1.1 Những thay đổi tích cực
Trong suốt quá trình tham gia các hoạt động nhóm, các thành viên đã có những sự thay đổi tích cực. Các thành viên nâng cao được sự tự tin của mình chính thông qua các hoạt động giao tiếp, chơi trò chơi, đố vui, hát,...nhờ đó các bạn mạnh dạn và chủ động hơn trong giao tiếp, không còn biểu hiện rụt rè, e ngại như buổi gặp gỡ làm quen đầu tiên giữa các thành viên trong nhóm.
Các thành viên nhóm chủ động, tham gia nhiệt tình các hoạt động sinh hoạt mà nhóm đưa ra. Các bạn chủ động trong việc chuẩn bị các nội dung cho sinh hoạt nhóm góp phần mang lại niềm vui, tiếng cười cho nhóm. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho các bạn dễ hòa nhập hơn với mọi người, bạn bè và cuộc sống.
Các thành viên có sự tương tác, chia sẻ với nhau những cảm xúc, những suy nghĩ, tâm tư tình cảm với các thành viên trong nhóm. Giúp cho các bạn hiểu về nhau hơn và sẵn sàng hỗ trợ, chia sẽ cho nhau.
Các thành viên học hỏi được kinh nghiệm, kỹ năng tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm.
Các thành viên đều cảm thấy vui vẻ, thoải mái và thích thú khi được tham gia sinh hoạt nhóm. Giúp các bạn có được môi trường sinh hoạt lành mạnh và bổ ích sau những giờ học trên lớp.
Với những sự thay đổi tích cực trên, các bạn thành viên nhóm sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái hơn. Các bạn không còn tâm lý lo lắng, tự ti với bản thân mình để từ đó các bạn sẽ tăng thêm năng lực giúp các bạn học tốt và vươn lên, hòa nhập cuộc sống.
1.2 Hạn chế
Bên cạnh những thay đổi tích cực, về phía nhóm thân chủ cũng còn những hạn chế nhất định: Còn một vài thành viên còn rụt rè, e ngại khi tham gia hoạt động nhóm. Từ đó các bạn ít tương tác hơn với các thành viên trong nhóm.
Thành viên còn thiếu quyết liệt, tham gia chưa thật sự nhiệt tình trong một số hoạt động nhóm
Thành viên ít đưa ra những ý kiến, sáng kiến nhằm giúp cho các buổi sinh hoạt nhóm thêm phong phú và đa dạng, mang lại màu sắc mới.