1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH ĐỒN ĐIỀN NHÀ NGUYỄN

28 1,1K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 207 KB

Nội dung

Đồn điền là một loại hình sở hữu của nhà nước, là loại đất khai hoang lập thành do nhà nước phong kiến đứng ra tổ chức và chi phí. Lực lượng khai hoang là binh lính, tù binh, người bị tội, có khi cả dân nghèo

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA LỊCH SỬ

-TIỂU LUẬN TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH ĐỒN ĐIỀN NHÀ NGUYỄN

PHẦN BỘ ĐỀ

Trang 2

doanh điền, khai hoang trong đó em đi sâu vào nghiên cứu vấn đề đồn điền, hiểu được chính sách đồn điền ta có thể hiểu được một phần chính sách khai hoang của

nhà Nguyễn tức là hiểu được chế độ ruộng đất của nhà Nguyễn, một bước ngoặtquan trọng từ chế độ phong kiến sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến thời cận đại

và nghiên cứu giai đoạn này nhận biết được chế độ phong kiến Việt Nam trênđường khủng hoảng của nó, đồng thời xác định được vài trò và trách nhiệm củatriều Nguyễn Vì vậy em đã chọn đề tài trên

2 Lịch sử vấn đề và phạm vi nghiên cứu

Đồn điền là một loại hình sở hữu của nhà nước, là loại đất khai hoang lậpthành do nhà nước phong kiến đứng ra tổ chức và chi phí Lực lượng khai hoang làbinh lính, tù binh, người bị tội, có khi cả dân nghèo Vấn đề đồn điền được nhiềucác học giả và các nhà sử học nghiên cứu và tìm tòi Dưới thời Pháp thuộc nhằmphục vụ cho lợi ích cai trị của mình và tìm hiểu về Việt Nam, đã có một số côngtrình nghiên cứu, tìm hiểu về chính sách đồn điền thời Tự Đức: Maspéro vớiEmpire khrmẻ, Maybon với Histore Moderne du pay d’Annan… Bước sang giai

Trang 3

đoạn sau năm 1945 các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này có thể kểđến: lịch sử khẩn hoang miền Nam của Sơn La 1973, lịch sử Việt Nam tập I của Uỷban Khoa học xã hội.

3 Nguồn tư liêụ và phương pháp nghiên cứu

Nguồn tư liệu đa dạng và phong phú nói về chính sách này - đồn điền mộtloại hình sở hữu của nhà nước như: chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩnhoang lập ấp ở Nam kỳ lục tỉnh, Hội Sử học Việt Nam, H.1992 hay tình hình ruộngđất nông nghiệp và đới sống nông dân dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hoá, 1997….Đặc biệt là cuốn Đại Nam thực lục chính biên, gồm nhiều tập của Quốc Sử quántriều Nguyễn

- Để nghiên cứu vấn đề này ta có thể sử dụng nhiều phương pháp như liênngành, hay học tập những phương pháp nghiên cứu của các thầy cô

Trang 4

Thế kỷ 18 nền kinh tế hàng hoá có nhiều biến chuyển đã kích thích ruộng đất

tư ptmạnh  làm cho chế độ chiếm hữu ruộng đất công làng xã bị suy sụp nhưngtrong và sang thế kỷ XIX càng suy sụp nghiêm trọng hơn

Theo cách “sĩ hoạn tu tri” của Nguyễn Công Tiệp cho đến đầu thế kỷ XIX cónhững tỉnh như tỉnh PhúYên không có công điền

Căn cứ vào địa bạ Gia Long năm thứ 4 của 12000 xã thuộc 10 huyện của cáctrấn Sơn Tây, Sơn Nam Thượng cho ta biết tỉ lệ vuông đất công và ruộng đất tưtrong tổng diện tích như sau:

STT Huyện số đơn vị Tỉ lệ tư điền Tỉ lệ công điền

Trang 5

Huyện Thụy Anh (phủ Thái Bình trấn Sơn Nam Hạ) đến những năm đầu thế

kỷ 19 ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân cũng chiếm ưu thế (3/4 tổng số ruộng đất cácloại) ở vung tây Thụy Anh trong đó có 54,2% số người là địa chủ có trên 10 mẫuruộng chiếm 84,5% ruộng đất nhiều địa chủ có 130 mẫu, ở một trong những vùngđất được thành lập muộn hơn ruộng đất công còn tồn tại với số lượng và tỉ lệ ra lớnnhưng ruộng đất tư hữu vẫn phát triển theo hướng tập trung vào tay các tầng lớpkhá giả và giai cấp địa chủ Bọn địa chủ cường hào ở địa phương thường cậy quyềnthế, ức hiếp dân nghèo, tìm mọi cách để biến công vi tư Bọn địa chủ cường hào,chúng không chỉ dừng lại ở đó mà cỏn ẩn lậu ruộng đất, chốn thuế cho nhà nước,

mà vùng đất bồi ven biển, nơi đất rộng là nơi chungd có điều kiện nhất

 Đứng trước tình hình đó Nhà Nguyễn thấy cần phải có thái độ và biện pháp để giải quyết vấn đề ruộng đất.

1803 các quan lại ở bắc thành đã đề nghị tịch thu ruộng đất tư, 10 phần chỉ

để lại cho quan lại 3 phần

Trang 6

1804 Gia Long hạ chiếu, làm sổ điền ở mọi trấn Bắc hà tháng 4 năm đó banhành bản điều lệ quân cấp công điền công thổ và có các điều cụ thể để mọi ngườituân theo vĩnh viễn làm phép thường Nhưng việc quản di chỉ trênh danh nghĩa màthôi vì mức chia rất chênh lệch, quan nhất phẩm được gấp đôi người thường lạiđược nhận trước nên thường là ruộng tốt còn dân phải nhận sau ruộng xấu nênthường chán nản nên bỏ ruộng ra đi và ruộng ấy lại rơi vào tay địa chủ chiếm đoạttrong lúc đó nhà nhước vẫn dành một số ruộng cho lính.

 Bằng mọi cách nhà Nguyễn vấn duy trì ruộng công để bảo đảm nguồn lợi

tô thuế cho nhà nước, đồng thời có dân đinh để đi lính và đi lao dịch nhưng tìnhtrạng chế độ ruộng đất của địa chủ cường hào càng phổ biến thì kèm theo đó là dânnghèo không có đất ngày càng nhiều, chế độ tô thuế nặng nề với thiên tai lụt lội hạnhán dẫn đến những nạn đói lớn ở Bắc Hà làm hàng loạt nông dân phiêu tán, nhiềunơi ruộng đất bị bỏ hoang

Bảng thống kê tình hình đói khổ và phiêu tán của nhân dân trong 3 thập kỷđầu thế kỷ XIX

Năm xảy ra Những địa phương bị đói và tình trạng nông dân phiêu tán

1815 Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương

1816 Thanh Hóa , Nghệ An, 5 nơi trấn Bắc thành

1817 Thanh Hóa, Nghệ An

1818 Nghệ An, Thanh Hóa

1819 Nghệ An, Thanh Hóa, Bắc Thành

1820 Quảng Trị, Quảng Bình, Nam Định, Thanh Hóa

1821 Sơn Nam Kinh Bắc, Nghệ An

1822 Nghệ An, Quảng Trị, Hải Dương, Kinh Bắc

1823 Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, 5 nơi trấn Bắc Kinh

1824 Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình, 5 nội trấn Bắc Thành

1825 Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương, 5 nội trấn Bắc thành

Trang 7

1827 Nam Định, Sơn Tây, Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Bình

Bảng thống kê cho ta thấy 30 năm đầu thế kỷ 19 tình hình đói kém và nạndân phiêu tán liên tục xảy ra ở các vùng Nam Định, Ninh Bình, nạn đói vf phiêu táncàng xảy ra trầm trọng hơn vào những năm đầu của thập kỷ 20 dưới thời MinhMạng.;

 Tình trạng dân đói kém phải bỏ đi phiêu tán đã đưa đến một diện tích lớnruộng đất hoang phế không người cày cấy Nó đã ảnh hưởng lớn đến tình hình sảnxuất nông nghiệp trong nước và làm thất thu đến ngân quỹ nhà nước Dân nghèomất đất, không có ruộng để làm ăn sinh sống, một bộ phận lớn thì phải sống nhờvào canh tác ruộng đất công hoặc làm thuê cày mướn cho địa chủ Sư triều Nguyễncũng thú nhận “sau khi khẩn hoang, nông dân chỉ cày vài ba năm rồi bỏ đi, vì tôthuế quá nặng không thể tiếp tục được nữa” [44, tr 10]

2 Nạn đói kém thường xuyên, nông dân phiêu tán ruộng đất hoang hóa là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân

Tình hình kinh tế suy đốn, nông nghiệp thì khủng hoảng do lực lượng sảnxuất bị phá hoại, giai cấp thống trị bóc lột thậm tệ lại thêm thiên tai lũ lụt, đói kémhoành hành đe dọa cuộc sống của người nông dân , sự bất bình sâu sắc của nhữngngười dân nghèo bị bần cùng phá sản với giai cấp thống trị đã đẩy họ đến một conđường duy nhất là tập hợp nhau lại và đứng dậy đấu tranh Ngay từ khi Gia Longlên ngôi các cuộc khởi nghĩa nông dân ở đầu thế kỷ XIX thì cuộc khởi nghĩa Phan

Bá Vành là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho phong trào đấu tranhh của nhân dân vùngven biển Nam Định, Thái Bình và cũng là cuộc khởi nghĩa nông dân có quy mô,phạm vi lớn nhất trong phong trào đấu tranh của nông dân ở đầu thế kỷ 19 muốnđàng Gia thế phả xã Quang Thiên huyện Kim Sơn ghi lại: “Nhân triều đình(Nguyễn) nhu nhược chuyên lo vơ vét của cải, luôn năm xây dựng thành quách,cung đình, bê trễ đê điều, đồng ruộng, nông trang, luôn năm lụt lội dân tình đóirách, làng mạc điêu tàn, nhũng loạn, khắp nơi , có ông Phan Bá Vành nhân nạn đóinăm Canh Thìn (dầu 1821) tập hợp dân chúng chống lại triều đình được dân đi theo

Trang 8

lập cắn cứ chính ở truyện ngắn Trà Lũ” Từ một cuộc khởi nghĩa có tính chất địaphương ở vùng ven biển Nam Định, chỉ trong một thời gian ngắn địa bàn hoạt động

đã phát triển ra các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Kiến An, Hưng Yên,đây cũng là phong trào tồn tại lâu nhất (1821 – 1827) thu hút đông đảo nông dânnghèo ở các tầng lớp xã hội tham gia đã có tác động không nhỏ đến kinh tế, chínhtrị xã hội đương thời Lo sợ trước sự phát triển mạnh của cuộc khởi nghĩa, triềuđình đã phái những tướng giỏi như Trương Phúc Đặng, tiên phong đi thống chếTrương Văn Minh cùng với Nguyễn Hữu Thận trông coi việc đàn áp và phái thamhiệp trấn thanh Hóa là Nguyễn Công Trứ cùng trấn Nghệ An là Nguyễn ĐứcNhuận ra theo giúp, cuối cùng mới đàn áp được cuộc khởi nghĩa

 Động lực chính trong tất cả các cuộc khởi nghĩa ở đầu thế kỷ 19 đều làquần chúng nông dân nghèo đói không những ở miền xuôi còn có các dân tộc miềnnúi

Và giải pháp có thể ổn định trật tự xã hội điều hòa mâu thuẫn giai cấp chỉ cóthể bằng việc giải quyết ruộng đất cho nông dân để ổn định cuộc sống cho họ, tạođiều kiện cho sức sản xuất phát triển cũng là nhằm phục hồi nền kinh tế nôngnghiệp, đáp ứng được yêu cầu mà đất nước đang đòi hỏi

 có thể nói, bức tranh xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ 19 là một bức tranhmang nhiều nét ảm đạm, vua quan nhà Nguyễn đã không tận dụng cơ hội quốc giathống nhất để làm cơ sở cho sự phát triển tiến bộ đi lên cho đất nước sau nhiều nặmnội chiến kéo dài mà còn đẩy cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc hơn trước

II NGUYỄN CÔNG TRỨ NGƯỜI KHẨN HOANG LỖI LẠC CỦA THẾ KỶ XIX

*Nguyễn Công Trứ là một nhà trí thức có tài tên tuổi của ông còn lại đếnngày nay một phần là nhờ sự nghiệp khẩn hoang của ông, ông đã thừa kế nhữngkinh nghiệm của người xưa và có những sáng kiến về khai khẩn đất dâi bỏ hoang,

nó đã có ảnh hưởng lớn đến công cuộc khẩn hoang của triều Nguyễn…

Trang 9

-Dưới thời Nguyễn, Nguyễn Công Trứ là người hoạt động tích cực cho sựnghiệp cải biến những khu đất hoang thành ruộng đồng phì nhiêu trong khoảng thờigian tương đối ngắn (từ năm 1828 đến năm 1835) ông gửi liên tiếp 6 tờ tâu lênMinh Mạng xin trực tiếp tổ chức khai hoang, hoặc xin triều đình cử quan lại tổchức khai hoang ở nhiều địa phương trong nước.

Trong những năm làm quan ở Bắc thành và tham gia đàn áp cuộc khởi nghĩanông dân, Nguyễn Công Trứ có điều kiện để chứng kiến nỗi đau của dân chúng, tệnạn mà bọn cường hào, quan lại gây lên Nguyễn Công Trứ đã hiẻu được nguyênnhân của các cuộc khởi nghĩa nông dân và nhận thấy muốn khắc phục tận gốc nạnlưu tán và nông dân nổi dậy đấu tranh thì phải tiêu diệt nạn tham ô, trừng trị bọncường hào gian ác, nắm quyền sinh quyền sát ở nông thôn, và đặc biệt là phải giảiquyết yêu cầu về ruộng đất cho nông dân Nhưng đáp ứng nguyện vọng của nhândân bằng cách nào, lấy ruộng đất từ đâu để cấp cho dân; Những năm tham gia đàn

áp cuộc khởi nghĩa, Nguyễn Công Trứ đã mục đích được một thực tế của lối thoátkhỏi bế tắc trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ đó là quang cảnh bãi bồi ven biẻnNam Định - Ninh Bình mênh mông bát ngát có thể khai phá bằng đất canh tác với

sự nhạy bén và sáng suốt của tài năng kinh tế lỗi lạc, Nguyễn Công Trứ biết chắcrằng đây là khả năng có thể thành hiện thực để giải quyết được vấn đề ruộng đấtđang được đặt ra Nếu tổ chức tập hợp nông dân nghèo vào tạo điều kiện cho họtiến hành khẩn hoang trên một phạm vi và qui mô lớn

Chủ trương khẩn hoang của Nguyễn Công Trứ được trình bày sâu sắc trongbản điều trần Khẩn hoang để yên nghiệp dân nghèo Ông viết: “Đời làm ăn xưa,chia ruộng đất của dân có nghiệp thường cho nên ở yên nơi làng mạc, không cógian tà Ngày nay những dân nghèo từng ăn dưng chơi không, khi cùng thì họpnhau trộm cướp, cái tệ không ngăn cấm được trước thần đến Nam Định, thấy ruộng

bỏ hoang ở các huyện Giao Thuỷ, Chấn Định mênh mông, bát ngát hỏi ra dânmuốn khai khẩn những phí tổn không mấy mà cái lợi tự nhiên sẽ đến vô cùng,phàm các hạt xét thấy những dân du đãng, không bấu víu vào đâu đều đưa ra cả đầy

Trang 10

như thế thì đất không bỏ hoang, dân đều làm ruộng ông đã nêu ra lợi ích khaihoang.

Lợi ích khai hoang:

Theo Nguyễn Công Trứ khai hoang của nhà nước phong kiến, nó đêm lại lợiích toàn diện cho nước, cho dân, trong bản điều trần 1828, ông nói tóm tắt lợi ích

+ Khai khẩn ruộng hoang còn làm tăng thêm thuế ruộng - nguồn thu nhập tàichính quan trọng nhất của nhà nước phong kiến đồng thời một bộ phận nông dânlưu tán không đăng kí hộ tịch được thu hút đến khu vực đất hoang, còn mở rộngthuế số người đóng thuế đinh, chịu lao dịch và bệnh dịch cho nhà nước Mặt khác,việc huy động quân lính và tù phạm tham gia khẩn hoang, rồi trồng lúa và hoa màu,chăn nuôi gia súc để tự túc một phần nhu yếu phẩm (vừa rút bớt được số lươngthực mà nhà nước phải cung cấp cho họ, vừa giảm bớt được chi phí vận chuyểnlương thực đến những vùng xa xôi, hẻo lánh thu hẹp một phần khoản chi của côngquỹ dành cho quân lính

-Còn góp phần ổn định tình hình xã hội và chính trị vì việc làm này “gâynghiệp cho dân nghèo”, giải quyết được vấn đề ruộng đất trong khuôn khổ trật tưphong kiến cho một bộ phận nông dân, tạo ra cơ sở để nông dân an cư lạc nghiệpthanh toán một phần cái nạn “những dân đói nghèo rong ăn, rong chơi” nguồn gốccủa “cái tệ giặc cướp không sao trừ diệt được” Hơn nữa sự thành lập những làng

ấp có đông dân cư sinh sống yên ổn trên những khu vực trước đây còn là “cỏ câyhoang rậm không có dấu chân người” không những mở đường làm ăn cho dân

Trang 11

nghèo mà còn trừ được nơi ẩn lánh “của các lực lượng chống đối lại chính phủphong kiến”.

Ngoài ra việc di dân và chuyển tù phạm đến biên giới hoặc khu vực mớichinh phục để họ khai khẩn” thêm đất trồng trọt, vừa củng cố và làm mạnh biêngiới khi tình hình yên ổn, vừa có lực lượng bổ sung cho quân đội mỗi khi cần tiếnhành công việc bành trướng hoặc chống lại quân địch vượt qua biên ải

III CHÍNH SÁCH ĐỒN ĐIỀN QUA HAI THỜI KÌ

Cũng như các triều đại phong kiến khác, căn bản dựa trên kinh tế nôngnghiệp, nhưng với tính chất phản động cao hơn luôn luôn tìm mọi cách đối phó với

sự chống đối của nhân dân, triều Nguyễn ngay từ đầu đã chú trọng khai khẩn ruộnghoang, coi đó là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong việc chiếm lấy vàgiữ vững ngôi vua Suốt trong thời gian thống trị của triều Nguyễn từ lúc bắt đầukhởi nghiệp đến khi sắp sửa mất nước vào cuối đời Tự Đức, vấn đề khẩn hoang vẫnđược thường xuyên nêu ra nhằm giải quyết nạn dân lưu tán, nguồn gốc của mọicuộc khởi nghĩa nông dân Trong chính sách khẩn hoang của nhà Nguyễn ông đề rachính sách đồn điền, doanh điền, khai hoang trong đó chính sách đồn điền đượcông chú trọng và phát triển

1 Thời kỳ Nguyễn Ánh chiếm giữ gia Định

1.1 Hoàn cảnh lịch sử

Nhà Tây Sơn đánh đổ chúa Nguyễn vào năm 1977 và chiếm giữ toàn bộ đấtphía Nam Nguyễn Ánh chạy thoát ra đảo Thổ Châu và luôn tìm cách đánh chiếmGia Định Dựa vào bọn địa chủ làm nội ứng bên trong đem quân về đánh chiếm GiaĐịnh và đã chiếm được một vùng Gia Định lớn tức Nam Bộ ngày nay Trong tìnhhình lực lượng còn quá yếu chỉ dựa vào sự chia rẽ của đối phương mà thu đượcthắng lợi nên Nguyễn Ánh nghĩ ngay đến việc sắp đặt tổ chức để vững chắc tạothời cơ thuận lợi đánh lại Tây Sơn Việc đầu tiên quan trọng là cung cấp lươngthự2c nuôi quân lính tiến hành cuộc chiến tranh chiếm đất nước Trong tình trạngchiến tranh, sản xuất nông nghiệp luôn luôn bị đe doạ và ở một vùng nhỏ hẹp, sự

Trang 12

bóc lột nhân dân khôn khéo bằng mọi cách và đến tột độ cũng không thể nào cóđược đủ số dự trữ để nuối số quân ngày càng tăng Cho nên suốt trong một thờigian dài việc khẩn hoang đã được Nguyễn Ánh nêu lên là một vấn đề sinh tử.Trong chính sách khai hoang đó đồn điền là biện pháp đầu tiên lúc bấy giờ

1.2 Chính sách đồn điền

Ở nước ta đồn điền đã xuất hiện dưới thời bị nhà Minh thống trị đầu thế kỷ

15 nhưng lịch sử của nó chỉ thực sự bắt đầu dưới triều đại nhà Lê từ cuối thế kỷ đó,theo sách cương mục 43 đồn điền đã được xây dựng năm 1481 chỉ dụ của vu Lê nói

rõ mục đích các đồn điền này nhằm phát triển sức sản xuất nông nghiệp và tăngcường việc cung cấp lương thực Chính sách của Lê Thánh Tông đã mở rộng thêmsản xuất cho thời kỳ chế độ phong kiến phát triển toàn thịnh ở cuối thế kỷ 15.Trong thời kỳ hoà bình thì chính sách này có tác dụng tích cực ở nhiều mặt Có lẽtrong buổi ban đầu này, binh lính đóng đồn ở đâu thì làm ruộng ở đấy, chỗ nào cần

bảo vệ thì ở đó lập đồn điền Vì vậy theo sách Thiên nam dư hạ tập Trong tổng số

43 đồn điền thời Lê đại bộ phận đều xuất hiện ngoài Bắc (30 địa điểm) càng vềphía nam càng ít đi, nhưng từ khi đất nước phân chia thành đàng trong và đangngoài trải dài xuống phía Nam, thì đồn điền được phát triển nhiều hơn trước kia ởđàng trong Đồn điền cứ tồn tại và phát triển như vậy như vậy trong vòng gần 3 thế

kỷ Tuổi thọ của đồn điền chứng minh vai trò quan trọng của nó trong lịch sử dântộc

Năm 1757 khi xã hội phong kiến đang run lên trong cơn sốt khủng hoảng vàcao trào nông dân khởi nghĩa thì các đồn điền đều bị bãi bỏ, ruộng đất trao lại chodân làm để nộp thuế cho triều đình, binh lính làm đồn điền đều bị rút về 1 và giaiđoạn lâu dài nhất của lịch sử đồn điền chấm dứt Nhưng đến cuối thế kỷ thứ XVIIIđồn điền lại bắt đầu một giai đoạn phát triển nữa và đây là giai đoạn cuối cùng của

1 Cương mục Nxb Sử học, Hà Nội, 1960

Trang 13

Thời kỳ này đồn điền vẫn thuộc sở hữu của nhà nước, song phương thứccanh tác cũng có nhiều thay đổi, vì vậy hình thức đồn điền cũng biến dạng đi nhiều,không còn thuần tuý như trước nữa Như theo quyết định nắm 1773 đời Lê HiếnTông lại tái lập đồn điền ở vùng biển phủ Trường An (Ninh Bình) Nhưng đồn điềnnày không gồm binh lính mà lại thu nạp các dân mộ tuyển vào, thế là đã nảy sinhmột loại đồn điền không do binh lính canh tác Hình thức này đã được nhà Nguyễnbắt trước theo trong ít năm sau ở miền Nam Năm 1785 trên đường chạy trốn vàsống ở Long Kỳ ngoại thành Vọng Các Nguyễn Ánh đã phải cho quân lính làm đồnđiền tự túc và ở đây đồn điền không thuộc sở hữu của Nguyễn Ánh 5 năm sau khi

đã chiếm giữ được Gia định rồi, Nguyễn Ánh đã áp dụng chính sách “ngụ binh ưnông” và bắt đầu đặt đồn điền ở đây kể từ tháng 10 năm 1790 Qua lời Nguyễn Ánhnói với quan lại có thể hiểu rõ mục đích chủ yếu của việc đồn điền là nhằm khaihoang, sản xuất lương thực “… đạo trị nước trước hết phải cho đủ ăn… bốn dinhGia Định đất đai rộng trước kia việc quân chưa xong, đói kém xảy ra luôn, đến nỗiruộng vườn bỏ hoang, của nước, lương quân còn chưa đủ Đồn điền là phép hay đờixưa…”2 Ngay từ cuối năm 1970, Nguyễn Ánh đã cho lập hai loại đồn điền:

+ Loại đồn điền do binh lính canh tác

+ Loại đồn điền do các hạng dân mộ canh tác

Theo tác giả Chu Thiên trong tạp chí nghiên cứu lịch sử, đã chỉ rõ rằng có 3loại đồn điền:

+ Đồn điền với tính chất quân sự thuần tuý

+ Đồn điền với tính chất quân nhu thuần tuý

+ Đồn điền của dân cư khai hoang

Cả 5 loại đồn điền này thực chất mang hình thức khác nhau nhưng về tínhchất và ý nghĩa đều giống nhau, loại đồn điền (3) của tác giả Chu Thiên nó nằmtrong loại đồn điền thứ hai là do các hạng dân mục canh tác Sử nhà Nguyễn chép:

“Tháng 6 năm Kỷ dậu (1789) Nguyễn Ánh bắt đầu cho đặt chức quan Điền Tuấn,

Trang 14

tất cả gồm 12 người chia nhau đi 4 dinh Giả Định để khuyến khích việc làm ruộng

và mộ dân ngoại tịch lập làm điền tốt thuộc về quan Điền Tuấn, cấp cho ruộnghoang, trâu cày và đồ dùng làm ruộng, nếu không đủ thì nhà nước cho vay, sau mùagặt thì nộp thóc trả nợ”3 Trong tài liệu này quan Điền Tuấn lập đồn điền, song chữđiền tốt gợi ra một nội dung tương tự như dần đồn điền và cả hai loại người đều dotuyển mộ mà nên, ngoài ra loại tài liệu trên cũng không cho biết việc đóng sưu haythuế của các điền tốt như thế nào, chỉ nói tới các điền tốt phải nộp thóc để trả nợnhà nước và về các khoản vay trước như Trâu cày và đồ làm ruộng Căn cứ vàomột chi tiết trả nợ thì có thể xem “Điền tốt” như một hạng dân tự do nhiều hơn đồnđiền Bởi vì khi đã trả nợ thì hết nợ và việc trả nợ tự nó có ý nghĩa là sự bù lại tàisản của một chủ sở hữu này cho một chủ sở hữu khác Đây có thể là loại đồn điềnthứ hai hoặc đây không phải là đồn điền mà chỉ là việc khuyến khích khai hoang,phát triển sản xuất

a Loại đồn điền do binh lính canh tác.

Do quân đội chính quy, quân đội chiến đấu, chọn đất chống doanh trại, sau

đó khai hoang làm ruộng, trong khi làm ruộng, quân lính vẫn vẫn giữ nguyên biênchế đội ngũ và kỉ luật chiến đấu như thường, công việc khai hoang là phụ, việcluyện tập chiến đấu là chính Quân lính thay phiên nhau mà làm ruộng, khẩn hoang,chia theo đội ngũ mà làm và tuân theo kỉ luật của đội ngũ Mỗi khu đồn điền thìgiao cho một viên võ quan tứ phẩm chuyên trách Các loại đồn điền quy mô quân

sự chính quy này được thi hành đầu tiên và khoảng năm Kỉ Dậu 1789

Các binh lính phải đi làm đồn điền đều được nhà nước cấp phát nông cụ đểkhẩn hoang và cày cấy Sản phẩm làm ra đều nộp hết vào kho đồn điền Mệnh lệnhcủa Nguyễn Ánh 10 năm Canh Tuất 1790 nói rõ: “Cho các đội túc trực và các vệthuyền dinh trung quân ra vỡ ruộng ở vàm cỏ, đặt tên là trại đồn điền, cấp cho trâu

bò, nông cụ và thóc ngô, đậu giống Đến ngày thu hoạch đem hết về kho4

3 Theo Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 56 tháng 11/1963, tr 46.

4 Kho chữ tích sau đổi làm kho đồn điền.

Ngày đăng: 05/04/2013, 16:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị Thu Lương, Chế độ sở hữu canh tác ruộng đất ở Nam bộ nửa đầu thế kỉ XIX, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ sở hữu canh tác ruộng đất ở Nam bộ nửa đầu thế kỉ XIX
Nhà XB: Nxb thành phố Hồ Chí Minh
2. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại nam thực lục chính biên, tập XXVII, Nxb KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại nam thực lục chính biên
Nhà XB: Nxb KHXH
3. Trương Hữu Quýnh (Cb), Vũ Văn Quân, Đỗ Bang… Tình hình ed nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hoá, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình ed nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn
Nhà XB: Nxb Thuận Hoá
4. Vũ Huy Phúc, Tìm hiểu chế độ sở hữu ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, Nxb KHXH, H. 1979 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu chế độ sở hữu ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX
Nhà XB: Nxb KHXH
5. Nguyễn Thế Anh - Kinh tế Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Nxb lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam - Tập III, Nxb Giáo dục. H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn
Nhà XB: Nxb lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam - Tập III
6. Nguyễn Khánh Toàn (cb), Nguyễn Công Bình, Văn Tạo… lịch sử Việt Nam, tập II (1858 -1945), Nxb KHXH, H. 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: lịch sử Việt Nam
Nhà XB: Nxb KHXH
7. Nguyễn Phan Quang, Phong trào nông dân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, Nxb Khoa học xã hội, H.1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong trào nông dân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
10. Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ (thế kỷ XV) của Phan Huy Lê, Nxb Văn Sử địa Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thống kê tình hình đói khổ và phiêu tán của nhân dân trong 3 thập kỷ  đầu thế kỷ XIX. - TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH ĐỒN ĐIỀN NHÀ NGUYỄN
Bảng th ống kê tình hình đói khổ và phiêu tán của nhân dân trong 3 thập kỷ đầu thế kỷ XIX (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w