có thu nhập thấp theo tiêu
chuẩn phân loại của WB.1
1 Theo phân loại của WB về thu nhập, các quốc gia và vùng lãnh thổ được chia thành 4 nhóm: (1) Thu nhập thấp, bao gồm các nước và vùng lãnh thổ có tổng sản phẩm trong nước bình qn từ 765 USD/người/năm trở xuống; (2) Thu nhập trung bình thấp 766-3035 USD/người/năm; (3) Thu nhập
Bảng 4: Thu nhập BQ đầu người 1 tháng ở Yên Bái so với cả nước và các tỉnh vùng Đông Bắc Tỉnh Thu nhập BQ đầu người 1 tháng (nghìn đồng)
Chia theo nguồn thu (%) Thu từ tiền lương, tiền công Thu từ nông lâm nghiệp, thuỷ sản Thu từ phi nông nghiệp Thu khác Cả nước 636 34,3 24,8 22,8 18,1 Vùng Đông Bắc 511 32,3 32,5 15,7 19,6 1 Quảng Ninh 867 46,9 16,1 18 19 2 Thái Nguyên 555 30,6 28,8 16,9 23,6 3 Phú Thọ 520 30 29 15,4 25,4 4 Bắc Giang 490 28,2 40,6 14,9 16,3 5 Lạng Sơn 455 22 41,1 18,2 18,9 6 Tuyên Quang 450 26,7 42 18,4 14,9 7 Yên Bái 424 27,4 38 13,2 21,5 8 Lào Cai 400 29,8 44,5 12,8 13 9 Cao Bằng 395 33,2 34,7 10,4 21,8 10 Bắc Cạn 388 32,5 44,8 11,1 11,6 11 Hà Giang 329 25,2 54,7 10,3 9,7
Nguồn: Kết quả điều tra mức sống năm 2006, Tổng cục thống kê 2007
n Bái là tỉnh có trình độ phát triển kinh tế thuộc loại trung bình trong vùng miền núi phía Bắc, song so với các tỉnh đồng bằng thì lại là một tỉnh nghèo. Theo bảng (4) số liệu điều tra mức sống năm 2006 của Tổng cục thống kê, thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng ở Yên Bái năm 2006 là 424 nghìn đồng. Mức thu này bằng 66,7% mức bình quân của cả nước (636 nghìn đồng), bằng gần 83% so với 11 tỉnh Đông Bắc (511 nghìn đồng), bằng 113,7% so với mức bình quân chung của 4 tỉnh Tây Bắc (373 nghìn đồng). So với tỉnh thành có thu nhập đầu người cao nhất, thì n Bái chỉ bằng 40,4% so với Hà Nội (1050 nghìn đồng), 28,6% so với Thành phố Hồ Chí Minh (1480 nghìn đồng).
Trong 11 tỉnh vùng Đông Bắc, Yên Bái xếp thứ 7 về mức thu nhập bình quân đầu người, bằng 48,9% so với tỉnh đứng đầu là Quảng Ninh (867 nghìn đồng), nhưng chênh lệch không nhiều so với các tỉnh đứng thứ 2 đến thứ 6 (từ 555 ở Thái Nguyên đến 450 nghìn đồng ở Tuyên Quang), và cũng hơn các tỉnh đứng sau không nhiều (từ 400 ở Lào Cai đến 329 nghìn đồng ở tỉnh thấp nhất là Hà Giang).
Trong cơ cấu thu nhập, thu từ nông lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao nhất 38,0%, thu từ tiền lương, tiền công 27,4%, thu từ lĩnh vực phi nông nghiệp 13,2%, thu từ các nguồn khác 21,5%. Cơ cấu thu nhập này gần giống với cơ cấu của hầu hết các tỉnh Đông Bắc (ngoại trừ Quảng Ninh và Thái Ngun có ngành cơng nghiệp phát triển, và Hà Giang có nguồn thu từ hoạt động phi nơng nghiệp thấp).
Tóm lại, có thể khẳng định rằng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Yên Bái đã đạt được những thành tựu quan trọng xét dưới góc độ số lượng. Nhìn tổng quan, bức tranh tăng trưởng kinh tế tỉnh Yên Bái trong 4 năm trở lại đây, năm sau càng sáng sủa hơn năm trước, tạo tiền đề để thực hiện các mục tiêu cao hơn để hoàn thành, vượt chỉ tiêu trong 5 năm 2006-2010, và định hướng phát triển đến năm 2020, nhằm sớm đưa Yên Bái ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tuy vậy, để sớm đưa tỉnh Yên Bái ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, sớm thốt khỏi khu vực các tỉnh có thu nhập thấp, Yên Bái cần phải duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn, và điều này chỉ có thể đạt được nếu sự tăng trưởng đó có chất lượng cao.
II.3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2005-2008