Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
66,44 KB
Nội dung
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm 23 MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang đạt được sự phát triển chưa từng có trong lịch sử với mức tăng trưởng kinh tế nhanh và mạnh mẽ, đi cùng với đó là tốc độ đô thị hoá nhanh và sự bất bình đẳng đặc biệt giữa khu vực nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, với hơn 73% dân số sống ở vùng nông thôn, sự phát triển trong quá khứ và hiện tại ở mức độ nào đó đã mang lại lợi ích cho những người dân nông thôn bởi vì tỉ lệ nghèo đói đã giảm xuống. Thậm chí mức độ phát triển cũng diễn ra không đồng đều ngay trong chính khu vực nông thôn, đặc biệt là khu vực miền núi. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, và thuỷ sản ở khu vực nông thôn Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức khác, ví dụ như các thách thức gặp phải khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Những khó khăn vĩ mô đang cản trở sự phát triển khu vực nông thôn, nơi mà tỷ lệ nghèo đói và tỷ lệ thất nghiệp nông thôn cao, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, diện tích đất nông nông nghiệp giảm do quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, dịch vụ nông thôn không phát triển kể cả giáo dục, y tế, sự hạn chế trong việc huy đông các nguồn lực tài chính địa phương và hệ thống quản lý tài chính và chính sách tài chính cho phát triển nông thôn coi người nông dân là trọng tâm còn bất hợp lý. Đối mặt với những khó khăn và thách 1 Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm 23 thức như trên, Đảng và Nhà nước ta đã và đang tiến hành nhiều chính sách phát triển nhằm cải thiện điều kiện sống ở khu vực nông thôn mà một trong số đó là chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở nước ta Là một tỉnh đồng bằng ven biển, Thái Bình có trên 100 nghìn ha đất nông nghiệp, dân số gần 1,8 triệu người. Trong đó có gần 90% số dân sống ở nông thôn và hơn 70% lao động làm nông nghiệp. Thực tế cho thấy, khu vực nông thôn Thái Bình nhiều năm qua mặc dù đã có những bước phát triển khá toàn diện, đời sống nông dân không ngừng được nâng cao, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với khu vực đô thị. Cơ sở vật chất hạ tầng được quan tâm đầu tư, nhưng chưa đồng bộ và chưa đạt chuẩn về quy mô, chất lượng, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thúc đẩy phát triển sản xuất, đời sống. Dù không phải địa phương nằm trong danh sách 11 xã điểm về mô hình nông thôn mới, song ngay khi có Quyết định số 491/QÐ-TTg ngày 16- 4-2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Thái Bình chủ động bắt tay vào thí điểm mô hình này trên tám xã (xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương, xã Vũ Phúc, TP Thái Bình; xã Thụy Trình, Thái Thụy; xã An Ninh, Tiền Hải; xã Nguyên Xá, Vũ Thư; xã Trọng Quan, Ðông Hưng; xã Hồng Minh, Hưng Hà và xã Quỳnh Minh, Quỳnh Phụ) và đã thu được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Xuất phát từ lý do trên nhóm chúng em thực hiện nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Bình” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các văn bản chính sách liên quan đến chương trình xây dựng nông thôn mới. 2 Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm 23 - Tìm hiểu tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Bình. - Đánh giá những khó khăn và tồn tại chính trong quá trình xây dựng nông thôn mới. - Đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng nông thôn mới. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Chương trình nông thôn mới được triển khai trên địa bàn tỉnh 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, đánh giá tình hình và kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Bình. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Bình. - Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng chủ yếu là loại số liệu thứ cấp có thời gian từ năm 2009 đến nay. 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu sử dụng trong đề tài chủ yếu là số liệu thức cấp được thu thập qua sách báo, luận văn, luận án, internet và các nghiên cứu trước có liên quan… 1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích so sánh: Qua những kết quả đạt được của chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thái Bình ta có thể so sánh, đánh giá được hoạt động xây dựng nông thôn mới của tỉnh qua từng năm.Từ đó đánh giá được những mặt tồn tại, hạn chế để đề ra giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng chương trình 3 Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm 23 II. NỘI DUNG 2.1 Một số vấn đề lý luận về xây dựng nông thôn mới a) Khái niệm Nông thôn mới Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị, các thành phố, các thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã. Đã có một số diễn giải và phân tích về khái niệm thế nào là nông thôn mới. Nông dân mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là thị tứ; đó là nông thôn mới chứ không phải là nông thôn truyền thống. Nếu so sánh giữa nông thôn mới và nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải bao hàm cơ cấu và chức năng mới (Cù Ngọc Hưởng 2006). Ngày 04 tháng 6 năm 2010 Thủ Tướng Chính Phủ ban hành quyết định số 800/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020. Tại quyết định này, mục tiêu chung của Chương trình được xác định là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trất tự được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 4 Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm 23 Như vậy, nông thôn mới là nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội dân chủ Dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững. Xây dựng nông thôn mới là một chính sách về một mô hình phát triển cả nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khác phục tình trạng rời rạc hoặc duy ý chí. Nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020 bao gồm các đặc trưng (1) Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao. (2) Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ. (3) Dân trí được nâng cao, bản sắc dân tộc được gìn giữ và phát huy. (4) An ninh tốt, quản lý dâ chủ (5) Chất lương hệ thống chính trị được nâng cao. b) Chủ thể xây dựng Nông thôn mới Trong cuộc xây dựng nông thôn mới, người dân phải tham gia từ khâu quy hoạch, đồng thời góp công, góp của và phần lớn trực tiếp lao động sản xuất trog quá trình làm ra của cải vật chất, giữ gìn bản sắc dân tộc đồng thời, cũng là người hưởng lợi từ thành quả của nông thôn mới, chính vì vậy, người dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới. “ Có người cho rằng chủ thế xây dựng nông thôn mới là chính quyền. Tuy nhiên, trên thực tế người dân mới thự sự là chủ thể xây dựng nông thôn. Đó không phải là do nhà nước không có đủ tiềm lực kinh tế để đóng vai trò chủ thể này, mà cho dù tiềm lực kinh tế của nhà nước có mạnh đi nữa thì cũng không thể thiếu sự tham gia đóng góp của người 5 Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm 23 dân. Hiển nhiên nói người nông dân ở đây không phải chỉ đơn thuần là cá thể nông dân, mà phải được hiểu là các tổ chức nông dân”. (Cù Ngọc Hưởng, 2006) 2.2 Hệ thống các văn bản chính sách liên quan đến chương trình xây dựng nông thôn mới - Ngày 16/04/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 491/QĐ- TTg về việc “Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”. Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kiểm tra, đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn mới. Bộ tiêu chí này gồm 19 tiêu chí thuộc 5 nội dung lớn là: (1) Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; (2) Hạ tầng kinh tế - xã hội gồm 8 tiêu chí về giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư; (3) Kinh tế và tổ chức sản xuất gồm 4 tiêu chí về thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất; (4) văn hóa – xã hội – môi trường: gồm 4 tiêu chí về giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường; (5) Hệ thống chính trị: gồm 2 tiêu chí là hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; an ninh, trật tự xã hội được giữ vững. - Nhằm đáp ứng các tiêu chí trong bộ tiêu chí nông thôn mới của Thủ tướng Chính phủ, ngày 30/06/2009 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 21/2009/TT-BXD “Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn”. Thông tư này quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn trong phạm vi ranh giới hành chính của một xã. Đối tượng lập quy hoạch xây dựng nông thôn bao 6 Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm 23 gồm: mạng lưới điểm dân cư nông thôn trong ranh giới hành chính của một xã, trung tâm xã và các điểm dân cư nông thôn tập trung. - Tiếp đó, ngày 21/08/2009 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT “Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”. Thông tư này bao gồm các quy định chung và quy định cụ thể về nội dung, phương pháp xác định các tiêu chí, việc tổ chức đánh giá, xét duyệt đạt chuẩn nông thôn mới. - Ngày 04/06/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ- TTg “Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020” với mục tiêu: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, ngày 13/04/2011, Liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC “Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”. Thông tư này hướng dẫn các nội dung về quản lý, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông 7 Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm 23 thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 trên địa bàn tất cả các xã trong toàn quốc; quy trình, thủ tục về lập kế hoạch, quản lý ngân sách, cấp phát, thanh quyết toán vốn hỗ trợ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 (gọi tắt là Chương trình xây dựng NTM). - Thực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước, Thái Bình đã tích cực triển khai chương trình trên khắp các vùng miền. Đại hội Đảng bộ các xã nhiệm kỳ 2010-2015 đã đưa "Xây dựng nông thôn mới" thành một trong số nội dung quan trọng của Nghị quyết Đại hội. Ban chấp hành khóa mới các xã đã họp và ra Nghị quyết chuyên đề; trong đó có nhiều giải pháp cụ thể để xây dựng thành công xã nông thôn mới. Tiêu biểu là Nghị quyết số 13/2011/NQ-HĐND ngày 20/07/2011 của Hôi đồng nhân dân tỉnh Thái Bình trong kỳ họp thứ 2 – khóa XV về việc “Phê duyệt một số cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2011- 2015”. Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 16/08/2011 của UBND tỉnh Thái Bình về việc “Ban hành quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2011-2015”. Quyết định này quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng và xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh; cơ chế quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới. 2.3 Tìm hiểu tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Thái Bình, với mục tiêu xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng hiện đại theo quy hoạch; cơ cấu kinh tế và hình thức sản xuất hợp lý; gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, 8 Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm 23 giàu bản sắc văn hóa dân tộc; giữ gìn môi trường sinh thái; an ninh trật tự được đảm bảo; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Thái Bình đã triển khai hàng loạt các chương trình, chính sách để thực hiện mục tiêu này: 2.3.1 Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách Để Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt, UBND tỉnh Thái Bình đã họp tiểu ban tuyên truyền chương trình nông thôn mới để lập kế hoạch tuyên truyền, phân công nhiệm vụ cho từng cấp từng ngành. Các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực triển khai công tác tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân các địa phương trong tỉnh. Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Thái Bình mở chuyên mục truyên truyền về xây dựng nông thôn mới. Hệ thống đài truyền thanh huyện, xã tăng thời lượng tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về xây dựng nông thôn mới.Các huyện ủy xây dựng kế hoạch tuyên truyền gửi cho các tổ chức Đảng cơ sở. Ban tuyên giáo huyện ủy tập trung phối hợp với các phòng ban trong huyện hướng dẫn chỉ đạo việc tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân bằng hình thức như qua hệ thồng truyền thanh huyện, xã, qua các buổi sinh hoạt tổ chức, đoàn thể ở xã, thôn. Chỉ đạo các đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội xây dựng chương trình hành động, tổ chức các hoạt động trong đó lồng ghép để tuyên truyền và vận động, các hội viên, đoàn viên về chủ trương của đảng, nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn và thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Kế hoạch tuyên truyền vận động tập trung vào các chủ trương, quan điểm, mục tiêu xây dựng nông thôn mới, những nhiệm vụ giải pháp của tỉnh, của địa phương, cơ sở trong xây dựng nông thôn mới; đặc điểm, nguyên tắc xây dựng nông thôn mới; Các cơ chế trong xây dựng nông thôn 9 Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm 23 mới; Những nội dung, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, các ngành liên quan đến các nội dung xây dựng nông thôn mới. Tiến độ thực hiện, biểu dương những điển hình tiên tiến, nhân tố mới, những mô hình, cách làm hay, sáng tạo trong phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới. Để chương trình được thực hiện tốt và có hiệu quả thì mỗi người dân và mỗi đoàn viên, thanh niên tỉnh Thái Bình phải là lực lượng đi đầu trong thi đua thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới với các nội dung: 2.3.2 Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện Theo thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC “Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”, xây dựng nông thôn mới gồm các bước và nội dung cụ thể sau: 2.3.2.1 Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện, gồm: - Cấp tỉnh: Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của tỉnh, thành phố (gọi chung là Ban Chỉ đạo tỉnh); Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM. - Cấp huyện, thị xã: Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của huyện, thị xã (gọi chung là Ban Chỉ đạo huyện). - Cấp xã: Căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định việc thành lập hoặc không thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM ở cấp xã; Ban quản lý xây dựng NTM xã (gọi tắt là Ban quản lý xã) - Cấp thôn, bản, ấp: Thành lập Ban phát triển thôn, thành viên là những người có uy tín, trách nhiệm và năng lực tổ chức triển khai do cộng đồng thôn trực tiếp bầu và Chủ tịch UBND xã có quyết định công nhận. 2.3.2.2 Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện Chương trình xây dựng NTM (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện) 10 [...]... các cấp Thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng chuyên mục về xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện 20 Tiểu luận chính sách nông nghiệp 23 Nhóm thông tin đại chúng, thực hiện các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây - dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới Khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn để làm cơ sở cho việc xây dựng nội... gồm: chương trình giảm nghèo; chương trình quốc gia về việc làm; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình phòng, chống tội phạm; chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình; chương trình phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh nguy hiểm và HIV/AIDS chương trình thích ứng biến đổi khí hậu; chương trình về văn hóa; chương trình giáo dục đào tạo; chương trình 135; dự án trồng mới. .. thiết thực ở nhiều cơ sở; đã xuất hiện một số tập thể, cá nhân điển hình, tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới được rút kinh nghiệm, tuyên truyền, nhân ra diện rộng 2.7 Một số khó khăn và tồn tại chính Phong trào xây dụng nông thôn mới ở Thái Bình đã đạt được rất nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên, trong triển khai xây dựng nông thôn mới còn một số khó khăn, tồn tại: - Mục tiêu của Chương trình. .. đắn về sự phát triển của nông thôn của tỉnh mình, cán bộ lãnh đạo của tỉnh Thái Bình đã cố gắng cùng nhân dân 29 Tiểu luận chính sách nông nghiệp 23 Nhóm góp phần xây dựng nông thôn mới với mục đích chính phát triển nông thôn, cải thiện đời sống của người dân ở nông thôn Phần thưởng của người dân cùng sự nỗ lực của cán bộ, lãnh đạo tỉnh đạt được sau khi xây dựng nông thôn mới là: từ năm 2009 đến nay... thôn để làm cơ sở cho việc xây dựng nội dung, kế hoạch thực hiện đề án nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia - nông thôn mới Triển khai xây dựng quy hoạch nông thôn mới: Thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên tất cả các huyện, xã trên địa bàn tỉnh Phê duyệt quy hoạch chung các cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế như hệ thống đường giao thông, điện sáng… Lập quy hoạch chi tiết cho từng vùng... giám sát thực - hiện Chương trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì phối hợp các Bộ, ngành liên quan đề xuất kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hàng năm, giữa kỳ và khi kết thúc Chương trình; Phối hợp với Kiểm toán Nhà nước xây dựng kế hoạch kiểm toán thực hiện Chương trình hàng năm trình Chính phủ quyết định b Báo cáo kết quả thực hiện: - Ban... triển; là quá trình đổi mới sâu sắc, toàn diện trên mọi lĩnh vực ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mục tiêu của xây dựng nông thôn mới là nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn; xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài; là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, được thực hiện đồng... Các cơ quan thông tin truyền thông có trách nhiệm tuyên truyền phục vụ yêu cầu của chương trình 2.3.3.2 - Trách nhiệm của địa phương Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng NTM trên phạm vi địa bàn - Ban Chỉ đạo tỉnh thành lập Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM đặt tại Sở Nông nghiệp và... chính sách; hướng dẫn xây dựng các đề án, dự án để thực hiện các nội dung theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đồng thời, đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện ở cơ sở - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực Chương trình, có nhiệm vụ: Giúp Ban Chỉ đạo Trung ương chỉ đạo thực hiện Chương trình; chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch 5 năm... nội đồng… Lập kế hoạch đầu tư - thực hiện đề án Thực hiện đề án của tỉnh, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở chủ động xây dựng kế hoạch, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, triển khai tổ chức thực hiện và xây dựng đề án, các chính sách phát - triển nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân Thực hiện dồn điền đổi thửa chỉnh trang đồng ruộng Thực hiện phát triển sản xuất nâng cao . liên quan đến chương trình xây dựng nông thôn mới. 2 Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm 23 - Tìm hiểu tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Bình. - Đánh giá. thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Thái. lệ. Xuất phát từ lý do trên nhóm chúng em thực hiện nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Bình 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống