1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về đạo Tin Lành ở Việt Nam

67 3,1K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 4,16 MB

Nội dung

Đạo Tin Lành kể từ khi du nhập đến nay đã có sự phát triển mạnh mẽ, nó góp phần quan trọng trong đời sống tâm linh, lối sống, niềm tin của con người. Hơn nữa, khi tôn giáo này truyền vào Việt Nam, con người chưa có sự hiểu biết đúng đắn, nhiều vấn đề trong đạo cồn là điều bí ẩn khiến con người phải băn khoăn, vướng mắc. Bên cạnh đó, tất cả các đề tài cũng có tầm quan trọng không kém, nhưng đạo Tin Lành ở Việt Nam vừa mang tính thời sự sâu sắc, vừa mang tính chính trị, vừa mang tính xã hội rõ rệt chính nó đã khiến con người phải quan tâm và tìm hiểu. Đề tài được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Phong trào cải cách tôn giáo và sự ra đời đạo Tin lành Chương 2: Sự du nhập, quá trình truyền bá và sự phát triển của đạo Tin lành ở Việt Nam Chương 3: Cách thức tổ chức,các nghi lễ cơ bản và giáo lí của đạo Tin lành ở Việt Nam Chương 4: Một số nhận xét rút ra từ việc nghiên cứu đề tài

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong lịch sử xã hội loài người tôn giáo luôn là đề tài khiến cho mọi con người, mọi quốc gia, mọi dân tộc đều phải quan tâm và tìm hiểu. nước ta hiện nay, đã có rất nhiều tôn giáo như: Đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Công giáo… và đạo Tin lành. Đạo Tin Lành kể từ khi du nhập đến nay đã có sự phát triển mạnh mẽ, nó góp phần quan trọng trong đời sống tâm linh, lối sống, niềm tin của con người. Hơn nữa, khi tôn giáo này truyền vào Việt Nam, con người chưa có sự hiểu biết đúng đắn, nhiều vấn đề trong đạo cồn là điều bí ẩn khiến con người phải băn khoăn, vướng mắc. Bên cạnh đó, tất cả các đề tài cũng có tầm quan trọng không kém, nhưng đạo Tin Lành Việt Nam vừa mang tính thời sự sâu sắc, vừa mang tính chính trị, vừa mang tính xã hội rõ rệt chính nó đã khiến con người phải quan tâm và tìm hiểu. Ngoài ra, xã hội ngày càng phát có nhiều vấn đề liên quan đến tôn giáo, đặc biệt là đạo Tin Lành, các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo này để chống phá Đảng, nhà nước và nhân dân. Điều đó khiến cho Đảng và nhà nước không thể không quan tâm. Như vậy trên đây là ý nghĩa tầm, tầm quan trọng của đạo Tin Lành. Qua đó, nó đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài “Tìm hiểu về đạo Tin Lành Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu. 2 Lịch sử nghiên cứu: Trước khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này thì đã có nhiều công trình nghiên cứu về đạo Tin Lành Việt Nam, như luận án tiến sĩ triết học “vấn đề đạo Tin Lành trong đồng bào dân tộc Hmông và đồng bào dân tộc Dao các tỉnh miền núi phía Bắc” của Nguyễn Khắc Đức; công trình nghiên cứu của GS- TS Đỗ Quanh Hưng, ĐH Quốc gia Hà Nội với đề tài “mấy vấn đề về thần học Tin Lành Việt Nam”, luận văn thạc sĩ Khổng Quốc Khánh ĐH KHXH&NV 2010 “Tôn giáo và chính trị trường hợp đạo Tin lành khu vực Tây Nguyên hiện nay”, bài tham luận và hồi kí “Đạo Tin lành” của Võ Doãn Nhẫn đăng trên mục tiểu luận và tạp bút trang saimonthidan.com 3 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Tìm hiểu đạo Tin lành Việt Nam Về thời gian: Từ khi đạo Tin lành được truyến bá vào Việt Nam cho đến nay 4 Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng, làm rõ nguyên nhân sự xâm nhập, phát triển đạo Tin lành Việt Nam. Trên cơ sở đó làm rõ hơn về cái nhìn đối với đạo Tin lành của người dân Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, đồng thời bài nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp điền dã dân tộc học kết hợp phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện, xuyên suốt về đạo Tin lành Việt Nam. Ngoài ra công tác xác minh, xử lí, đánh giá tư liệu cũng được quan tâm chú trọng để làm sang tỏ nội dung nghiên cứu. 5 Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, các phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Phong trào cải cách tôn giáo và sự ra đời đạo Tin lành Chương này điểm qua về sự thống trị của giáo hội Thiên chúa, những mong muốn cải cách của GCTS đối với giáo hội, nguyên nhân sự ra đời đạo Tin lành trên thế giới Chương 2: Sự du nhập, quá trình truyền bá và sự phát triển của đạo Tin lành Việt Nam Sau khi hình thành nên một tôn giáo mới, điều quan trọng là các mục sư sẽ rao giảng đạo những vùng đất xa xôi, trong đó Việt Nam là một trong nhưng nơi các mục sư đạt chân đến để hoàn lành sứ mệnh của công cuộc truyền đạo. Từ đó đạo Tin lành đã định hình Việt Nam và bắt đầu phát triển với những khó khăn và thử thách Chương 3: Cách thức tổ chức,các nghi lễ cơ bản và giáo lí của đạo Tin lành Việt Nam Điểm qua về cách thức tổ chức, các lễ nghi cơ bản và giáo lí của đạo Tin lành Việt Nam Chương 4: Một số nhận xét rút ra từ việc nghiên cứu đề tài Trên cơ sở nghiên cứu về đạo Tin lành Việt Nam từ khi du nhập, tồn tại và phát triển đến ngày nay bước đầu nêu lên một số đặc điểm và rút ra những đóng góp của đạo trong đời sống tinh thần người dân Việt Nam, sự quan tâm của chúng ta với tôn giáo Tin lành PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO VÀ SỰ RA ĐỜI ĐẠO TIN LÀNH 1.1 Hoàn cảnh lịch sử Thời kì trung đại, giáo hội Thiên chúa là một thế lực thống trị về mặt tư tưởng đầy quyền uy. Giáo hội còn được sự ủng hộ của các lãnh chúa Phong kiến. Sang thế kỉ XVI giai cấp tư sản muốn loại bỏ những điều trong giáo lý không phù hợp với cuộc sống kinh doanh của mình, họ muốn những giáo lý phải phù hợp với trào lưu kinh doanh và lối sống của những người giàu có mới nổi lên. Đó là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ lên phong trào cải cách tôn giáo Tây âu thế kỉ XVI. Nguyên nhân trực tiếp hay đúng hơn là nguyên cớ của cuộc cải cách là đời sống xa hoa hưởng lạc của hang giáo phẩm trong giáo triều Rooma và nhất là việc giáo hoàng Leon X ra lệnh ban ơn toàn xá cho những ai dâng cúng tiền của cho giáo hội bằng cách cho bán “Bùa xá tội”. Những người đề xướng cải cách không ai khác chính là những giáo sĩ công giáo: linh mục, tiến sĩ thần học Martin Luther (1483 – 1546), linh mục Thomas Munzer (1490 - 1525), linh mục Jean Calvin (1509 - 1564), linh mục Ubric Zwinghi (1484 - 1531) 1.2 Phong trào cải cách tôn giáo và sự ra đời đạo Tin lành Đầu thế kỉ XVI phong trào cải cách tôn giáo diễn ra ba nơi: Đức, Thụy Sĩ và Anh. Cải cách tôn giáo Đức Người khởi xướng là Martin Luther (1483 – 1546), ông là con 1 thợ mỏ nghèo Thirighen được học trở thành luật sư. Năm 1517 ông đã viết “Luận văn 95 điều” dán trước cửa nhà thờ trường đại học Vitenbec tố cáo việc mua bán thẻ miễn tội hồi đó. Trong “Luận văn 95” điều ông cho rằng việc mua bán thẻ miễn tội là giả dối, chỉ làm lợi cho những người lợi dụng nó. Ông cho rằng chỉ cần long tin vào Đức Chúa là sẽ được cứu vớt, ngay cả những nghi lễ tốn kém, phức tạp cũng không cần thiết. Phong trào đòi cải cách tôn giáo Đức diễn ra rất quyết liệt, rất nhiều người dân đã ủng hộ tư tưởng của Martin Luther và sảy ra xung đột với giáo hội. Đến 1555 tư tưởng của ông được công nhận, tôn giáo cải cách của Martin Luther đã từ Đức lan sang nhiều nước khác. Cải cách tôn giáo Thụy Sĩ Đại biểu cho phong trào cải cách tôn giáo Thụy Sĩ là Canvanh (Jean Calvin). Năm 1536 Canvanh cho xuất bản cuốn “Thiết chế Cơ Đốc”, trong tác phẩm này ông thừa nhận có Thượng đế và thuyết tam vị nhất thể nhưng chỉ chấp nhận có kinh Phúc Âm. Ông phê phán việc tu hành khổ hạnh và cho rằng cái quan trọng nhất là long tin, ông cũng chủ trương khuyến khích việc làm giàu, chủ trương giảm bớt những nghi lễ phiền phức, tốn kém. Điểm quan trọng của thuyết Canvanh là thuyết định mệnh. Ông cho rằng số phận của con người là do Chúa trời định trước, việc bỏ tiền ra mua thẻ miễn tội không giải quyết được gì. Như vậy là ông chống lại việc mua bán thẻ miễn tội, cho đó là một trò lừa bịp. Cải cách tôn giáo Thụy Sĩ được đông đảo mọi người ủng hộ. Giơnevơ (Genève) trở thành trung tâm phong trào cải cách tôn giáo Tây âu. Cải cách tôn giáo Anh Từ đầu thế kỉ XVI, kinh tế TBCN phát triển khá mạnh Anh, GCTS lớn mạnh muốn có một tôn giáo phù hợp với cuộc sống và công việc kinh doanh của họ. Lúc đó nhà thờ Anh còn chiếm khá nhiều ruộng đất, vua Anh cũng muốn chiếm một phần ruộng đất của nhà thờ và loại bỏ ảnh hưởng của giáo hội Rôma đối với vương quyền. Nhân việc giáo hoàng phản đối việc bỏ vợ của vua Anh lúc đó là Henri VIII, Henri VIII đã ban “Sắc luật về quyền tối cao” năm 1534, tuyên bố cắt đứt quan hệ với giáo hội Rooma và thành lập một tôn giáo riêng gọi là Anh giáo. Anh giáo do vua Anh làm giáo chủ nhưng mọi giáo lí, nghi lễ, phẩm hàm thì vẫn giống như Thiên chúa. Các giáo phẩm thì do vua Anh bổ nhiệm, mọi ruộng đất của giáo hội Rooma bị chính quyền tịch thu. Anh giáo như vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của GCTS. TS Anh cần có cải cách triệt để hơn, điều đó đã dẫn tới sự thành lập Thanh giáo (tô giáo trong sạch). Thanh giáo xóa bỏ hết tàn dư của đạo Thiên chúa, đơn giản hóa các nghi lễ, cắt đứt liên hệ với Anh giáo. Họ thành lập một hội đồng riêng, đứng đầu là các Trưởng lão do các tín đồ bầu ra. Như vậy thế kỉ XVI Tây âu đã có nhiều giáo phái mới ra đời. Các giáo phái này tuy các nước khác nhau, giáo lí cụ thể có điểm không giống nhau nhưng đều giống nhau một điểm là đơn giản hóa các nghi lễ, cắt đứt liên hệ với giáo hoàng và tòa thánh Rôma. Họ chỉ tin vào kinh Phúc Âm. Chữ Phúc Âm dịch ra Tiếng ViệtTin Lành nên về sau người ta quen gọi là đạo Tin Lành. CHƯƠNG 2: SỰ DU NHẬP, QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM 2.1 Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa – giáo dục trước khi đạo Tin lành truyền vào Việt Nam 2.1.1: Tình hình kinh tế Thực dân Pháp đã xác định chính sách khai thác thuộc địa Đông Dương với tinh thần là thuộc địa Đông Dương phải được giành riếng cho thị trường Pháp, nền sản xuất đây chỉ được thu gọn trong việc cung cấp cho chính quốc những nguyên liệu hay những vật phẩm gì mà nước Pháp không có. Công nghiệp nếu được khuyến khích thì cúng chỉ giói hạn nhằm bổ sung cho công nghiệp chính quốc, không làm hại đến nền công nghiệp chính quốc. Nông nghiêp: Đây là ngành đòi hỏi vốn đầu tư ít hơn nhưng lại thu lợi nhuận rất cao. Thòi kỳ này nông nghiệp được đầu tư ít nhất (40 triệu phơ răng) vì nhu cầu hàng hóa từ nông nghiệp chưa lớn. Mặc dù vậy Pháp hiểu rõ vị trí của lĩnh vực này trong tương lai nên dã tìm mọi mánh khóe tàn ác để cướp đoạt và hợp thức hóa ruộng đất của nông dân. Năm 1890 chung chiếm được 10.000 ha,năm 1913 lên đến 470.000 ha, trong đó vung bị chiếm đoạt nhiều nhất là Nam kỳ. Đồng thời với việc chiếm đất đó đã xuất hiện những tên điền chủ lớn có trong tay từ 2000 đến 20.000 mẫu đất như Laba, Lika Công nghiệp: Chiếm 74% số vốn, cụ thể có các ngành sau: Công nghiệp khai thac mỏ, được đầu tư nhiều nhất (249 triêu phơ răng) vì ngành này nhanh chóng thu được lợi nhuận nhiều như than, kẽm thiếc. Thời kỳ này hàng loạt công ty khai thác mỏ ra đời như công ty than hông gai, công ty than bắc kỳ… số giấy phép thăm dò ,khai thác tăng liên tục, năm 1907 có 469 giấy phép được cấp thì dến năm 1912 lên đến 3.070 giấy. Công nghiệp nhẹ và chế biến, tập trung vào các ngành sản xuất vải sợi, gạch, ngói… số lượng các xí nghiệp ngày càng tăng, năm 1903 co 82 xí nghiệp, năm 1906 tăng lên 200 xí nghiệp. Thương nghiệp Pháp đã xác định thị trướng Đông Dương phải giành riêng cho thị trường Pháp. Nhưng thời kỳ này tư bản pháp bị cạnh tranh bởi thương nhân Hoa kiều và Ấn kiều vì vậy để độc chiếm thị trường Đông Dương, chúng đã thực hiên hai chính sách: thứ 1, sử dung hàng rào thuê quan, đánh thuế nặng (5% giá trị hang hóa)vào hàng hóa xuất xứ các nước khác và của thương nhân không phải người Pháp còn hang hóa của pháp đánh thuê nhẹ(2,5% giá trị hàng hóa). Thứ 2, sủ dụng lực lượng Hoa kiều để lũng đoạn thị trường vì Hoa kiều có đủ sức mua hang hóa của Pháp để bán lại Viêt Nam kiếm lời. Chính sách khai thác thuộc địa thực dân Pháp lần thứ nhất đã phá vỡ nền kinh tế cổ truyền của Việt Nam nền kinh tế phong kiến đơn thuần mang tính tự chất tự cung tự cấp sang nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến hay là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thưc dân mang nặng tính áp đặt, què quặt phiến diện có sự đan xen giữa các yếu tố TBCN dưới dạng thực dân với những quan hệ sản xuất phong kiến vẵn được duy trì. Mặc dù vậy,những biến đổi của nền kinh tế đã thể hiện tính tiến bộ hơn so với thời kì trước. 2.1.2 Tình hình chính trị - xã hội Sau khi chiếm được nước ta,thực dân Pháp đã đặt ách đô hộ nước ta.Năm 1887 Pháp thành lập Liên Bang Đông Dương gồm 4 xứ: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Campuchia. Đến ngày 19/4/1899 Tổng thống Pháp ra sắc lệnh sát nhập lánh thổ Lào vào Liên Bang Đông Dương. 19/4/1899 Trung Quốc và Pháp ký 1 bản công ước trong đó nhượng cho Pháp thống trị Quảng Châu trong thời hạn 99 năm.Từ năm 1900 Quảng Châu Loan được nhập vào Liên Bang Đông Dương nhưng quản lý theo lãnh địa thuế. Đứng đầu Liên Bang là viên toàn quyền người Pháp giúp việc cho toàn quyền là Hội Đồng tối cao Đông Dương và các co quan chức năng khác. Dưới bộ may Liên Bang là bộ máy cai trị các xứ. Nam kỳ là đất thuộc địa ,thưc dân Pháp trực tiếp nắm quyền về mọi mặt, thường được goi là chế độ cực trị. Từ năm 1861 đến 1879 đứng đầu Nam kỳ viên đô đốc người Pháp. Pháp chia Nam kỳ thành 20 tỉnh và hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn.Đứng đầu tỉnh là công xứ người Pháp ,dứng đầu thành phố là Chánh đốc lý. Nam kỳ Pháp không chia thành đơn vị phủ huyện,mà phân chia thành trung tâm hành chính hoặc sở đại lý, đứng đầu là đốc phủ xứ, tri phủ, tri,huyện. Đơn vị cai trị cơ sở làng xã thời phong kiến bao gồm xã trưởng, hương trưởng và hội đồng làng mục. Trung kỳ là đất bảo hộ triều đình. Triều đình nhà Nguyễn được duy trì nhưng mọi quyền hành đều thuộc về tòa khâm xứ người Pháp đứng đầu .Pháp chia Trung kỳ thành 14 tỉnh và 1 thành phố Đà Nẵng.Năm 1888 Vua Đồng Khánh nhượng Đà Nẵng cho Pháp nên goi là đất nhượng địa. Đứng đầu tỉnh là viên công xứ người Pháp cùng viên Tổng Đốc hoặc Tuần Phủ, người Việt. Dưới tỉnh là phủ huyện, châu, đứng đầu là tri phủ, tri huyện, tri châu. Tổng là đơn vị hành chinh trung gian giữa phủ huyện làng xã. Đứng đầu xã và ấp là lý trưởng và phó lý, còn có hội đông kỳ hào làng mục điều hành moi công việc của một láng xã như chế độ tự quản. Bắc kỳ là đất nửa bảo hộ, đứng đầu là viên tổng sứ người Pháp. Năm 1886 Pháp đề nghị triều Huế cử một viên sứ cùng thống trị Bắc kỳ và viên thống sứ. Đến năm 1879 khi Pháp bình định sang Bắc kỳ dã đề nghị triều đình Huế bỏ chức vụ này. Toàn Bắc kỳ chia thành 26 tỉnh và hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng. Năm 1888 triều đình nhượng cho Pháp 2 thành phố này nên gọi là đất nhượng địa.Năm 1891 Pháp cắt 1 số khu vực của 1 số tỉnh để thành lập 4 đạo quan binh Phả Lại, Lạng Sơn, Yên Bái, Sơn La. Năm 1916 Pháp lại đặt thêm 1 đạo quan binh thứ năm gồm Lai Châu, Thượng Lào. Hệ thống chính quyền từ tỉnh trở xuống về cơ bản giống như Trung kỳ, các chức vụ tỉnh đều do người Pháp nắm còn cấp dưới tỉnh do người Việt nắm. 2.1.3 Tình hình văn hóa – giáo dục Văn hóa Thực dân Pháp đã xuất bản 1 số từ báo, tạp chí bằng chữ quốc ngữ như Nam Trung Nhật Báo, Đại Việt quan báo đắc lực cho chính sách thực dân, cổ xúy cho tư tưởng than Pháp Tuy nhiên có một số tờ báo tiến bộ theo lối tư bản chủ nghĩa, bao hàm mở rông công thương nghiệp xóa bỏ khoa cử, người theo tây học Pháp giúp đỡ 1 số học giả xuất bản bằng chữ Hán, chữ Nôm, Quốc ngữ, như Trương Vĩnh Ký, Trần Chinh Phụ. Tình hình sinh hoạt văn hóa có ít nhiều biên đổi nhưng chủ yếu các đô thị còn vùng nông thôn vẵn bị kìm hãm, trong chính sách bần cùng hóa và ngu dân hóa của thực dân, phong kiến. Những thói hư tật xấu, các tệ nạn xã hội tràn lan và vẫn được dung dưỡng. Những chính sách chinh trị văn hóa giáo dục trên đây của thực dân pháp nhằm mục đích cuối cùng là kìm hãm nhân dân ta trong tình trạng ngu muội mất đoàn kết dân tộc và tinh thần đấu tranh để từ đó dễ bề cai trị và bóc lột.Các chính sách đó vô cùng thâm độc. Giáo dục Pháp duy trì hệ thống trường Hán học chia làm 3 cấp. Bậc ấu học các làng xã học chữ Nho, thêm 1 ít chũ quốc ngữ và 1 số ít kiên thức khoa học phổ thong. Bậc tiểu học phủ huyện dạy chữ Hán, quốc ngữ, lịch sử, địa lý mức sơ đẳng, chữ Pháp là môn học tình nguyện. Bậc trung học tỉnh, học các môn như trường huyện, nhưng chữ Pháp là môn bắt buộc, cùng với hệ thống trường học này các kỳ thi hương hội đình vẫn mở như cũ. Các kỳ thi hương hội đình vẫn mở như cũ. 1905 toàn quyền Bô chủ trương cải cách giáo dục,Bắc kì và Trung kỳ mở thêm bậc tiểu học Pháp Việt. Năm 1906 chỉ có 25 trưởng loại này, ngoài ra Pháp mở thêm trường sư phạm Hà Nội, Nam Định, các trường chuyên nghiệp và xưởng học nghề … [...]... thánh là “Hội thánh Tin Lành Việt Nam thay cho tên gọi cũ “Hội Tin Lành Việt Nam Như vậy, danh hiệu của hội thánh được thay đổi như sau: 1927 Hội Tin Lành Đông Pháp, 1936 Hội Tin Lành Việt Nam Đông Pháp, 1945 hội Tin Lành Việt Nam, 1950 Hội thánh Tin Lành Việt Nam (100 năm hình thành và phát triển của Hội thánh Tin Lành Việt Nam, trang 60) Bên cạnh đó, sự phát triển còn thể hiện công tác truyền giáo... thánh Tin Lành Việt Nam Năm 1948 các hoạt động của Tin Lành ba miền mới phục hồi trở lại Sau hiệp đinh Gionevo (1954) hội thánh chia làm hai là Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc) và Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) do phần lớn mục sư, tín đồ di cư vào nam Hội Thánh Tin Lành Miền Nam được coi là nới tiếp Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Tại Miền Nam sau 1954 có nhiều Hội Thánh Tin Lành đã được... Ở VIỆT NAM 3.1 Cách thức tổ chức của Hội Thánh tin lành Việt Nam( Miền Nam) Mãi đến năm 1920 ,đạo Tin Lành mới được phép tự do truyền giáo khắp Việt Nam. Do đó ,đạo Tin Lành được phát triển tương đối thuận lợi và vì vậy góp phần trong việc tiến tới thành lập Hội Thánh Tin Lành 3.1.1 Cơ cấu tổ chức Trong cơ cấu tổ chức của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam( Miền Nam) chỉ có Chi Hội và Tổng Liên Hội là những tổ... thay thế chân Pháp Miền Nam Với chính sách của đế quốc Mĩ đã làm biến đổi tình hình kinh tế-chính trị-xã hội miền Nam Trong giai đoạn này Hội Thánh Tin LànhViệt Nam cũng bị phân ra thành hai tổ chức(Hôi Thánh Tin Lành Việt Nam Miền Bắc và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Miền Nam) , hoạt động độc lập cho đến hiện nay Miền Bắc Cuối năm 1954, với 1014 tín đồ miền Bắc di cư theo Mĩ vào Nam số còn lại lập... tại Việt Nam với các hệ phái Tin Lành khác nhau ngoài Hội Thánh Tin Lành Việt Nam được hình thành sớm nhất từ CMA từ năm 1911 thì trong thời kì 1945-1954 có thêm các hội thánh khác như: Hội Thánh Cơ Đốc truyền giáo Việt Nam, Hội Thánh lien hữu Cơ Đốc….được hình thành tính đến nay ở Việt Nam có khoảng vài chục Hội thánh thuộc hệ phái Tin Lành đang hoạt động truyền đạo 2.3 Các giai đoạn phát triển của đạo. .. sĩ đến truyền giáo tại Việt Nam vì cánh cửa đang mở hãy đến ngay kẻo trễ Thế nhưng, giáo hội Tin Lành đã bỏ qua cơ hội quí báu để đem Tin Lành đến Việt Nam Năm 1893 Mục sư David Lelachear đến thăn Sài Gòn và trở về báo cáo với tiến sĩ A.B.Simpson tại Singapore rằng cánh cửa tại Việt Nam cũng như toàn xứ Đông Dương thuộc Pháp đã mở cửa cho việc giảng Tin Lành Do chính quyền Pháp -Việt lúc đó chỉ cho phép... miền Nam, trong số đó có nhiều người thuộc các dân tộc thiểu số tại Tây nguyên Các hệ phái đang hoạt đông Việt Nam hiện nay thì Hội thánh Tin Lành Việt Nam( miền Nam) có số mục sư và tín hữu đông đảo nhất, hội thánh có khoảng 115 muc sư và 350.00 tín hữu Kế tiếp là Hội thánh Cơ đốc Liên hữu với 45.000 tín hữu, Hội thánh Cơ đốc Phúc lâm Việt Nam với 22.000 tin hữu, Hội thánh Cơ đốc truyền giáo Việt Nam. .. phát triển của đạo tin lành Việt Nam 2.3.1 Giai đoạn 1911-1942 Đây là giai đoạn đinh hình cũng như có sự phát triển bươc đầu của đạo Tin LànhViêt Nam Mùa hè năm 1941,chi cỏ một mình giao si Hosler trở lại Đà Nẵng nhằm truyền đạo. Trong khi đó giáo si Hughes đã qua đời tại Hoa Nam, con giao si Jaffray phải đảm trách địa hạt tại Hoa Nam ki9eem Đông Dương Hosler bắt đầu học tiếng Việt và tiếng Pháp... nguyên nhân chủ yếu là do các tin đồ và chức sắc di cư vào Nam Còn đối với Hội Thánh Tin Lành Việt Nam( miền Nam) , tỏ rỏ hơn hẳn và vai trò chủ đạo của Hội được phát huy tích cực Miền Nam Khi đế quốc Mĩ nhảy vào miền Nam, tại miền Nam rất nhiều tổ chức Tin Lành Mĩ vào cuộc, ví dụ; Cơ Đôc Phúc Lâm hoạt đông lâu nhất được 25 năm Sau đó năm 1954 giáo Hội Men-no-nai bắt đầu hoạt động Sài Gòn Năm 1959 giáo Hội... những người đặt chân đầu tiên đến Việt Nam vào khoảng thế kỉ X Thời vua Lê Anh Tông (1557-1573) một thánh giá đã được tìm thấy trong một khu đền cổ Dù đã từng có các thương gia, sĩ quan Tin Lành Pháp làm việc Việt Nam, thậm chí giáo Hội Tin Lành Pháp đã từng gửi Mục sư sang Hải Phòng (1884) để chăm lo cho các tín hữu Tin Lành Châu Âu, thì việc truyền bá cho người Việt Nam vẫn bị lãng quên Năm 1886 Mục . Bắc) và Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) do phần lớn mục sư, tín đồ di cư vào nam Hội Thánh Tin Lành Miền Nam được coi là nới tiếp Hội Thánh Tin Lành Việt Nam. Tại Miền Nam sau 1954 có. của đạo Tin lành ở Việt Nam Điểm qua về cách thức tổ chức, các lễ nghi cơ bản và giáo lí của đạo Tin lành ở Việt Nam Chương 4: Một số nhận xét rút ra từ việc nghiên cứu đề tài Trên cơ sở nghiên. saimonthidan.com 3 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Tìm hiểu đạo Tin lành ở Việt Nam Về thời gian: Từ khi đạo Tin lành được truyến bá vào Việt Nam cho đến nay 4 Nội dung nghiên cứu và phương pháp

Ngày đăng: 24/06/2014, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w