tìm hiểu chính sách hạn điền ở việt nam

22 1.2K 11
tìm hiểu chính sách hạn điền ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2 I. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước có nền kinh tế nông nghiệp chiếm trọng yếu với khoảng 73,3% dân số sống ở nông thôn, 71% dân số làm nông dân (Đỗ Kim Chung, 2008). Sự phát triển của ngành nông nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cả nền kinh tế quốc dân. Để tiến hành bất cứ quá trình sản xuất nào cũng cần phải có các đầu vào cần thiết, sản xuất nông nghiệp cũng vậy. Tuy nhiên, đầu vào đầu tiên và quan trọng nhất khi nói đến sản xuất nông nghiệp đó là đất – tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Do tính chất quan trọng của đất đai với sản xuất nông nghiệp nên Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm tới các chính sách về đất đai, trong đó có chính sách hạn điền quy định quy mô diện tích tối đa mà tổ chức, cá nhân được quyền quản lý sử dụng. Chính sách hạn điền được hình thành rất sớm từ thời Hồ Quý Ly (1397). Cùng với sự phát triển về trình độ lao động, KHKT… trong nông nghiệp thì chính sách hạn điền đã được điều chỉnh cho phù hợp hơn. Trong hơn 20 năm kể từ khi đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới năm 1986, chính sách hạn điền có nhiều lần sửa đổi thể hiện trong các luật đất đai 1993, luật đất đai sửa đổi 1998, 2003 và các văn bản dưới luật. Chính sách hạn điền vừa có tác động tích cực như đảm bảo công bằng về đất đai, hạn chế tình trạng đầu cơ đất…vừa có tác động tiêu cực kìm hãm những người nông dân muốn làm ăn lớn. Việc quy định mức hạn điền có ý nghĩa quyết định tới quá trình tổ chức và sử dụng các đầu vào khác như bố trí sản xuất cây trồng, vật nuôi gì, sử dụng lao động, đầu tư vốn, áp dụng khoa học kỹ thuật ra sao… từ đó mà ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Với tầm quan trọng như vậy, tuy nhiên hiện nay chính sách hạn điền ở nước ta vẫn còn những vấn đề bất cập và việc hoàn thiện sao cho phù hợp với trình độ phát triển của sản xuất nông nghiệp, yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời thực hiện chủ trương CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng ta là rất cần thiết. 1 Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bản chất, cơ sở khoa học của chính sách hạn điền. - Thảo luận thực tiễn chính sách hạn điền trên thế giới và ở nước ta. - Đề xuất định hướng chính sách. 1.3 Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: từ 31/10 đến 14/11/2008 - Chủ đề: Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam 1.4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin: Các thông tin về chính sách hạn điền được thu thập qua các tạp chí, sách báo và internet. - Phương pháp phân tích: phân tích lợi ích - chi phí, áp dụng mô hình phân tích chính sách của Tinbergen. 2 Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Khái niệm Hạn điền là quy mô ruộng đất tối đa mà luật pháp cho phép các hộ, cá nhân được phép quản lý sử dụng. Tuy nhiên, ở một số nước Tây Âu, chính sách hạn điền của họ thay vì quy định mức giới hạn trên thì họ chỉ quy định mức hạn dưới, để tránh tình trạng chia ruộng đất quá nhỏ, làm giảm hiệu quả canh tác. 2.2 Vai trò của hạn điền Chính sách hạn điền được đặt ra nhằm hạn chế các mặt tiêu cực của thị trường đất đai như: - Sự mất bình đẳng trong nông thôn về đất đai. - Tình trạng đầu cơ về đất đai. - Đất đai không được sử dụng hiệu quả. - Mâu thuẫn XH về đất đai có thể nảy sinh. 2.3 Đặc điểm của chính sách hạn điền Chính sách hạn điền thường xuất hiện ở các nước có quĩ đất nông nghiệp, đất có thể canh tác được thấp so với số lượng lao động nông nghiệp đông đảo. Với những đặc điểm sản xuất nông nghiệp như vậy một chính sách hạn điền đúng đắn sẽ phát huy tốt vai trò của mình, đảm bảo đất nông nghiệp được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích, đảm bảo được an ninh lương thực và phát triển mạnh mẽ ngành sản xuất nông nghiệp. Khi đó, chính sách hạn điền sẽ đảm bảo đất đai không bị đầu cơ sử dụng sai mục đích, đất nông nghiệp không bị bỏ hoang hay ít sử dụng do trình độ quản lý hay trình độ kĩ thuật của nông dân còn quá thấp. Đất nông nghiệp sẽ trở thành một tư liệu sản xuất không thể thiếu đối với các hộ gia đình, đảm bảo công bằng xã hội, tránh được các mâu thuẫn xã hội về đất đai có thể nảy sinh. 3 Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2 Quá trình phát triển của quốc gia, đặc biệt là ngành sản xuất nông nghiệp sẽ kéo theo sự thay đổi của chính sách nông nghiệp, đáp ứng theo xu thế phát triển mới. Trong khi theo dõi sự phát triển của các quốc gia có những đặc điểm đất đai tương tự Việt Nam như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản hay Hà Lan, chúng tôi nhận thấy, khi các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển thu hút lao động nông thôn chuyển sang , đồng thời các tiến bộ kĩ thuật được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp thì xu hướng chung của chuyển dịch đất đai trong nông nghiệp là sự tích tụ, tập trung ruộng đất để hình thành các trang trại lớn, các đại nông hộ hay các doanh nghiệp nông trại quy mô hơn. Do đó, vấn đề này đặt ra cho chính sách nông nghiệp một yêu cầu về sự điều chỉnh để mở đường cho xu hướng này, đi đôi với nó là sự điều chỉnh một loạt các chính sách liên quan đến tín dụng, chuyển nhượng đất đai, … Ở Hàn Quốc, Chính phủ thừa nhận sở hữu tư nhân về đất nông nghiệp, nhưng chính phủ quản lí sử dụng đất (chỉ những ai đang sử dụng và sẽ sử dụng đất nông nghiệp thì mới có quyền sở hữu đất nông nghiệp), mặt khác Nhà nước phát triển công nghiệp để thu hút lao động dư thừa trong nông thôn, thay đổi mức hạn điền từ 3 ha/hộ đến 30 ha/hộ. Tháng 12/1945, Nhật Bản ban hành Luật CCRĐ xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân, buộc địa chủ có trên 5 ha phải chuyển nhượng đất, phải thanh toán địa tô bằng tiền mặt. CCRĐ lần thứ 2 với nội dung thực hiển chuyển quyền sở hữu đất do Chính phủ quyết định, xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân nhằm giảm địa tô. Ở Đài Loan, do điều kiện đất chật người đông, Chính quyền rất chú trọng đến tính công bằng trong phân phối quĩ đất nông nghiệp cho nông dân và sử dụng đất có hiệu quả. Về hạn điền, Chính quyền quy định sở hữu tư nhân, mỗi địa chủ không quá 3 ha lúa nước, 6 ha ruộng khô loại có độ màu mỡ trung bình. Nhà nước trưng thu số đất vượt quá mức hạn điền theo giá bằng giá bán cho người lĩnh canh, 4 Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2 thanh toán kéo dài trong 10 năm với lãi suất 4%/năm. Diện tích đất nông nghiệp công do Nhà nước hoặc do các tổ chức xã hội cộng đồng quản lý được chuyển lại cho người lĩnh canh (nông dân nghèo). Bên cạnh đó Nhà nước còn cho nông dân vay vốn tín dụng để cải tạo đất, phát triển thủy lợi nội đồng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững; Nhà nước đặc biệt chú ý đến chính sách giá đất linh hoạt nhằm đẩy nhanh quá trình tích tụ ruộng đất… 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng Tỷ lệ lao động nông nghiệp: Đất đai vốn là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu và không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp, do vậy, mỗi hộ hay cá nhân làm nông nghiệp đều muốn có một mảnh đất của riêng mình. Nó đòi hỏi tính công bằng trong phân chia đất đai ở nông thôn do đó một chính sách hạn điền hợp lý sẽ đảm bảo những người nông dân làm ăn thực sự sẽ có tư liệu sản xuất của mình. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng chống lại sự đầu cơ về đất vì nếu xảy ra sẽ dẫn tới nhiều nông dân không có đất, trở thành người làm thuê, trở thành “tá điền” cho các “địa chủ mới”, gây ra mâu thuẫn XH dẫn tới bất ổn về chính trị của quốc gia. Do vậy, tỷ lệ lao động nông nghiệp là một nhân tố ảnh hưởng tới các qui định cụ thể của chính sách hạn điền và sự thay đổi của nó đòi hỏi chính sách hạn điền phải thay đổi theo cho phù hợp. Trình độ áp dụng KHKT trong sản xuất nông nghiệp: Với công nghệ sản xuất thấp kém, các hộ nông dân chỉ có thể quản lý sản xuất trong một diện tích canh tác nhỏ để đảm bảo sự khai thác đó là hiệu quả nhất có thể. Do đó, nếu với công nghệ đó đi cùng một chính sách hạn điền quá mở sẽ dẫn tới sự khai thác phi hiệu quả đất canh tác, năng suất sản phẩm thấp làm tăng tính rủi ro (vốn đã cao trong sản xuất nông nghiệp). Do vậy, chính sách hạn điền phải phù hợp với trình độ áp dụng KHKT để đảm bảo đất canh tác được khai thác hiệu quả. Sự phát triển của thị trường hàng hóa trong nông nghiệp: Như đặc điểm của chính sách hạn điền đã phân tích ở trên. Chúng ta nhận thấy sự phát triển của kinh tế hàng hoá trong nông nghiệp là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến 5 Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2 chính sách hạn điền. Bản than nó tác động làm thay đổi các yếu tố khác như tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, trình độ áp dụng kĩ thuật, nhu cầu tích tụ ruộng đất thong qua nhu cầu của thị trường. Thị trường hàng hoá phát triển, nhu cầu càng lớn và đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng ngày càng cao, từ đó nó thúc đẩy người sản xuất phải mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường mức độ KHKT nhằm đạt được lợi thế theo quy mô để có thể tồn tại trên thị trường. Tâm lý của người nông dân về sở hữu đất đai: Mối quan hệ giữa người nông dân với ruộng đất có một ý nghĩa quan trọng trong chính sách hạn điền, nó vừa mang tính kinh tế vừa mang tính tín ngưỡng, văn hoá. Do vậy, nếu việc đưa ra một chính sách hạn điền mà không nhìn nhận vấn đề tâm lý thì có thể dẫn đến sự thất bại của chính sách, sự xung đột về chính trị - xã hội. Điều này đặc biệt xuất hiện ở các quốc gia phương Đông, vấn đề này có mức độ càng nặng nề hơn. Ở Việt Nam, vấn đề này được nhận dạng rõ rệt, “có nông dân tìm được nghề phi nông nghiệp, nhưng muốn giữ lại đất tổ tiên, phòng ngừa những biến cố trong cuộc sống, đó là tâm lý của phần lớn nông dân miền Bắc” (Nguyễn Công Tạn, 2008) Đối tượng sản xuất nông nghiệp, yếu tố vùng miền: Về đối tượng sản xuất, mỗi loại sinh vật có đặc điểm sinh trưởng, quy trình công nghệ khác nhau, do vậy chính sách hạn điền cũng phải điều chỉnh theo đối tượng sản xuất của nó. Chẳng hạn, nếu sản xuất ngô cơ giới hoá, một nông trang gia đình có thể tích tụ trên 100 ha, nhưng với cây cao su thì chỉ vài ha”. Tuy nhiên, việc quy định chính sách hạn điền cho các đối tượng khác nhau là khá khó khăn, tìm được cơ sở khoa học để đưa ra con số chính xác, phù hợp cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng. Ngoài ra, yếu tố vùng miền cũng sẽ đòi hỏi chính sách hạn điền thích hợp với nó. Đặc điểm đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp mỗi vùng khác nhau do đó quy định mức độ hạn điền, mức độ tích tụ cần điều chỉnh với từng vùng đảm bảo không kìm hãm cũng như không mở rộng tích tụ đất đai quá mức. Ở Nhật Bản, mức hạn điền mới không vượt quá 1 ha (đối với vùng ít ruộng) và 4 ha (đối với vùng nhiều ruộng; ở Đài Loan, mỗi địa chủ không quá 3 ha lúa nước, 6 ha ruộng khô loại có độ màu mỡ trung bình. Quan điểm của Nhà nước về mối quan hệ giữa nông dân và ruộng đất: Quan điểm của Nhà nước dựa trên chế độ chính trị và chế độ kinh tế mà Nhà nước đó 6 Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2 theo đuổi. Ở Nhật, pháp luật ngăn cấm tích tụ đất. Nhật đã xoá sổ các nông trang lớn để lập những trang trại nhỏ. Hộ nông dân giữ lại trang trại vừa nhỏ, vừa phân tán nên giá thành dịch vụ cao. Chính phủ Nhật không khuyến khích trang trại giải thể (nhưng được cho thuê). Không những thế, Nhà nước còn đánh thuế vào người cho thuê đất. Các nông trang lớn thuê được đất cũng không có cách để dồn điền đổi thửa. Chính phủ Nhật không khuyến khích nông trang gia đình chuyên môn hoá, ngược lại nếu nông trang gia đình sản xuất đa ngành còn được Chính phủ tài trợ. Trong khi đó tại Hà Lan, Chính phủ hạn chế nông trang sản xuất đa ngành và rất ít tài trợ cho các nông trang gia đình, chỉ tài trợ khi áp dụng công nghệ mới. Với những nông trang giải thể, được nhân tài trợ, nhưng phải bán đất cho nông trang hoặc bán cho Chính phủ để mở rộng quy mô nông trang khác. Tại Việt Nam, “Nhà nước sợ sinh ra một tầng lớp “địa chủ mới”, sợ tư bản hoá đất đai” (Vũ Minh Việt, 2008). Chính sách đất đai nói chung và chính sách hạn điền nói riêng của Việt Nam vẫn dựa trên quan điểm “người cày có ruộng”, lo lắng xuất hiện hiện tượng “nông dân mất đất” trở thành “tá điền”. Hiện tại, quan điểm mà nhiều nhà nghiên cứu đề xuất thay đổi tư duy từ “người cày có ruộng” thành “người lao động có việc làm”. 2.5 Tác động của chính sách hạn điền 2.5.1 Đến người sản xuất Chính sách hạn điền ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất và xu hướng dịch chuyển ruộng đất của người nông dân. Chính sách hạn điền sẽ quy định mức độ tích tụ đất đai của người nông dân, việc mở rộng quy mô sản xuất phụ thuộc vào đó để tính toán sao cho không vượt quá hạn mức. Quá trình chuyển dịch đất đai giữa các đối tượng sản xuất cũng phụ thuộc vào chính sách hạn điền. Hầu hết ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam, xu hướng lao động nông nghiệp giảm dần, đất nông nghiệp tập trung, tích tụ vào những người nông dân làm ăn hiệu quả. Tuy nhiên, một chính sách hạn điền chặt chẽ, hạn chế tích tụ sẽ dẫn tới việc sử dụng đất 7 Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2 kém hiệu quả, bỏ hoang, ngoài ra có thể dẫn tới một số hiện tượng như “tích tụ chui” (ở Việt Nam). 2.5.2 Đến sự phát triển của ngành nông nghiệp Thực tế diễn ra cho thấy, chính sách hạn điền phản ánh quan điểm phát triển nông nghiệp của một quốc gia. Bởi các quy định của nó tác động trực tiếp đến quy mô sản xuất như đã nói ở trên. Do vậy, chính sách hạn điền chặt chẽ hay nới lỏng sẽ dẫn tới sự phát triển một nền nông nghiệp quy mô nhỏ, tự cấp tự túc hay một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao. Ví dụ về Nhật Bản và Hà Lan là hình mẫu cho hai quan điểm phát triển trái ngược nhau. 2.5.3 Đến nền kinh tế Tác động lớn nhất của chính sách hạn điền đến nền kinh tế là sự phát triển của thị trường đất đai. Kết hợp với một loạt các chính sách đất đai khác chính sách hạn điền là hàng rào cho sự phát triển của thị trường đất đai ở các quốc gia. Nó quy định hạn mức chuyển nhượng đất đai mà các cá nhân, hộ gia đình được phép. Hạn mức này càng nhỏ thể hiện sự hạn chế thị trường phát triển và ngược lại. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN 3.1 Đặc điểm ở Việt Nam Chính sách đất đai là trụ cột và xuyên suốt trong hệ thống chính sách của Chính phủ. Điều này có thể giải thích là do đất đai có vai trò quan trọng: là nơi phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế văn hóa và xã hội, là thành phần quan trọng của môi trường sống; đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản 8 Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2 xuất chủ yếu, đặc biệt, không thể thay thế, vị trí đất đai hình thành nên lợi thế so sánh cho vùng…Với đặc điểm là một nước nông nghiệp nên chính sách đất đai trong đó bao hàm chính sách hạn điền sẽ quyết định đến các chính sách khác trong phát triển nông nghiệp và các chính sách phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung. Không chỉ giới hạn về diện tích mà còn giới hạn cả thời gian. Là giới hạn trên. Hạn mức về diện tích và thời gian được quy định khác nhau đối với mục đích sử dụng đất và vùng, miền khác nhau. 3.2 Thực tiễn chính sách Luật đất đai 1993 (Luật này được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 14/7/1993): - Về thời hạn giao đất (điều 20): đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm; đất trồng cây lâu năm là 50 năm. - Về hạn mức: Điều 44: Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm của mỗi hộ gia đình là không quá 3 ha. Điều 23: Hạn mức về việc giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích khác. (a) Từ 1 ha trở xuống đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị và từ 2 ha trở xuống đối với đất trống, đồi núi trọc cho mỗi công trình không thuộc các trường hợp quy định tại mục b khoản 3 Điều này. (b) Từ 3 ha trở xuống đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị; từ 5 ha trở xuống đối với đất trống, đồi núi trọc cho mỗi công trình đường bộ, đường sắt, đường dẫn nước, đường dẫn dầu, đường 9 Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2 dẫn khí, đường điện, đê điều và từ 10 ha trở xuống đối với đất trống, đồi núi trọc cho mỗi công trình xây dựng hồ chứa nước. Luật đất đai 2003 (Luật này được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003): - Về thời hạn: Điều 67: Với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng: thời hạn giao đất là hai mươi năm, thời hạn cho thuê là không quá hai mươi năm; Với đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất: thời hạn giao đất là năm mươi năm, thời hạn cho thuê không quá năm mươi năm. Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối không quá năm mươi năm - Về hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân: Điều 70: Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối không quá ba héc ta đối với mỗi loại đất; đất trồng cây lâu năm không quá mười héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá ba mươi héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi; đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất không quá ba mươi héc ta đối với mỗi loại đất. Trường hợp: hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao không quá năm héc ta; hoặc được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm là không quá năm héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá hai mươi lăm héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi; hoặc được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng hạn mức giao đất rừng sản xuất là không quá hai mươi lăm héc ta. 10 [...]... tính toán kỹ lưỡng Với quy định về hạn mức đất đai và thời hạn giao đất hiện nay, chính sách hạn điền trở thành vật cản lớn cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Như một vị giáo sư đã nói: tất cả các chính sách của Chính phủ đều nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa quy mô lớn nhưng chính sách hạn điền lại kìm hãm sự phát triển ấy Chính sách hạn điền của Việt Nam đã không tính đến sự phát triển... Nhưng ai sẽ làm? Lĩnh vực này giờ đang “trăm hoa đua nở”, Bộ ngành nào cũng có nhưng hiệu quả hạn chế Cần tập trung nguồn lực vào một đầu mối để làm thật tốt việc này 18 Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2 IV KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Trong quá trình tìm hiểu về chính sách hạn điền, chúng tôi nhận thấy rằng đây là một trong những chính sách thể hiện quan điểm phát triển nông nghiệp của một... trở nên kém hiệu quả, manh mún, bị chia nhỏ Kìm hãm sản xuất nông nghiệp không khác nào kìm hãm sự phát triển của đất nước, nó kéo theo hàng loạt những hệ lụy về tăng trưởng không bền vững, an sinh xã hội bị hạn chế, nhiều vấn đề xã hội nãy sinh phức tạp 19 Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2 Khuyến nghị chính sách 1 Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi đồng ý với quan điểm nới rộng hạn điền. .. “người cày có ruộng” trở thành khẩu hiệu của cách mạng và ngay sau khi cách mạng thành công khẩu hiệu đó đã được thực hiện triệt để Và chính sách hạn điền trở thành đảm bảo cho việc thực hiện khẩu hiệu đó Đất đai đặc biệt là đất 11 Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2 nông nghiệp được đảm bảo không bị rơi vào tay những người giàu có để lại biến người nông dân trở thành “tá điền như xưa Từ đây,... hết khả năng của mình nhằm đạt được hiệu quả cao nhất 12 ÁP DỤNG MÔ HÌNH TINBERGEN TRONG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH HẠN ĐIỀN Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Những biến bên ngoài Công cụ chính sách: + Hạn mức sử dụng và nhận chuyển quyền sử dụng đất, thời gian giao đất +Thuế sử dụng đất NN vượt quá hạn mức Các ràng buộc: + Điều kiện TN-KT-XH: đặc điểm LĐ, đất đai, đối tượng SXNN của từng vùng, miền;... đai, thổ nhưỡng, khí hậu, các nông sản Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng, nhiều đối tác nước ngoài đã đến với nông nghiệp Việt Nam Chính những điều đó khiến chính sách hạn điền của Việt Nam, cho dù đã được sửa đổi nhiều lần, dường như đang trở thành một trong những cản trở lớn nhất của nền nông nghiệp hàng hóa Đối với người sản xuất: Thứ nhất, chính sách hạn điền kìm hãm quá trình sản xuất lớn... cũng đã đủ hạn điền Như đã phân tích với nền sản xuất nông nghiệp, chính sách hạn điền khiến nền nông nghiệp phát triển chậm chạp, lệch lạc Trong khi đó, với trên 70% dân cư làm nông nghiệp, khi nền nông nghiệp yếu sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về xã hội, chính trị, tăng trưởng không bền vững 3.4 Một vài quan điểm về chính sách hạn điền Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách hạn điền, có ý kiến... người sở hữu quyền sử dụng những mảnh đất trên vùng quy hoạch phải tiến hành sản xuất nông nghiệp 5 Nhà nước cần có chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển theo hướng từ hộ tiểu nông thành đại nông hộ, hạn chế việc thuê lao động 20 Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 GS.TS Phạm Vân Đình, TS Dương Văn Hiểu, Ths Nguyễn Phượng Lê, 2005, Giáo trình chính sách. .. ODA), nếu trừ khoản này đi, thì chỉ số tăng trưởng giảm tới 40% Sức cạnh tranh yếu của nông sản khiến đời sống nòng dân khó khăn, hiện tượng bỏ đất ra thành phố, đất hoang hóa ngày càng phổ biến dẫn tời nhiều vấn đề xã hội nảy sinh phức tạp 16 Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2 Đối với nền kinh tế Chính sách hạn điền là một trong những nhân tố hạn chế thị trường đất đai phát triển Người dân... manh mún Bỏ quy định hạn điền và giao đất có thời hạn để tạo điều kiện tích tụ ruộng đất, giảm thuế chuyển quyền sử dụng đất Một điều quan trọng nữa là 17 Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2 giải quyết việc làm cho người nông dân Hiện nay “anh” đang lo hộ cho người ta không có đất, nhưng kỳ thực nhiều người có đất mà có làm đâu vì lợi nhuận làm ruộng ít quá Chẳng hạn như ở Thái Bình, Bắc Ninh, . Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bản chất, cơ sở khoa học của chính sách hạn điền. - Thảo luận thực tiễn chính sách hạn điền. hạn chế, nhiều vấn đề xã hội nãy sinh phức tạp. 19 Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2 Khuyến nghị chính sách 1. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi đồng ý với quan điểm nới rộng hạn. nhiều vấn đề xã hội nảy sinh phức tạp. 16 Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2 Đối với nền kinh tế Chính sách hạn điền là một trong những nhân tố hạn chế thị trường đất đai phát triển.

Ngày đăng: 24/01/2015, 12:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan