Vì lẽ đó, ở trường Tiểu học giáo viên có nhiệm vụ dạy cho học sinh một cách có hệ thống các phương pháp để hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh.. Qua bài tập đọc học sinh đ
Trang 1MỤC LỤC
IV Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả 8
§Ò tµi Nghiªn cøu khoa häc s ph¹m øng dông
Tên đề tài: “Phương pháp dạy học tích cực với phân tập đọc lớp 3”
I Tóm tắt
Cấp Tiểu học, đọc là một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học Đọc giúp các em chiếm lĩnh ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp, học tập, tạo ra hứng thú và động cơ học tập Đọc tạo điều kiện để học sinhcó khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời Đọc là khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh Vì lẽ đó, ở trường Tiểu học giáo viên có nhiệm vụ dạy cho học sinh một cách có hệ thống các phương pháp để hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh Tập đọc là một phân môn thực hành mang tính tổng hợp, nhiệm
Trang 2vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho học sinh Qua bài tập đọc học sinh được làm quen với ngôn ngữ văn học, các nhân vật trong các bài tập đọc, các thông điệp mà nội dung bài học cần thông báo Tập đọc giúp các em phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, bồi dưỡng cho các em cảm nhận được những rung cảm thẩm mỹ, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ qua bài đọc, từ đó giáo dục cho các
em những tình cảm trong sáng tốt đẹp
Ở tiểu học ,theo chương trình Giáo duc phổ thông - cấp Tiểu học mục tiêu của dạy tập đọc là :
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, nghe , nói , viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi
- Biết thêm những từ ngữ ( gồm cả những thành ngữ , tục ngữ dễ hiểu )về lao động sản xuất , văn hoá , xã hội , bảo vệ tổ quốc
- Biết cấu tạo ba phần của bài văn; bước đầu nhận biết đoạn văn ý chính
- Đọc đúng và rành mạch bài văn ( khoảng 70 - 80 tiếng / phút ) , nắm được ý chính của bài
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng , giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Giải pháp của tôi: Cho học sinh đọc khoảng 8 đến 10 dòng thơ trên lớp Các em
luyện đọc theo dãy cả lớp lắng nghe và sửa sai cho bạn Khi các bạn trong lớp phát hiện lỗi sai em học sinh đó tự sửa đến khi đọc tốt không sai nữa là được
Nghiên cứu đề tài này được tiến hành trên hai nhóm tương đương ở hai lớp 3 trường Tiểu học Hiệp Hoà - Vĩnh Bảo – Hải phòng Lớp 3B là nhóm thực nghiệm, lớp 3C là nhóm đối chứng Lớp thực nghiệm được thực hiện biện pháp tích cực khi dạy bài “ Bàn tay cô giáo” Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng tốt đến chất lượng học tập của học sinh Lớp thực nghiệm đã có khả năng đọc tốt hơn lớp đối chứng Kết quả kiểm tra cho thấy không có học sinh nào bị điểm dưới trung bình, các em đọc rõ ràng , mạch lạc, ngắt nghỉ đúng và kết quả kiểm chứng Test cho thấy
Trang 3P < 0,05 có nghĩa là đã có sự khác biệt lớn giữa kết quả của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Kết quả đó đã chứng minh rằng: để đạt được yêu cầu này giáo viên cần sử dụng linh hoạt các biện pháp, hình thức tổ chức cho học sinh luyện đọc
II Giới thiệu
1.Tìm hiểu thực trạng
Thực tế hiện nay ở trường Tiểu học cho thấy kỹ năng đọc của học sinh lớp ba còn hạn chế, ngay cả giáo viên chưa tìm ra phương pháp để nâng cao kết quả giờ đọc
Việc dạy của giáo viên vẫn bám vào phương pháp dạy dập khuôn học sinh theo phương pháp mới cũng là đọc cá nhân , đọc theo nhóm , nhưng giáo viên hầu hết không kiểm soát được tốc độ đọc, cách đọc của học sinh, không sửa sai Đây là nguyên nhân làm cho học sinh hoạt động không tích cực, sinh ra nhàm chán khi học tập đọc
*Về sách giáo khoa.
Sách giáo khoa tiếng Việt 3 ( gồm2 tập )gồm 15 đơn vị học , mỗi đơn vị gắn với một chủ điểm , học trong hai tuần (trừ chủ điểm ngôi nhà chung học trong hai tuần
*Về giáo viên và học sinh.
Hiện nay còn một số giáo viên kỹ năng đọc chưa tốt , chưa chú ý sửa sai cho học sinh , chưa chú ý theo dõi tốc độ đọc cho học sinh do chàng màng về nắm kiến thức chuẩn của học sinh từng khối lớp
*Kết quả điều tra thực trạng.
Trang 4Qua khảo sát thực trạng dạy và học tập đọc ở lớp 3 cho thấy kỹ năng đọc chưa tốt , chưa chú ý sửa sai cho học sinh, chưa chú ý theo dõi tốc độ đọc cho học sinh cho
dù học sinh có đọc đúng
Giáo viên hầu như không kiểm soát được học trò của mình khi đọc các em chỉ cần đọc thuộc là được
2 Giải pháp thay thế:
Để giờ học nhẹ nhàng , đem lại hiệu quả thiết thực ( nhất là đối với học sinh có điều kiện còn khó khăn trong học tập ), khi dạy cần tập trung vào yêu cầu cơ bản, cần linh hoạt phương pháp dạy tập đọc nhằm đạt hiệu quả thiết thực.Với lớp 3 học sinh cần đọc đúng và rành mạch bài văn ( đạt yêu cầu tối thiểu khoảng 70 tiếng / phút ) để đạt được yêu cầu này giáo viên cần sử dụng linh hoạt các biện pháp, hình thức tổ chức cho học sinh luyện đọc
- Hướng dẫn đọc từng câu : HS nối tiếp nhau đọc từng câu, cần theo dõi học sinh đọc để sửa lỗi phát âm, kết hợp luyện đọc đúng từ ngữ Giáo viên nên chia nhỏ văn bản cho nhiều học sinh được tham gia tích cực vào quá trình luyện tập, qua đó bộc
lộ năng lực đọc của từng cá nhân Lắng nghe học sinh đọc, để cảm nhận được ưu điểm hay hạn chế về kỹ năng đọc của học sinh để từ đó có biện pháp động viên hay giúp đỡ kịp thời Những thông tin ngược là cơ sở để giáo viên lựa chọn nội dung dạy học thiết thực, tránh áp đặt mang tính chủ quan
Được đọc và nghe bạn đọc từng câu bằng trực giác học sinh còn nhận thức được đơn vị nhỏ nhất của lời nói là câu và câu diễn đạt trọn ý, từ đó học sinh sẽ học tốt các môn học còn lại
- Hướng dẫn đọc từng đoạn trước lớp : HS nối tiếp nhau đoc từng đoạn trong bài GV theo dõi HS đọc để gợi ý hướng dẫn cách ngắt nghỉ, cách ngắt nhip thơ cho đúng, đọc đúng ngữ điệu câu và tập phân biệt lời người dẫn chuyện với lời
Trang 5nhân vật ( nếu có ) ; hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải trong SGK thông qua đọc ; từ ngữ chưa quen thuộc với học sinh địa phương ( nếu có )
- Hướng dẫn đọc từng đoạn trong nhóm : có thể linh hoạt đọc theo nhóm đôi, nhóm tư , dựa vào cách đọc được hướng dẫn trên lớp HS cần đọc và theo dõi nhận xét bạn đọc GV cần tạo cho học sinh thói quen đọc vừa phải để không ảnh hưởng nhiều đến nhóm khác, có kỹ năng nghe và theo dõi SGK để xác nhận kết quả đọc của bạn
- Hướng dẫn đọc đồng thanh: Hoạt động này chỉ vận dụng linh hoạt
Để phát huy tác dụng của hình thức luyện đọc đồng thanh, GV cần luyện cho học sinh có cách đọc nhẹ nhàng, vừa phải
- Khi tìm hiểu nội dung bài là lúc GV hướng dẫn HS luyện đọc thầm đọc để hiểu văn bản
- Hướng dẫn luyện đọc lại dựa vào trình độ đọc của đa số học sinh trong lớp và đặc điểm của bài tập đọc, GVlựa chọn mức độ và hình thức luyện đọc sao cho phù hợp cần theo dõi thời gian đọc của từng em tránh đọc nhanh quá hay chậm quá : luyện đọc tốt và thi đọc tốt một hoặc cả bài, đọc theo vai, tổ chức ttrò chơi học tập có tác dụng luyện đọc Riêng đối với các bài học thuộc lòng, dù đã luyện đọc kỹ, GV cần bố trí thời gian để HS được học thuộc bài trên lớp với yêu cầu tối thiểu cần đạt
là : học thuộc khoảng 8 đến 10 dòng thơ trên lớp
3 Một số nghiên cứu gần đây
+ Nâng cao kỹ năng kể chuyện cho học sinh thông qua việc sử dụng phương pháp sắm vai trong dạy học phân môn kể chuyện lớp 3 ( Trường Tiểu học Ngọc Xuân – Cao Bằng)
+ Tác động của việc kết hợp sử dụng ngôn ngữ cơ thể với lời nói, tranh ảnh để giải nghĩa từ ngữ trừu tượng trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 3 ( Trường Tiểu học Nậm Loỏng – Lai Châu)
Trang 6+ Sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học học sinh lớp 3 ( Trường Tiểu học Vinh Quang – Tiên Lãng)
4 Xác định vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm tìm ra giải pháp thu hút toàn bộ học sinh tích cực tham gia vào việc rèn đọc, có hiệu quả với tất cả các đối tượng học sinh, tránh tình trạng học sinh lợi dụng thời gian luyện đọc để làm việc riêng, nói chuyện riêng Trong nghiên cứu này tôi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau:
1 Sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực có thu hút được hết học sinh tham gia rèn đọc không?
2 Việc sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực có giúp cho việc rèn đọc của học sinh được hiệu quả góp phần nâng cao khả năng đọc cho học sinh lớp
3 không?
5 Giả thuyết nghiên cứu
1 Sẽ thu hút được hầu hết học sinh tham gia tích cực trong việc rèn đọc ở các giờ tập đọc
2 Nó sẽ làm cho việc rèn đọc của học sinh có hiệu quả, qua đó sẽ làm cho khả năng đọc của các em được nâng lên
III.Phương pháp
1 Khách thể nghiên cứu
Ở nghiên cứu này tôi lựa chọn 2 lớp của khối 3 Vì đối tượng học sinh của lớp 3
đã quen việc luyện đọc ở trên lớp Tôi nắm bắt được lực học, khả năng tiếp thu bài
và thái độ học tập cũng như ý thức của các em một cách rõ ràng, chính xác Để tiến hành nghiên cứu tôi đã chọn 2 lớp là 3B và 3C các em đương tương nhau về học lực, giới tính, hạnh kiểm Cụ thể như sau:
Bảng 1: Giới tính, lực học, hạnh kiểm của học sinh 2 lớp 3B và 3C của trường
Tiểu học Hiệp Hoà:
Trang 73B 26 13 13 6 15 5 0
Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp đều tích cực, chủ động, hăng hái phát biểu
Về thành tích học tập năm trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của các môn học
2.Thiết kế nghiên cứu
Thời gian tiến hành nghiên cứu vẫn thực hiện theo thời gian biểu của nhà trường để đảm bảo tính khách quan và tiện lợi không ảnh hưởng đến tâm lý học sinh.Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 3B là lớp thực nghiệm và lớp 3C là lớp đối chứng Tôi chọn một bài tập đọc “ Anh Đom Đóm” kiểm tra trước tác động
Kết quả kiểm tra trước tác động cho kết quả khác nhau nên tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm só trung bình của hai nhóm
Sau khi đã có kết quả kiểm tra trước tác động tôi thấy rằng điểm trung bình của 2 nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng độ chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động
Bảng 1: Kết quả khảo sát trước tác động
Kết quả cho thấy P = 0,2 > 0,05 vì vậy có thể kết luận sự chênh lệch điểm
số trung bình của hai nhóm là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương nhau
Tôi sử dụng thiết kế 2 để kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm đương tương ( được mô tả ở bảng 3)
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm KT trước tác
động
Thực nghiệm 01 Dạy có sử dụng các phương
pháp theo hướng tích cực
03
Trang 8Đối chứng 02 Dạy không sử dụng các
phương pháp tích cực
04
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T – test độc lập
3, Quy trình nghiên cứu.
a, Chuẩn bị của giáo viên:
Lớp đối chứng: Dùng phương pháp dạy học truyền thống
Lớp thực nghiệm: Dùng phương pháp dạy học theo hướng tích cực
b, Tiến hành dạy thực nghiệm.
GV dạy thực nghiệm vẫn theo thời khoá biểu của nhà trường Hai lớp dạy cùng bài
“ Anh Đom Đóm” Sau tiết học tôi kiểm tra học sinh của hai lớp
4, Đo lường và thu thập dữ liệu
Cả hai lớp học sinh đều học bài “ Bàn tay cô giáo”
Lớp 3C là lớp đối chứng học sinh được dạy theo phương pháp mà giáo viên vẫn dạy như mọi khi
Lớp 3B là lớp thực nghiệm được dạy theo hướng tích cực, tất cả học sinh trong lớp đều được nhận xét sửa sai cho bạn, cho mình Muốn làm được điều này tất cả học sinh trong lớp phải lắng nghe bạn đọc để tìm ra chỗ đúng, chỗ sai của bạn
IV Phân tích dữ liệu và bàn về kết quả:
1, phân tích
Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn ( SMD)
2,7
Kết quả kiểm tra trước tác động đã cho thấy 2 nhóm là tương đương nhau Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T – test cho kết quả P = 0,02 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là rất có ý nghĩa Điểm chênh lệch này không phải là ngẫu nhiên mà là do
Trang 9tác động mà có Mặt khác không có học sinh nào được điểm dưới trung bình điều
đó cho thấy tất cả số học sinh trong nhóm đã chú ý tham gia học tập một cách tích cực đã mang lại kết quả cũng như chất lượng cao hơn cho phân tập đọc ở lớp 3
Như vậy giả thuyết của đề tài : “Phương pháp dạy học tích cực với phân tập đọc lớp 3” đã góp phần nâng cao chất lượng của phân môn tập đọc lớp 3 đã được kiểm
chứng
2 Bàn luận.
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động cho kết quả như sau:
- Điểm trung bình của lớp thực nghiệm = 8,4
- Điểm trung bình của lớp đối chứng = 6,5
Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,9 Điều đó cho thấy điểm trung bình của nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự chênh lệch lớn, lớp được tác động đã có điểm trung bình cao hơn, lớp được tác động đã có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai nhóm là SMD = 2,7 So với bảng tiêu chí của Cohen điều này có nghĩa là mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra của hai nhóm sau tác động là: P= 0,0000005 Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai
nhóm không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động Biểu đồ so sánh điểm trung
bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng lớp 3C
lớp 3B
lớp 3B
Lớp 3C Lớp 3B Lớp 3C Lớp 3B
Trang 10Hạn chế: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tích cực hoá trong học phân môn
tập đọc giáo viên khi dạy phải chuẩn bị bài giảng khá công phu
V Kết luận và khuyến nghị
1 Kết luận
Dạy tập đọc là việc của chương trình tiếng Việt ở Tiểu học Nắm vững cách đọc các em có khả năng diễn đạt các vấn đề trong đời sống hàng ngày , tăng hiệu quả giao tiếp , giúp các em vững vàng tự tin trong cuộc sống
Muốn rèn cho học sinh đọc tốt trước hết người thầy phải có nghiệp vụ sư phạm tốt, đặc biệt đọc mẫu của thầy phải chuẩn, hay, có sức cuốn hút học sinh vì trong khâu rèn đọc thì việc đọc mẫu của thầy giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh Các em sẽ theo dõi lắng nghe thầy đọc và coi đó là chuẩn mực để bắt chước
để so sánh đánh giá với giọng đọc của mình Chính vì vậy thầy cô cũng phải có sự chuẩn bị chu đáo, mỗi từ ngữ cô đọc, nói đều phải chuẩn mực
Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh để có những biện pháp dạy học đạt kết quả cao nhất nhằm phát huy hết tính tích cực trong học tập, tổ chức điều khiển khéo léo gây bầu không khí sôi nổi kích thích hứng thú học tập và nâng cao
ý thức tự giác của học sinh
Giáo viên cần phải tìm hiểu chắc nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn, sách soạn bài để học sinh nắm vững nội dung bài, hướng dẫn rõ cách đọc từng đoạn văn, đoạn thơ cho học sinh hiểu Thực tế cho thấy sách giáo khoa Tiếng việt, sách soạn bài và sách hướng dẫn phải thừa nhận là có nhiều
ưu điểm nổi bật Tìm hiểu phần hướng dẫn chung trong sách đa số giáo viên đã nắm được cơ bản của phương pháp giảng dạy mới song đi sâu vào từng bài cụ thể thì sự lúng túng và vấp váp lại không ít Do vậy nắm vững sách, hiểu ý đồ của người biên soạn là quan trọng song chưa đủ còn đòi hỏi đến vai trò chủ động sáng
Trang 11tạo và ứng xử linh hoạt đối với từng đối tượng học sinh khác nhau mới đem lại hiệu quả cao
Giáo viên giàu lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong phương pháp soạn giảng, phát hiện kịp thời đọc sai, đọc ngọng trong học sinh Giáo viên phải kiên trì uốn nắn, sửa chữa cách phát âm sai cho học sinh thật tận tình chu đáo
Giảm bớt hoặc sửa lại câu hỏi cho sát với từng đối tượng học sinh, tránh giảng triền miên, nói nhiều, viết nhiều trong khi học sinh đọc còn yếu
Luôn động viên khuyến khích học sinh khi các em có tiến bộ Rèn cho các
em đọc trước đám đông, tổ chức thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn cảm trong lớp, trong trường vào những ngày sinh hoạt tập thể, kỷ niệm ngày lễ lớn Yêu cầu mỗi học sinh phải có quyển sổ ghi chép để chép những câu thơ, câu văn, bài thơ, bài văn hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Phối hợp nhịp nhàng về chương trình môn tập đọc với các môn học khác như: Tập làm văn, kể chuyện
Trên đây là việc làm cụ thể của tôi về vấn đề rèn đọc cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học nơi tôi công tác Với phương pháp rèn đọc này sẽ có tiền đề để tiếp tục dạy môn tập đọc ở lớp 4, 5 đạt kết quả tốt Vì vậy nếu có thể cải tiến mở rộng cách hướng dẫn thì đề tài này có thể áp dụng tốt khi dạy môn tập đọc lớp 4, 5 đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi cao hơn
Thông qua thực tế giảng dạy trên lớp hàng ngày tôi đi đến kết luận rằng: Muốn rèn luyện cho học sinh đọc tốt thì vai trò của người thầy giáo đặc biệt quan trọng bởi người thầy giáo luôn là tấm gương sáng, mẫu mực trong cách đọc diễn cảm để học sinh bắt chước Trong mỗi giờ tập đọc, người thầy phải hướng dẫn cách đọc cho học sinh thật tỉ mỉ từng từ ngữ, từng câu văn, từng đoạn văn, phải kiên trì uốn nắn, sửa chữa kịp thời tuỳ theo từng đối tượng học sinh thật tận tình chu đáo
Vì vậy mỗi giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong phương pháp soạn giảng, luôn luôn trau dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiêm