Sự phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 31 - 33)

g. Chất lượng tăng trưởng về môi trường

1.3.4. Sự phát triển cơ sở hạ tầng

Hạ tầng cơ sở bao gồm hạ tầng kỹ thuật như các công trình như giao thông, cấp thoát nước, hệ thống điện, thông tin liên lạc…và hạ tầng xã hội nhu hệ thống trường học bệnh viện, chợ… Trình độ phát triển của hạ tầng cơ sở phản ánh qua ba tiêu chí đồng bộ, quy mô và bảo đảm tính phát triển.

Đồng bộ: Tính đồng bộ của hệ thống của cơ sở hạ tầng là sự phát triển

thay đổi của cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông vận chuyển, thông tin liên lạc phải đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với quy mô, tốc độ, định hướng

phát triển trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, đồng thời sự phát triển này còn phải trong mối liên hệ với các ngành liên quan.

Quy mô: Một quy mô hợp lý là kết quả tính toán giữa khả năng đầu tư

và nhu cầu tăng trưởng kinh tế cụ thể sự phát triển của các phụ tài mà nó phải gánh trên đó. Muốn vậy phải dự báo tốt, dự báo sai sẽ dẫn đến quy mô không phù hợp và lãng phí.

Tính phát triển: Trong hệ thống cơ sở hạ tầng có loại không chỉ tồn tại

vài chục năm mà có khi là hàng thế kỷ. Do đó, nó phải được thiết kế với khả năng cải tiến và tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật để không trở thành gánh nặng khi kỹ thuật cao trở thành phổ biến.

Các ngành kinh tế không thể phát triển được với một hệ thống cơ sở hạ tầng thấp kém, thiếu thốn, không đồng bộ. Do đó, một hệ thống cơ sở hạ tầng được phát triển là rất quan trọng đối với tiến trình công nghiệp hóa, nó phục vụ tích cực cho phát triển các ngành kinh tế, đồng thời tạo điều kiện để hợp nhất và mở rộng thị trường nội địa, hòa nhập thị trường thế giới.

Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng rất tốn kém. Chính phủ ở các nước công nghiệp hóa thường tài trợ cho việc xây dựng các mạng lưới giao thông vận tải và thông tin liên lạc (trừ nước Anh). Ở Đức, Ý, Nhật việc tài trợ thường là trực tiếp (cấp vốn), trong khi ở các nước khác thực hiện gián tiếp (Mỹ cho các công ty tư nhân vay vốn, cho thuê đất, hoặc cho phát hành trái phiếu như ở Pháp).

Ngay cả các nước công nghiệp phát triển ngày nay vẫn còn phải đương đầu với một số vấn đề về cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông đô thị. Kinh nghiệm cho thấy, nếu cơ sở hạ tầng không theo kịp sự phát triển kinh tế sẽ gây ra nhiều hậu quả tồi tệ. Tiềm lực kinh tế chỉ có thể phát huy tác dụng khi xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng hợp lý.

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w