Đẩy mạnh ứng dụng và nhận chuyển giao thành tựu khoa học kỹ thuật và quản lý vào nền kinh tế

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 100 - 103)

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA TỈNH

3.2.5.Đẩy mạnh ứng dụng và nhận chuyển giao thành tựu khoa học kỹ thuật và quản lý vào nền kinh tế

học kỹ thuật và quản lý vào nền kinh tế

Khoa học - công nghệ phải thực sự góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường sinh thái. Khoa học công nghệ đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Trong thời gian tới, để đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, khoa học công nghệ sẽ tập trung vào giải quyết chương trình chuyển giao công nghệ mới, sản phẩm mới trong ngành công nghiệp chế biến nông, thủy sản, nhằm tạo ra cho ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh. Trong công nghiệp, công nghệ chế biến nông, thủy sản là mũi nhọn: tập trung nghiên cứu chuyển giao công nghệ ngành sản phẩm từ dừa, cây ăn trái và nước giải khát như sản phẩm từ trái cam, quý, buổi,... Đẩy nhanh nghiên cứu công nghệ sản xuất vật phẩm tiêu dùng. Từng bước nghiên cứu chuyển giao công nghệ tin học ứng dụng cho tỉnh.

Có chính sách thu hút lực lượng chuyên gia khoa học kỹ thuật giỏi trong tỉnh, ngoài tỉnh, kể cả Việt kiều và người nước ngoài tham gia công tác chuyển giao kiến thức, công nghệ.

Hình thành thị trường công nghệ với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế nhằm tăng năng lực của mọi thành viên trong xã hội tham gia vào quá trình đổi mới công nghệ, thực hiện xã hội hóa chuyển giao công nghệ.

Phát triển khoa học và công nghệ sẽ là khâu đột phát quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Có cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ trên địa bàn.

Trong nông nghiệp nông thôn, phát triển khoa học công nghệ cần hướng trọng tâm vào các lĩnh vực chủ yếu sau:

Phát triển khoa học công nghệ gắn với đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Cụ thể:

a. Đẩy mạnh công tác ứng dụng khoa học công nghệ về giống có năng suất chất lượng phù hợp với từng mô hình sản xuất và điều kiện cụ thể của từng tiểu vùng. Trong đó đặc biệt chú trọng ứng dụng các giống có chất lượng cao, có khả năng thích nghi với điều kiện của từng khu vực, tổ chức nhân giống và kiểm soát chặt chẽ việc nhân giống cây lâu năm.

* Ứng dụng công nghệ sinh học về sản xuất giống cây trồng vật nuôi có năng suất và chất lượng cao như ứng dụng chế phẩm EM vào công tác bảo vệ môi trường và phát triển nuôi trồng; trồng lúa đặc sản theo phương pháp hữu cơ sinh học luân canh với nuôi tôm sú; ứng dụng mô hình nuôi tôm sú quản canh cải tiến, có bổ sung thức ăn và sử dụng chế phẩm vi sinh E.M; ứng dụng quy trình sản xuất giống cá tra nhân tạo; mô hình nuôi tôm càng xanh ruộng lúa; quy trình sản xuất giống nghêu nhân tạo; ứng dụng mô hình quy trình sản xuất cua giống và nuôi vỗ cua mẹ trong bể cenment, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao để giảm giá thành, tăng chất lượng lúa gạo và giảm ô nhiễm môi trường như mô hình thâm canh tổng hợp từ khâu xử lý hạt giống, xạ, bón phân, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, công nghệ sau thu hoạch; …

* Đẩy mạnh công tác thụ tinh nhân tạo nhằm cải tạo chất lượng đàn heo, nâng cao tỷ lệ sind hóa đàn bò để tạo tiền đề cho phát triển bò thịt chất lượng cao như ứng dụng quy trình nuôi bò lấy thịt, ....

* Ứng dụng rộng rãi công nghệ giống vô tính để nâng cao năng suất và chất lượng vườn cây lâu năm (dừa, cây ăn quả…) hoặc cây ngắn ngày có giá trị cao như ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc lưu giữ giống và xây dựng mô hình chuyên canh dừa đặc ruột (dừa Sáp, dừa Kem) trồng sen cây ăn quả có giá trị cao, …

b. Đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng các loại hình công nghệ sau thu hoạch, bao gồm: thu hoạch, phơi sấy, chế biến, bảo quản nông, thủy sản.

c. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong canh tác nhằm sử dụng lâu bền tài nguyên đất đai của tỉnh. Nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi, nhanh chóng nhân rộng việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật quản lý tổng hợp dịch hại cây trồng (IPM).

d. Xây dựng, đào tạo và sử dụng có hiệu quả mạng lưới khuyến nông khuyến ngư đến từng xã, mạng lưới kỹ thuật viên đến từng ấp để tạo điều kiện đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, hỗ trợ nông dân vươn lên trong sản xuất.

e. Tăng cường công tác tập huấn phổ biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các điểm nhân giống và chuyên môn hóa sản xuất giống phù hợp với quy mô phát triển sản xuất. Tăng cường công tác kiểm định giống để hạn chế tối đa các loại giống kém phẩm chất lưu thông trên thị trường.

f. Điều khiển thời vụ sát với điều kiện môi trường của từng khu vực, từng mùa vụ trong từng loại hình sử dụng đất để đảm bảo thu hoạch an toàn trước các tác động của hạn hán và lũ lụt. Chú trọng cải tạo mặt bằng đồng ruộng kết hợp với tăng cường thủy lợi nội đồng để tạo môi trường tốt cho phát huy các tác động kỹ thuật trên đồng ruộng.

g. Từng bước nhân rộng các mô hình nông - ngư kết hợp, mô hình trình diễn đến tận người dân trong đó chú trọng đúng mức đến phát triển chăn nuôi

trong vườn nhà, các mô hình vườn rừng; mô hình kết hợp nuôi trồng thủy sản trong vườn cây ăn trái với nuôi thủy sản trong ao, mương, hồ vườn.

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (Trang 100 - 103)