Về cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh yên bái (Trang 94 - 99)

Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống tham nhũng, kiên quyết xử lý những cán bộ yếu kém về phẩm chất đạo đức. Thực hiện hiệu quả cải cách thủ tục hành chính nhất là ở những cơ quan, những lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp và người dân. Rà sốt bãi bỏ những thủ tục hành chính khơng cần thiết nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết việc làm thời gian chờ đợi. Triển khai thực hiện “Mở cửa liên thơng” ở cơ quan cấp đăng kí kinh doanh.

Cơng tác đào tạo cán bộ, đội ngũ quản lý ở các cấp ngành cũng như doanh nghiệp phải đánh giá nghiêm túc cịn yếu về cơng tác quản lý thị trường, nhất là trong giai đoạn hội nhập; hiểu biết luật pháp quốc tế và ngoại ngữ cần được nâng cao. Vì vậy phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ hàng năm. Kinh phí đào tạo phải kết hợp bằng nhiều nguồn trong đó có sự tham gia đóng góp của người đi học và của doanh nghiệp, để hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh trên so với các tỉnh vùng Đông Bắc và của cả nước.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam lựa chọn là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy tăng trưởng kinh tế mà Việt Nam xác định là tăng trưởng

bền vững, tăng trưởng vì con người, vì một xã hội ngày càng cơng bằng hơn, dân chủ hơn, tăng trưởng gắn với bảo vệ môi trường. Chính vì thế mà mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Yên Bái cũng khơng nằm ngồi mục tiêu chung của cả nước.

Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Yên Bái trong 4 năm gần đây đã đạt được những thành tích đầy ấn tượng về tốc độ tăng trưởng kinh tế và xố đói giảm nghèo. Về cơ bản, những thành tích tăng trưởng đã đến được với đại bộ phận người dân, thể hiện ở mức tăng thu nhập và tiêu dùng của tất cả các nhóm dân cư trong thời gian qua. Một trong những ngun nhân tạo ra được thành tích đó là những cơ sở phát triển con người được tạo dựng từ những năm trước cũng như những nỗ lực cải cách nhiều mặt tạo ra những cơ hội việc làm và thu nhập đáng kể trong những năm qua.

Tuy nhiên, có những lo ngại khơng phải khơng có căn cứ về chất lượng và sự bền vững của những thành tích tăng trưởng của tỉnh Yên Bái. Tăng trưởng cao chỉ là một điều kiện cần nhưng cịn xa mới là “đủ” để có một nền kinh tế mạnh. Mặc dù Yên Bái đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế rất đáng khích lệ trong giai đoạn 2005-2008 (11,38%), đặc biệt là sự vượt khó khăn vươn lên trong những năm vừa qua, nhưng nền kinh tế của tỉnh Yên Bái vẫn phát triển dưới mức tiềm năng và hiện đang phải đối mặt với nhiều yếu kém về chất lượng tăng trưởng, xét cả về trung hạn và dài hạn. Tuy các bằng chứng thực tế có nhiều điểm cần phải làm rõ thêm, những phân tích trong nghiên cứu này cho thấy:

Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm chạp. Cơ cấu kinh tế tỉnh Yên Bái vẫn cịn lạc hậu, với tỷ trọng nhóm ngành nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn chiếm tới 30,5% GDP (giá hiện hành), gần 57% lực lượng lao động của tỉnh.

Thứ hai, hiệu quả kinh tế cịn thấp, thậm chí có chiều đi xuống. Hiệu quả đầu tư ngày càng thấp so với cả nước và vùng Đông Bắc.

Thứ ba, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong tồn nền kinh tế cịn rất thấp, thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp, tuy có chiều hướng gia tăng, nhưng cịn thấp kém.

Thứ tư, về mặt xã hội, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ nét và có chiều hướng gia tăng trong thời gian tới. Chất lượng nguồn nhân lực cũng chưa theo kịp yêu cầu tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.

Thứ năm, về mặt môi trường, tăng trưởng kinh tế đang kéo theo tốc độ suy thối mơi trường tự nhiên nhanh chóng, tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác cạn kiệt, ô nhiễm mơi trường gia tăng.

Có thể nói, để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, một tỉnh miền núi nghèo như Yên Bái đã, đang và sẽ phải vượt qua rất nhiều rào cản. Với những nhóm giải pháp được đưa ra, Tơi chỉ mong muốn góp phần vào việc tìm ra hướng đi đúng đắn, vượt qua những rào cản đang kìm hãm sự phát triển của kinh tế tỉnh Yên Bái trong những năm qua và có thể cả trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo cáo thực hiện kế hoạch các năm 2005-2008 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020.

Cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2007, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững tỉnh Yên Bái, Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái, tháng 12 năm 2006.

Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Với công cuộc đổi mới đất nước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Hồng Đức Vượng “Báo cáo kết quả đề tài thực trạng và giải pháp giảm nghèo bền vững ở tỉnh Yên Bái”, tháng 11 năm 2008.

Lê Huy Đức (2004), “Nâng cao chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp Việt Nam trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Cơng

nghiệp, số 4/2004. [http://www.na.gov.vn]

Lâm Ngọc (2006), “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam?”, Kinh tế 2005-

2006 Việt Nam và Thế giới, Thời báo Kinh tế.

Nghị quyết của ban thường vụ tỉnh uỷ về xây dựng, phát triển doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập giai đoạn 2006-2010.

Nguyễn An Nguyên, 14/12/2008 Lựa chọn thành công, bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam. Một khn khổ chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020, [http://www.ecoforumvn.com/forumdisplay.php?f=36].

Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Yên Bái, Báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái, năm 2005-2008.

Tổng cục thống kê 2008, Niên giám thống kê 2007. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, 2008.

Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Các webside: http://www.vcci.com.vn http://www.vit.com.vn http://www.cpv.org.vn http://www.ecoforumvn.com http://www.gso.gov.vn http://irv.moi.gov.vn http://www.mofa.gov.vn http://sctyenbai.gov.vn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh yên bái (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w