Từ năm 2004 đến 2006, nhìn chung, chỉ số năng lực cạnh tranh của Yên Bái thấp và có xu thế đi xuống ở hầu hết các ngành kinh tế, tất nhiên mức độ có khác nhau, cụ thể xem bảng (10).
Bảng 10: Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp, 2004-2006 Đơn vị: %
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn XSKD
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
2004 2005 2006 2004 2005 2006
Tổng số 1,67 1,46 3,42 1,48 1,84 3,68
Nông - lâm nghiệp 0,22 0,42 0,62 0,8 2,49 2,75
Thuỷ sản 3,9 6,74 2,95 22,22 23,33 4,03
Công nghiệp khai thác 1,59 4,28 2,83 2,13 5,33 4,12
Công nghiệp chế biến 1,24 1,52 1,5 1,36 2,07 1,72
Điện, nước, khí đốt 0,6 0,89 7,09 5,25 11,27 40,49
Xây dựng 2,84 2,65 2,04 3,48 3,78 2,66
Thương nghiệp, sửa chữa 1,52 1,93 3,99 0,53 0,75 1,57
Vận tải kho bãi, thông tin liên lạc 4,95 2,87 4,01 4,84 3,53 4,1
Nguồn: Niên giám thống kê n Bái
Nếu phân theo nhóm ngành thì nhóm ngành, thuỷ sản có tỷ suất lợi nhuận đạt cao nhất, xếp sau đó là nhóm ngành dịch vụ và cơng nghiệp - xây dựng. Mức độ biến động về tỷ suất lợi nhuân so với vốn và với doanh thu của một số ngành không ổn định, cụ thể như ngành thuỷ sản, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng đột biến so với vốn, cho thấy một thực tế là hiệu quả đầu tư thấp, trong khi vốn đầu tư cao nhưng doanh thu và lợi nhuận quá thấp, chỉ tiêu này giảm đột biến cuối năm 2006 là do doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại không tăng. Tuy nhiên, nếu không xét đến dịch vụ, thì nhóm ngành cơng nghiệp dường như lại có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn nhóm ngành thuỷ sản. Điều này là dấu hiệu cảnh báo khả
năng cạnh tranh thấp của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến trong nền kinh tế.
Tóm lại, tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp Yên Bái những năm qua đạt được còn ở mức thấp, nghĩa là ở một góc độ nào đó, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế có những hạn chế nhất định. Tuy vậy, nhìn chung tỷ suất lợi nhuận ở các ngành đều có xu hướng tăng trong thời kỳ 2004-2006.