Những chính sách của Đảng và nhà nước đối với Tin Lành

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về đạo Tin Lành ở Việt Nam (Trang 47 - 67)

5. Cấu trúc đề tài

4.3 Những chính sách của Đảng và nhà nước đối với Tin Lành

Trước kia khi đạo Tin Lành mới được vào nước ta thì chúng ta vẫn còn những cái nhìn không mấy thiện cảm, nhưng từ khi chúng ta xét đạo Tin Lành trong mối quan hệ với xã hội đương đại, với những giáo lý mà đạo Tin Lành đưa ra là “ đạo Tin Lành có nhiệm vụ giáo dục lòng yêu nước, nghĩa vụ người công

dân,ý thức tôn trọng chính quyền nhân dân và pháp luật của nước việt nam dân chủ cộng hòa. Hội thánh đoàn kết cùng toàn dân xây dựng tổ quốc việt nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. (Phần thứ XII trong điều lệ hội

thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) - trong các tôn giáo trên Thế Giới và Việt Nam, tập III, Mai Thanh Hải (2006), trang 129 ). Vì vậy đến nay ở việt nam có hai hội thánh Tin Lành được nhà nước công nhận có tổ chức đó là hội thánh Tin Lành Việt Nam- miền Bắc (1958) và hội thánh Tin Lành Việt Nam - miền Nam (2001).

Để giáo dân của hai hội thánh Tin Lành ở Việt Nam hoạt động tích cực và không có sự sai lệch gì về tư tưởng chính trị, thì ngày 14-5-2005 Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải đã ra chỉ thị số 01/2005/ct - ttg “ về một số công tác

đối với đạo Tin Lành”. (Các tôn giáo trên Thế Giới và Việt Nam, tập III, Mai

Thanh Hải (2006), trang 131). Để giúp cho giáo dân và các mục sư thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ của mình, bên cạnh đó thì chính phủ và nhà nước cũng có một số pháp lệnh và nghị định về tôn giáo và tín ngưỡng, như “ pháp lệnh về tín

ngưỡng, tôn giáo”, “ nghị định số 21/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI kì họp thứ 4 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2004 - pháp lệnh này quy định về hoạt động tín ngưỡng tôn giáo”, “ nghị định của chính phủ số 22/2005 NĐ - CP ngày 01/03/2005 hướng dẫn thi hành một số điều lệ của pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo”…

Vì vậy trong những năm qua thì công tác đối với đạo Tin Lành đã đạt được những kết quả rất quan trong, nhà nước và chính phủ tôn trọng và bảo đảm

sinh hoạt tôn giáo bình thường của đồng bào theo Tin Lành ở các cơ sở thờ tự của các tổ chức và hệ phái Tin Lành.

Từ năn 2001 nhà nước đã xem xét công nhận tư cách pháp nhân, tổ chức giáo hội của hội thnahs tin lành Việt Nam (miền Nam) và từng bước bình thường hóa hoạt động Tin Lành ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, vung Duyên hải miền Trung và Nam Trường Sơn.

Năm 2003, chính phủ đã chấp thuận cho Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam thành lập viện Thánh kinh thần học tại thành phố Hồ Chí Minh, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của tín đồ đạo Tin Lành, nhà nước đã cho xuất bản kinh thánh và các sách giáo lí. Từ năm 1999 đến nay có tới hơn 400.000 cốn kinh thánh được xuất bản và ấn tống. Đến nay, ở khu vục Tây Nguyên có 36 chi hội được công nhận, hàng chục mục sư, mục sư nhiệm chức, truyền đạo được tấn phong nhiệm chức.

Trong những năm gần đây thì nhà nước bắt đâu tạo điều kiện để hội thánh tổ chức nhiều chương trình truyền giảng lớn ở nơi công cộng mở đầu là sân vận động Phú Thọ, Tao đàn ( Tp.Hồ Chí Minh), và gàn đây nhất là lễ kỉ niệm 100 năm đạo Tin Lành đến Việt Nam ở sân vận động Quần ngựa (Hà Nội), và bắt đầu có nhiều chính sách về Tin Lành có chuyển biến tích cực.

Bên cạnh dó thì chính phủ và nhà nước cũng đã giải quyết, xử lý rất nghiêm khắc đối với những trường hợp lợi dụng đạo Tin Lành để làm rối loạn tình hình chính trị ở nước ta, ví dụ như vụ bạo động ở Tây Nguyên năm 2008 là một ví dụ điển hình. Hay nghiêm cấm đồng thời xử lý nghiêm khắc đối với những người ép buộc đồng bào bỏ đạo cũng như ép buộc đồng bào theo đạo.

Tuy nhiên, công tác đối với đạo Tin Lành còn nhiều vấn đề càn tiếp tục giải quyết trong thời gian tới, trong đó có những vấn đề mới nảy sinh. Như hướng dẫn và quản lý hoạt hoạt động của các Hội thánh Tin Lành đã được công nhận tư cách pháp nhân, việc đăng kí hoạt động và tư cách pháp nhân, tổ chức

giáo hội của một số tổ chức, hệ phái Tin Lành, việc tiếp tục bình thường hóa hoạt động của các đạo Tin Lành ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, việc quyết các sinh hoạt tôn giáo của đồng bào Mông, đồng bào Dao mới theo đạo Tin Lành ở Tây Bắc… theo quy định của pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

Trong điều kiện thực hiện pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo- một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao, việc chính phủ và nhà nước đưa ra những chỉ thị, nghị định, pháp lệnh về công tác đối với đạo Tin Lành sẽ góp phần tạo ra sự thống nhất trong quá trình thực hiện pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo của chính phủ, đặc biệt với chỉ thị 01 của thủ tướng chính phủ về “ một số công tác đối với

đạo Tin Lành” là để thực hiện tốt hơn pháp lệnh “Tín ngưỡng, tôn giáo”, với chỉ

thị này thì đây được coi là một dấu mốc mới trong chính sách tôn giáo của nhà nước ta.

Chính phủ đã giúp cho những người theo đạo Tin Lành sống bình thường hóa với cộng đồng, sống theo phương châm “sống tốt đời, đẹp đạo” góp phần làm cho nước ta ngày càng dân chủ hơn, văn minh hơn.

PHẦN KẾT LUẬN

Qua quá trình phát triển lâu dài ở Việt Nam, từ 1911 đến 2010 đạo Tin lành đã tồn tại và phát triển 100 năm. Trong thời gian ấy không phải khi nào đạo cũng có bước phát triển dễ dàng. Từ lần đầu vào Việt Nam cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp, đạo Tin lành bị coi là công cụ cho việc xâm lược thuộc địa của đế quốc thực dân. Bị chính quyền triều Nguyễn ra lệnh cấm đạo, những tu sĩ, mục sư bị giết, những người nông dân theo đạo bị khinh rẻ. Nhưng không dừng lại ở đó, qua những khó khăn, thử thách Tin lành dần khẳng định được vị trí của mình trên diễn đàn tôn giáo ở Việt Nam.

Và cũng không thể không kể đến những đóng góp của đạo Tin lành trong lịch sử đánh đuổi thực dân đế quốc. Hơn nữa ngày nay với những đóng góp về mặ tinh thần, đạo Tin lành đã giúp những người từng lầm lỡ trở về với cuộc sống tốt đẹp.

Trong những năm gần đây sự hiểu biết về Tin lành đã dần được cải thiện nhờ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác Tin lành đã ngày càng phục hồi và phát triển.

Nhưng cũng từ đây, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục gây khó khăn cho sự quản lí của các cấp chính quyền về vấn đề tôn giáo. Chúng lợi dụng tôn giáo để xúi dục bà con người đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, vùng Tây Bắc chống phá chính quyền. Đây thực sự là vấn đề nan giải của chúng ta. Vì vậy khi nghiên cứu đề tài về đạo Tin lành, chúng tôi nhận thấy giải pháp chung sau đây cần được quan tâm nhiều hơn:

Ổn định nâng cao đời sống vật chất kinh tế, tinh thần của các dân tộc thiểu số

Giải quyết đúng, phù hợp các vấn đề về tôn giáo trong nước trên cơ sở chính sách, đường lối chung của Đảng và Nhà nước

Nhận thức rõ về âm mưu của kẻ địch bên ngoài và bọn đối tượng cấu đang lợi dụng vấn đề tôn giáo Tin lành hoạt động chống đối. Để từ đó chúng ta

phòng ngừa, đấu tranh phù hợp, không để chúng biến vấn đề tôn giáo thành vấn đề dân tộc để chống phá ta.

Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để giải quyết đồng bộ, thống nhất đối với đạo Tin lành thời gian tới.

Vấn đề đạo Tin lành hiện nay vẫn còn là một chủ đề “chứa chất nhiều tiềm năng” đối với các thế lực thù địch Việt Nam và các phần tử cơ hội chủ nghĩa trong chính giới Mỹ để họ khai thác trong các chiến dịch nhân quyền và tự do tôn giáo.

Với tinh thần đảm bảo và tôn trọng quyền phát triển tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân, nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo, đặc biệt là đối với đạo Tin lành. Nhà nước Việt Nam đã công nhận tư cách pháp nhân của Tổng Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) từ năm 1958 và Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) từ đầu năm 2001. Vậy có nghĩa là chúng ta thừa nhận sự tồn tại khách quan của đạo Tin lành ở Việt Nam, từng bước đưa đạo Tin lành vào thể chế luật pháp tôn giáo để khai thác những mặt tích cực, nhưng kiên quyết ngăn chặn chống lại bất cứ một nhóm người nào lợi dụng đạo Tin lành để phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân làm hại đến nền văn hoá lành mạnh của dân tộc.

Là một tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Tin lành đã có mặt ở Việt Nam hơn 100 năm. Trong quá trình tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Tin lành đã chọn lựa các hình thức hoạt động mềm dẻo, giáo lí và lễ nghi được đơn giản hoá, quần chúng hoá, ở nhiều nơi đã thích nghi dễ dàng với phong tục tập quán của người địa phương, số lượng tín đồ đạo Tin lành ngày càng gia tăng. Điều cốt yếu là tín đồ đạo Tin lành không tách rời với điều kiện lịch sử mới, tìm được nhiều phương sách đúng đắn để hoà nhập trong cộng đồng dân tộc, không đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Chúng ta có quyền hy vọng vào một cộng đồng Tin lành ở Việt Nam “kính chúa, yêu nước” “sống phúc âm...” như đường hướng hoạt động của Hội thánh Tin lành miền Bắc và miền Nam đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Các tôn giáo trên thế giới và Việt Nam, tập 3 – Mai Thanh Hải (2006) 2 Mười tôn giáo lớn trên thế giới – Hoàng Tâm Xuyên, Lã Đại Cát, Lý Vũ

Thành; dịch: Dương Thu Ái 1999

3 Nguyễn Xuân Hùng, Về nguồn gốc và sự xuất hiện tên gọi đạo Tin lành tại Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 3, 2001

4 Nguyễn Xuân Hùng, Tìm hiể những hệ quả của việc truyền giáo Tin lành đối với văn hóa truyền thống và tín ngưỡng Việt Nam, tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 1, 2001

5 Phạm Đăng Hiển, Góp một góc nhìn về vấn đề đạo Tin lành ở Tây nguyên, tạp chí dân tộc học, số 5, 2003

6 Nguyễn Thanh Xuân, Bước đầu tìm hiểu đạo Tin lành trên thế giới và ở Việt Nam, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2002

7 Nguyễn Văn Trung, Một số hiểu biết về tôn giáo ở Việt Nam, NXB QĐND, Hà Nội, 1993

8 Hội thánh Tin lành Việt Nam 100 năm hình thành và phát triển, NXB Tôn giáo, 2011

9 Sưu tầm một số luận văn tiến sĩ, thạc sĩ về đạo Tin lành ở Việt Nam

10 Một số trang web của đạo Tin lành: tinlanh.com, hoithanh.com và một số nguồn tài liệu trên mạng tham khảo

PHỤ LỤC VÀ HÌNH ẢNH

Ba giáo sĩ tiên phong đến Việt Nam (trái qua) I.R Stebbins, D.I. Jeffrey, E.F. Irwin

Nhà thờ Tin lành ở Đà Lạt

Ban Phụ nữ HT Tân Thạch, Quới Sơn, Bến Tre tôn vinh Chúa

HTTL Chi Hội PHÚ PHONG (11 Quang Trung, Thị Trấn Phú Phong, Huyện Tây Sơn)

HTTL Chi Hội KHU 6 (HT. Khu 6 - Qui Nhơn. 16 Biên Cương, P. Ngô Mây, Tp. Qui Nhơn)

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...1

1. Lý do chọn đề tài...1

2. Lịch sử vấn đề...1

3. Phạm vi nghiên cứu...2

4. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu...2

5. Cấu trúc đề tài...2

PHẦN NỘI DUNG...4

CHƯƠNG I: PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM 1.1 Hoàn cảnh lịch sử...4

1.2 Phong trào cải cách tôn giáo và sự ra đời đạo Tin lành...4

CHƯƠNG II: SỰ DU NHẬP, QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM 2.1 Tình hình kinh tế, chính trị- xã hội, văn hóa giáo dục trước khi đạo Tin Lành truyền vào Việt Nam...7

2.1.1 Tình hình kinh tế...7

2.1.2 Tình hình chính trị- xã hội ...8

2.1.3 Tình hình văn hóa- giáo dục...10

2.2 Sự du nhập và quá trình truyền bá đạo Tin Lành vào Việt Nam. .11 2.2.1 Sự du nhập...11

2.2.2 Quá trình truyền bá...13

2.3 Các giai đoạn phát triển của đạo Tin Lành ở Việt Nam...14

2.3.1 Từ 1911-1942...14

2.3.3 Từ 1954- 1975...23

2.3.4 Từ 1975-2001...26

2.3.5 Từ 2001- nay...28

CHƯƠNG III: CÁCH THỨC TỔ CHỨC, GIÁO LÝ VÀ CÁC NGHI LỄ CƠ BẢN CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM 3.1 Cách thức tổ chức...32

3.2 Nghi lễ cơ bản...36

3.3 Kinh thánh và giáo lí...42

CHƯƠNG IV: NHẬN XÉT VỀ ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM 4.1 Nhận xét chung về đạo Tin Lành ...45

4.2 Những ảnh hưởng của Tin Lành đối với cuộc sống con người...46

4.3 Những chính sách của Đảng và nhà nước đối với Tin Lành...47

PHẦN KẾT LUẬN...50

TÀI LIỆU THAM KHẢO...52

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về đạo Tin Lành ở Việt Nam (Trang 47 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w