thời kỳ mới
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm hơn dự kiến kể cả cơ cấu ngành, cơ cấu lao động. Trong nhiều năm qua, xét theo tỷ trọng giá trị tăng thêm trong GDP, cơ cấu kinh tế chủ yếu biến đổi theo sự chuyển dịch của hai nhóm ngành nơng - lâm - thủy sản và công nghiệp - xây dựng. Nhưng xét chung trong giai đoạn 2005- 2008, sự chuyển dịch cơ cấu giữa ba khu vực không mạnh. Mục tiêu đặt ra cho khu vực công nghiệp xây dựng đến năm 2008 chiếm tỷ trọng khoảng 34% - 35% GDP đã không đạt được, khu vực dịch vụ tăng trưởng khá chậm trong khi đây là những khu vực có rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển.
Nhìn từ góc độ dài hạn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố cịn chậm, q trình chuyển dịch cơ cấu chưa diễn ra theo một quy hoạch chiến lược tổng thể có tầm nhìn xa, với một lộ trình hợp lý và được bảo đảm thực hiện nghiêm ngặt. Những năm qua là giai đoạn diễn biến cơ cấu được định hướng bởi các quy hoạch mang tính cục bộ ngành và địa phương, nhằm phục vụ cho các lợi ích cục bộ và ngắn hạn, thậm chí mang tính chụp giật. Chính vì thế, quy hoạch tổng thể thường bị điều chỉnh, phá vỡ, hiệu quả đầu tư thấp, cơ cấu chuyển dịch không đúng yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng cao, bền vững, nâng cao sức cạnh tranh và theo hướng từng bước phát triển kinh tế tri thức.
Trong nội bộ mỗi nhóm ngành, sự chuyển dịch cơ cấu cũng cịn chậm. Kết quả lớn nhất trong chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là chuyển dịch trong nội bộ ngành trồng trọt theo hướng giảm diện tích trồng lúa sang trồng các loại
cây khác có năng suất và giá trị kinh tế cao hơn. Diện tích rừng trồng mới liên tục tăng lên qua các năm do đó, nâng tỷ lệ che phủ của rừng lên 60% năm 2008 so với 43,63% năm 2005.
Trong khu vực công nghiệp, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến tăng không đáng kể, từ 67,7% năm 2005 lên 72,49% năm 2008, mặc dù công nghiệp chế tạo và dịch vụ đóng vai trị quan trọng trong GDP. Hàng hố xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô sơ chế, quy mô xuất khẩu nhỏ bé, và do biến động của thế giới, sức mua giảm nên gây bất lợi đến xuất khẩu. Đáng ngại hơn, trong ba ngành thì ngành dịch vụ được coi là một động lực của tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ quá chậm, thấp hơn tốc độ tăng trưởng của công nghiệp - xây dựng. Thậm chí, trong năm 2008 tốc độ tăng của ngành dịch vụ giảm 1,31% so với năm 2007. Tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm trong tổng GDP (theo giá hiện hành) có xu hướng “chuyển dịch ngược lại”. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu không đúng hướng, làm giảm hiệu quả kinh tế - xã hội trong phát triển chung của đất nước.
Hướng đến mơ hình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, lẽ ra các ngành dịch vụ quan trọng, có khả năng tạo nhiều giá trị tăng thêm như dịch vụ tài chính, bảo hiểm phải phát triển nhưng tỷ trọng của các lĩnh vực dịch vụ này trong GDP rất nhỏ bé (ví dụ, ngành vận tải bưu chính viễn thơng trên địa bàn chỉ chiếm chưa tới 10% GDP năm 2006 và 2007). Như vậy, ngành dịch vụ vẫn chưa thực sự trở thành ngành mũi nhọn và chưa phát triển theo hướng chất lượng cao. Nói khác đi, cơ cấu kinh tế của tỉnh Yên Bái vẫn còn lạc hậu.