Khai thác cạn kiệt và sử dụng lãng phí tài ngun mơi trường

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh yên bái (Trang 63 - 67)

Do chú trọng vào tăng trưởng kinh tế ít chú ý tới bảo vệ mơi trường, nên vẫn còn nạn chặt phá rừng làm nương rẫy, tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, khai thác gỗ rừng đầu nguồn phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân còn diễn ra thường xuyên. Do vậy, diện tích đất trống đồi núi trọc cịn lớn, gây sói

mịn và giảm độ phì nhiêu của đất. Đây là nguyên nhân gây nên suy thối mơi trường và làm mất cân đối các hệ sinh thái đang diễn ra phổ biến. Những tiềm ẩn này đang bắt đầu bộc lộ mà bằng chứng là các sự cố về môi trường, xảy ra chủ yếu là sạt lở đất, cháy rừng. Sạt lở đất thường xảy ra trong mùa mưa bão tại các huyện phía Tây, gây ách tắc giao thơng. Thành phố Yên Bái cũng thường xảy ra sạt lở vào mùa mưa bão do địa chất, địa tầng kém ổn định; mặt khác do nhân dân tự đào xả đất ven đường làm nhà, tạo thành taluy có mái dốc lớn. Cháy rừng thường xảy ra ở các huyện phía Tây vào mùa hanh khô do một số người dân thiếu ý thức hoặc vơ ý trong q trình đốt nương làm cháy lan sang rừng.

Chất lượng rừng của Yên Bái nói chung là nghèo, rừng nguyên sinh hầu như khơng cịn. Tuy diện tích rừng đã được bảo vệ và phát triển, diện tích rừng trồng tăng nhanh. Năm 2005 diện tích rừng tự nhiên đã đạt 196.366,98 ha, chiếm 25,8% diện tích tự nhiên, diện tích rừng trồng đã đạt 104.178,96 ha chiếm 15,13% diện tích tự nhiên, diện tích rừng trồng đã tăng lên 166.910 ha năm 2008 nâng tỷ lệ che phủ của rừng từ 43,63% lên 60% năm 2008. Nhưng cũng như cả nước Yên Bái đang đứng trước tình trạng bị suy giảm đa dạng sinh học. Tuy chưa có số liệu chính xác, song có thể khẳng định nạn phá rừng làm nương rẫy, cháy rừng, nạn khai thác lâm sản quá mức, nạn săn bắn chim thú, đánh cá bằng các biện pháp huỷ diệt, việc sử dụng quá mức phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, sự ô nhiễm nguồn nước và cả việc áp dụng rộng rãi các giống các lồi mới có năng suất cao đều dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học.

Chỉ riêng trong ngành cơng nghiệp, tình hình đầu tư đổi mới cơng nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học vào trong sản xuất cịn chưa đồng bộ, hiệu quả khơng cao. Một số ngành cịn sử dụng cơng nghệ lạc hậu, yếu kém không đồng bộ chắp vá do nhiều nước sản xuất, đây là một nguyên nhân dẫn đến hao phí và thất thốt

tài nguyên và chất thải không được sử lý tốt gây nên ơ nhiễm mơi trường. Xét trên góc độ mơi trường, các ngành cơng nghiệp của tỉnh hiện nay có chi phí tài nguyên rất cao.

Hiện trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên đến cạn kiệt không chỉ xuất phát từ yếu tố công nghệ lạc hậu, mà quan trọng hơn, ở tỉnh Yên Bái, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, sống dựa vào tài nguyên tự nhiên vốn là một cứu cánh cho bộ phận dân cư nghèo. Thật khó có thể thuyết phục người dân thơi tàn phá môi trường khi cuộc sống của họ thật bấp bênh. Nếu phần lớn các vấn đề khai thác tài nguyên và hủy hoại môi trường đều đổ lỗi cho việc kém hiểu biết thì điều này quả là khơng thuyết phục bởi lẽ 99,5% người lớn biết đọc biết viết và 90% số người đủ tuổi đều đi học các cấp, tỉnh n Bái hồn tồn có thể tự hào về trình độ dân trí. Có thể nói ngun nhân cơ bản gây hủy hoạt môi trường xuất phát từ áp lực kinh tế, do nhu cầu mưu sinh.

II.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ YÊN BÁI

Tóm lại, mặc dù cho đến nay, tỉnh Yên Bái đã đạt được những thành tựu về tăng trưởng kinh tế rất ấn tượng, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 4 năm 2005- 2008 liên tục ở mức trên hai chữ số, và tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đây là động lực lớn, là điều kiện cần thúc đẩy và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Yên Bái trong những năm tiếp theo. Bên cạnh những yếu tố thành cơng bề nổi khi nhìn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Yên Bái, nhìn một cách tồn diện xét trên chất lượng tăng trưởng thì tốc độ tăng trưởng chưa xứng với tiềm năng của tỉnh. Quan trọng hơn, đã xuất hiện nhiều dấu hiệu cảnh báo về chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Yên Bái liên tục tăng cao, ngay cả khi cả nước, các nước trong khu vực và cả

thế giới đang đối diện với nhiều cuộc khủng hoảng và suy thoái. Điều này chưa thể kết luận Yên Bái là một tỉnh có nền kinh tế phát triển, trên thực tế Yên Bái là tỉnh miền núi bị bao bọc bởi các tỉnh xung quanh và không nằm trên trục phát triển kinh tế. Nền kinh tế gần như khép kín, đóng cửa với bên ngồi (dù đã có nhiều cải thiện trong quan hệ hợp tác). Cho nên, Yên Bái ít chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế và vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

Trên góc độ kinh tế, nếu xét về quan hệ với biến động cơ cấu kinh tế của các khu vực, các thành phần kinh tế, cũng như các ngành, nhóm ngành và quan hệ với các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, ta có thể thấy quá trình tái cơ cấu kinh tế diễn ra chậm chạp. Nếu xét theo quan hệ với các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh, thì chất lượng tăng trưởng càng bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là năng suất lao động quá thấp, điều này chứng tỏ rằng tỷ suất lợi nhuận thấp và hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế đang ở mức đáng báo động. Những dấu hiệu này cho thấy nền kinh tế có hiệu quả thấp, sức cạnh tranh yếu và ít có sức hút với các nhà đầu tư nước ngồi (vốn đầu tư chỉ đóng góp vào khoảng 0,84- 0,88% tăng trưởng kinh tế).

Trên góc độ xã hội - mơi trường, những thành cơng trong tăng trưởng kinh tế đã góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho lực lượng lao động ngày càng tăng, là nguyên nhân cơ bản khiến tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh, cũng như làm cơ sở cho việc nâng cao phúc lợi xã hội; thể hiện ở mức thu nhập tăng, tỷ lệ nghèo đói giảm, hỗ trợ các dịch vụ công tăng, phát triển tốt dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Tuy vậy, tăng trưởng kinh tế đang kéo theo sự phân hố giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Đồng thời, mơi trường tự nhiên đang suy thối nhanh chóng dưới áp lực tăng trưởng bằng mọi giá, tăng trưởng theo kế hoạch đề ra. Bởi vậy, không những bị tụt hạng trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh

quốc gia, mà Yên Bái còn bị tụt 1 bậc trong bảng xếp hạng sự phát triển của các tỉnh vùng Đơng Bắc (từ vị trí thứ 7 năm 2007 xuống vị trí thứ 8 năm 2008 so với 11 tỉnh vùng Đơng Bắc).

Nhìn chung, sự tăng trưởng kinh tế ở n Bái có những thành cơng, đồng thời cũng gặp khơng ít hạn chế, khiến chúng ta phải lo ngại. Trong khi tình hình cả nước ta đã ở vào thời điểm, nếu không nâng cao chất lượng tăng trưởng, thì tăng trưởng sẽ khơng cịn tiếp tục cao lên mà ngay cả tăng trưởng với tốc độ cũ cũng không duy trì được. Vậy trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế khơng chỉ có những thuận lợi mà cịn tồn tại rất nhiều những nguyên nhân, hạn chế dẫn đến những thành cơng và những rào cản nào đang kìm hãm tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Yên Bái hiện nay.

II.5. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH YÊN BÁI

Tăng trưởng kinh tế là nhân tố quyết định sự phát triển của tỉnh Yên Bái. Trong thời gian có hạn, và khn khổ hạn hẹp của đề tài, để làm rõ những tác động tới tăng trưởng kinh tế n Bái, Tơi tập trung vào nhóm nhân tố cơ bản nhất tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

II.5.1. Nhân tố dẫn đến thành công

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh yên bái (Trang 63 - 67)