Các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 28 - 31)

g. Chất lượng tăng trưởng về môi trường

1.3.3. Các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế

Các nguồn lực bao gồm vốn, lao động, tài nguyên và công nghệ có vai trò lớn với chất lượng tăng trưởng. Nhưng chúng chỉ điều kiện ban đầu cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng của nó vì còn phụ thuộc vào cách huy động và sử dụng các nguồn lực này tức mô hình.

Theo Marx trong bộ Tư bản, quyển I được xuất bản năm 1867 đã chỉ ra mô hình tăng trưởng để nâng cao chất lượng của nó khi nhấn mạnh phải huy động và sử dụng các yếu tố đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật. Marx đặc biệt quan tâm đến sử dụng của lao động trong việc sản xuất ra sản phẩm thặng dư. Theo ông, sức lao động đối với nhà tư bản là hàng hóa đặc biệt. Cũng như các hàng hóa khác, nó được các nhà tư bản mua bán trên thị trường và tiêu thụ trong quá trình sản xuất. Nhưng trong quá trình tiêu thụ, giá trị sử

dụng của hàng hóa sức lao động không giống với giá trị sử dụng của các hàng hóa khác. Nó có thể tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó, và bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư. Quan điểm này của Marx ngày nay vẫn đúng với thực tiễn khi một nền kinh tế biết huy động nguồn lực lao động và sử dụng hiệu quả nó sẽ cho phép phát triển bền vững như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Cũng theo Marx tiến bộ kỹ thuật làm tăng lượng máy móc và dụng cụ lao động, nghĩa là cấu tạo hữu cơ của tư bản C/V có xu hướng tăng lên. Để làm được điều này, người ta cần nhiều tiền vốn hơn, thông qua tiết kiệm. Do vậy, giá trị thặng dư được chia thành hai phần: một phần để tiêu dùng và một phần để tích lũy phát triển sản xuất. Như vậy Marx đã chỉ ra tầm quan trọng của quy mô vốn cũng như việc huy động và sử dụng vốn để nâng cao kỹ thuật sản xuất.

Mô hình Hadod - Domar (1940) đã chỉ ra mối quan hệ giữa sự gia tăng GDP của nền kinh tế (∆Y) với sự gia tăng vốn sản xuất (∆K) bằng hệ số ICOR. Khi vốn sản xuất K tăng nghĩa là nền kinh tế có nhiều cơ sở sản xuất hơn. Nhưng muốn tăng vốn sản xuất phải có tích lũy và tăng tích lũy từ nền kinh tế qua đó quyết định lượng vốn đầu tư cho các dự án sản xuất I. Tức là quy mô vốn đầu tư I phụ thuộc vào khả năng tiết kiệm trong nền kinh tế (S). Theo quan điểm này tăng tiết kiệm sẽ tăng đầu tư và gia tăng vốn sản xuất cuối cùng tăng trưởng cao hơn. Tuy nhiên khả năng tiết kiệm còn phụ thuộc vào xu hướng tiêu dùng của nền kinh tế và đây là ràng buộc không dễ giải quyết.

Nếu mô hình của Hadod - Domar chỉ ra sự ảnh hưởng của vốn sản xuất với tăng trưởng sản lượng, nhưng không chỉ ra được liệu sự tăng trưởng đó sẽ duy trì bao lâu hay có tính dài hạn không. Sự phát triển của Solow (1956) đã làm sáng tỏ t câu hỏi này. Solow kết luận rằng (1) việc tăng khối lượng vốn

sản xuất K chỉ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn nhưng không ảnh hưởng trong dài hạn; (2) một nền kinh tế có tỷ lệ tiết kiệm cao hơn sẽ có mức sản lượng cao hơn (GDP) nhưng không ảnh hưởng tới tăng trưởng trong dài hạn. Tức là tăng tỷ lệ tiết kiệm tiếp tục duy trì tăng trưởng nhưng rồi sẽ tới điểm dừng và do đó không thể duy trì dài hạn do không tăng mãi tỷ lệ tiết kiệm. Những khó khăn này chỉ có thể giải quyết nhờ tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tốt hơn.

Trường phái Tân cổ điển xuất hiện vào cuối thế kỷ 19, luận điểm cơ bản của trường phái này là nguồn gốc của sự tăng trưởng còn phụ thuộc vào cách thức kết hợp giữa các yếu tố đầu vào là vốn sản xuất (K) và lao động (L). Tuy nhiên lao động và vốn sản xuất trong chừng mực nào đó lại thay thế lẫn nhau do đó việc kết hợp hai yếu tố này có nhiều cách thức khác nhau nhưng cho cùng mức sản lượng Y. Như vậy tăng trưởng có thể dựa vào: (1) theo chiều rộng trên cơ sở tăng sản lượng nhưng hệ số K/L không đổi; (2) theo chiều sâu khi sản lượng tăng nhưng hệ số K/L giảm và năng suất lao động tăng.

Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ có vai trò lớn như Ricacdo và sau này là Marx đã khẳng định. Theo Kaldor, bằng sự thay đổi của hàm sản xuất để mô tả tiến bộ kỹ thuật cho thấy tăng trưởng sản lượng bền vững hơn và dường như tiềm năng vô hạn của nhân tố này. Ông cũng khuyên các nhà hoạch định muốn nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế phải (1) ngoài tăng vốn thì cần chú trọng tới trình độ công nghệ của nền kinh tế; (2) Muốn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì cần không ngừng kích thích, thúc đẩy cải tiến và nâng cao trình độ công nghệ trong các doanh nghiệp, cần có chính sách phù hợp.

Nếu Harrod Domar chú trọng tới tư bản nói chung thì S.S Part (1992) nhấn mạnh vốn cho khu vực sản xuất tư liệu sản xuất. Nhưng khác với Kaldor chỉ tập trung vào công nghệ sản xuất thì S.S Park giải thích được nguồn gốc

tăng trưởng dựa vào sự đầu tư vào vốn con người. Vốn con người của người lao động là kết quả của quá trình tích luỹ về kiến thức, kỹ năng ... trong cuộc sống sản xuất và đào tạo của xã hội. Theo ông, tích luỹ tư bản được thực hiện liên tục qua hoạt động đầu tư, nhưng tiến bộ công nghệ lại phụ thuộc vào phát triển vốn con người. Sản lượng là hàm số của khối lượng tư bản có được từ đầu tư (K) và vốn con người (H) hay: Y = f(K, H).

Đến đây thì lại có sự kết nối giữa nhân tố lao động và trình độ công nghệ. Tiến bộ công nghệ phụ thuộc vào chất lượng lao động hay mức vốn con người, khi tiến bộ công nghệ là kết quả hoạt động sáng tạo của con người và việc áp dụng tiến bộ công nghệ cũng phụ thuộc vào chất lượng lao động. Và chính nó tác động tới nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Như vậy, số lượng, chất lượng của các nguôn lức cũng như việc huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực quyết định đến sự gia tăng sản lượng của nền kinh tế (tăng trưởng) và thực tiễn phát triển của các nền kinh tế đều chứng minh điều đó. Nếu tiến bộ kỹ thuật cơ sở cho việc tăng trưởng trong dài hạn thì chìa khóa cho tiến bộ kỹ thuật là nguồn nhân lực và nhiều nơi đều chú trọng tới hai yếu tố này trong phát triển. Tuy nhiên tùy theo điều kiện của mỗi nền kinh tế mà việc huy động và sử dụng các nguồn lực sẽ khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố cả chủ quan và khách quan.

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w