Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh yên bái (Trang 70)

Trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, con người được xác định vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Tỉnh Yên Bái thực hiện theo Chính sách của Đảng và Nhà nước là kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế với

tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của các tầng lớp dân cư. Tăng trưởng kinh tế được coi là cơ sở, là điều kiện và tiền đề để thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, đồng thời thực hiện tốt các chính sách xã hội trên ngun tắc cơng bằng và tiến bộ, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và phát triển bền vững chung của đất nước.

a. Các chính sách tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện công bằng xã hội

Đối với các thành phần kinh tế: các chính sách đa dạng hoá sở hữu và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có tác dụng to lớn trong việc giải phóng, huy động các nguồn lực vào phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phận dân cư tham gia vào các hoạt động kinh tế, tạo cơ hội cho người dân có cơ hội phát triển sản xuất - kinh doanh, có thêm thu nhập, góp phần xố đói giảm nghèo.

Các chính sách nhằm xố đói giảm nghèo bền vững ở tỉnh Yên Bái trong thời gian qua như: đổi mới cơ chế triển khai các chính sách và dự án giảm nghèo (gồm nhóm chính sách nâng cao năng lực khả năng của người nghèo, chính sách tạo cơ hội cho người nghèo); tăng cường phân cấp trao quyền và sự tham gia của người dân; tăng cường năng lực cho cán bộ làm cơng tác xố đói giảm nghèo. Những chính sách này đã góp phần quan trọng trong cơng tác xố đói giảm nghèo của tỉnh trong những năm qua. Do đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh chỉ trong vòng 4 năm từ 34,71% năm 2005 xuống 20,16% năm 2008.

Nhóm chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động dịch vụ cơng: chú trọng công tác quy hoạch, định canh định cư trong kế hoạch kinh tế xã hội trung hạn và dài hạn; tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục, hoàn thiện và củng cố hệ thống trường lớp và đội ngũ giáo viên; đẩy mạnh năng lực của mạng lưới y tế từ tuyến cơ sở đến tuyến tỉnh, chú trọng đầu tư hệ thống trạm xá, bệnh viện, trang thiết bị

cũng như đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên nhằm thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho người nghèo; nâng cao chất lượng hệ thống ngân hàng chính sách xã hội, tạo điều kiện tốt nhất để người nghèo, hộ nghèo tiếp cận với đồng vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, có phương án xử lý các rủi ro, nợ xấu…

b. Các chính sách xã hội nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Những thành tựu tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua đã cho phép Yên Bái có thêm những điều kiện cần thiết để thực hiện các chính sách xã hội. Đến lượt mình, các chính sách này có tác dụng thúc đẩy đáng kể tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Chính sách giải quyết việc làm: Từ năm 2005 đến nay, trung bình mỗi năm cả nước đã giải quyết cho khoảng 17.000 - 17.500 nghìn người có cơng ăn việc làm, và có tới 90% số việc làm mới được tạo ra hàng năm là bởi khu vực dân doanh. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn đã giảm đáng kể. Rõ ràng những kết quả này đã có đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế.

Chính sách xố đói giảm nghèo tạo điều kiện cho nhóm hộ nghèo, người nghèo vươn lên trong sản xuất, kinh doanh, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời có cơ hội thụ hưởng thành tựu của q trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kết quả là đã thúc đẩy sự dịch chuyển các hộ nghèo lên nhóm hộ có mức sống khá hơn, thậm chí khơng ít hộ đã vượt lên nhóm hộ khá, giàu, tạo điều kiện và động lực giúp các hộ nghèo khác cùng vươn lên, ổn định cuộc sống. Chính sách xố đói giảm nghèo cũng đã góp phần làm giảm đáng kể sự bất bình đẳng xã hội giữa thành thị và nơng thơn.

Chính sách phát triển giáo dục - đào tạo, nhất là các trương trình hướng nghiệp cho những đối tượng học sinh THPT và mở các trường công nhân kỹ thuật, trường dạy nghề của tỉnh đã đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật liên tục gia tăng đáng kể, đáp ứng tốt hơn và thiết thực hơn nhu cầu lao động của nền kinh tế. Chính sách giáo dục - đào tạo cũng hướng đến mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội thông qua việc chăm lo phát triển giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, phát sách miễn phí, trao tặng học bổng cho học sinh hộ gia đình nghèo, mồ cơi, tàn tật, gặp hồn cảnh khó khăn…

Chính sách y tế và chăm lo sức khoẻ nhân dân: hệ thống bệnh viện, cơ sở y tế đã được trang bị mới máy móc, thiết bị khám, chữa bệnh, tăng cường nguồn lực sản xuất thuốc chữa bệnh và mạng lưới y tế được tổ chức khắp các huyện, thị xã tạo điều kiện nâng cao tính bình đẳng trong chăm sóc sức khoẻ của các tầng lớp dân cư.

Ngồi những chính sách kể trên, cịn một số chính sách xã hội quan trọng khác có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế như chính sách dân số và kế hoạch hố gia đình, bảo hiểm xã hội, phịng chống các tệ nạn xã hội, các biện pháp trợ cấp... Kiểm soát được tốc độ gia tăng dân số là một yếu tố đặc biệt quan trọng để có tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội.

II.5.2. Những hạn chế, khó khăn thách thức cịn tồn tại

Những thách thức chủ yếu về kinh tế, xã hội, mơi trường chính là những mặt tồn tại và hạn chế trong phát triển kinh tế hiện nay. Những yếu kém này sẽ tác động rất lớn đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh Yên Bái.

II.5.2.1. Thách thức về kinh tế

Kinh tế tỉnh Yên Bái tăng trưởng cao nhưng chưa thật bền vững, tăng trưởng chủ yếu dựa vào nguồn vốn đầu tư, chất lượng tăng trưởng còn hạn chế. Do điểm xuất phát thấp nên tốc đô tăng cao nhưng giá trị tuyệt đối tăng thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. So với cả nước thì mức thu nhập bình quân đầu người cịn thấp.

Ngành cơng nghiệp phát triển chưa vững chắc, chất lượng sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp còn tập trung vào khai thác nguyên liệu và bán sản phẩm thô, hiệu quả kinh tế thấp. Kinh tế chưa phát triển mạnh nên các nguồn thu ngân sách hạn hẹp, chỉ đáp ứng dưới 20% tổng chi, còn lại phụ thuộc vào trợ cấp từ Trung ương. Trong đầu tư xây dựng cơ bản chưa khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, một số cơng trình cịn kéo dài thời gian thi cơng, chưa có sự đầu tư đột phá về cơ sở hạ tầng thiết yếu và quan trọng.

Sức cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế còn rất thấp. Sự cạnh tranh đối với hàng ngoại nhập là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp của tỉnh trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI cịn chiếm tỷ lệ rất thấp, trong khi tỉnh khơng có các điều kiện thuận lợi để hấp dẫn các nhà đầu tư, xa trung tâm công nghiệp lớn, nằm sâu trong nội địa, khơng có cửa khẩu, khơng nằm trong trục động lực phát triển kinh tế. Trong khi đó giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt thấp, thị trường không ổn định. Ngành du lịch có nhiều tiềm năng nhưng chưa đủ sức hấp dẫn đối với du khách do công tác đầu tư, tổ chức quản lý và khai thác mới chỉ bước đầu được chú trọng.

II.5.2.2. Thách thức về xã hội

Những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường khi Việt Nam gia nhập WTO mà Yên Bái phải đối mặt như: suy thoái đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục, phân hố giàu nghèo ngày càng sâu sắc, tệ nạn ơ nhiễm môi trường, phá sản, thất nghiệp…

Quy mô dân số tương đối lớn và vẫn tiếp tục tăng hàng năm, chất lượng dân số thấp là một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của tỉnh. Cơ cấu dân số trẻ, số lao động trong độ tuổi hàng năm liên tục tăng lên là sức ép với vấn đề giải quyết việc làm. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là ở vùng cao và vùng đặc biệt khó khăn. Người dân chưa có ý thức tự vươn lên thốt nghèo và làm giàu, tư tưởng trông chờ và ỷ lại vào Nhà nước còn nặng nề và phổ biến.

Chất lượng giáo dục cịn nhiều hạn chế. Cơng tác phổ cập giáo dục ở vùng cao cịn gặp nhiều khó khăn. Trình độ dân trí khơng đồng đều, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố, là thách thức lớn trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO.

Hiệ nay còn thiếu các trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao trong khi nhu cầu khám chữa của người dân ngày một tăng cao. Cơng tác xã hội hố các lĩnh vực văn hoá xã hội chưa phát triển mạnh. Việc thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động nhân dân đóng góp vốn đầu tư xây dựng các cơng trình ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn thường đạt rất thấp so với kế hoạch đề ra (chủ yếu bằng ngày công lao động).

II.5.2.3. Thách thức về vấn đề môi trường

Môi trường hiện nay chưa bị ô nhiễm nhiều, song cũng đã ô nhiễm cục bộ ở một số nơi. Đây sẽ là một thách thức lớn với tỉnh Yên Bái nếu khơng có các

biện pháp ngăn chặn kịp thời. Đặc biệt với phương hướng tập trung phát triển mạnh công nghiệp trong thời kỳ tới, nếu không chú trọng khâu xử lý chất thải như một số doanh nghiệp hiện nay thì sẽ gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng.

Hầu hết các tài nguyên đều chưa có quy hoạch nên việc khai thác và sử dụng chưa hợp lý, gây lãng phí, nhất là tài ngun khống sản. Tình trạng sử dụng hố chất, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan trong canh tác nông nghiệp làm ô nhiễm tài nguyên đất, tài nguyên nước, làm giảm sút đa dạng gen ở mỗi giống cây trồng và đặc biệt là làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng.

Tình trạng sử dụng ruộng manh mún, bị chia nhỏ, không tập trung, mức độ thâm canh của các vùng không đồng đều, không phát huy được hết hiệu quả của tài nguyên đất. Nạn đốt phá rừng làm nương rẫy cịn nhiều. Nạn bn bán lâm sản và khai thác gỗ trái phép chưa được ngăn chặn triệt để. Tình trạng khai thác rừng chưa đúng quy trình kỹ thuật và chu kỳ sinh trưởng của cây đã làm giảm vốn rừng. Chất lượng rừng trồng chưa cao. Tình trạng trên dẫn đến hệ quả là thiên tai lũ quét, lũ ống xảy ra bất chợt (cơn bão số 5, lũ ống năm 2008) làm thiệt hại rất lớn về người và của.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH YÊN BÁI TỚI NĂM 2020

III.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH YÊN BÁI TỚI NĂM 2020

III.1.1. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế tới năm 2020

Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững. Phấn đấu đến năm 2020 Yên Bái cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng miền núi phía Bắc.

Với các chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu:

III.1.1.1. Về kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2006-2020 đạt 12%, trong đó nơng, lâm, ngư nghiệp tăng 5,3% thời kỳ 2006-2010; tăng 5,1% thời kỳ 2011-2015; và 5% thời kỳ 2016-2020. Công nghiệp và xây dựng tăng 17% thời kỳ 2006-2010; tăng 16% thời kỳ 2011-2015; và 15,5% thời kỳ 2016-2020. Dịch vụ tăng 13,4% thời kỳ 2006-2010; tăng 13,3% thời kỳ 2011-2020. Cơ cấu kinh tế ngành nông lâm, ngư nghiệp - công nghiệp xây dựng - dịch vụ năm 2010 là 27% - 38% - 35%; năm 2015 là 20% - 44% - 36%; năm 2020 là 17% - 46% - 37%. GDP bình quân đầu người khoảng từ 9,2 triệu đồng năm 2010 tới 34 triệu đồng năm 2020.

Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 25 triệu USD, năm 2015 tăng lên 35 triệu USD và năm 2020 tăng lên 50 triệu USD.

III.1.1.2. Về xã hội

Tiếp tục thực hiện các mục tiêu về xã hội đã cam kết. Năm 2010, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm 2010 có 176/180 và năm 2015 có 180/180 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm

2020 tỷ lệ trẻ em 5 tuổi ra lớp mẫu giáo đạt 98,5%, tỷ lệ huy động trẻ đến trường tiểu học đạt 98,5%, trung học cơ sở đạt 90%, và trung học phổ thông đạt 60%.Ttỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 40% tổng lao động xã hội.

Quy mô dân số vào năm 2010 khoảng 770.000 người, năm 2015 khoảng 805.000 người, năm 2020 khoảng 839.000 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên lần lượt giảm từ 1,186% - 1,086% - 1%.

Tạo việc làm, giải quyết thêm việc làm cho trên 17.000 lao động bình quân mỗi năm; lao động qua đào tạo nghề hàng năm là 7.000 người. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm từ 3,5% năm 1010 xuống 2% năm 2020. Năm 2020, lao động nông nghiệp chiếm 45% lao động xã hội.

Tuổi thọ trung bình đạt 72 tuổi. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi là 13‰; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi 16% đến năm 2020. Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan thai sản xuống 0/100.000 trẻ đẻ sống. Tỷ lệ bác sỹ 8 người/10.000 dân; tỷ lệ giường bệnh viện 39,1 giường/10.000 dân.

Chấm dứt hồn tồn tình trạng hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) xuống cịn 10% vào năm 2020.

III.1.1.3. Về mơi trường

Năm 2015 đưa tỷ lệ che phủ rừng lên trên mức 62%. Phấn đấu năm 2020 đạt 100% dân cư thành thị và 95% dân cư ở nông thôn sử dụng nước sạch.

Năm 2010, 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường; trên 90% các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về mơi trường, an tồn lao động và có cây xanh trong khu vực sản xuất; thu gom 90% chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ; 100% chất thải y tế được

thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; 100% các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện an toàn bức xạ trong y tế.

Năm 2010 có 100% các hộ gia đình ở thành thị, 60% hộ gia đình nơng thơn (năm 2020) 100% doanh nghiệp có dụng cụ phân loại rác thải theo quy định ngay tại nguồn, 100% khu vực công cộng có thùng gom rác.

III.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Yên Bái tới năm 2020

Định hướng chung của việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Yên Bái đến năm 2020 là đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững để tránh nguy cơ tụt hậu; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý; thu hút và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả; nâng cao sức cạnh tranh dựa vào lợi thế so sánh động; tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường; cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh yên bái (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w