Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 48 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
48
Dung lượng
177,71 KB
Nội dung
PHẦN A GIỚI THIỆU CỞ SỞ THỰC HÀNH 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1.1. Vị trí địa lý và diện tích của Chùa Kỳ Quang II Phải đi qua một con đường nhỏ ngoằn nghèo mới gặp được Chùa Kỳ Quang II, nằm khiêm tốn trên một mặt bằng rất khiêm tốn, so với những gì đã được thể hiện bên trong và cả những gì đang ấp ủ trong lòng chùa Kỳ Quang II. Chùa tọa lạc tại 154/4A Lê Hoàng Phái, Phường 17, Quận Gò Vấp. Hiện tại chùa Kỳ Quang 2 diện tích rộng 7500 m2 1.2. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Chùa Kỳ Quang II được xây dựng vào 1926 bởi một vị hòa thượng đến năm 1975 hòa thượng này đã giao lại cho đệ tử kế nhiệm đó là trụ trì Thượng tọa Thích Thiện Chiếu. Ông đi tu từ thuở thiếu thời (năm 10 tuổi) vốn là công dân gốc của thành phố, sinh ra ở vùng An Phú Đông (Quận 12). Sau chiến tranh, không chỉ vùng đất của phường 17 nơi cư ngụ của ngôi chùa mà cả Quận Gò Vấp lúc bấy giờ còn rất hoang sơ, sình lội, là nơi tập trung cư ngụ của những người lao động nghèo. Đến năm 2000 thầy trụ trì đã xây lại mới hoàn toàn, chùa có sự độc đáo trong kiến trúc, vì hoàn toàn chỉ dựa trên những tinh túy của Phật pháp và văn hóa ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Theo như thầy trụ trì nói, núi luôn là hình ảnh thánh thiêng của nhiều tôn giáo, với Phật giáo cũng không khác, núi là nơi tụ hội những khí thiêng của đất trời hội tụ, vì thế, những ngôi chùa nổi danh cổ kim thường được dựng trên đồi núi. Người ta thường nói, năm non bảy núi, thì Kỳ Quang cũng có Ngũ Hành Sơn bên phải và Thất Sơn bên trái ôm trọn khu chánh điện với rất nhiều hang động trong lòng. Chùa nổi tiếng bởi kiến trúc “có một không hai”, do chính thầy trụ trì thiết kế. Chùa không xây cổng, thay vào đó là những bức tượng Phật ngự tại vị trí cổng chùa. Cũng không có cánh cửa nào, không có tường, cột, thay vào đó là những hang động đá. Cũng không có mái, trần chùa vẽ mây và các vì tinh tú. Thượng tòa gọi ngôi chùa của mình là ngôi chùa “năm không”. Đó cũng là một ẩn dụ mà ông gửi gắm: Không mái để nhìn ra “chín phương trời mười phương Phật”, không cửa để đón tất cả chúng sinh, không tường, cột để con người không bị Trang 1 ràng buộc, ngăn trở bởi bất cứ một điều gì trên con đường khơi sáng tâm hồn… Núi non ở chùa chính là “năm non, bảy núi”, theo truyền thuyết về Ngũ Hành và Thất Sơn của nước Nam… Đến đây, bạn sẽ được chứng kiến sự hy sinh thầm lặng, những tấm lòng vàng, những trái tim nhân ái của những con người đã cưu mang, chia sẻ, giành giật với bệnh tật, với tử thần, giúp hồi sinh cho những đứa trẻ chịu nhiều thiệt thòi trở về với cuộc sống bình thường, tái hòa nhập dần với cộng đồng. Với tấm lòng nhân hậu và mong muốn thực hiện tâm nguyện của chư Phật Thích Ca là “cứu khổ, cứu nạn kiếp nhân sinh”, sư thầy Thích Thiện Chiếu đã biến chùa Kỳ Quang II dần trở thành mái ấm tình thương, nơi trú ngụ của các em mù, nghèo mồ côi ngày ngày phải lang thang đi ăn xin. Chúng mách cho nhau và những đứa trẻ khác cùng chung số phận cứ kế tiếp nhau kéo đến xin ở nhờ ngày càng đông. Chính vì vậy ngày 18/3/1994, được phép của chính quyền địa phương, một Trung tâm nuôi dạy và hương nghiệp cho cô nhi chùa Kỳ Quang II được thành lập. Lúc đầu là 20 em, sau này đã lên đến con số hàng trăm. Nhiều trường hợp thật thương tâm bởi chính tay cha, mẹ không muốn nuôi dưỡng đứa con tật nguyền đã mang đến chùa bỏ lại đứa con thơ mới chỉ vài ngày tuổi phó thác những sinh linh bé bỏng cho nhà chùa. Hiện tại Trung tâm nuôi dạy và hướng nghiệp cô nhi Chùa Kỳ Quang II có 15 vị Tăng, trẻ em 236 tuổi từ sơ sinh tới ngoài 20, trong đó có 110 em khiếm thị, 80 em đa tật thần kinh bại não, 46 em phát triển bình thường, 45 người chăm sóc + bảo mẫu + giáo viên ngày ngày dạy giỗ, nuôi dưỡng, đùm bọc, chia sẻ nỗi đau và sự thiếu thốn tình cảm với các em. Không chỉ được nuôi, dạy, các em còn được học nghề, được hướng dẫn luyện tập để phục hồi chức năng. Thượng tọa đã mời các thầy, cô trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu về dạy các em khiếm thị từ lớp 1 đến lớp 5 bằng chữ Braille. Tốt nghiệp tiểu học, các cháu có năng lực sẽ được chuyển đến trường THPT học cùng các em bình thường. Nhiều em đã được phẫu thuật mắt, được phục hồi thị giác; không ít em bị bại liệt, câm, điếc đã ngồi dậy, có em còn tập đi và có thể phát âm và nói được. Ngoài các lớp khuyết tật, Chùa còn mở thêm 5 lớp học tình thương tiểu học cho các cháu nghèo, không có điều kiện đến trường. Các cháu đựơc cấp đồng phục, sách vở, và học theo chương trình phổ thông. Trang 2 Với sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp chính quyền, sự đóng góp, giúp đỡ chí tình của Phật tử trong và ngoài nước, những người hảo tâm, nhất là nhờ tấm lòng nhân ái của Thượng tọa Thích Thiện Chiếu - người cha gần gũi, yêu thương của tất cả các con, nhiều em đã trưởng thành, không ít người đã trở về với cuộc sống đời thường. Có những đệ tử của Thượng tọa nguyện theo nghiệp tu hành, nhiều trò đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc cao đẳng Phật học, trở thành trợ tá đắc lực cho thầy trong điều hành hoạt động của Trung tâm; có đệ tử còn nỗ lực phấn đấu, vinh dự được nhận bằng Tiến sĩ Phật học tại Ấn Độ. Không chỉ có các lớp trẻ tình thương, Tuệ Tĩnh Đường của chùa Kỳ Quang II còn đón khách thập phương đến khám, chữa bệnh 3 ngày trong tuần. Tại đây, các lương y, nhân viên phòng khám xem mạch, khám bệnh, phát thuốc, chữa trị (châm cứu, bấm huyệt…) bằng phương pháp Đông y cho các bệnh nhân nghèo. Ngày làm việc của họ bắt đầu từ rất sớm và kết thúc khi trời đã tối mịt. Mỗi ngày có tới khoảng hơn 300 lượt người tới khám, chữa bệnh. “Tiếng lành đồn xa”, không chỉ bệnh nhân của TP HCM và các tỉnh miền Nam tới chữa trị mà ngày càng có nhiều bệnh nhân ngoại tỉnh, cả từ miền Trung và miền Bắc cũng tới khám, chữa. Nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, có người đã nhiễm căn bệnh quái ác HIV/AIDS sau một thời gian điều trị cũng có tiến triển khá hơn. Hơn ba mươi năm đã trôi qua kể từ ngày đất nước thống nhất. Với nhiều người, chiến tranh đã trở thành quá khứ, nhưng cũng với không ít cuộc đời, nỗi bất hạnh, hậu quả nặng nề của chiến tranh vẫn còn hiện diện, đeo bám và tiếp tục hủy hoại cuộc sống. Bộ mặt của Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay đã đổi khác rất nhiều, nhưng trong cuộc sống hòa bình hôm nay, nét đẹp, bản lĩnh và sức lan tỏa của những con người đã vai kề vai đi qua suốt hai cuộc chiến tranh giữ nước vẫn còn giữ nguyên giá trị. 2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ 2.1. Hệ thống tổ chức bộ máy Số lượng nhân viên của trung tâm là 62 người bao gồm: Giám đốc: 01 người, phụ trách chung và trực tiếp phụ trách phòng Đào tạo, phòng Kế toán, phòng thuốc. Trang 3 Phó Giám đốc: 02 PGĐ phụ trách phòng Hành chính, bếp ăn, bộ phận y tế, tạp vụ, cơ sở vật chất và cảnh quan môi trường, tổ Bảo vệ, tổ Cơ điện, thu viện. Các bộ phận trực thuộc gồm: Phòng Đào tạo (28 người, gồm chăm sóc +bảo mẫu+ giáo viên), phòng Kế toán (01 người), phòng Hành chính (02 người), bếp ăn (14 người), y tế (02 người), tổ Bảo vệ (04 người), tổ Cơ điện (02 người), thư viện (01 người), phòng thuốc ( 4-8 người). SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY GIÁM ĐỐC Phó giám đốc hành chính Phó giám đốc CSVC- Môi trường Nhà thuốc Tổ bảo vệ Làm vườn Tổ cơ điện Trang 4 Phòng đào tạo Phòng kế toán Y tế Nhà bếp và tạp vụ Phòng hành chính 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm - Chức năng chăm sóc nuôi dạy cho các em mồ côi khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn (hơn 236 em từ sơ sinh cho đến tuổi trưởng thành), - Cơ sở còn phối hợp với ngành chuyên môn tổ chức tư vấn chăm sóc cho các đối tượng nhiễm HIV/AIDS, - Mở phòng khám Tuệ Tĩnh Đường nhằm khám bệnh và điều trị cho các đồng bào nghèo gặp khó khăn (hàng năm khám bệnh cho khoản 60.000 lượt bệnh nhân), tất cả đều mang tính nhân đạo từ thiện miễn phí. - Gíam đốc: Điều hành quản lý trung tâm,người đại diện lo các thủ tục, giấy tờ, pháp lý,chính sách, chương trình, tài chính…liên quan đến các cháu ở trung tâm. + Quyền lợi của giám đốc : Được bồi dưỡng nghiệp vụ do ngành chức năng và các tổ chức xã hội tổ chức. - Giáo dục viên: Có nhiêm vụ thực hiện tốt nội dung chương trình hoạt động của trung tâm đề ra. Tuân thủ nguyên tắc thu, chi tài chính và bảo vệ tài sản trung tâm.Thực hiện công tác nghiệp vụ Giáo dục tổ chức nuôi dạy trẻ ở trung tâm. Giữ phẩm chất giáo dục viên là gương mẫu và yêu trẻ. + Quyền lợi của giáo dục viên: Được bồi dưỡng nghiệp vụ do ngành chức năng và các tổ chức xã hội tổ chức. Được hưởng lương và phúc lợi từ tiêu chuẩn. - Điều dưỡng viên: Chăm lo dinh dưỡng hằng ngày cho các cháu ở trung tâm,đảm bảo đúng chế độ dinh dưởng từng bủa ăn cho các cháu. + Quyền lợi của giáo dục viên: Được hưởng lương và phúc lợi từ tiêu chuẩn -Các trẻ ở trung tâm: Có nhiệm vụ chấp hành nội quy của trung tâm, lao động tử quản và rèn luyện nhân cách, có quyền lợi được đến trường học chữ, học nghề, bồi Trang 5 Tổ quản sinh Lớp vật lý trị liệu Lớp mầm non Lớp học tình thương Phòng nội trú Phòng trẻ em não úng thủy Phòng khuyết tật Phòng trẻ sơ sinh Phòng khiếm thị + khiếm thinh Thư viện Phòng trẻ em bị tâm thần dưỡng năng khiếu, được nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí ,được giúp đỡ tìm việc làm khi rời trung tâm. 3. NHỮNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ THÂN CHỦ TẠI TRUNG TÂM 3.1. Giáo dục Chùa tổ chức dạy văn hóa từ mẫu giáo trở lên nhằm giúp các em phát triển nhận thức, giao tiếp và rèn luyện nhân cách . Chương trình rèn luyện đạo đức, lễ giáo, kỹ năng sống theo khả năng của từng em, giúp các em có những ứng xử phù hợp chuẩn mực xã hội. Chùa kết hợp với phòng Giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng các trường tiểu học tại địa phương mở được 05 lớp học tình thương cấp I cho các em lang thang cơ nhỡ, các em có hoàn cảnh khó khăn. Cơ sở tạo mọi điều kiện cho các em học tập, vui chơi, khen thưởng, động viên các em đạt thành tích xuất sắc trong học tập. Ngoài những giờ học tại lớp, Chùa còn tổ chức các hoạt động khác như học vẽ, học vi tính, múa hát…cho các em. Đối với một số các em khiếm thị, khiếm thính, bại não, hoặc thần kinh thì các em được học và sinh hoạt ngay tại Chùa. Các em chậm phát triển nhẹ, hoặc mồ côi cha mẹ thì Chùa cho các em học tại các trường công lập bên ngoài cùng trẻ bình thường. 3.2. Y tế Khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp nhằm đảm bảo sức khỏe cho các em. Phục hồi chức năng: giúp các em bị khuyết tật vận động được điều trị, tập luyện dần phục hồi các chức năng cơ bản. 3.3 Sinh hoạt Chùa chú trọng chương trình sinh hoạt vui chơi, dã ngoại, tham gia lễ hội giúp các em phát triển tính năng động, sáng tạo, cởi mở, phát triển ngôn ngữ giao tiếp và nhất là giúp các em biết tự chủ, tôn trọng kỷ luật, tôn trọng người khác. 3.4 Hoạt động hướng nghiệp - Thủ công: các nghề thủ công mây, tre, lá, cây dừa tiếp tục triển khai thực hiện với sự kết hợp chia thành nhiều công đoạn giữa các em khiếm thị và các em khuyết tật khác. Trang 6 - Thành lập tổ sản xuất nhang bằng máy cơ động, thao tác nhẹ nhàng, đơn giản, nhang làm ra nhanh, mẫu mã đẹp. - Bấm huyệt massage: Viện y dược học dân tộc Tp. Hồ Chí Minh mở khoá dạy kỹ thuật massage bấm huyệt vật lý trị liệu (khoá VI) cho 46 em, hầu hết các em đều được cấp Chứng chỉ hành nghề kỹ thuật viên massage. Bên cạnh đó, các em được học nâng cao tay nghề theo kỹ thuật massage Nhật Bản do các kỹ thuật viên người Nhật hỗ trợ. Thể dục thể thao: Trong các năm qua, Cơ sở thành lập được 02 Câu lạc bộ Thể dục thể thao: Bóng đá và Judo cho các em khiếm thị. CHƯƠNG II: MỘT SỐ LÝ LUẬN LIÊN QUAN I. CỞ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hiểu là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng. Từ định nghĩa này, Điều 40 đã quy định: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật”. Theo đó: 1. Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư trú không ổn định; trẻ em cùng với gia đình đi lang thang. 2. Trẻ em mồ côi là trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (Ông, bà nội ngoại; bố mẹ nuôi hợp pháp, anh chị) để nương tựa. Trẻ em mồ côi còn được hiểu bao gồm cả trẻ em dưới 16 tuổi chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng (như tàn tật nặng, đang trong Trang 7 thời gian chấp hành án phạt tù tại trại), không có nguồn nuôi dưỡng và không có người thân thích để nương tựa. 3. Trẻ em khuyết tật là trẻ em bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho sinh hoạt, học tập và lao động gặp nhiều khó khăn. 4. Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học: Là trẻ em bị dị dạng, dị tật do hậu quả chất độc hóa học. 5. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS: Là trẻ em đã được cơ quan y tế có thẩm quyền kết luận bị nhiễm HIV/AIDS. 2. Khái niệm Bệnh chậm phát triển Chậm phát triển tâm thần (CPTTT) là một nhóm bệnh lý có bệnh cảnh lâm sàng giống nhau thể hiện sự sa sút tâm thần bẩm sinh hay mắc phải trong những năm đầu thời kỳ thơ ấu. Trước đây bệnh còn được gọi là thiểu năng tâm thần (Oligophrenia). Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 7/4/2001 - tỷ lệ CPTTT nặng là 4,6% dân số các nước đang phát triển và khoảng 0,5 - 2,5% dân số ở các nước có nền kinh tế ổn định. Ở Việt nam theo số liệu điều tra 10 bệnh tâm thần thường gặp (ĐTNCKH cấp Bộ) thì tỷ lệ CPTTT là 0,67% dân số. Vấn đề CPTTT ngày càng có tầm quan trọng nhờ tiến bộ của ngành Y tế, xã hội - nhiều trẻ em CPTTT được phát hiện và được cứu sống đòi hỏi sự chăm sóc lâu dài hơn. Mặt khác sự phát triển công nghiệp hiện đại ngày càng gây nhiều khó khăn cho người CPTTT có thể thích ứng với xã hội. Nhiều hội nghị Quốc tế được tổ chức với sự tham gia của WHO, về Nhi khoa tâm thần học, tâm lý học, xã hội học đã đề ra những phương thức hoạt động và tổ chức các cơ sở hoạt động dành cho trẻ CPTTT, vì vậy trong những năm gần đây việc phòng ngừa, điều trị, giáo dục và dạy nghề cho trẻ em CPTTT đã đạt nhiều kết quả, giúp cho họ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội. 3. Khái niệm Người khuyết tật Người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các Trang 8 hoạt động, sinh hoạt hàng ngày. Theo DDA (Disability Discrimination Act – Đạo luật chống phân biệt đối xử với người khuyết tật do Quốc hội Anh ban hành), khi xét về mặt thời gian tác động thì khiếm khuyết kéo dài hoặc sẽ có thể kéo dài mà ít hơn 12 tháng bình thường không được coi là khuyết tật, trừ phi là bị tái đi tái lại, một số người có khiếm khuyết kéo dài hơn một năm thì vẫn ở trong diện của DDA, cả khi họ sẽ được phục hồi hoàn toàn. Còn Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 (ADA - Americans with Disabilities Act of 1990) định nghĩa người khuyết tật là người có sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống. Cũng theo ADA những ví dụ cụ thể về khuyết tật bao gồm: khiếm khuyết về vận động, thị giác, nói và nghe, chậm phát triển tinh thần, bệnh cảm xúc và những khiếm khuyết cụ thể về học tập, bại não, động kinh, teo cơ, ung thư, bệnh tim, tiểu đường, các bệnh lây và không lây như bệnh lao và bệnh do HIV (có triệu chứng hoặc không có triệu chứng). Có sự thống nhất tương đối về định nghĩa thế nào là khuyết tật của hai đạo luật này. Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, có ba mức độ suy giảm là: khiếm khuyết (impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap). Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc/và sinh lý. Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết. Còn tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ (WHO, 1999). Còn theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế người khuyết tật, người khuyết tật trở thành tàn tật là do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội và có một cuộc sống giống như thành viên khác (DPI, 1982). Do vậy, khuyết tật là một hiện tượng phức tạp, phản ánh sự tương tác giữa các tính năng cơ thể và các tính năng xã hội mà trong đó người khuyết tật sống ] . Trang 9 PHẦN B: TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT MỒ CÔI CHÙA KỲ QUANG 2 Như chúng ta đã biết, thực hành Công tác xã hội là quá trình sinh viên đến các trung tâm, mái ấm làm các hoạt động can thiệp, hỗ trợ cho các đối tượng như nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong thời gian theo quy định của nhà trường. Đây là quá trình sinh viên vận dụng các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp Công tác xã hội đã được học tập ở trường vào điều kiện thực tế tại cơ sở. Trong quá trình thực hành, sinh viên nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn của lãnh đạo đơn vị thực hành, kiểm huấn viên nhà trường để có thể hoàn thành tốt kỳ thực hành và mang lại kết quả cao. Mối quan hệ này được thể hiện rõ qua sơ đồ như sau: Hỗ trợ Hỗ trợ Phối hợp, hỗ trợ I. TẠO LẬP MỐI QUAN HỆ VỚI LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ Trang 10 NHÓM SINH VIÊN THỰC HÀNH CƠ SỞ THỰC HÀNH: - BAN ĐIỀU HÀNH CHÙA - KIỂM HUẤN VÊN - CÁN BỘ QUẢN SINH CƠ SỞ ĐÀO TẠO: - PHỤ TRÁCH CHUNG - KIỂM HUẤN VIÊN [...]... trình công tác xã hội nhóm Đây là giai đoạn nhóm sinh viên thực hành ở Trung tâm dạy nghề Người khuyết tật và Trẻ mồ côi TP.HCM nhận được một số trường hợp cần hỗ trợ do lãnh đạo đơn vị giới thiệu Và trong quá trình thực hành công tác xã hội với cá nhân, các bạn sinh viên thực hành trong nhóm nhận thấy cần phải có những hoạt động nhóm công tác xã hội cho thân chủ để hỗ trợ cho thân chủ giải quyết những... vị; + Biết được lịch thực hành của sinh viên tại chùa; - Những tồn tại và khó khăn: Lần đầu tiếp xúc với ban điều hành Chùa Kỳ Quang 2 nên sinh viên còn hồi hộp và có những lúc hơi bối rối - Kế hoạch lần sau: Gặp gỡ nhóm thân chủ lần đầu tiên, khởi động nhóm II TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM 1 Thành lập nhóm Trang 14 Thành lập nhóm là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình công tác xã hội nhóm Đây là giai... thuận lợi, các thành viên chính là những thân chủ tại trung tâm được lãnh đạo cơ sở giới Trang 15 thiệu và thông qua hoạt động hỗ trợ thân chủ của chính sinh viên thực hành trong công tác xã hội cá nhân và sinh viên liên hệ trực tiếp với thân chủ I.3 Quy mô nhóm đối tượng Sau khi kết thúc bước tuyển chọn các thành viên trong nhóm thì số lượng thành viên mà nhóm sinh viên thực hành tiến hành thành lập nhóm... trí, các thành viên của nhóm học được các giá trị của cộng đồng và các loại hình hành vi được chấp nhận, phát triển các kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân và có cảm giác được thuộc về nhóm I.2 Tuyển chọn các thành viên nhóm Trong bước công việc này nhóm sinh viên thực hành sẽ tiến hành tuyển chọn các thành viên trong nhóm Nhóm sinh viên thực hành ở CHÙA KỲ QUANG 2 thì việc tuyển chọn các thành viên... có cuộc gặp gỡ ngày hôm nay Nhóm con sẽ thực hành đúng thời gian quy định và thực hiện theo nội quy của chùa Trang 13 Rất mong trong thời gian thực hành nhóm chúng em sẽ nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ của chùa để chúng con có kỳ thực hành thành công và ý nghĩa - Sư Thầy Hải: Được rồi, chùa sẽ tạo điều kiện tốt nhất và giúp đỡ cho các con trong quá trình thực hành - SV Lực: Dạ nhóm con cảm ơn thầy... em vào thực hành ở chùa - Sư Thầy Hải: Cười…chùa luôn tạo điều kiện cho các bạn sinh viên ngành CTXH vào thực hành để lấy kinh nghiệm, đồng thời tạo cơ hội cho các bạn làm công quả tạo phước đức sau này Trang 11 - SV Lực: Dạ con xin phép được giới thiệu con tên: Phạm Văn Lực, hiện con đang học năm 3 ngành CTXH trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) Con là nhóm trưởng phụ trách nhóm 1 thực hành ở chùa... hoạch thực hành môn học Công tác xã hội nhóm, nhóm sinh viên chúng tôi liên hệ địa điểm thực hành tại CHÙA KỲ QUANG 2 Đây là nơi nuôi dưỡng và bảo trợ những trẻ cơ nhỡ mồ côi và khuyết tật Được sự đồng ý của của sư trụ trì, hôm nay vào lúc 8h30 phút ngày 17 tháng 11 năm 2014 nhóm sinh viên chúng tôi đã có mặt ở phòng tiếp khách của chùa - SV Lực: Dạ đầu tiên cho phép em thay mặt nhóm sinh viên thực hành. .. khuyết tật để hình thành nhóm giải trí trong công tác xã hội với mục đích là tạo ra môi trường sinh hoạt lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên gặp gỡ và tương tác với nhau thông qua các buổi sinh hoạt nhóm Qua đó, các thành viên trong nhóm được giao lưu và chia sẻ những cảm xúc, những khó khăn gặp phải để được hỗ trợ và tăng cường các kỹ năng ứng phó để giúp các thành viên trong nhóm... được chia sẻ và tương tác với nhau, được vui chơi giải trí và học hỏi những kỹ năng xã hội, nhóm sinh viên thực hành chúng tôi đã quyết định lựa chọn loại hình Nhóm xã hội hóa mà trong đó áp dụng Nhóm giải trí để hỗ trợ cho nhóm thân chủ ở trung tâm Thông qua các hoạt động vui chơi giải trí, các thành viên trong nhóm sẽ học được các giá trị của cộng đồng và các loại hình Trang 17 hành vi được chấp nhận,... chị là nghe nhạc, xem phim, trò chuyện với bạn bè Hiện chị đang học ngành Công tác xã hội trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII), chị học cùng lớp với bạn Lực, Thơm, Phượng và Thảo Đến với buổi làm việc ngày hôm nay chị hi vọng chị và các em cũng như các thành viên trong nhóm sẽ hợp tác với Còn e ngại, chưa nhau một cách chân thành, quen hòa đồng, thoải mái, chia sẻ cùng nhau để hiểu nhau hơn và gắn . sống ] . Trang 9 PHẦN B: TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT MỒ CÔI CHÙA KỲ QUANG 2 Như chúng ta đã biết, thực hành Công tác xã hội là quá trình sinh viên. nhóm. II. TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM 1. Thành lập nhóm Trang 14 Thành lập nhóm là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình công tác xã hội nhóm. Đây là giai đoạn nhóm sinh viên thực hành ở Trung tâm. giới thiệu. Và trong quá trình thực hành công tác xã hội với cá nhân, các bạn sinh viên thực hành trong nhóm nhận thấy cần phải có những hoạt động nhóm công tác xã hội cho thân chủ để hỗ trợ cho