1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận công tác xã hội tìm hiểu việc thực hiện chính sách giảm nghèo tại xã nghĩa xuân, huyện qùy hợp, tỉnh nghệ an

29 1,2K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 168,5 KB

Nội dung

Nghèo đói làm cho trình độ dân tríkhông thể nâng cao, đời sống xã hội không thể phát triển Chính vì vậy trong quá trình xây dựng và đổi mới Đảng và Nhà Nước taluôn đặt mục tiêu xóa đói g

Trang 1

Lời Cảm Ơn

Trong quá trình học tập chúng ta cần nắm vững được những lý thuyết để

có thể ứng dụng một cách hiệu quả nhất và qua việc ứng dụng vào thực hành đóchính là giúp chúng ta củng cố lại kiến thức Chính vì vậy để nâng cao năng lực

và kiến thức cho sinh viên đối với chuyên ngành của mình tổ bộ môn Công tác

xã hội – trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện cho sinh viên K51 vận dụngnhững gì đã được học vào việc đi thực tế để hoàn thành bài Tiểu luận Công tác

xã hội theo khung chương trình đào tạo của Nhà trường

Trong thời gian đi thực tế của mình em xin gửi lời cảm ơn chân thành tớinhà trường, khoa Lịch Sử đã tạo điều kiện và giúp đỡ em Đặc biệt em xin gửilời cảm ơn tới cô giáo Võ Thị Cẩm Ly là giáo viên hướng dẫn em trong suốt quátrình đi thực tế để em hoàn thành được bài Tiểu luận chuyên ngành này

Do kiến thức và thời gian có hạn, nên bài Tiểu luận không thể tránh khỏinhững sai sót nhất định Vì vậy em rất mong nhận được sự bổ sung, góp ý củacác thầy cô để bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Lời Cảm Ơn 1

Phần I : Mở Đầu 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Đối tượng, khách thể, mục đích và phạm vi nghiên cứu 5

2.1 Đối tượng nghiên cứu 5

2.2 Khách thể nghiên cứu 5

2.3 Mục đích nghiên cứu 5

2.4 Phạm vi nghiên cứu 5

3 Phương pháp nghiên cứu 6

3.1 Phương pháp quan sát 6

3.3 Phương pháp phỏng vấn sâu 6

3.4 Phương pháp phân tích tài liệu 6

4 Kết cấu nội dung 6

Phần II : Nội Dung 8

Chương I: Cơ sở lý luận 8

1.1 Các khái niệm liên quan 8

1.1.1 Khái niệm nghèo đói 8

1.1.2 Khái niệm chuẩn đói nghèo, xóa đói giảm nghèo 8

1.2 Quan điểm về nghèo đói 9

1.3 Đặc điểm tâm lý của đối tượng 9

1.4 Lý thuyết nhu cầu của Maslow làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu ( cụ thể là đối với Nhu cầu của đối tượng ) 10

1.5 Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về chính sách xóa đói giảm nghèo 14

Chương II : Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả tình trạng nghèo đói xã Nghĩa Xuân 15

2.1 Một vài nét về tình hình nghèo đói tại xã Nghĩa Xuân 15

Trang 3

Bảng 1 : Thực trạng nghèo đói trên địa bàn xã Nghĩa Xuân 15

Bảng 2 : Tỉ lệ lao động thiếu việc làm năm 2011 của xã 17

2.2 Những yếu tố tác động đến tình hình nghèo đói tại xã Nghĩa Xuân 18

2.3 Những hậu quả của nghèo đói để lại tại xã Nghĩa Xuân 20

2.3.1 Đối với cá nhân, gia đình 20

2.3.2 Đối với xã hội 22

Chương III: Công tác xóa đói giảm nghèo của xã Nghĩa Xuân 22

3.1.Sự cần thiết phải thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Nghĩa Xuân 22

3.2Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo của xã 23

3.3 Những kết quả cụ thể đạt được 25

3.4 Một số giải pháp giúp giảm tình trạng nghèo đói tại xã Nghĩa Xuân 26

3.4.1 Nâng cao nhận thức và năng lực cho người dân qua việc thiết lập mô hình cung cấp thông tin 2 chiều 26

3.4.2 Giải pháp về cho vay vốn 26

3.4.3 Giải pháp về dân số, kế hoạc hóa gia đình 27

IV Khuyến nghị 27

Kết Luận 28

Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo 29

Trang 4

Phần I : Mở Đầu

1 Lý do chọn đề tài

Nghèo đói là một vấn đề mang tính toàn cầu luôn tồn tại trong xã hội.Nghèo đói làm cho nền kinh tế chậm phát triển Ngay cả những nước phát triểncũng có tình trạng nghèo đói, toàn thế giới hiện nay vẫn có hơn 1 tỷ người sốngtrong nghèo đói Đó là một thách thức lớn cho sự phát triển của toàn thế giới

Việt Nam là một trong những nước nghèo trên thế giới, với gần 70% dân

cư sống ở khu vực nông thôn, lực lượng lao động làm nông nghiệp là rất lớn Do

sự phát triển lớn của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu về kinh tế và trình độ phâncông lao động xã hội kém, dẫn tới năng suất lao động xã hội và mức tăng trưởng

xã hội thấp Tình hình nghèo đói ở Việt Nam diễn ra rất phổ biến và phức tạpđặc biệt khu vực miền núi và nông thôn chiếm tỷ lệ rất cao, có sự chênh lệchgiàu nghèo rất lớn thành thị và nông thôn Nghèo đói làm cho trình độ dân tríkhông thể nâng cao, đời sống xã hội không thể phát triển

Chính vì vậy trong quá trình xây dựng và đổi mới Đảng và Nhà Nước taluôn đặt mục tiêu xóa đói giảm nghèo lên hàng đầu góp phần đem lại hiệu quảthiết thực cho người nghèo, ổn định thu nhập, nâng cao đời sống và tạo mọi điềukiện để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người nghèo đưa đất nước tiến vào

kỷ nguyên mới nhằm hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh

Xã Nghĩa Xuân, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An là 1 xã với phần đôngdân số sống bằng nghề nông nghiêp, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp vớiviệc trồng lúa,mía,cây lâu năm chiếm đa số , đất đai ở đây không cho phéptrồng hoa màu như ngô, khoai, lạc chính vì thế cuộc sống rất khó khăn, thêmvào đó những chính sách hỗ trợ của nhà nước đến người dân còn hạn chế Trongnhững năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đã có nhiều cốgắng để phát triển kinh tế - xã hội và đã thu được những thành quả lớn Tuy

Trang 5

nhiên tình trạng nghèo đói của một bộ phận dân cư vẫn chưa được khắc phục,cái nghèo, cái đói vẫn đang còn là cản trở cho sự phát triển chung của xã Mặtkhác đây chính là làng quê tôi được sinh ra và lớn lên, tôi hiểu được cuộc sốngcực khổ của người dân nơi đây, tôi muốn với đề tài nghiên cứu của mình sẽ đisâu nghiên cứu thực trạng , nguyên nhân dẫn tới cái nghèo để từ đó đưa ra một

số giải pháp phù hợp giúp người dân thoát nghèo, nghiên cứu công tác xóa đóigiảm nghèo của xã đã thu được những kết quả gì Như vậy trên đây là những lý

do để tôi chọn đề tài “ Tìm hiểu việc thực hiện chính sách giảm nghèo tại xãNghĩa Xuân, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu

2 Đối tượng, khách thể, mục đích và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài hướng tới chính là tìm hiểu việc thựchiện chính sách giảm nghèo tại xã Nghĩa Xuân, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An

- Tìm hiểu những yếu tố tác động đến nghèo đói trên xã

- Tìm hiểu hậu quả của nghèo đói

- Tìm hiểu việc thực hiện các chính sách giảm nghèo và kết quả đã đạtđược để giảm số hộ nghèo trên xã

2.4 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Địa bàn xã Nghĩa Xuân, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An

Trang 6

- Thời gian: Đề tài này được nghiên cứu trong thời gian bắt đầu từ ngày25/5/2013 đến 25/3/2013

3 Phương pháp nghiên cứu

- Đất đai canh tác : Đất của xã bạc màu,khô cằn chỉ trồng đượclúa,mía,cây lâu năm chứ không trồng được hoa màu

- Nước sạch : Hầu hết các gia đình ở đây đều dùng nước giếng

3.4 Phương pháp phân tích tài liệu

- Phân tích tài liệu từ các văn bản, báo cáo về thực trạng, nguyên nhân,giải pháp về vấn đề nghèo đói của, những kết quả đạt được từ công tác xóa đóigiảm nghèo qua các tháng, quý, năm của xã

Trang 7

- Thu thập và phân tích một số tài liệu có liên quan từ các sách, báo, tàiliệu tham khảo, trang web

4 Kết cấu nội dung

Kết cấu nội dung nghiên cứu gồm 4 chương, cụ thể như sau:

Trang 8

Phần II : Nội Dung Chương I: Cơ sở lý luận 1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm nghèo đói

Nghèo đói là sự thiếu thốn ở nhiều phương diện như: thu nhập hạn chế,thiếu cơ hội để tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúckhó khăn, dễ bị tổn thương trước những đột biến, ít được tham gia vào quá trình

ra quyết định [4]

Tại hội nghị chống đói nghèo của ESCAP khu vực Châu Á Thái BìnhDương tại Thái Lan (9/1993) : Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cưkhông được hưởng và thõa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà đã được

xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tậpquán của địa phương

Hội nghị Thượng đỉnh, Copenhagen 1995 : Người nghèo là tất cả những

ai mà thu nhập thấp hơn 1USD/ ngày, số tiền được coi như đủ để mua những sảnphẩm thiết yếu để tồn tại

1.1.2 Khái niệm chuẩn đói nghèo, xóa đói giảm nghèo

Chuẩn đói nghèo : Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khácnhau để đánh giá mức độ giàu – nghèo Việt Nam đưa ra chuẩn nghèo theo từnggiai đoạn thời gian khác nhau Hiện nay chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn2011- 2015 theo chỉ thị số 1752/CT- TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng chínhphủ, mức chuẩn nghèo và cận nghèo được xác định, những hộ có thu nhập bìnhquân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo (khu vực nông thôn),đối với khu vực thành thị hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân500.000 đồng/người/tháng Hộ cận nghèo là những hộ có mức thu nhập bìnhquân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng (khu vực nông thôn), đốivới khu vực thành thị là 501.000 đến 750.000 đồng/người/tháng.[5]

Trang 9

Xóa đói giảm nghèo: Là tổng thể các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếpnhằm thực hiện mục đích hỗ trợ những điều kiện cơ bản ( như ăn, mặc, ở, đi lại,học hành ) làm cho người nghèo có thể tồn tại và phát triển dần đạt tới mứctrung bình như các thành viên khác trong cộng đồng.

1.2 Quan điểm về nghèo đói

Hiện nay đói nghèo không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia, mà làvấn đề mang tính toàn cầu bởi vì tất cả các quốc gia trên thế giới, ngay cả nhữngnước giàu mạnh thì người nghèo vẫn có và có lẽ khó có thể hết người nghèo khitrong các xã hội chưa thể chấm dứt những rủi ro về kinh tế, xã hội, môi trường,

và sự bất bình đẳng trong phân phối của cải làm ra Rủi ro quá nhiều trong sảnxuất và đời sống làm cho một số bộ phận dân cư rơi vào tình trạng nghèo

Đói nghèo là một hiện tượng tồn tại ở tất cả các quốc gia, dân tộc Nó làmột khái niệm rộng, luôn thay đổi theo không gian và thời gian Đến nay, nhiềunhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhautrong đó có khái niệm khái quát hơn cả được nêu ra tại hội nghị bàn về xóa đói,giảm nghèo ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại TháiLan vào tháng 9/1993, các quốc gia đã thống nhất cho rằng “ Nghèo đói là tìnhtrạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thõa mãn những nhu cầu cơ bảncủa con người đã được xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế xãhội và phong tục tập quán của từng địa phương” Đây là khái niệm khá đầy đủ

về đói nghèo, được nhiều nước trên thế giới sử dụng, trong đó có Việt Nam

1.3 Đặc điểm tâm lý của đối tượng

Những người dân ở địa bàn xã Nghĩa Xuân, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ

An sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, vì thế cuộc sống còn gặp nhiều khókhăn Quanh năm người dân chỉ biết trông chờ vào kết quả của 2 vụ lúa HèThu_ Đông Xuân, 2 vụ thu hoạch mía, để có tiền trang trải cho mọi sinh hoạttrong cuộc sống Dân cư rất chịu khó, siêng năng nhưng cũng chỉ vì điều kiện tựthiên không thuận lợi, đất đai xấu nên cái nghèo, cái khổ vẫn cứ đeo bám nhân

Trang 10

dân Cũng chính vì sống phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều, họ sống cố địnhmột chỗ, ở dưới một mái nhà với mảnh vườn của mình được bao bọc bởi làngbảo vệ Trong sản xuất những người dân nơi đây phụ thuộc nhiều vào hiệntượng tự nhiên như trời, đất, nắng, mưa Bởi vậy mà họ rất tôn trọng, hòathuận với tự nhiên và phụ thuộc vào nó, và từ đó làm cho người nghèo trở nênrụt rè, sống thụ động

Với hoàn cảnh của mình như vậy người nghèo luôn nung nấu trong mìnhtâm lý muốn thoát khỏi nghèo, có cuộc sống khá giả hơn Mặt khác người dânluôn thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày

Xã hội tồn tại khoảng cách giữa người giàu – người nghèo nên với khoảngcách đó làm cho người nghèo luôn mặc cảm, tự ti với những người giàu trong xãhội, họ không muốn sống với sự xô bồ, chen chúc mà chỉ là thoát nghèo và sốngtrong sự thương yêu, gắn bó giữa con người với nhau Với họ mưa thuận gióhòa, được mùa bội thu là niềm vui, là điều may mắn trong cuộc sống của mình

1.4 Lý thuyết nhu cầu của Maslow làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu ( cụ thể là đối với Nhu cầu của đối tượng )

Có thể nhận biết được rằng đối với những người giàu, kinh tế thừa ra thì

họ có nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, nhà lầu, xe hơi Những gì được cho là hiệnđại và phù hợp nhất Nhưng đối với người nghèo thì khác

Để tìm hiểu rõ nhu cầu của người nghèo như thế nào em đã đi phỏng vấntrực tiếp về họ và kết quả là những nhu cầu đó đều nằm trong 5 bậc thang nhucầu của con người mà Maslow đã đưa ra Đó là những nhu cầu mà cần thiết chomột cuộc sống theo nghĩa của con người [3]

Theo thuyết nhu cầu của Maslow ông cho rằng con người cần được đápứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển đó là nhu cầu thể chất, nhucầu an toàn, nhu cầu tình cảm xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu đượchoàn thiện

Trang 11

Ông cho rằng các nhu cầu này được sắp xếp theo thứ tự bậc thang Bậc từnhu cầu cơ bản nhất có vị trí và nền tảng quan trọng nhất với con người tới nhucầu cao hơn và ở vị trí bậc tiếp theo.

Nhu cầu hoàn thiện

Nhu cầu được tôn trọng

Nhu cầu tình cảm XH

Nhu cầu an toàn

Nhu cầu thể chất sinh lý

Nhu cầu thể chất sinh lý:

Là nhu cầu về đồ ăn, nước uống, đi lại, không khí, nhu cầu tình dục…Nhu cầu này được xem là nhu cầu cơ bản trong 5 nhóm nhu cầu theo sự phânđịnh của A.Maslow Ông cho rằng, muốn tồn tại trước hết con người cần được

ăn, được uống, được hít thở Nếu nhu cầu này ở con người không được đáp ứngthì sự sinh tồn của họ sẽ bị đe dọa Nhu cầu này của con người luôn được xem lànhu cầu cần được đáp ứng trước tiên

Nhu cầu an toàn

Khi đã được đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh lý tức là để sống được ngườicon người phải vươn tới nhu cầu về sự tồn tại an toàn với môi trường ổn địnhkhông có yếu tố đe dọa, nguy hiểm bạo lực y những tình huống có độ bất địnhcao Vì vậy gia đình và xã hội có trách nhiệm tạo ra môi trường an toàn chocuộc sống của mỗi thành viên

Trang 12

Nhu cầu tình cảm xã hội

A.Maslow xem đó như là nhu cầu thuộc về nhóm xã hội của con người

Sự mong muốn được quan tâm của các thành viên trong nhóm xã hội, con ngườicần có quan hệ xã hội , họ cần được khẳng định mình trong nhóm và cần đượcyêu thương, được quan tâm và chăm sóc từ các thành viên khác trong nhóm.Mỗi người ai cũng cần có gia đình, người thân và bạn bè Gia đình là nhóm xãhội cơ bản nhất của con người tình yêu thương đùm bọc của cha mẹ, anh chị emtrong gia đình tạo nên cho họ cảm giác được an toàn, được chở che và được bảo

vệ Con người cần được giao lưu với những người khác và hòa nhập vào cácnhóm khác trong xã hội Sức mạnh của họ sẽ được nhân lên sự tự tin cũng đượctăng cường khi họ là thành viên của các nhóm bởi điều đó khảng định vai trò,vịtrí của họ trong xã hội Sự đơn độc không gia đình, không có nhóm xã hội nào

để cá nhân thuộc về đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý và quan hệ

xã hội của cá nhân

Nhu cầu được tôn trọng

Mỗi người đều mong muốn được gia đình, cộng đồng, bạn bè tôn trọngcoi họ như là một con người, một công dân bình đẳng về tất cả các quyền lợinhư những người công dân khác

Con người có trở nên tự tin hay không, thể hiện được sức mạnh của mìnhhay không đó là một phần do họ được đối xử bình đẳng hay không ngay từ khicòn nhỏ Sự chèn ép hay lấn át với một cá nhân ở bất cứ nơi đâu, dù ở trong giađình, cơ quan hay các môi trường xã hội khác đều có thể gây nên nhiều ức chếtâm lý, sự thụ động và hạn chế khả năng đề kháng của họ

Nhu cầu được hoàn thiện

Đó là nhu cầu được đến trường, được nghiên cứu, lao động và sáng tạo…

để phát triển hoàn thiện Khi được cuộc sống thừa nhận và tôn trọng mỗi ngườiluôn mong muốn được cộng đồng có thể tạo điều kiện để cho họ tham gia học

Trang 13

tập, làm việc, được cốn hiến, được phát huy những khả năng của mình và có thể

tự nuôi sống bản thân

Nhu cầu này được áp dụng đối với người nghèo như sau:

Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc “thể lý” : Thức ăn, nước uống, nơi ở,tình dục, nghỉ ngơi Với nhu cầu này chắc hẳn đối với nhiều người thì rất dễdàng, đơn giản nhưng đối với người nghèo thì đây cũng là vấn đề khó khăn, và

là lo lắng hàng ngày của họ, đối với người nghèo là được ăn no được mặc ấmchứ không phải là ăn ngon, mặc đẹp như bao người giàu khác Những hộ nghèotrong xóm đều phải sống trong những ngôi nhà tạm bợ không thể chống chọiđược với những trận mưa to, bão lớn Vì vậy họ mơ ước có một ngôi nhà chắcchắc, cố định để có thể yên tâm chung sống và làm ăn

Nhu cầu được an toàn : Cuộc sống của người nghèo rất bấp bênh, họ phảisống trong môi trường không đảm bảo cho sức khỏe của mình như ăn uốngkhông đầy đủ, không gian chật hẹp, chỉ trông chờ vào 2 vụ lúa Vì thế họ cónhu cầu được đảm bảo về sức khỏe, công việc, gia đình của mình

Nhu cầu giao lưu tình cảm, hòa đồng với mọi người, được mọi người kínhtrọng, yêu mến: Với nhu cầu này chính là giúp cho người nghèo giảm được sự tự

ti, mặc cảm về hoàn cảnh của mình, để họ thấy được tầm quan trọng và giá trịcủa mình đối với xã hội

Nhu cầu về tự thể hiện bản thân : Những người nghèo họ cũng mongmuốn có cơ hội để thể hiện mình như có vốn, điều kiện tự nhiên thuận lợi từ đó

họ sẽ thực hiện được gì mình muốn như là một người làm trang trại giỏi, hay 1người biết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất

Ngoài ra người dân còn có nhiều nhu cầu khác nữa, tất cả đều hướng đênviệc mong muốn được thoát nghèo, được sống một cuộc sống ấm no, hạnh phúcvới gia đình của mình

Trang 14

1.5 Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về chính sách xóa đói giảm nghèo

Đảng và Nhà Nước ta ngay từ khi mới ra đời đã quan tâm chăm lo đếnmọi mặt đời sống người dân trong đó đặc biệt chú trọng tới mảng công tác xóađói giảm nghèo nhằm ổn định đời sống người dân, mạng lại sự an ninh, an toàncho xã hội Điều này được thể hiện trong hệ thống quan điểm và hệ thống chínhsách sau :

+ Xóa đói giảm nghèo gắn với tăng trưởng kinh tế, phải đảm bảo sự thốngnhất xã hội, giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội

+ Gắn xóa đói giảm nghèo với công bằng xã hội ưu tiên đầu tư phát triển

xã nghèo, vùng nghèo, nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo một cách hợp lý

+ Phát huy nội lực, nguồn lực tại chỗ là chủ yếu đồng thời tranh thủ sự trợgiúp bên ngoài, quốc tế

+ Xã hội hóa công tác xóa đói giảm nghèo Xóa đói giảm nghèo được xácđịnh là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, đoànthể của cộng đồng và chính bản thân người nghèo

- Các giải pháp chủ yếu để xóa đói giảm nghèo:

+ Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách : Đầu tư chính sách hạ tầng, địnhcanh, định cư

+ Nhóm giải pháp đầu tư hỗ trợ phát triển xóa đói giảm nghèo gồm có các

dự án đầu tư trực tiếp và lồng ghép các chương trình dự án liên quan

+ Nhóm các giải pháp đảm bảo : điều tra, nghiên cứu, lập danh sách,tuyên truyền nâng cao nhận thức, tổng kết, sơ kết, đánh giá

Ngày đăng: 23/01/2015, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w