IMF : QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ
e. Phát triển cân đối, hài hoà giữa các vùng, khu vực
Từ cuối những năm 1990, trong sự phát triển kinh tế Trung Quốc, một vấn đề nổi cộm là có sự chênh lệch lớn về mức phát triển giữa miền Đông với các miền Trung và Tây. Do vậy, từ nhiều năm nay Trung Quốc đã và đang thực hiện chiến lược phát triển miền Trung và miền Tây, tăng đầu tư từ ngân sách và ưu tiên thu hút từ đầu tư nước ngoài vào các khu vực này. Năm 2000, Trung Quốc dành 70% đầu tư bán công trái, 70% khoản vay ưu đãi của các tổ chức tiền tệ quốc tế đầu tư vào miền Tây. Hiện nay, Trung Quốc đã đưa ra mơ hình và trọng điểm phát triển cho mỗi khu vực.
I.4.2. Bài học từ các giải pháp sau khủng hoảng Đơng Á
Thể chế kinh tế và thể chế chính trị tại Đơng Á đã kìm hãm quá trình phát triển. Đơng Á khơng thể dựa vào mơ hình thể chế cũ để dành lại sự năng động và sức mạnh kinh tế như thời kỳ trước khi xảy ra khủng hoảng. Do đó, cải cách thể chế tập trung vào những nội dung sau:
Thứ nhất, quá trình cải cách thể chế kinh tế ở Đông Á sau khủng hoảng về cơ bản đã làm cho nền tảng thể chế kinh tế trở nên gần gũi với mơ hình thể chế kinh tế thị trường tự do kiểu Anh - Mỹ. Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc khắc phục khủng hoảng và cải cách thể chế. Cho dù có chấp nhận hay khơng các chương trình cải cách của IMF, q trình cải cách thể chế ở Đơng Á đều nêu bật vai trò của thị trường, theo đuổi một nền kinh tế mở cửa, thông qua
việc tăng cường hội nhập quốc tế. Thực hiện chế độ chính trị cởi mở hơn và đã có sự chia sẻ quyền lực trong việc ra quyết định kinh tế và tài chính.
Thứ hai, cải cách thể chế kinh tế ở các nước Đông Á là khá tương đồng với nhau ở nhiều điểm. Trong thời kỳ đầu khủng hoảng, để ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng, các chiến lược cải cách tập trung vào những biện pháp khắc phục lòng tin của thị trường và thu hút luồng vốn vào. Biện pháp phổ biến nhất là chính phủ đứng ra bảo lãnh cho các tổ chức tài chính. Thời kỳ tiếp theo của cuộc cải cách tập trung vào bốn lĩnh vực: Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và tổ chức tài chính bằng cách đóng cửa, hợp nhất và mua lại nợ; Cải thiện thể chế quản lý ở công ty; Tạo ra những điều kiện cho thị trường lao động vận động linh hoạt; Giảm điều tiết và can thiệp của nhà nước, tăng khả năng cạnh tranh của các cơng ty trên thị trường trong và ngồi nước.
Thứ ba, khơng có nước Đơng Á nào, kể cả những nước nhận viện trợ tài chính của IMF, thực hiện nghiêm chỉnh các giải pháp do IMF đề nghị. Quá trình cải cách chủ yếu được chính phủ đưa ra, trong đó có một số giải pháp mạnh như can thiệp trực tiếp vào quá trình tái cơ cấu của các doanh nghiệp, quốc hữu hóa một số doanh nghiệp trong khi chưa thể bán lại các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp này.
Thứ tư, bên cạnh việc cải cách thể chế kinh tế, hầu hết các nước Đông Á đều tiến hành những cải cách chính trị - xã hội hướng về thể chế dân chủ theo kiểu phương Tây. Cuộc khủng hoảng tài chính đã làm thay đổi chính phủ của bốn trong năm nước. Một loạt những phiên tòa cao cấp xử các vị tổng thống, người thân trong gia đình họ. Điều này cho thấy tệ tham nhũng, sự cấu kết giữa quan chức chính phủ với doanh nhân để trục lợi ngày càng được nhiều người quan tâm và cho rằng đó là hành động tội lỗi khơng thể tha thứ được. Công bằng
xã hội một lần nữa bị thách thức ở Đơng Á, chính phủ của các quốc gia Đơng Á đang lập lại sự ổn định xã hội bằng cách tạo ra việc làm mới, thúc đẩy tăng trưởng để mau chóng phục hồi kinh tế.
Tóm lại, những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực trạng tăng trưởng cũng như các chính sách thúc đẩy tốc độ và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Đông Á - những láng giềng rất gần gũi với Việt Nam - có ý nghĩa rất lớn. Dù ít dù nhiều, Việt Nam đã phần nào theo đuổi mơ hình tăng trưởng hướng ngoại của các nước cơng nghiệp mới như Hàn Quốc, và Trung Quốc vẫn là tấm gương lớn về những thành cơng trong q trình chuyển đổi nền kinh tế của họ. Sự thành cơng trong các chính sách phát triển xã hội đi kèm với tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc là bài học quý cho Việt Nam. Hay sự thất bại của Trung Quốc và Thái Lan trong việc bảo vệ môi trường là bài học nhãn tiền, để Việt Nam không dấn sâu vào con đường tăng trưởng thiếu bền vững.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2005– 2008