Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
288,23 KB
Nội dung
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang I. MỞ ĐẦU I.1. Tính cấp thiết Trong quá trình phát triển thì nghèo đói luôn là vấn đề mà nhận được nhiều quan tâm của chính phủ mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nghèo đói là 1 vấn nạn mà tại đó các điều kiện thiết yếu phục vụ con người không đảm bảo và rất dễ gây nên các biến động không tốt cho xã hội như các tệ nạn, ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Một quốc gia được coi là phát triển thì ở đó vấn đề nghèo đói được giải quyết một cách hiệu quả, công ăn việc làm được tạo ra thường xuyên, người dân có việc làm ổn định với mức thu nhập cao và đồng đều giữa các khu vực. Lịch sử Việt Nam chúng ta đã trải qua biết bao thăng trầm do bị ảnh hưởng bởi chiến tranh nên thời gian mới giành độc lập nền kinh tế đang còn phải nhận bao cấp tình trạng nghèo đói là khá phổ biến còn nhớ vào những năm 45 chúng ta có đến 2 triệu người dân chết đói. Tuy nhiên với nỗ lực của Đảng và chính phủ với những cải cách hợp lý thì chúng ta đã dần xóa đói giảm nghèo thành công. Cụ thể một số thành tích nổi bật đạt được như: Sau khi đổi mới kinh tế từ sau Nghị Quyết 10 năm 1988 lần đầu tiên chúng ta đã từ một nước nhận viện trợ chúng ta đã xuất khẩu được lương thực, và tiếp sau những thành công này ngành xuất khẩu lúa gạo của chúng ta đã lần đầu tiên và cho đến hiện tại đang là cường quốc xuất khẩu lúa gạo thứ 2 trên thế giới, một thành tích đáng kể trong công tác xóa đói giảm nghèo đó là vào năm 2008 vừa qua chúng ta đã thoát khỏi danh sách các nước có thu nhập thấp và trở thành nước có nước có mức thu nhập trung bình, đó là thành công lớn trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo của chính phủ mà được bạn bè thế giới ngợi khen. Việt Nam của chúng ta đang trong giai đoạn phát triển , chúng ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xã hội đang có nhiều chuyển biến tích cực về mặt kinh tế nhưng bên cạnh đó nằm trong quy luật chung của phát triển kinh tế nhất là giai đoạn toàn cầu hóa thì việc phát triển đồng đều các khu vực và vấn đề thu nhập bình quân, nghèo đói luôn là 1 trong những trở ngại lớn trong quá trình phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trong nhiều năm qua các chính sách của Chính phủ đang tập trung vào vấn đề xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững mà cụ thể là các chính sách rất thành công mà đã thực hiện đó là: Chương trình 135, Nghị Quyết số 30A, các chính sách về hỗ trợ tín dụng, chính sách hỗ trợ đất sản xuất… Tuy nhiên việc thực hiện các chính sách này thành công hay không, thành công ít hay nhiều còn phụ thuộc vào tình hình của từng địa bàn và cách thức thực hiện của chính quyền mỗi địa phương. Sơn Động là huyện vùng cao nằm ở khu vực Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm thành phố Bắc Giang gần 80km. Nơi đây có gần 48% dân cư thuộc 13 dân tộc thiểu 1 Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang số. Kinh tế huyện phát triển chậm. Trong nhiều năm qua được sự quan tâm của Đảng, Chính Phủ bằng nhiều hình thức, chương trình dự án , những dự án phải kể đến như chương trình 134, 135, 327, dự án giảm nghèo do ngân hàng thế giới WB hỗ trợ…các dự án đi vào thực hiện đã làm thay đổi dần bộ mặt của Huyện, tuy nhiên sự chuyển biến này còn khá chậm. Để tìm hiểu quá trình thực hiện các chính sách về xóa đói giảm nghèo tại Huyện nhóm chúng em chọn đề tài: “Tình hình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại Huyện Sơn Động- Tỉnh Bắc Giang” Qua đó thấy được những thuận lợi cũng như các khó khăn gặp phải, đồng thời đưa ra được những lời khuyên trong thực hiện chính sách tại địa phương. I.2. Mục tiêu nghiên cứu I.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu, tìm hiểu quá trình thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo, đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách trên địa bàn Huyện Sơn Động- Tỉnh Bắc Giang. I.2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xóa đói, giảm nghèo Hệ thống các văn bản chính sách liên quan đến chính sách xóa đói giảm nghèo. Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại Huyện Sơn Động- Tỉnh Bắc Giang. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu I.3.1. Đối tượng nghiên cứu • Công tác tổ chức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn Huyện Sơn Động • Các tác nhân tham gia gồm: Nhà Nước, cộng đồng, người dân, các cơ chế thực hiện chính sách. I.3.2. Phạm vi nghiên cứu • Phạm vi không gian Địa bàn nghiên cứu chính sách Huyện Sơn Động- Tỉnh Bắc Giang • Phạm vi thời gian Các số liệu đã công bố được thu thập từ các tài liệu chủ yếu trong những năm 2000, 2005 và giai đoạn 2006-2010, đặc biệt là số liệu từ khi triển khai thực hiện nghị quyết 30A trên địa bàn Huyện từ 2009-2010. II. NỘI DUNG II.1. Một số lý luận về chính sách xóa đói giảm nghèo. 2 Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang II.1.1. Khái niệm về nghèo Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia. Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn. Nghèo tương đối. Trong xã hội thinh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó. Tiêu chí xác định mức nghèo đói Sẽ không có chuẩn nghèo chung cho toàn thế giới, vì nó phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, từng quốc gia. Phương pháp thông dụng để đánh giá mức độ đói nghèo là xác định mức thu nhập có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của con người, sau đó xác định xem ở trong nước hoặc vùng có bao nhiêu người có mức thu nhập dưới mức đó. Để phân tích nước nghèo, nước giầu ngân hàng thế giới đã đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ giầu- nghèo của các quốc gia bằng mức thu nhập bình quân tính theo đầu người/ năm để đánh giá thực trạng giầu-nghèo của các nước theo cấp độ sau: Nước cực giầu: từ 20.000- 25.000USD/ người/ năm Nước khá giầu: từ 10.000-20.000 USD/ người/năm Nước trung bình: từ 2.500-10.000USD/ người/năm Nước cực nghèo: dưới 500 USD/người/năm Ở Việt Nam Bộ Lao động và thương binh xã hội là cơ quan thường trực trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo . Cơ quan này đã đưa ra mức xác định khác nhau về nghèo đói tùy theo từng thời kỳ phát triển của đất nước. Từ năm 1993 đến nay chuẩn nghèo đã được điều chỉnh qua 6 giai đoạn, cụ thể cho từng giai đoạn như sau: Lần 1 (giai đoạn 1993- 1995): Hộ đói : Bình quân thu nhập đầu người quy gạo /tháng dưới 13 kg đối với khu vực thành thị, dưới 8 kg đối với khu vực nông thôn. Hộ nghèo: Bình quân thu nhập đầu người quy gạo/tháng dưới 20kg đối với khu vực thành thị và dưới 15kg đối với khu vực nông thôn. 3 Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang Lần 2 (giai đoạn 1995-1997): Hộ đói; Là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong hộ một tháng quy ra gạo dưới 13 kg tính cho mọi vùng. Hộ nghèo; Là hộ có thu nhập như sau: • Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15kg/người/tháng • Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng • Vùng thành thị dưới 25kg/người/tháng Lần 3 (giai đoạn 1997-2000) (Công văn số 1751/ LĐTNXH) - Hộ đói : Là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong hộ một tháng quy ra gạo dưới 13k, tương đương 45.000 đồng (giá năm 1997, tính cho mọi vùng) - Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập ở các mức tương ứng sau: • Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15kg/người/tháng (tương đương 55.000 đồng). • Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: Dươi 20kg/người/tháng (tương đương 70.000 đồng) • Vùng thành thị dưới 25kg/người/tháng (tương đương 90.000 đồng) Lần 4 ( giai đoạn 2001-2005) (quyết định số 1143/2000 QĐ- LĐTBXH) về việc điều chỉnh chuẩn nghèo (không áp dụng chuẩn đói): - Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người//tháng - Vùng nông thôn đồng bằng : 100.000 đồng/người/tháng - Vùng thành thị: 150.000 đòng/người/tháng. Lần 5 : Theo tiêu chí mới (giai đoạn 2006- 2010) ( Quyết định số 170/2005/ QĐ TTg) - Vùng thành thị: 260.000 đồng/người/tháng. - Vùng nông thôn (cho cả miền núi và đông bằng) : 200.000 đồng/người/tháng. Lần 6: Theo tiêu chí mới (giai đoạn 2010-2015): - Vùng thành thị: Dưới 500.000 đồng/người/tháng. - Vùng nông thôn (cho cả miền núi và đồng bằng) : Dưới 400.000 đồng/người/tháng. II.1.2. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo II.1.2.1.Đối với vùng nghèo: Do nhiều nguyên nhân. Đó là các nguyên nhân tổng hòa của các yếu tố thiên tai và nhân tạo. - Các yếu tố thiên tai gồm: đất đai xấu, khô cằn, thường xuyên thiếu nước ngọt, địa hình thấp hoặc quá trũng, độ phì rất thấp, khí hậu, thời tiết khắc nghiệt; mưa, bão xảy ra thường xuyên, lũ lụt nhiều, nắng nóng, sương muối, băng giá…Các yếu tố trên diễn biến phức tạp, bất lợi cho sản xuất. - Các yếu tố nhân tạo : Trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, hủ tục nặng nề, cơ sở hạ tầng thấp kém, thiếu cán bộ kỹ thuật và quản lý có năng lực, an ninh yếu kém… Trong nền kinh tế thị trường, vùng nghèo còn là vùng sản xuất tự cung tự cấp là phổ biến, kinh tế hàng hóa kém phát triển. 4 Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang Vùng nghèo cũng có thể được phân loại theo các cách: + Vùng có vị trí địa lý tự nhiên không thuận lợi. + Vùng bị hậu quả chiến tranh nặng nề. + Vùng có tập quán canh tác lạc hậu, hủ tục nặng nề và tệ nạn xã hội nhiều. + Vùng đất chật người đông , ngành nghề không có điều kiện phát triển, thu nhập và đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp độc canh cây lúa. + Vùng bị ràng buộc bởi những yếu tố và nguyên nhân chủ quan của cơ chế chính sách kinh tế- xã hội đang tồn tại trên địa bàn. II.1.2.2. Đối với người (hộ) đói, nghèo: Thường do các nguyên nhân khách quan và chủ quan sau đây: - Nguyên nhân khách quan: • Điều kiện tự nhiên : Đất đai ít, cằn cỗi, xa xôi hẻo lánh. • Sự quan tâm và các chính sách của chính quyền trung ương và địa phương không đầy đủ và không thích hợp. • Khó khăn nhiều về thị trường cung cấp và tiêu thụ sản phẩm • Tập quán canh tác lạc hậu • Thiên tai nặng hoặc thường xuyên xảy ra các thiên tai • Hậu quả chiến tranh: Người tàn tật, người thuộc diện chính sách tập trung quá đông ở một vùng. - Nguyên nhân chủ quan: • Không có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh • Không có hoặc thiếu vốn để sản xuất kinh doanh • Gia đình đông con, neo đơn, sinh đẻ không kế hoạch, ít lao động. • Gặp rủi ro, đau ốm nặng. • Ăn tiêu hoang phí, lười lao động, nghiện hút, cờ bạc. • Gia đình không hòa thuận, chia lìa. 2.1.3. Những ảnh hưởng của nghèo đói đến sự phát triển kinh tế - xã hội Qua nghiên cứu thực tế và tổng kết các công trình nghiên cứu của các tác giả về XĐGN chúng ta thấy đói nghèo là một lực cản trên con đường phát triển kinh tế của mỗi vùng cũng như của các quốc gia. Trên góc độ cá nhân và gia đình thì tình trạng nghèo đói tạo thành một vòng luẩn quẩn là: Nghèo đói -> trình độ văn hoá thấp -> thu nhập thấp -> ăn uống không đầy đủ -> sức khoẻ kém -> năng suất lao động thấp -> làm không đủ ăn -> vay mượn, nợ nần chồng chất -> nghèo đói; cứ quấn lấy những người nghèo mà họ không biết phá vỡ mắt xích nào để thoát ra được. Trên góc độ vùng hay quốc gia thì vòng luẩn quẩn là: 5 Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang Nhìn vào đó ta có thể thấy rằng nghèo đói có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hưng, thịnh của quốc gia, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cho nên XĐGN thường phải áp dụng một hệ thống các giải pháp trong thời gian dài thì mới có được kết quả chắn chắn và bền vững. 2.1.4. Hỗ trợ xóa đói giảm nghèo Hỗ trợ giảm nghèo là quá trình sử dụng cơ chế chính sách, nguồn lực của Chính Phủ, của các tổ chức kinh tế- xã hội trong và ngoài nước để hỗ trợ cho quá trình xóa đói giảm nghèo thông qua thực hiện các cơ chế chính sách, các giải pháp đầu tư công để tăng cường năng lực vật chất và nhân lực tạo điều kiện cho người nghèo và vùng nghèo có cơ hội phát triển nhanh và bền vững, giải quyết các vấn đề nghèo đói có tính vùng, từng nhóm mục tiêu và xây dựng tính bền vững và tự lập cho cộng đồng. Cần nhìn nhận bản chất của hỗ trợ xóa đói giảm nghèo khác với bao cấp BAO CẤP Sự làm thay, chi trả thay Can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh tế- xã hội nào đó Thông qua trợ giá, cho không Thường làm nhiễu loạn hệ thống giá Ít tính đến nhóm mục tiêu của sự tác động HỖ TRỢ Sự giúp đỡ, hỗ trợ Can thiệp nhằm khắc phục thất bại thị trường Thông qua hỗ trợ vật chất, nhân lực Ít làm nhiễu loạn các hệ thống giá Có tính đến nhóm mục tiêu của hỗ trợ Nguồn: Đỗ Kim Chung, 2010, Một số lý luận và thực tiễn về hỗ trợ giảm nghèo và đầu tư công cho giảm nghèo. Tạp chí khoa học và phát triển tập 8 số 4 tr 708-718 2.1.5. Một số khái niệm về xóa đói giảm nghèo và chính sách xóa đói giảm nghèo 2.1.5.1. Xóa đói giảm nghèo 6 CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang Xóa đói giảm nghèo là tổng thể các biện pháp chính sách của nhà nước và xã hội hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương, khu vực, quốc gia. 2.1.5.2. Chính sách xóa đói giảm nghèo Là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế xã hội nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo từ đó xây dựng một xã hội giầu đẹp. Mục tiêu của các chính sách về xóa đói giảm nghèo cho các đối tượng thuộc diện nghèo đói ở nước ta, giảm bớt khoảng cách giầu nghèo trong xã hội, nhằm mục tiêu tổng quát xây dựng một đất nước dân giầu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 2.1.5.3. Các chính sách xóa đói giảm nghèo • Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn (chương trình 135) • Chương trình hỗ trợ sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo( chương trình 134) • Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (chương trình 167) • Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo • Dự án giảm nghèo của ngân hàng thế giới WB • Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo nghị quyết 30A 2.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 2.2.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Sơn Động là một huyện miền núi, cách thành phố Bắc Giang 80km nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang. - Phía bắc giáp các huyện Lộc Bình, Đình Lập cảu tỉnh Lạng Sơn - Phía nam giáp huyện Ba Chẽ, Hoành Bồ, Đông Triều tỉnh Quảng Ninh - Phía tây giáp 2 huyện Lục Nam và Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang Đơn vị hành chính của Huyện có 21 xã và 2 thị trấn ( An Châu và Thanh Sơn) huyện có 2 tuyến đường quốc lộ ( gồm quốc lộ 279 và quốc lộ 31) và 2 tuyến tỉnh lộ ( tỉnh lộ 291, 293) chạy qua. Với vị trí địa lý như vậy Huyện Sơn Động có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc phát triển kinh tế- xã hội và giao lưu với các huyện trong tỉnh cũng như với các tỉnh lân cận, với Trùn Quốc qua cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn. b. Đặc điểm địa hình, đất đai Đặc điểm địa hình Sơn Động có địa hình đặc trưng của miền núi, bị chia cắt mạnh. Hướng dốc chính từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao trung bình 450m, độ dốc khá lớn, đặc biệt là các xã nằm ven dẫy núi Yên Tử . Ngoài ra Huyện còn có các cánh đồng nhỏ, hẹp nằm xen kẽ với các dải đồi núi. 7 Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang Tình hình đất đai của huyện Đất đai của huyện Sơn Động chủ yếu là các loại đất đỏ vàng trên phiến sét, đất vàng nhạt trên đá…Diện tích đất của huyện qua 3 năm có sự biến động nhỏ, đó là diện tích đất tự nhiên tăng 87ha do đo đạc lại diện tích toàn huyện. Diện tích đất lâm nghiệp của huyện rất lớn chiếm trên 80% diện tích đất nông nghiệp. Diên tích đất nông nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp tăng nhẹ qua các năm, tốc độ tăng bình quân là 3.6%/năm. Sở dĩ đất lâm nghiệp tăng là do diện tích đất chưa sử dụng của huyện được chuyển vào sản xuất lâm nghiệp. Trong cơ cấu đất lâm nghiệp thì đất rừng sản xuất chiếm ỷ lệ khá lớn và tăng dần qua các năm, năm 2008 là 23428ha, năm 2010 là 31540ha, tăng bình quân là 16% đây là điều kiện thuận lợi để tăng cường sản xuất lâm sản ngoài gỗ. Ngược lại với rừng sản xuất thì diện tích rừng phòng hộ lại giảm dần qua các năm tương ứng là 0.47% và 24.96 do chuyển đổi rừng nghèo kiệt thành rừng sản xuất. Diện tích rừng đặc dụng không thay đổi qua các năm nhưng do diện tích đất lâm nghiệp tăng lên nên cơ cấu đất rừng đặc dụng giảm. Rừng đặc dụng là nơi bảo tồn nguồn gen lâm sản ngoài gỗ quý giá vì vậy cần được quan tâm, bảo vệ. Nhìn chung đặc điểm đất đai của huyện khá đa dạng, phong phú phân bố ở các địa hình dốc, cho phép phát triển sinh thái nông- lâm nghiệp. Việc khai thác sử dụng đất đai phải gắn với phát triển rừng, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, bên cạnh đó cần có sự can thiệp của các đơn vị chức năng để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế trên diện tích đất sản xuất, vừa đảm bảo diện tích rừng đầu nguồn, đem lại thu nhập, xóa đói giảm nghèo và sự phát triển bền vững cho kinh tế huyện. 8 Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang c. Đặc điểm về khí hậu, thủy văn - Đặc điểm về khí hậu Huyện Sơn Động nằm cách bờ biển Quảng Ninh không xa, nhưng do án ngữ bởi dãy núi Yên Tử ở phía đông nên Sơn Động có đặc điểm khí hậu lục địa miền núi. Hàng năm có 4 mùa đặc trưng. Theo chế độ mưa có thể chia khí hậu của huyện thành 2 mùa khô và mùa mưa. Với điều kiện khí hậu như trên, đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, đặc biệt là sản xuất cây hàng năm và canh tác trên đất dốc. Tuy nhiên, việc trồng và phát triển một số cây ăn quả, cây dược liệu lại có những thuận lợi nhất định. - Đặc điểm về thủy văn Chế độ thủy văn ở các sông ở Sơn Động phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực. Sơn Động là thượng nguồn của sông Lục Nam. Mật độ sông suối của huyện khá dầy, nhưng đa phần là đầu nguồn nên lòng sông , suối hẹp, độ dốc lớn, lưu lượng nước hạn chế,đặc biệt về mùa khô. Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành các dải thung lũng hẹp và các con suối lớn nhỏ có mật độ khá dày, có nhiều hồ đập lớn nhỏ chứa nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. 2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội a. Tình hình dân số và lao động của huyện 9 Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang Trong tổng số hơn 4000 lao động thì lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất với trên 84.79% lao động nông nghiệp giảm qua các năm tương ứng là 0.36% và 3.66% do xu hướng càng ngày lao động trong nông nghiệp càng giảm và tăng dần lao động trong ngành CN-XD, TM-DV. b. Tình hình cơ sở vật chất của huyện Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, những năm qua, cơ sở vật chất của huyện Sơn Động đã có nhiều đổi thay. Đặc biệt hệ thống cơ sở hạ tầng về điện, đường, trường, trạm được cải thiện tốt hơn nhờ các chương trình 135, 134, dự án WB…đến nay trên địa bàn huyện đã có trạm biến áp phục vụ điện cho 22/23 xã, thị trấn của huyện. 2.3. Một số chính sách có liên quan đến chính sách xóa đói giảm nghèo được thực hiện trên địa bàn huyện. Là một trong những huyện nghèo nhất của Bắc Giang, Sơn Động được TW và Tỉnh tập trung đầu tư. Do đó, hầu hết các chương trình đầu tư công cho giảm nghèo và phát triển kinh tế của tỉnh đều được thực hiện ở Sơn Động. Có thể kể đến một số chương trình quan trọng sau: Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn (chương trình 135). Các giải pháp Sơn Động đã thực hiện là tập trung đầu tư công cho: 10 [...]... chuẩn nghèo lên 1 bậc Xóa đói giảm nghèo là một vấn đề lớn và phức tạp, nó là vấn đề thách thức trong quá trình phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn là vấn đề chung của toàn cầu, toàn nhân loại Qua quá trình tìm hiểu về chính sách xóa đói giảm nghèo tại huyện Sơn Động- Bắc Giang đã giúp nhóm thấy được vai trò quan trọng của nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo và 31 Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện. .. tác xóa đói giảm nghèo 12 Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang trên địa bàn huyện, tuyên truyền các mô hình, cá nhân, tập thể làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo - Tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, gương cá nhân điển hình về công tác xóa đói giảm nghèo, các mô hình xóa đói giảm nghèo Phổ biến, giáo dục pháp luật, ngăn chặn,... hải đảo, dạy nghề cho người nghèo và nhân rộng mô hình giảm nghèo - Nhóm chính sách tạo cơ hội đề người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội: y tế, giáo dục, nhà ở và nước sinh hoạt và trợ giúp pháp lý cho người nghèo - Nâng cao năng lực và nhận thức giảm nghèo, giám sát đánh giá - 11 Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo chung , trong quá trình... động các huyện nghèo tham gia xuất khẩu lao động; phấn 16 Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang đấu mỗi năm đưa khoảng 7.500 - 8.000 lao động ở các huyện nghèo đi làm việc ở ngoài nước (bình quân 10 lao động/xã) B Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí 1 Chính sách giáo dục, đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí: bố trí đủ giáo viên cho các huyện nghèo; hỗ... 10927 Cộng 83632 14205 173826 24 Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang 5 DVT: triệu đồng Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Sơn Động Nghị quyết 30a/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 27/12/2008 về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo Theo đó, ngân hàng chính sách xã hội là đơn vị thực hiện cho vay Theo quyết định này, hộ nghèo được vay tối đa 5 triệu/hộ,... hiện chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện theo nghị Quyết 30A tại huyện Sơn Động 2.4.1 Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách Nhằm nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về ý nghĩa tầm quan trọng, mục tiêu chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp các ngành, các tổ chức và người dân về công tác xóa đói giảm nghèo 12 Tìm hiểu chính sách. .. các huyện nghèo; thực hiện chế độ trợ cấp ban đầu đối với cán bộ thuộc diện luân chuyển; có chế độ tiền lương, phụ cấp và chính sách bổ nhiệm, bố trí công tác sau khi hoàn thành nhiệm vụ 17 Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang 2 Có chính sách hỗ trợ và chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút, khuyến khích trí thức trẻ về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc huyện nghèo D Chính. .. thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp Sơn Động cũng thực hiện bước đầu có hiệu quả các chính sách tăng cường nguồn lực dân số-kế hoạch hóa gia đình, phát triển giáo dục và y tế, dạy nghề, đưa người đi xuất khẩu lao động… 27 Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang 2.6 Đánh giá tồn tại, hạn chế, bất cập của chính sách Các chính sách mà huyện đề ra và thực hiện đã đạt được một... tụ ruộng đất diễn ra rất chậm 29 Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang 2.7 Đề xuất giải pháp thực hiện chính sách Từ những tồn tại đã nêu ra ở trên, nhóm có đề xuất một số giải pháp sau để chính sách hoàn thiện hơn: - Việc thực hiện các dự án vốn vay đối với các hộ nghèo cần xem xét, nghiên cứu và lập kế hoạch cụ thể để vốn vay đến với người nghèo đúng thời điểm cần thiết cho... giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang III KẾT LUẬN Việt Nam chúng ta vẫn được coi là quốc gia có những chương trình xóa đói giảm nghèo thành công do có được những thành tựu ấn tượng về giảm nghèo do tăng trưởng kinh tế và sự cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống của người dân thông qua các chính sách và mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo đã thực hiện như: chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh . về xóa đói, giảm nghèo Hệ thống các văn bản chính sách liên quan đến chính sách xóa đói giảm nghèo. Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại Huyện Sơn Động- Tỉnh Bắc Giang. . bàn Huyện từ 2009-2010. II. NỘI DUNG II.1. Một số lý luận về chính sách xóa đói giảm nghèo. 2 Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang II.1.1. Khái niệm về nghèo Nghèo. nghèo 2.1.5.1. Xóa đói giảm nghèo 6 CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang Xóa đói giảm nghèo là tổng thể các biện pháp chính sách của nhà nước