Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
226,43 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHẠM THỊ KIM VUI GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TIỀN GIANG Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Quang Bình Phản biện 1: TS. Ninh Thị Thu Thủy Phản biện 2: TS. Trần Hữu Lân Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng ngày 22 tháng 7 năm 2014 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển thị trường trong nước còn gặp nhiều khó khăn do sức mua còn yếu; mạng lưới phân phối hàng hoá còn nhiều hạn chế, tồn tại chưa được khắc phục; Xuất khẩu phải đối mặt với xu hướng bảo hộ mậu dịch gia tăng và sự cạnh tranh gay gắt của các nước xuất khẩu khác; Những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh cũng là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và ổn định đời sống nhân dân; Chất lượng tăng trưởng của tỉnh cũng đang gặp phải nhiều vấn đề đáng quan tâm: trình độ công nghệ của các doanh nghiệp chưa cao, sản phẩm chế biến sâu chưa nhiều, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất vẫn chưa thực sự được sử dụng hiệu quả, Đây cũng là lý do tác giả chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Tiền Giang” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Khái quát lý luận và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng. - Chỉ ra được những điểm mạnh và các vấn đề trong chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh - Tìm ra các cách thức nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Tiền Giang. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tiền Giang. - Phạm vi nghiên cứu: + Về mặt không gian: tỉnh Tiền Giang. + Về mặt thời gian: từ năm 2005 đến năm 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng nhiều phương pháp như: các phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá,…nhằm bổ sung cho nhau, giúp nghiên cứu sâu đối tượng và đưa ra kết quả đáng tin cậy. 2 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Chương 2. Thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Tiền Giang Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Tiền Giang 6. Tổng quan nghiên cứu về chất lượng tăng trưởng kinh tế 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Làm rõ hơn khía cạnh chất lượng tăng trưởng kinh tế về mặt phương pháp luận. - Đưa ra một số đánh giá bước đầu về chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tiền Giang, và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh. Nhiều khía cạnh chưa được nghiên cứu sâu và đầy đủ cũng là những gợi mở cho các đề tài tiếp theo. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1.1. Khái niệm a. Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế. Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế dựa theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) mà Việt Nam áp dụng từ năm 1993 bao gồm: tổng giá trị sản xuất (GO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng thu nhập quốc dân (GNI), thu nhập quốc dân (NI), tổng sản phẩm tính bình quân đầu người. b. Các công thức đo lường tăng trưởng kinh tế. 1.1.2. Ch ất lượng tăng trưởng kinh tế a. Khái niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế Một nền kinh tế tăng trưởng có chất lượng là tăng trưởng có tốc 3 độ tương xứng với sản lượng tiềm năng, ổn định trước những cú sốc; khai thác và sử dụng các nguồn lực có chiều sâu, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với yêu cầu phát triển; cùng với quá trình đó xã hội ngày càng tiến bộ và công bằng, môi trường sinh thái không bị huỷ hoại. b. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế sẽ là cơ hội đạt mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn và có tác động lan tỏa đến các khía cạnh phát triển bền vững 1.2. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.2.1. Bảo đảm tăng trưởng GDP liên tục trong thời gian dài Thông thường, người ta đặc biệt quan tâm đến tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức dương trong bao lâu và xu hướng của nó dùng để đánh giá tính liên tục. Theo Quy tắc 70, nếu nền kinh tế tăng 7% một năm thì 10 năm sau quy mô GDP sẽ tăng gấp đôi. Nếu tăng trưởng 10% năm thì chỉ sau 7 năm nền kinh tế sẽ tăng GDP gấp 2. 1.2.2. Duy trì tính ổn định của tăng trưởng Để đo lường tính ổn định của tăng trưởng, trong nghiên cứu kinh tế người ta thường sử dụng hệ số biến thiên, đó là tỷ số giữa độ lệch chuẩn của tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng. Phương sai là trung bình của các biến thiên bình phương giữa từng quan sát trong tập dữ liệu so với giá trị trung bình của nó. Độ lệch chuẩn đơn giản là đại lượng được tính bằng cách lấy căn bậc hai của phương sai. 1.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất, bảo đảm hiệu quả sử dụng các nguồn lực: a. Nâng cao năng suất lao động (NSLĐ) Để tính năng suất lao động cho toàn bộ nền kinh tế, lấy GDP (theo giá cố định) chia cho số lao động (hoặc giờ lao động). Nếu GDP bình quân trên mỗi lao động được đánh giá trên cả ba khía cạnh: Thứ nhất, NSLĐ tăng có thể là kết quả của lao động có tay nghề cao h ơn hoặc vốn đầu tư nhiều hơn, hoặc do yếu tố công nghệ, hiệu quả kỹ thuật thể hiện qua TFP hay sự kết hợp của tất cả các yếu tố này. 4 Thứ hai, NSLĐ bình quân tăng có thể là kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành có năng suất cao tăng lên, hoặc do tăng năng suất nội bộ ngành nhờ đổi mới sáng tạo. Thứ ba, NSLĐ tăng có thể là do kết quả chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp theo các khu vực trong nền kinh tế (giữa khu vực nước ngoài và trong nước, giữa khu vực tư nhân và nhà nước) do mỗi khu vực có mức năng suất và tốc độ tăng năng suất khác nhau. b. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (hệ số ICOR) Hệ số ICOR là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế, nó phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư dẫn tới tăng trưởng kinh tế và cho ta biết để tăng thêm một đơn vị GDP đòi hỏi phải đầu tư thêm bao nhiêu đơn vị vốn. 1.2.4. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Theo phân ngành của Tổng Cục Thống Kê, nền kinh tế được phân chia thành ba nhóm ngành lớn là ngành Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, ngành Công nghiệp - Xây dựng và ngành Dịch vụ. 1.2.5. Nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với đảm bảo môi trường và xã hội Kết quả của chất lượng tăng trưởng còn phải có tác động đến các đối tượng chịu ảnh hưởng trong xã hội. Nếu tăng trưởng không gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội thì trong tương lai tăng trưởng sẽ bị hạn chế. Các vấn đề xã hội được giải quyết tốt, phúc lợi con người được nâng cao sẽ là động lực nâng cao tối đa chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết bất bình đẳng, mở rộng thị trường, điều này cũng sẽ tác động tốt tăng trưởng. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chất lượng tăng trưởng kinh tế. Nó là yếu tố tạo cơ sở cho việc phát triển các ngành kinh tế, đóng vai trò quan trọng cho quá trình tích luỹ vốn theo cả chiều rộng và chiều sâu và góp phần phát triển ổn định của nền kinh tế. 5 1.3.2. Môi trường chính sách của địa phương Một số nghiên cứu kết luận rằng tài nguyên thiên nhiên hữu dụng thông qua chính sách của chính phủ. Hiệu quả của các chính sách được thể hiện qua môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp. 1.3.3. Các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế Vốn, lao động, tài nguyên và công nghệ có vai trò lớn với chất lượng tăng trưởng. Nhưng chúng mới chỉ là điều kiện ban đầu cho tăng trưởng kinh tế vì nâng cao chất lượng của nó còn phụ thuộc vào cách huy động và sử dụng các nguồn lực này với mô hình. 1.3.4. Sự phát triển cơ sở hạ tầng Đồng bộ: sự phát triển thay đổi của cơ sở hạ tầng phải đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với quy mô, tốc độ, định hướng phát triển trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, đồng thời sự phát triển này còn phải đặt trong mối liên hệ với các ngành liên quan. 1.4. KINH NGHIỆM CỦA ĐỊA PHƯƠNG - Chú trọng tăng trưởng theo chiều sâu. - Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hôi. - Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. - Hoàn thiện môi trường kinh doanh. CHƯƠNG 2 CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH TIỀN GIANG 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG. 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng ĐBSCL, vừa nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm trải dài trên bờ Bắc sông Tiền với chi ều dài trên 120 km. Diện tích tự nhiên là 2.481,8 km 2 , chiếm khoảng 6% diện tích ĐBSCL, 8,1% diện tích vùng KTTĐPN, 0,7% diện tích cả nước. 6 2.1.2. Tổng quan về kinh tế xã hội Dân số trung bình năm 2012 là 1.690.118 người, mật độ dân số 674 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2012 là 10‰. Dân số nam của tỉnh chiếm 49,2%, dân số nữ chiếm 50,8%; khu vực thành thị chiếm 14,7%, khu vực nông thôn chiếm 85,3%. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) năm 2013 đạt 18.126 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994) tăng 9,5% (năm 2012 tăng 9,8%). Đây là kết quả đáng khích lệ so với tình hình khó khăn chung hiện nay. Trong đó, khu vực nông, lâm ngư nghiệp tăng 4,6% (năm 2012 tăng 5,4%), có tốc độ tăng trưởng thấp nhất so với nhiều năm gần đây, chủ yếu là do dịch bệnh gây thiệt hại trên nghêu, tôm ; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 14,6%, tăng thấp hơn mức tăng của năm 2012 (15,3%), khu vực dịch vụ tăng khá mạnh (9,7%). GDP theo giá thực tế ước đạt 60.630 tỷ đồng, thu nhập bình quân/người/năm đạt trên 35,5 triệu đồng. 2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH TIỀN GIANG 2.2.1. Tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua Qua số liệu quan sát, GDP của tỉnh luôn duy trì mức tăng trưởng dương, tốc độ tăng trưởng từng năm đạt được ở mức 02 con số và quy mô không ngừng mở rộng. Và với tốc độ tăng trưởng quy mô của cả nền kinh tế Tiền Giang cũng như của các ngành kinh tế, nếu tỉnh không có các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng thì kinh tế của tỉnh càng ngày càng bị tụt hậu so với các tỉnh lân cận, cũng như các tỉnh trong cả nước. Trong 9 năm qua, mặc dù GDP của tỉnh liên tục tăng nhưng với tốc độ này GDP thì Tiền Giang hiện vẫn còn đang đứng ở vị trí khá xa (đứng thứ 7) so với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. 2.2.2. Tình hình ổn định của tăng trưởng kinh tế Xu hướng dài hạn của tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đường xu hướng thay đổi của tỷ lệ tăng GDP và GDP/ng của nền kinh t ế. Từ năm 2005 đến năm 2013, GDP/ người liên tục tăng nhanh. Để thêm thông tin cho việc xem xét xu hướng dài hạn và tính ổn định của tăng trưởng kinh tế chúng ta sẽ xem xét mức độ biến thiên của 7 tăng trưởng kinh tế. Qua số liệu ở bảng 2.1 cho thấy mặc dù tăng trưởng kinh tế của tỉnh có xu hướng đi xuống nhưng vẫn ổn định ở mức cao trước những biến động kinh tế thế giới. Ngành công nghiệp – xây dựng và ngành dịch vụ là ngành không ổn định và rất nhạy ảnh hưởng bởi giá cả của thị trường và suy thoái kinh tế. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải coi trọng hơn tới tính ổn định phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là hai ngành này. 2.2.3. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực a. Năng suất lao động b. Hiệu quả sử dụng vốn c. Hiệu quả sử dụng đất Theo số liệu thống kê, cơ cấu đất của Tiền Giang luôn duy trì được tính ổn định. Đất được sử dụng cho nông nghiệp chiếm 71,27%. Trong đó chủ yếu được dùng cho trồng trọt (73,8%), chăn nuôi (18,8%) còn lại 7,4% sử dụng cho mục đích nông nghiệp khác. Hiện tỉnh có 2.095 tổ chức quản lý, sử dụng đất với tổng số thửa là 5.367. Trong đó, đất do các tổ chức kinh tế đang quản lý, sử dụng 3.910 ha, chiếm 62% tổng diện tích đất kiểm kê của tỉnh. Quỹ đất này được các đơn vị khai thác khá hiệu quả trong những năm qua. Thực tế đã chứng minh khai thác tốt các nguồn lực từ bên ngoài tham gia sử dụng đất, không những thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững mà còn góp phần vào xây dựng chính sách bồi dưỡng nguồn thu, tạo nguồn thu lớn ổn định cho địa phương. 2.2.4. Chất lượng tăng trưởng về mặt xã hội a. Mức độ cải thiện về y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân Việc tăng cường lực lượng y đức là nền tảng để đảm bảo chất lượng dân số. Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin luôn đạt mức trên 99%; Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng từ 17,3 % năm 2005 xuống còn 13,9% năm 2012; tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân < 2.500g còn 2,22% năm 2012; Tỷ lệ AFB(+)/100.000 giảm 5%o so với cùng kỳ năm 2011, không có tử vong mẹ liên quan đến sinh đẻ. b. Mức độ cải thiện về đào tạo, giáo dục 8 c. Mức độ cải thiện về đời sống Mặc dù tỉnh đã làm rất tốt công tác giảm nghèo, tuy nhiên khả năng tái nghèo vẫn có thể tiếp diễn. Vì vậy, trong thời gian tới tỉnh cần thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền vững, tỉnh cần lồng ghép có hiệu qủa các chương trình quốc gia cho các xã nghèo, tranh thủ các nguồn vốn nước ngoài tài trợ cho giảm nghèo; tạo ra những chuyển biến cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội ở các xã khó khăn. Cải thiện đáng kể điều kiện sinh hoạt, học hành, chăm sóc sức khỏe và từng bước nâng cao mức sống của người dân, đặc biệt chú ý vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. 2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH 2.3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên a. Điều kiện tự nhiên b. Tài nguyên 2.3.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh a. Giao thông vận tải b. Mạng lưới điện Tiền Giang là tỉnh đứng đầu phong trào xây dựng lưới điện từ năm 1980. Đặc biệt Quá trình điện khí hóa nông thôn đã hỗ trợ rất lớn trong việc nâng cao năng suất sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy cơ giới hóa trong các qui trình sản xuất của tỉnh. Tính đến năm 2007 toàn tỉnh đã đạt 100% số phường, xã có lưới điện quốc gia. Số hộ dùng điện đạt trên 90%. Việc có lưới điện phủ khắp và có nguồn cung ổn định là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, thu hút đầu tư, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, mặt tồn tại lớn nhất hiện nay của lưới điện tại Tiền Giang là việc xây dựng mạng lưới điện thiếu đồng bộ, số hộ dùng điện không tập trung, thất thoát điện trên lưới còn nhiều, giá điện còn cao ở khu v ực nông thôn. Lưới điện trung thế ở nông thôn phần lớn là một pha nên chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa nông thôn. Vì thế, đòi hỏi tỉnh phải đầu tư nhiều hơn nữa trong việc phát triển, nâng [...]... năng huy động các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế: a Huy động vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế Vốn sản xuất có vai trò quyết định trong việc tạo ra sản lượng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Những năm qua, tiềm năng về vốn từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh Tiền Giang cho tăng trưởng kinh tế là khá lớn Tuy nhiên cũng không nên lơ là trong việc khai thác các nguồn lực ngoài tỉnh của các doanh nghiệp, tổ chức... VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH TIỀN GIANG 3.1 ĐỊNH HƯỚNG Đến năm 2020, phấn đấu xây dựng Tiền Giang là một trong những tỉnh của vùng ĐBSCL đạt trình độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là một tỉnh động lực mới của vùng KTTĐPN, đạt mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước 2-3 năm so với mức trung bình cả nước 3.2 MỤC TIÊU Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)... được tăng trưởng kinh tế khá, ổn định trong dài hạn; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các nguồn lực được huy động, sử dụng có hiệu quả và các vấn đề xã hội đã được giải quyết khá tốt Điều này nghĩa là chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh tương đối khá Tăng trưởng nhanh, cao chỉ mới là điều kiện “cần”, nhưng còn xa mới là “đủ” để có một nền kinh tế mạnh Nền kinh tế của tỉnh vẫn còn phát... để tăng khả 23 năng thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa 24 KẾT LUẬN Chất lượng tăng trưởng kinh tế thể hiện khả năng khai thác sử dụng nguồn lực và duy trì sự phát triển kinh tế bền vững Nó phụ thuộc vào nhiều nhân tố cả chủ quan lẫn khách quan Trong những năm qua, tỉnh Tiền Giang đã duy trì được tăng trưởng. .. được huy động còn hạn chế, cơ cấu đóng góp trong 1% tăng trưởng GDP của khu vực công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ đóng góp ngành công nghiệp còn thấp, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, nông nghiệp có xu hướng tăng trưởng giảm, Chính những điều đó đã làm cho chất lượng tăng trưởng kinh tế Tiền Giang không cao Nguyên nhân chủ yếu là do tỉnh chưa phát huy hết lợi thế về các tiềm năng công... trong nền kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển cân đối bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao 3.3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG 3.3.1 Nhóm giải pháp bảo đảm duy trì tính ổn định của tăng trưởng a Hoàn thiện môi trường chính sách Cải cách thủ tục hành chính là khâu đầu tiên giúp cho giải quyết nhiều vấn đề khác nhau Chính sách đất đai: Rà soát lại kế hoạch sử dụng đất đai 5... tốt hơn các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục Đầu tư phát triển trường Đại học Tiền Giang, trường Cao đẳng Y tế, tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh và khu vực Bắc sông Tiền Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục trong ở vùng sâu, vùng xa Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, đẩy nhanh tiến trình phổ cập trung học cơ sở và ngăn chặn... vành đai ven biển; cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống đô thị, các thị tứ trở thành các trung tâm kinh tế, thúc đẩy sự phát triển các vùng nông thôn trong tỉnh và tạo điều kiện thúc đẩy, hỗ trợ các khu vực khác phát triển b Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là mục tiêu và động lực phát triển kinh tế xã hội Nâng cao trí tuệ nguồn nhân lực trên cơ sở nâng cao trình độ học vấn, có chính... môi trường Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân 3.3.4 Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch kinh tế hướng vào những điều kiện tiên quyết tạo thế và lực cho phát triển (kết cấu hạ tầng then chốt; các lĩnh vực và sản phẩm chủ lực; những tiền đề quyết định tăng trưởng là công nghệ và nhân lực) Chuyển dịch kinh tế phải tạo ra tăng trưởng nhanh, ổn định trong thời... được phần nào yêu cầu tăng trưởng kinh tế Nhiều dịch vụ hạ tầng được đánh giá chưa cao như: chất lượng hạ tầng và dịch vụ trong các khu công nghiệp, chất lượng đường bộ, internet, thời gian cắt các dịch vụ viễn thông, đường giao thông ở các tỉnh lộ, quốc lộ, huyện lộ, Đây là vấn đề cản trở cho phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới phải khắc phục để đạt hiệu quả cạnh tranh cao nhất 2.3.3 Khả năng . về nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Chương 2. Thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Tiền Giang Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng. công thức đo lường tăng trưởng kinh tế. 1.1.2. Ch ất lượng tăng trưởng kinh tế a. Khái niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế Một nền kinh tế tăng trưởng có chất lượng là tăng trưởng có tốc 3. Và với tốc độ tăng trưởng quy mô của cả nền kinh tế Tiền Giang cũng như của các ngành kinh tế, nếu tỉnh không có các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng thì kinh tế của tỉnh càng ngày