1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn Kinh tế lượng Mối quan hệ giữa lạm phát - thật nghiệp và tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ

29 1,9K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 324,9 KB

Nội dung

2 Chương 1: Tổng quan và những nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa lạm phát thất nghiệp với tăng trưởng kinh tế .... Những nghiên cứu về mối quan hệ của lạm phát và thất nghiệp đối

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

4 Phương pháp nghiên cứu 1

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

6 Kết cấu của đề tài 2

Chương 1: Tổng quan và những nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa lạm phát thất nghiệp với tăng trưởng kinh tế 3

1.1 Lạm phát 3

1.1.1 Khái niệm và các thước đo lạm phát 3

1.1.2 Phân loại lạm phát 3

1.1.3 Tác hại của lạm phát 3

1.2 Thất nghiệp 5

1.2.1 Khái niệm và phân loại thất nghiệp 5

1.2.2 Tác hại của thất nghiệp 5

1.2.3 Nguyên nhân của thất nghiệp 5

1.3 Tăng trưởng kinh tế 7

1.3.1 Khái niệm và phân loại 7

1.3.2 Các dạng tăng trưởng kinh tế 7

1.4 Những nghiên cứu về mối quan hệ của lạm phát và thất nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế 8

1.4.1 Lý thuyết về lạm phát và tăng trưởng 8

1.4.2 Quan hệ giữa thất nghiệp với tăng trưởng kinh tế 10

Chương 2: Thực trạng lạm phát, thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế của Hoa Kì 11

2.1 Khái quát về nền kinh tế nước Mỹ 11

2.2 Nền kinh tế Mỹ trong những năm gần đây 11

Chương 3: Nghiên cứu định lượng về mối quan hệ giữa lạm phát thất ngiệp với tăng trưởng kinh tế 13

3.1 Mô hình nghiên cứu 13

3.2 Xác định biến số thực nghiệm 13

3.3 Nguồn dữ liệu 13

3.4 Xây dựng mô hình thực nghiệm 17

3.5 Kiểm định sự ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc 19

3.5.1 Cơ sở kiểm định 19

Trang 2

3.5.3 Khoảng tin cậy của hệ số hồi quy 21

3.6 Nhận xét chung 22

Chương 4: Một số giải pháp 24

4.1 Đối với tình trạng lạm phát 24

4.2 Đối với tình trạng giảm phát 24

4.3 Đối với thất nghiệp 25

KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Làm thế nào để đánh giá được một nền kinh tế là mạnh hay yếu? Nó dựa trên những yếu tố nào? Các chỉ tiêu để đánh giá một nền kinh tế thường là các yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, chi tiêu tiêu dùng, thu nhập bình quân đầu người… Trong đó, những chỉ tiêu mà những nhà hoạch định chính sách hay những nhà kinh tế đặc biệt quan tâm là tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số lạm phát, tỉ

lệ thất nghiệp và mối quan hệ giữa chúng

Với một nước đang phát triển như Việt Nam, thì việc điều hành nền kinh tế đi đúng hướng là hết sức quan trọng Điều này đòi hỏi những nhà lãnh đạo và kể cả mọi người phải có những kiến thức nhất định về kinh tế thì những chính sách do nhà nước đưa ra mới có thể được tiếp thu, đánh giá và thực hiện Nhất là khi Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và các tổ chức toàn cầu

Xuất phát từ những yêu cầu như trên, nhóm đã thực hiện đề tài “Mối quan hệ giữa lam phát, thất nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế của Hoa Kì từ năm 1960 đến 2010” Đề tài trước hết đề cập tới mối quan hệ giữa chỉ số lạm phát, tỉ lệ thất nghiệp đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế Từ đó rút ra được sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau của các yếu tố này để đưa ra được giải pháp và một số kiến nghị nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững, kiềm chế lạm phát và giảm tỉ lệ thất nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung: Đánh giá chung về mối quan hệ giữa lạm phát, thất nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế từ đó rút ra những bài học về điều hành chính sách vĩ mô hợp lí nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn nhất định

- Mục tiêu cụ thể:Hiểu rõ 3 chỉ tiêu quan trọng là lạm phát, thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế, có cái nhìn tổng thể về lạm phát, thất nghiệp và mối quan hệ của nó tới tăng trưởng kinh tế, đưa ra một số kiến nghị để có được các chính sách hợp lí

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là chỉ số lạm phát, tỉ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng của Hoa Kì

- Phạm vi nghiên cứu

+Thời gian: Năm 1960-2010

+Không gian: Hoa Kì

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin số liệu

Trang 4

Kinh tế lượng GVHD: Cô Hoàng Oanh

- Phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên mô hình hồi quy tuyến tính theo sử dụng dữ liệu của ba trang wed có uy tín: http://forecast-chart.com/ ; http://inflationdata.com; trang wed của Bộ thương mại Hoa Kỳ http://www.bea.gov,

có tham khảo số liệu từ IMF để phân tích từ đó đưa ra mô hình về mối quan hệ giữa lạm phát, thất nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế

- Phương pháp tư duy: dựa theo số liệu và phân tích thực tại để tìm ra giải pháp giúp

ổn định các chỉ số kinh tế

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Bổ sung và làm rõ lí thuyết về mối quan hệ của lạm phát, thất nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế

- Đây là một công trình của nhóm để giúp nhóm có cái nhìn sâu sắc hơn về 3 chỉ tiêu kinh tế quan trọng này, đồng thời thực hành nghiên cứu dựa trên môn học kinh

tế lượng, áp dụng kinh tế lượng vào trong nghiên cứu khoa học

- Với quá trình thu thập đánh giá, phân tích số liệu để từ đó có cái nhìn tổng quan về nền kinh tế Hoa Kì

- Giúp những người quan tâm có các kiến thức căn bản và từ đó có thể tự tìm cho mình những giải pháp, chính sách nhằm điều chỉnh lạm phát và thất nghiệp như thế nào để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế

6 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm có 4 chương

Chương 1: Tổng quan và những nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa lạm phát thất nghiệp với tăng trưởng kinh tế

Chương 2: Thực trạng lạm phát, thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế của Hoa Kì

Chương 3: Nghiên cứu định lượng về mối quan hệ giữa lạm phát thất nghiệp với tăng trưởng kinh tế

Chương 4: Một số giải pháp

Trang 5

Chương 1: Tổng quan và những nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa lạm phát thất nghiệp với tăng trưởng kinh tế

1.1 Lạm phát

1.1.1 Khái niệm và các thước đo lạm phát

- Lạm phát là tình trạng mức giá chung tăng lên (trong một thời gian nhất định) Hay đó là tình trạng phát hành tiền quá mức

- Giảm phát là tình trạng mức giá chung giảm xuống theo thời gian (sự phát hành tiền tệ không đủ mức cần cho lưu thông hàng hóa)

1.1.1.1 Chỉ số giá

- Mức giá chung là mức giá trung bình của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ Mức giá

đó được đo bằng chỉ số giá

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI - Consumer Price Index) phản ánh sự biến động giá cả của một giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của xã hội

Trang 6

Kinh tế lượng

- Nền kinh tế kém hiệu quả

và sức lực đối phó lạm phát

tư, giảm năng lực cạnh tranh hàng hóa trong n

1.1.4 Các nguyên nhân gây ra l

1.1.4.1 Lạm phát cầu kéo

- Xảy ra khi tổng cầu tăng, đư

Trong thực tế, khi xảy ra l

trong lưu thông và khối lượ

hạn của mức cung hàng hóa K

1.1.4.2 Lạm phát do cung (l

- Nguyên nhân dẫn là do chi phí s

quốc gia bị giảm sút

- Do chi phí sản xuất tăng lên

vừa bị suy giảm kinh tế

GVHD: Cô Hoàng Oanh

ả: Lạm phát làm sai lệch tín hiệu giá, mất nhi

m phát, chi phí thực đơn, rối loạn thị trường vốn, bi

nh tranh hàng hóa trong nước

Các nguyên nhân gây ra lạm phát

ăng, đường tổng cầu theo giá dịch chuyển sang bên phlạm phát cầu kéo người ta thường nhận th

ợng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá kh

a Kết quả là nền kinh tế xảy ra lạm phát

m phát do cung (lạm phát do chi phí đẩy)

là do chi phí sản xuất trong nền kinh tế gia tă

ăng lên : AS dịch chuyển sang trái kết quả gây ra l

p lạm phát do dịch chuyển đường cung lên trên ho

ng hơi khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng gi

m phát, vừa bị sụt giảm sản lượng

ệ lúc nào, bất cứ ở đâu cũng là một hiện tượng tiền t

ồng tiền ( hằng số), p là mức giá chung ợng, M là khối lượng tiền trong lưu thông

: Cô Hoàng Oanh

t nhiều thời gian

n, biến dạng đầu

n sang bên phải

n thấy lượng tiền

t quá khả năng có giới

gia tăng và năng lực

gây ra lạm phát

ng cung lên trên hoặc sang

i cùng giống nhau:

n tệ

Trang 7

Lúc nào khối lượng tiền tăng lên, k là hằng số, q chưa kịp tăng làm mất giá đồng tiền từ đó gây nên lạm phát

1.2 Thất nghiệp

1.2.1 Khái niệm và phân loại thất nghiệp

- Thất nghiệp: trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm

1.2.1.1 Phân theo đặc tính của người thất nghiệp

- Theo tuổi tác, giới tính, ngành nghề, lãnh thổ, dân tộc

1.2.1.2 Phân loại theo tính chất của thất nghiệp

- Thất nghiệp tạm thời: Loại này chủ yếu bao gồm những người đang đi tìm việc, xuất thân từ thành phần bỏ việc cũ tìm việc mới, hoặc từ thành phần mới gia nhập hay tái nhập lực lượng lao động

- Thất nghiệp cơ cấu (gọi là thất nghiệp bất tương xứng): Xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu về lao động Đây là loại thất nghiệp gắn với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung trên thị trường lao động

- Thất nghiệp chu kì (còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu, thất nghiệp theo thuyết Keynes) Là loại thất nghiệp được tạo ra bởi tình trạng suy thoái nền kinh tế, sản lượng tụt xuống thấp hơn số lượng thất nghiệp

- Thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển: Xảy ra khi các yếu tố ngoài thị trường gây ra, khi tiền công được ấn định cao hơn mức tiền công cân bằng Do sự không linh hoạt của tiền lương chủ yếu do việc quy định mức lương tối thiểu của người lao động

1.2.2 Tác hại của thất nghiệp

- Đối với cá nhân người lao động: Giảm thu nhập, kỹ năng, chuyên môn mai một,hạnh phúc gia đình bị đe dọa…

- Đối với xã hội: Sản lượng nền kinh tế giảm sút, chính phủ phải tăng chi tiêu cho trợ cấp, tệ nạn xã hội, tội phạm gia tăng…

1.2.3 Nguyên nhân của thất nghiệp

1.2.3.1 Theo quan điểm của trường phái cổ điển

- Quan điểm: Giá cả và tiền lương đều hết sức linh hoạt

- Nguyên nhân: Thất nghiệp xảy ra do tiền lương không được ấn định bởi các lực lượng thị trường mà chịu sự ấn định của các quy định nhà nước,chính phủ ,các tổ chức công đoàn, .làm cho mức lương trong nền kinh tế cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động

Trang 8

Kinh tế lượng GVHD: Cô Hoàng Oanh

1.2.3.2 Theo quan điểm của trường phái Keynes (lí thuyết về tiền công cứng nhắc)

- Quan điểm: Giá cả và tiền lương đều hết sức cứng nhắc

- Nguyên nhân: Thất nghiệp xảy ra khi nền kinh tế bị suy thoái dẫn đến sự suy giảm của tổng cầu làm cho mức cầu chung về lao động giảm xuống Đường cầu lao động dịch chuyển sang trái trong khi giá cả và tiền lương cứng nhắc dẫn đến toàn bộ thị trường lao động bị mất cân bằng

Hình a: quan điểm của trường phái cổ điển Hình b: quan điểm trường phái Keynes

Trang 9

1.3 Tăng trưởng kinh tế

1.3.1 Khái niệm

1.3.1.1 Khái niệm

Hoặc: Là sự tăng theo quy mô sản lượng hay thu nhập bình quân đầu người của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) Đó là kết quả được tạo ra bởi tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế

1.3.1.2 Phương pháp xác định tăng trưởng kinh tế

- Tốc độ tăng hàng năm phản ánh % thay đổi của sản lượng năm sau với năm trước

Trong đó:A % là tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm

1.3.2 Các dạng tăng trưởng kinh tế

-Tăng trưởng "bong bóng xà phòng": là sự tăng trưởng nhanh và kém bền vững +Có khát vọng tăng trưởng nhanh, dẫn đến đầu tư ồ ạt, đầu tư không những bằng vốn vay dài hạn mà còn bằng vốn vay ngắn và trung hạn Điều đó dễ dẫn đến khủng hoảng tài chính, và kết cục là sự suy thoái kinh tế

+Vay nợ nước ngoài lớn nhưng sử dụng vốn kém hiệu quả

+Chỉ tập trung đầu tư một số ngành, nên khi những ngành này thất bại trong cạnh tranh quốc tế, nền kinh tế đất nước sẽ sụp đổ nhanh chóng

- Tăng trưởng kinh tế nóng

+ Đó là sự tăng trưởng kinh tế cao nhưng phải trả giá quá lớn về nhiều mặt, như về môi trường, dân số, cơ sở hạ tầng, đồng thời đó là sự phát triển phiến diện về kinh

tế, không xuất phát từ tiềm năng của đất nước

- Tăng trưởng cân đối

+Đó là sự tăng trưởng kinh tế khi giữ nguyên cơ cấu sử dụng thu nhập quốc dân +Tăng trưởng cân đối khác với tăng trưởng đều đặn Tăng trưởng đều đặn nói đến việc tăng trưởng với nhịp độ không đổi, liên tục trong nhiều năm của GNP, và GDP

- Tăng trưởng tối ưu

+Tăng trưởng tối ưu là vị trí nền kinh tế nằm trên đường cong sản lượng tiềm năng Tại đó mức thất nghiệp bằng với thất nghiệp tự nhiên

Trang 10

Kinh tế lượng GVHD: Cô Hoàng Oanh

1.4 Những nghiên cứu về mối quan hệ của lạm phát và thất nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế

1.4.1 Lý thuyết về lạm phát và tăng trưởng

- Về lý thuyết, lạm phát có thể tác động tiêu cực lẫn tích cực lên tăng trưởng kinh tế: Theo Mundell (1965) và Tobin (1965), có mối tương quan tỉ lệ thuận giữa lạm phát

và tăng trưởng; hai trường phái Keynes và trường phái tiền tệ đều cho rằng trong ngắn hạn, chính sách nới lỏng tiền tệ làm gia tăng lạm phát đồng thời kích thích tăng trưởng

Theo Mudell và Aghevili lạm phát có tác dụng phân phối lại thu nhập giữa chính phủ và dân chúng và giữa các tầng lớp dân chúng khác nhau theo hướng có lợi cho tổng tiết kiệm của quốc gia nói chung Chẳng hạn khi lạm phát tăng lên thu nhập danh nghĩa của dân chúng sẽ tăng Với thuế suất thậm chí là không đổi số thu về ngân sách nhà nước sẽ tăng lên Và vì xu hướng tiết kiệm cận biên của khu vực chính phủ lớn hơn làm cho tổng tiết kiệm của xãhội tăng lên Tương tự đối với khu vực tư nhân, khi có lạm phát thu nhập thực tế của nhóm người có thu nhập từ tiền công giảm đi, ngược lại thu nhập thực tế của nhóm người có thu nhập từ lợi nhuận tăng lên Thông thường thì MPS của nhóm người thứ hai lớn hơn nhóm người thứ nhất Kết quả là sự phân phối lại thu nhập sẽ dẫn đến tăng mức tiết kiệm chung của nền kinh tế có lợi cho tích luỹ vốn, đầu tư và tăng trưởng

-Theo Perkins, lạm phát có thể coi là một cách huy động nguồn tiết kiệm của dân chúng thậm chí dễ dàng hơn việc huy động bằng các loại thuế khác Trong lúc nhà nước thiếu nguồn vốn cho đầu tư thì đại bộ phận dân chúng vẫn giữ một số tiền nhất định nhà rỗi Bằng cách tạo ra tỷ lệ lạm phát vừa phải, giá trị của tiền nhàn rỗi giảm dần Như vậy lạm phát được sử dụng như một thứ thuế, lạm phát khiến cho tài sản chuyển từ tay dân chúng sang chính phủ Mặc dù số tiền đầu tư của khu vực tư nhân

có thể giảm đi nhưng tổng đầu tư của xã hội vẫn tăng lên Bằng cách đánh thuế lạm phát và huy động tiền gửi bắt buộc như vậy một mức lạm phát nhẹ được coi là dầu bôi trơn cho sự phát triển.Thêm nữa cũng theo Perkin lạm phát có thể coi là động lực thúc đẩy tư nhân Ngay cả ở những nước công nghiệp phát triển việc tăng giá cả

có thể thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh tư nhân, kéo nguồn nhân công

và tiền vốn từ các khu vực đang suy thoái của nền kinh tế sang các khu vực phát triển năng động Lạm phát ở các nước đang phát triển có thể đẩy nhanh quá trình phân phối lại nguồn lực từ các nghành truyền thống sang các ngành công nghiệp hiện đại có khả năng phát triển cao

- Lạm phát có thể tác động tiêu cực lên tăng trưởng như: dấu hiệu bất ổn kinh tế vĩ mô; tăng sự không chắc chắn của các hoạt động đầu tư; lạm phát làm thay đổi giá cả

Trang 11

tương đối, làm méo mó quá trình phân bổ nguồn lực; lạm phát còn được xem như là một loại thuế đánh vào nền kinh tế

1.4.1.1 Các nghiên cứu kiểm nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng

- Nghiên cứu ban đầu (những năm 60) không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê nào

- Giai đoạn sau khủng hoảng dầu hỏa 1973-1974, tìm thấy quan hệ âm giữa lạm phát và tăng trưởng (Fischer, 1993; Bruno và Easterly, 1995; Barro, 1998)

- Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng là phi tuyến tính Lạm phát chỉ tác động tiêu cực lên tăng trưởng khi đạt ngưỡng nhất định nào đó (threshold) Ở mức dưới ngưỡng, lạm phát không nhất thiết tác động tiêu cực lên tăng trưởng, thậm chí

có thể tác động dương như lý thuyết Keynes đề cập

1.4.1.2 Kết quả kiểm nghiệm ảnh hưởng ngưỡng của lạm phát

- Fischer (1993) là người đầu tiên nghiên cứu vấn đề này đã kết luận, khi lạm phát tăng ở mức độ thấp, mối quan hệ này có thể không tồn tại, hoặc mang tính đồng biến, và lạm phát ở mức cao mối quan hệ này là nghịch biến

- Nghiên cứu của Khan và Senhadji (2001): 140 nước, giai đoạn 1960-1998 Các nước đang phát triển, ngưỡng lạm phát từ 11-12%/năm Nghiên cứu của Li (2006):

Số liệu cho 90 nước đang phát triển, giai đoạn 1961-2004, ngưỡng là 14%/năm

- Nghiên cứu của Christoffersen và Doyle (1998) tìm ra ngưỡng là 13% cho các nền kinh tế chuyển đổi

Kết luận: ngưỡng tiêu cực của lạm phát là từ 11%-14% trở lên

1.4.1.3 Kết luận mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế

- Lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai mặt của xã hội, là hai vấn đề kinh tế trong nền kinh tế Lạm phát có thể coi là kẻ thù của tăng trưởng kinh tế nhưng nó lại là hai vấn đề luôn tồn tại song song với nhau.Trong thực tế, không một quốc gia nào

dù phát triển đến đâu cũng không tránh khỏi lạm phát Bất cứ một nền kinh tế của quốc gia nào đều cũng đã trải qua các cuộc khủng hoảng kinh tế và tỷ lệ lạm phát tăng với những quy mô khác nhau Một xã hội ưu tiên cho tăng trưởng thì phải chấp nhận lạm phát đi kèm theo với nó

Trang 12

Kinh tế lượng GVHD: Cô Hoàng Oánh

1.4.2 Quan hệ giữa thất nghiệp với tăng trưởng kinh tế

-Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt nguồn lực lượng lao động Như vậy tăng trưởng nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm đi

-Mối quan hệ này được lượng hóa theo quy luật OKUN :

-Một hình thức khác hay được sử dụng của quy luật OKUN là:

Trong đó :

u là tỉ lệ thất nghiệp năm t, là tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên

Y là sản lượng thựctế , là sản lượng tiềm năng

c là yếu tố có liên quan đến thay đổi trong tỉ lệ thất nghiệp đến những thay đổi trong sản lượng

∆ là sự thay đổi trong sản lượng thực tế từ một năm đến tiếp theo

∆ là sự thay đổi tỷ lệ thất nghiệp thực tế từ một năm đến tiếp theo

k là tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của đầu ra công ăn việc làm

+Quy luật OKUN đưa ra mối quan hệ sống còn giữa thị trường đầu ra và thị trường lao động nó mô tả mối quan hệ giữa vận động ngắn hạn của GDP thực tế và những thay đổi của thất nghiệp Khi thấp nghiệp giảm đi thì tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên

Trang 13

Trang 11 / 27

Chương 2: Thực trạng lạm phát, thất nghiệp và tăng trưởng kinh

tế của Hoa Kì

2.1 Khái quát về nền kinh tế nước Mỹ

- Mỹ là quốc gia nằm ở Bắc Mỹ có tổng diện tích 9.629.091 km2 với nhiều loại tài nguyên như than đá, đồng, chì, phốt phát, Có dân số đứng thứ 3 thế giới với khoảng

314 triệu người, chiếm 4,5% dân số thế giới, nhưng GDP danh nghĩa của Mỹ lại chiếm đến 23.29% GDP của toàn thế giới (số liệu năm 2010, theo CIA World Factbook & IMF) Mỹ có GDP liên tục dẫn đầu thế giới, bỏ xa các quốc gia khác, là quốc gia có mức độ tăng trưởng kinh tế vừa phải, tỉ lệ thất nghiệp thấp, trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ, khả năng nghiên cứu, và đầu tư vốn cao, có ảnh hưởng to lớn đến tình hình kinh tế thế giới

2.2 Nền kinh tế Mỹ trong những năm gần đây

- Trong thập niên khởi đầu thế kỉ XXI này, nền kinh tế Mỹ đã gặp không ít khó khăn Những vụ khủng bố, thiên tai, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh,… cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các cường quốc khác trên thế giới khiến vị thế độc tôn của Mỹ trên các lĩnh vực ngày càng suy giảm Vụ khủng bố ngày 11/09/2001 đã giáng một đòn mạnh mẽ vào nước Mỹ, không những gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế, mà còn buộc Mỹ phải tăng cường chi vào quốc phòng, an ninh, quỹ chống khủng bố Những đợt thiên tai lớn, như cơn bão Katrina (2005), là một trong những cơn bão kinh khủng và tốn kém nhất trong lịch sử nước Mĩ trong vòng hàng trăm năm trở lại đây, đã khiến Mỹ không khỏi lao đao Bên cạnh đó, việc tiêu tốn một lượng chi phí khổng lồ cho các cuộc chiến tranh tại Iraq (2003 – 2010) và Afghanistan ( từ 2001 đến nay), với

số liệu của nhiều nguồn ước tính lên tới trên 4000 tỷ USD làm ngân sách của Mỹ ngày càng thiếu thốn

- Việc hao tốn một lượng lớn chi phí như vậy cho anh ninh, quân sự, khắc phục thiên tai,… khiến cho các chỉ số kinh tế của Mỹ ngày càng xấu đi Điển hình như năm 2001, sau khi hứng chịu hàng loạt thiệt hai do khủng bố và chi phí do chiến tranh, cùng với việc vỡ Bong bóng Dotcom, tăng trưởng GDP của Mỹ giảm từ 6.4% xuống chỉ còn gần một nửa, với 3.4% và duy trì ở mức thấp vài năm sau đó, trong khi đó thất nghiệp tăng

từ 4% lên 4.7%, tiếp tục gia tăng vài năm sau đó

2.2.1 Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ (2007 – 2009)

- Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ (2007 – 2009) đã khiến cho tình trạng của nền kinh tế Mỹ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều Sau cuộc suy thoái năm 2001, Cục dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ đã có những biện pháp tiền tệ để cứu nền kinh tế nước này khỏi suy thoái, đó là hạ lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng Chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 5 năm 2001 đến tháng 12 năm 2002, lãi suất liên ngân hàng giảm 11 đợt từ 6,5% xuống còn 1,75%

Trang 14

Kinh tế lượng GVHD: Cô Hoàng Oanh

Trang 12 / 27

- Môi trường tín dụng dễ dãi khiến cho các ngân hàng bắt đầu cho vay mạo hiểm, khiến bong bóng bất động sản bắt đầu hình thành và vỡ vào năm 2005 Năm 2007, nợ xấu quá nhiều khiến cho các một số tổ chức tín dụng, trong đó có cả những tổ chức lớn,

bị phá sản Những người gửi tiền ở các tổ chức tín dụng bắt đầu lo sợ và đến rút tiền ồ

ạt, hình thành nguy cơ khan hiếm tín dụng

- Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu đời

bị phá sản đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng đói tín dụng, ảnh hưởng đến khu vực sản xuất khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, sa thải lao động, cắt giảm các hợp đồng nhập đầu vào Trong ba tháng, tính tới cuối tháng 9, đã có hơn 30.000 doanh nghiệp Mỹ phá sản Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia này tính tới 6/12 đã lên tới 6,7%, mức cao nhất trong vòng 15 năm qua Ngoài ra, một số kỷ lục buồn tồn tại hàng chục năm về số người mới thất nghiệp theo tuần và tháng cũng đã bị phá trong quý IV Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2008, có thêm đến hơn 750.000 người bị thất nghiệp

- Trước tình hình đó, tháng 9 năm 2008, Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Ổn định Kinh tế Khẩn cấp cho phép bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ chi tới 700 tỷ USD cứu nền tài chính của nước này Những việc này khiến cho cả lạm phát và thất nghiệp, đều tăng lên trong năm 2008, trong khi đó tăng trưởng GDP chỉ còn 1.9% (giảm mạnh so với mức 4.9% của năm 2007) Không dừng lại ở đó, đến tháng 06/2009, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng lên mức kỉ lục, lên đến 9.5% Lần đầu tiên kể từ năm 1946, tăng trưởng GDP của Mỹ giảm xuống mức -2.2%, đồng thời cũng khiến nền kinh tế bị giảm phát với mức -0,34% vào năm 2009

2.2.2 Quá trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ những năm sau khủng hoảng:

- Năm 2010, tăng trưởng kinh tế Mỹ không những chậm mà còn bị thống trị bởi sự tích lũy của hàng tồn kho suốt ba quý đầu Tuy nhiên, Quý IV năm 2010 mang lại một

sự thay đổi được hoan nghênh với việc chi tiêu tiêu dùng tăng ở mức 4% hàng năm, đủ

để tổng GDP thực tế quý IV tăng 3,1% so với quý III Nền kinh tế dường như đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào tích lũy hàng tồn kho Chỉ số CPI trong năm tăng mạnh, đạt 2.07% Bên cạnh đó, số lượng việc làm được tạo ra tuy có tăng nhưng vẫn không đáng

kể, tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao 9,6% Tăng trưởng GDP đạt 3.8%

Ngày đăng: 11/05/2015, 11:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. N Gregory Mankiw, Nguyên lí kinh tế học, NXB Thống kê, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lí kinh tế học
Nhà XB: NXB Thống kê
2. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình tài chính quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tài chính quốc tế
Nhà XB: NXB Thống kê
3. Lê Thị Tuyết Hoa, Tiền tệ ngân hàng, Nhà sách kinh tế, Tp Hồ Chí Minh, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ ngân hàng, Nhà sách kinh tế
4.Christopher Conte, Sơ lược kinh tế Mĩ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Wahington DC, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ lược kinh tế Mĩ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
5. Dương Tấn Điệp, Kinh tế vĩ mô, NXB Thống kê, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế vĩ mô
Nhà XB: NXB Thống kê
6. PA Samuelson, Kinh tế học tập 1, Viện quan hệ quốc tế, Hà Nội, 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học tập 1
7. Học viện Tài chính New York, Tiền tệ - chính sách, NXB Thế giới, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ - chính sách
Nhà XB: NXB Thế giới
9. Nguyễn Văn Phúc, Tài liệu giảng dạy Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh,2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu giảng dạy Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh
8. Đại học ngân hàng Tp Hồ Chí Minh, Tài liệu giảng dạy môn tiền tệ - ngân hàng2001 Khác
10. Nguyễn Ái Đoàn, Tạp chí Ngân hàng số 19,10/2007 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w