Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh thái bình (Trang 26)

- Làm rõ các vấn đề lý luận: Cần có các văn bản hướng dẫn đi kèm để làm rõ các khái niệm, các tiêu chí, vấn đề mang tính trừ tượng trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

- Tăng cường khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu. Huy động các nguồn vốn khác như vốn tín dụng, các nguồn tài trợ, vốn của các doanh nghiệp, nhất là huy động sự đóng góp bằng ngày công, vật chất của nhân dân để xây dựng nông thôn mới. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp nông thôn vốn coàn chứa nhiều rủi ro

- Phải xây dựng quy hoạch nông thôn mới trước khi bắt tay vào tiến hành thực hiện. Phải lựa chọn đơn vị tư vấn có năng lực và kinh nghiệm. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải bảo đảm tính lâu dài, bền vững, kế thừa những yếu tố hợp lý, cảnh quan, nét đặc trưng văn hóa của từng địa phương. Quy trình xây dựng quy hoạch phải công khai, dân chủ, có sự tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến rộng rãi của nhân dân.

- Xây dựng nông thôn mới cần có lộ trình và bước đi phù hợp.Trước hết, ưu tiên thực hiện các tiêu chí phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho nhân dân và các nội dung cần ít vốn đầu tư.tuy nhiên cũng không thể bỏ qua các yếu tố về môi trường, văn hóa, xã hội. Cần đảm bảo sự phát triển hài hòa trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

- Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, trình tự ưu tiên đầu tư theo phương

châm “Từ ngoài đồng vào trong làng; từ ngõ xóm lên trung tâm xã”. Phân cấp quản lý xây dựng công trình, hạng mục công trình mạnh mẽ cho các xã, các thôn và cộng đồng dân cư để chủ động huy động tối đa nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

- Phân cấp quản lý, bắt tay vào thực hiện các đề án, dự ánphát triển sản xuất, không để hiện tượng dự án treo trên giáy trong khi thực tế người dân vẫn “ mạnh ai nấy làm”. Địa phương cần có những chính sách phù hợp để dồn điền đổi thửa, thúc đẩy tích tụ ruộng đất tạo điều kện để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào

- Quan tâm xây trình độ, năng lực, đủ sức tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn dựng tổ chức cơ sở Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã. Cần đặc biệt chú ý phát hiện, ngăn chặn kịp thời những việc làm thiếu dân chủ, huy động, đầu tư xây dựng cơ bản quá khả năng. Cần tạo được sự đồng thuận của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

- Tiến hành công tác tư tưởng thường xuyên, sâu rộng, nhất là ở cơ sở, để các cấp, các ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nhận thức sâu sắc việc xây dựng nông thôn mới là tất yếu, khách quan, hợp quy luật phát triển; là quá trình đổi mới sâu sắc, toàn diện trên mọi lĩnh vực ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mục tiêu của xây dựng nông thôn mới là nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn; xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài; là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, được thực hiện đồng bộ trên cơ sở kế thừa và phát triển, có bước đi vững chắc, lộ trình phù hợp với đặc điểm của từng địa phương; là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó, người dân ở nông thôn là chủ thể trực tiếp. Trên cơ sở đó, xác định rõ trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của từng cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, của mỗi người dân trong xây dựng nông thôn mới.

III. KẾT LUẬN

Với những nhận thức đúng đắn về sự phát triển của nông thôn của tỉnh mình, cán bộ lãnh đạo của tỉnh Thái Bình đã cố gắng cùng nhân dân

góp phần xây dựng nông thôn mới với mục đích chính phát triển nông thôn, cải thiện đời sống của người dân ở nông thôn.

Phần thưởng của người dân cùng sự nỗ lực của cán bộ, lãnh đạo tỉnh đạt được sau khi xây dựng nông thôn mới là: từ năm 2009 đến nay huy động cho 8 xã đạt 559,452 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn nhân dân góp 91 tỷ đồng. Thu nhập của người dân được cải thiện. Sự đột phá về các công trình thủy lợi, phúc lợi cũng tăng cao. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì thì phong trào phát triển nông thôn ở tỉnh cũng gặp không ít khó khăn: như mục tiêu chương trình chưa rõ ràng; sự bất cập về vốn; đề án xây dựng còn nặng về phát triển cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đến phát triển sản xuất tăng thu nhập, văn hóa và môi trường...

Trong những năm tới, việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của tỉnh Thái Bình là xây dựng nông thôn mới với nhiều khó khăn, thách thức. Được sự lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, của các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, Đảng bộ và nhân dân Thái Bình sẽ phát huy kết quả, kinh nghiệm bước đầu, chung sức, chung lòng phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra, xây dựng nông thôn giàu đẹp và văn minh.

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh thái bình (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w