Tổng cầu và chất lượng tăng trưởng

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 53 - 58)

Khi tiêu dùng của hộ gia đình cao hay xu hướng tiêu dùng của họ cao sẽ tác động tới tình hình tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, thu nhập của doanh nghiệp và lao động.

Dựa trên số liệu thống kê của Cục Thống kê Trà Vinh về tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ và GDP có thể tính được tỷ tiêu dùng trên thu nhập và coi đó là xu hướng tiêu dùng biên như hình 2.8.

(Nguồn: Báo cáo thực hiện Nghị quyết 2006-2010, báo cáo thực hiện Nghị quyết năm 2011, năm 2012 của UBND tỉnh Trà Vinh)

Như vậy tiêu dùng của dân cư tỉnh Trà Vinh so với hàng hóa bán lẻ ở địa phương cao hơn thu nhập trung bình giai đoạn và tỷ lệ tiêu dùng thời kỳ 2006-2012 là 57,03%; các năm tiêu dùng thấp nhất là năm 2006 và 2007 tiêu dùng cũng trên mức thu nhập trung bình với tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập là 55,01% và 55,06%. Tỷ lệ này so với các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long là còn thấp chỉ cao hơn tỷ lệ tiêu dùng của tỉnh Long An. Điều này chỉ có thể giải thích là do thị trường thiếu hàng hóa dịch vụ nên người dân phải mua ở thị trường khác ví dụ như dịch vụ y tế, giáo dục có chất lượng và các sản phẩm, hàng hóa khác mà người dân phải lựa chọn Thành phố Hồ Chí Minh để tiêu dùng. Do vậy phát triển thị trường nội địa thông qua phát triển dịch vụ và kích thích tiêu dùng sẽ đảm bảo nâng cao chất lượng tăng trưởng.

g. Chất lượng tăng trưởng về mặt xã hội

Chất lượng tăng trưởng kinh tế có thể được duy trì mức cao ổn định phụ thuộc không chỉ vào tích lũy vốn sản xuất, số lao động và trình độ công nghệ mà còn phụ thuộc vào việc sử dụng thành quả của tăng trưởng vào phát

triển xã hội. Thành quả được thể hiện qua mức độ cải thiện dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, hay dịch vụ giáo dục đào tạo, nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo…

Bảng 2.5: Mức cải thiện về y tế ở tỉnh Trà Vinh

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2009 2010 2011 2012 Số giường bệnh/10.000 dân giường 13,37 13,61 15,00 15,50 15,50 16,20 Số Bác sĩ/10.000 dân người 3,77 3,86 4,00 4,50 4,80 5,00 Tỷ lệ trạm y tế xã, phường có bác sĩ % 77,45 97,1 83,96 100 100 100 Tỷ lệ trạm y tế xã, phường có nữ hộ sinh % 83,33 83,53 87,74 97,1 100 100 Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi tiêm chủng đủ liều % 100 99,6 100 100 97,5 100 Tỷ lệ trẻ em dưới 5

tuổi suy dinh dưỡng % 25,50 23,50 20,40 19,3 18,00 16,50

(Nguồn: Niêm giám thống kê, báo cáo thực hiện Nghị quyết 2006- 2011, báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết năm 2012 của UBND tỉnh Trà Vinh)

Trước hết hãy xem xét mức độ cải thiện điều kiện y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân. Bảng 2.5 cho thấy tỷ lệ giường bệnh trên vạn dân tăng dần lên từ 13,37 năm 2006 lên 16,20 năm 2012 tăng 2,83 gường, thông qua việc tỉnh đã mở rộng và đưa một số trung tâm y tế mới vào hoạt động. Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào số lượng, chất lượng và phân bố đội ngũ thầy thuốc. Bằng nhiều chính sách tỉnh đã thu hút được nhiều bác sỹ nên số bác sỹ trên vạn dân đã tăng liên tục trong từ 3,77 bác sỹ/vạn dân năm 2006 lên 5 bác sỹ/vạn dân năm 2012. Đây là mức còn thấp đứng thứ 5/13 so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nhờ đó tỷ lệ số xã có bác sỹ đã tăng nhanh chóng, đến nay có tới 100% xã có bác sỹ và 100% xã có nữ hộ sinh. Do đó chất lượng dân số đã tăng lên khi tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5

tuổi đã giảm từ 25,5% năm 2006 còn 16,5% năm 2012, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đủ liều đạt mức 100%.

Bảng 2.6: Mức độ cải thiện về giáo dục ở tỉnh Trà Vinh

Chỉ tiêu Đơnvị 2006 2008 2010 2011 - Tổng số học sinh đầu năm học Học sinh 194.165 181.54 0 184.67 3 185.806 - Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học MG % 42,19 53,73 65,4 68,4

- Tỷ lệ trẻ em sáu tuổi vào

lớp 1 % 99,4 99,57 997,7 99,9 + Tiểu học % 98,5 99,5 99 99 + Trung học cơ sở % 85 86,6 90,6 91,2 + Trung học phổ thông % 63,1 62,09 63,5 65,3 - Số trường (Mầm non + Phổ thông) Trường 413 430 444 447 - Tỷ lệ xã phổ cập THCS % 100 100 100 100 - Số huyện, thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập THCS Huyện, TP 8 8 8 8 - Tỷ lệ huyện, Tp đạt phổ cập THCS % 100 100 100 100

- Số trường đạt tiêu chuẩn

quốc gia Trường 25 32 40 41

- Đại học và cao đẳng Người 4.783 8.039 19.091 17.010 - Trung học chuyên nghiệp Người 942 208 159 137 - Công nhân kỹ thuật Người 189 526 2.175 2.232

(Nguồn: Niêm giám thống kê, báo cáo thực hiện Nghị quyết 2006- 2011, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo)

Quy mô giáo dục đào tạo được mở rộng khi số lượng học sinh và học viên sinh viên tăng liên tục thời kỳ 2006-2011 như trong bảng 2.6. Chất lượng giáo dục đào tạo cũng nâng cao trong thời gian đó. Dù là một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhưng tỷ lệ học sinh vào lớp 1 là 99,9% là nỗ lực lớn mà ngay các tỉnh đồng bằng cũng khó đạt được. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo là gần 68,4% là điểm đáng chú ý, vì trẻ em ở nông thôn, vùng sâu, vùng

xa, vùng dân tộc Khmer nghèo gia đình không có điều kiện và ít được quan tâm để đưa các cháu đến lớp.

Tuy nhiên hệ thống y tế và giáo dục của địa phương vẫn còn nhược điểm cơ bản nhất hạn chế mức độ thỏa mãn của người dân. Đó là hiệu năng và hiệu quả thấp trong hoạt động. Do hệ thống này phân bố tập trung ở các trung tâm và thành thị cho dù chính quyền đã cố gắng giảm bớt tình trạng này khi đã đầu tư phát triển nhiều trung tâm y tế ở vùng sâu vùng xa. Nhưng đội ngũ giáo viên, các bộ y tế có trình độ chuyên môn cao thường chỉ tập trung ở những nơi có điều kiện công việc tốt. Khiến chất lượng dịch vụ rất khác nhau giữa các khu vực.

Qua số liệu bảng 2.7. cho thấy rằng Trà Vinh có tỷ lệ hộ nghèo là cao nhất so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và cao hơn tỷ lệ của các nước. Mặc dù Tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong công tác giảm nghèo như cấp đất cho đồng bào thiếu đất sản xuất, cho vay vốn sản xuất ưu đãi, các chính sách hỗ trợ nhà ở đất ở cho người đồng bào dân tộc Khmer,…. Công tác giảm nghèo của tỉnh cũng được đẩy mạnh, tuy trong thời kỳ 2006-2011 tỷ lệ hộ nghèo tuy có giảm mạnh từ 31,6% năm 2006 xuống còn 20,13% năm 2011 (giảm 10,47%) nhưng công tác giảm nghèo trong giai đoạn không bền vững, tỷ lệ tái nghèo vẫn còn, do đó tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao so với các tỉnh trong khu vực. Vì vậy, trong thời gian tới tỉnh cần phải đẩy nhanh triển khai thực hiện Đề án giảm nghèo bền vững để đẩy nhanh tỷ lệ nghèo, nâng cao mức sống của người dân ở địa phương.

(Nguồn: www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx? và Niên Giám thống kê 2007-2011 Trà Vinh)

Thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền vững, tỉnh cần lồng ghép có hiệu qủa các chương trình quốc gia cho các xã nghèo, tranh thủ các nguồn vốn nước ngoài tài trợ cho giảm nghèo; tạo ra những chuyển biến cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội ở các xã khó khăn. Cải thiện đáng kể điều kiện sinh hoạt, học hành, chăm sóc sức khỏe và từng bước nâng cao mức sống của người dân, đặc biệt chú ý vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Bảng 2.7A: Khoảng cách giàu nghèo ở tỉnh Trà Vinh

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w