Việc sử dụng phương pháp đầu thầu ngày càng tỏ ra có hiệu quả đối với cá dự án thuộc tất cả các thành phần kinh tế, dự án thuộc khu vực Nhà nước, dự án được sự tài trợ của các định chế t
Trang 2Họ tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Huyền
Tên đề tài: Hoàn thiện công tác dự thầu tại công ty cổ phần xây dựng tổng hợp II Quảng Bình
I Nội dung nhận xét:
1 Tình hình thực hiện: ………
2 Nội dung của đề tài: ………
Cơ sở lý thuyết: ………
Cơ sở số liệu: ………
Phương pháp giải quyết các vấn đề: ………
3 Hình thức của đề tài: ………
Hình thức trình bày: ………
Kết cấu của đề tài: ………
4 Những nhận xét khác: ………
II Đánh giá cho điểm: Tiến trình làm đề tài: ……
Nội dung đề tài: ……
Hình thức đề tài: ……
Tổng cộng: …….
Ngày … tháng … năm…….
Giáo viên hướng dẫn
Sử Thị Thu Hằng
Trang 3Họ tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Huyền
Tên đề tài: Hoàn thiện công tác dự thầu tại công ty cổ phần xây dựng tổng hợp II Quảng Bình
I Nội dung nhận xét:
………
………
………
………
II Hình thức của đề tài: Hình thức trình bày: ………
Kết cấu của đề tài: ………
III Những nhận xét khác: ………
………
IV Đánh giá cho điểm: Nội dung đề tài: ……
Hình thức đề tài: ……
Tổng cộng: …….
Ngày … tháng … năm…….
Giáo viên phản biện
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU XÂY DỰNG 1
1.1.Khái niệm, bản chất của đấu thầu và đấu thầu xây dựng 1
1.1.1.Khái niệm, bản chất về đấu thầu 1
1.1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đấu thầu 1
1.1.1.2 Bản chất đấu thầu 2
1.1.2 Khái niệm, bản chất về đấu thầu xây dựng 4
1.1.2.1 Khái niệm đấu thầu xây dựng 4
1.1.2.2 Bản chất đấu thầu xây dựng 4
1.2 Mục tiêu của đấu thầu 5
1.3 Vai trò của đấu thầu 8
1.4 Nguyên tắc của đấu thầu 10
1.5 Các hình thức lựa chọn thầu 11
1.6 Các phương thức đấu thầu 14
1.7 Quy trình cơ bản thực hiện công tác đấu thầu xây dựng 15
1.8 Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của công ty 19
1.8.1.Những nhân tố chủ quan 19
1.8.2.Nhân tố khách quan 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THAM DỰ THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TỔNG HỢP II QUẢNG BÌNH 30
2.1.Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần xây dựng tổng hợp II quảng bình 30 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng tổng hợp II quảng bình 30
2.1.1.1 Tên, địa chỉ của công ty 30
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 30
2.1.1.3 Quy mô hiện tại của công ty 31
Trang 52.1.2.1 Các loại hình kinh doanh, dịch vụ công ty hiện đang KD 33
2.1.2.2.Tình hình về vốn và huy động vốn của công ty giai đoạn 2011 -2013 33
2.1.2.3 Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của công ty 35
2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuát kinh doanh và tổ chức quản lí tại công ty 37
2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty 37
2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức quản lí của công ty 38
2.2.Thực trạng công tác tham dự thầu tại công ty cổ phần xây dựng tổng hợp II quảng bình 40
2.2.1.Đặc điểm chung của các gói thầu công ty tham dự 40
2.2.2.Công tác tổ chức tham gia dự thầu 41
2.2.3.Quy trình tham dự thầu của công ty 43
2.2.4.Nội dung cơ bản của HSDT công ty lập 49
2.2.4.1 Nội dung pháp lí 49
2.2.4.2 Nội dung kinh nghiệm và tài chính 50
2.2.4.3 Nội dung kỹ thuật 55
2.2.4.4 Phân tích giá dự thầu 58
2.2.4.5 Thư giảm giá( nếu có) 59
2.2.5.Phương pháp tính giá dự thầu của công ty 59
2.3 Đánh giá hoạt động tham dự thầu 65
2.3.1.Những kết quả đạt được 65
2.3.2.Hạn chế 68
2.3.3.Nguyên nhân 71
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan 71
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 72
Trang 63.1 Định hướng hoạt động đấu thầu của công ty trong thời gian tới 74
3.2 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hôi, thách thức của công ty trong hoạt động dự thầu 75
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác dự thầu tại công ty cổ phần xây dựng Tổng Hợp II Quảng Bình 77
3.2.1 Giải pháp từ phía công ty 77
3.2.1.1 Tìm kiếm cơ hội, xây dựng kế hoạch tham dự thầu 77
3.2.1.2 Hoàn thiện công tác xây dựng hồ sơ dự thầu 86
3.2.1.3 Tăng hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào 90
3.2.1.4 Giải pháp mở rộng quan hệ liên danh, liên kết trong tham gia đấu thầu .91
3.2.2 Kiến nghị đối với nhà nước 92
KẾT LUẬN
Trang 7BHYT Bảo hiểm y tế
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU
Trang 8Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức quản lí của công ty
Sơ đồ 2.3 Quy trình thực hiện đấu thầu của công ty CPXDTH II Quảng Bình
Bảng 2.1 Chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của công ty
Bảng 2.2 Tình hình vốn của công ty giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.3 Tình hình huy động vốn của công ty giai đoạn 2012-2013
Bảng 2.4 Cơ cấu lao động
Bảng 2.5 Chỉ tiêu về cơ cấu tài sản của công ty qua một số năm
Bảng 2.6 Danh sách trang thiết bị của công ty
Bảng 2.7 Bảng kê các phương tiện vận tải, truyền dẫn của công ty
Bảng 2.8 Một số chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.9 Tính đơn giá xây dựng của lắp dựng cấu kiện bê tông đúc sẵn
Bảng 2.10 Kết quả công tác tham dự thầu Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp IIQuảng Bình
Bảng 2.11 Bảng tổng hợp ma trận SWOT công ty áp dụng
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 9một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Do vậy chúng ta đã, đang đầu
tư vào mọi ngành sản xuất của nền kinh tế Trong đó đầu tư vào ngành xây lắpchiếm một tỷ trọng lớn nhất, muốn phát triển nền kinh tế thì hệ thống cơ sở hạ tầngđược ưu tiên hàng đầu Nhưng vấn đề đặt ra hiện nay đối với các dự án xây lắp đó làviệc đáp ứng tốt nhất yêu cầu về chất lượng thời gian, chi phí Đối với các nhà đầu
tư thì muốn hoàn thành dự án với mức chi phí thấp nhất, thời gian nhanh nhất vàchất lượng tốt nhất còn đối với các nhà kinh doanh thì họ mong muốn đạt được mứclợi nhuận nhất định khi họ thực hiện công việc Có một phương thức được coi là kếthợp tốt nhất đối với các yêu cầu đó cho cả nhà đầu tư và nhà kinh doanh đó là đầuthầu Việc sử dụng phương pháp đầu thầu ngày càng tỏ ra có hiệu quả đối với cá dự
án thuộc tất cả các thành phần kinh tế, dự án thuộc khu vực Nhà nước, dự án được
sự tài trợ của các định chế tài chính quốc tế,…
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhu cầu xây dựng nhà ở, công trình,đường, sá giao thông … ngày càng gia tăng, mà nguồn vốn đầu tư cho các dự án này rấtlớn Các công ty xây dựng ngày càng nhiều, Các Nhà thầu muốn giành thắng lợi trongđấu thầu thầu thì cần phải nâng cao khả năng về tài chính, biện pháp kỹ thuật, tiến độ thicông, chất lượng công trình, và cần phải hoàn thiện và nâng cao chất lượng công táctham dự thầu
Nhận thức được vai trò quan trọng của đấu thầu và thấy được những tồn tại,khó khăn mà các doanh nghiệp còn đang gặp phải trong công tác đấu thầu, em quyết
định chọn đề tài:“Hoàn thiện công tác dự thầu tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng
tổng hợp II Quảng Bình”để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa lý luận cơ bản về đấu thầu xây dựng, phân tích, đánh giá các nhân
tố ảnh hưởng công tác dự thầu đối với doanh nghiệp Trên cơ sở đó đề ra một số giảipháp nhằm hoàn thiện công tác đấu thầu xây dựng đối với doanh nghiệp trong giaiđoạn tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 10công tác dự thầu tại công ty cổ phần xây dựng tổng hợp II Quảng Bình đã và đang thựchiện
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạng và giải pháp của công tác dựthầu của công ty, trong đó tập trung chủ yếu vào công tác đấu thầu xây lắp Thời giannghiên cứu là từ năm 2011 đến năm 2013
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn sử dụng phương pháp như so sánh, phân tích SWOT, tổng hợp vấn đểnghiên cứu Ngoài ra, còn vận dụng thực tế công tác phân tích tính toán, đánh giá một
dự án cụ thể trong quá trình nghiên cứu đề tài
5 Dự kiến đóng góp của đề tài
- Khái quát hóa các vấn đề lý luận cơ bản về đấu thầu và khả năng cạnh tranhtrong đấu thầu
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác đấu thầu sử dụng nguồn vốn ngânsách của doanh nghiệp trong những năm vừa qua Từ đó đưa ra những đánh giá nhậnxét, nêu lên những mặt được và chưa được, những tồn tại cần giải quyết
- Đưa ra một số biện pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đấu thầu xâydựng trong những năm sắp tới
6 Kết cấu của đề tài
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm 3 phần chính
Chương I: Lý luận chung về đấu thầu xây dựng
Chương I: Thực trạng công tác dự thầu của Công Ty Xây Dựng Tổng Hợp II Quảng Bình.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác dự thầu tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Tổng Hợp II Quảng Bình
Em xin cảm ơn cô Sử Thị Thu Hằng cùng các cô, chú, anh, chị trong Công ty
đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình để em có thể hoàn thành luận văn này Tuy nhiên docòn nhiều hạn chế nhất định nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, em rất
Trang 11Em xin chân thành cảm ơn!
Quy nhơn, ngày 19 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Huyền
Trang 12CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU XÂY DỰNG
1.1 Khái niệm, bản chất của đấu thầu và đấu thầu xây dựng
1.1.1 Khái niệm, bản chất về đấu thầu
1.1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đấu thầu
Để thực hiện hoạt động mua sắm (hàng hóa, dịch vụ hay công trình) thì bênmua có thể tiến hành theo hai cách khác nhau Cách thứ nhất, mua tự do trao đổi vớibên bán (tổ chức hoặc cá nhân) về nhu cầu mua sắm để đạt được thỏa thuận về chấtlượng và giá cả dựa vào quyết định chủ quan của cả hai bên Trong trường hợp này,bên mua thường đồng thời là chủ sở hữu khoản tiền giành cho việc mua sắm vàcách thứ hai là bên mua tiến hành lựa chọn bên bán theo một quy trình nhất địnhdưới sự kiểm soát của các cơ quan quản lý khác Quy trình này được áp dụng chotất cả các hoạt động mua sắm của bên mua trong một thời gian dài Bên mua thườngkhông phải chủ sở hữu khoản tiền được sử dụng Cách thức mua sắm thứ hai ở ViệtNam gọi là đấu thầu
Như vậy, đấu thầu có thể được hiểu là một cách thức mua sắm (hàng hóa,công trình hoặc dịch vụ) mà trong đó bên mua và bên bán phải tuân theo các quyđịnh do tổ chức quản lý nguồn vốn sử dụng cho việc mua sắm này ban hành
Theo luật đấu thầu ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 thì một số khái niệm trongđấu thầu được hiểu như sau:
- Đấu thầu: Có thể hiểu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên
mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh,công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế
- Dự án: Là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm
đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồnvốn xác định
- Vốn nhà nước: Bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo
lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanhnghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý
- Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở
hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án
Trang 13- Bên mời thầu: Là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh
nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của phápluật về đấu thầu
- Nhà thầu: Là tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài có năng lực pháp luật
dân sự, đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiệnhợp đồng Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của nhà thầu trongnước được xét theo pháp luật Việt Nam, đối với nhà thầu nước ngoài được xét theopháp luật của nước nơi nhà thầu mang quốc tịch Nhà thầu phải đảm bảo sự độc lập
về tài chính của mình
- Gói thầu : Là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là
toàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộcnhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên
- Hồ sơ mời thầu : Là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu
hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầuchuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọnnhà thầu trúng thầu, là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng
- Hồ sơ dự thầu : Là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời
thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu
- Giá dự thầu: Là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc HSDT Trường hợp
nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá
- Giá trúng thầu: Là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ sở
để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng
- Hợp đồng: Là văn bản ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn trên cơ sở
thỏa thuận giữa các bên nhưng phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựachọn nhà thầu
1.1.1.2 Bản chất đấu thầu
Thuật ngữ “đấu thầu” đã xuất hiện trong xã hội xa xưa Theo từ diển tiếngViệt thì đấu thầu được giải thích là việc “đọ công khai, ai nhận làm, nhận bán vớiđiều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc được bán hàng (một phương thức giaolàm công trình hoặc mua hàng)” Như vậy bản chất của việc đấu thầu đã dược xã
Trang 14hội thừa nhận là một sự ganh đua (cạnh tranh) để thực hiện một công việc, một yêucầu nào đó.Trên thực tế đã tồn tại một số thuật ngữ về đấu thầu trong các văn bảnpháp quy khác nhau Tuy nhiên, bản chất của thuật ngữ về đấu thầu dù dưới dạngQuy chế hay Luật cũng đều sử dụng một thuật ngữ có xuất xứ từ tiếng Anh là
“Procurement” (nghĩa là mua sắm) Như vậy tuy gọi là QCĐT, Luật Đấu thầunhưng bản chất là Quy chế mua sắm (Procurement Regulation) hoặc Luật mua sắm(Law on Procurement)
Từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới , nền kinh tế mở cửa với thếgiới thì bắt đầu xuất hiện khái niệm “đấu thầu” Theo giải thích về thuật ngữ “đấuthầu” trong Luật Đấu thầu của Việt Nam thì đó là quá trình lựa chọn nhà thầu đápứng yêu cầu của BMT để thực hiện gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước Kếtquả của sự lựa chọn là có hợp đồng và được ký kết với các điều khoản quy định chitiết trách nhiệm của hai bên Một bên là nhà thầu phải thực hiện các nhiệm vụ nêutrong HSMT( có thể là dịch vụ tư vấn, cung cấp hàng hoá hoặc xây lắp công trình ),một bên là CĐT ( là cơ quan chủ sở hữu vốn hoặc dùng vốn nhà nước để thực hiện
dự án) có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, nghiệm thu và thanh toán tiền Như vậythực chất của quá trình đấu thầu ở Việt Nam đối với các dự án sử dụng vốn nhànước là một quá trình mua sắm – chi tiêu, sử dụng vốn nhà nước
Hoạt động đấu thầu luôn xuyên suốt trong chu kỳ của dự án từ giai đoạnchuẩn bị dự án, triển khai thực hiện dự án cho đến khâu cuối cùng là giai đoạn kếtthúc dự án Trong đấu thầu cần phân biệt hai khái niệm “đấu thầu” và “đấu giá” đểtránh sự nhầm lẫn vì chúng có nhiều điểm tương đồng với nhau Có người nói rằng
“địa phương tôi đang tiến hành đấu thầu khu đầm nuôi tôm X” hoặc trên Internethiện đang tiến hành đấu thầu gói thầu mua 200 chiếc máy tính văn phòng” Nóinhư vậy là chưa chuẩn xác, hai ví dụ trên nếu xét về bản chất là hoạt động đấu giá
và đấu thầu riêng biệt, nhưng lại sử dụng ngôn ngữ đấu thầu trong thông báo Hoạtđộng thứ nhất không phải là hoạt động đấu thầu vì người bán lại là người có chínhkhu đầm nuôi tôm, đây chính là hoạt động đấu giá, họ sẽ chọn người nào (bên mua)chào giá cao nhất (ngược với hoạt động đấu thầu) Hoạt động thứ hai mới chính làhoạt động đấu thầu, người mua sẽ chọn được người bán đảm bảo các tính năng kỹ
Trang 15thuật theo yêu cầu và có chi phí trên một mặt bằng thấp nhất Như vậy qua ví dụtrên chúng ta đã phần nào hình dung và hiễu rõ được bản chất thực sự của đấu thầu
1.1.2 Khái niệm, bản chất của đấu thầu xây dựng
1.1.2.1 Khái niệm đấu thầu xây dựng
Đấu thầu xây dựng là một lĩnh vực không phải là mới ở Việt Nam Cùng với
sự chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN, Quy chế đấu thầu Việt Nam được ban hànhlần đầu tiên năm 1996 (quy định tại nghị định số 43/CP ngày 16/07/1996 của chínhphủ) nhằm thống nhất quản lý hoạt động đấu thầu trong cả nước Từ đó nó vẫn liêntục được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế của Việt Nam và đếnngày 29 tháng 11 năm 2005 luật đấu thầu số 61/2005/QH11 đã chính thực được banhành Luật đấu thầu ra đời với hy vọng hạn chế được nhiều bất cập trong hoạt độngđấu thầu đảm bảo tính cạnh tranh trong đấu thầu Đứng trên các góc độ khác nhau sẽ
có các cách nhìn nhận khác nhau về đấu thầu trong xây dựng cơ bản
- Đứng ở góc độ của chủ đầu tư : Đấu thầu xây dựng là một phương thức cạnh
tranh trong xây dựng nhằm lựa chọn người nhận thầu đáp ứng yêu cầu kinh tế - kỹthuật đặt ra cho việc xây dựng công trình
- Đứng ở góc độ các nhà thầu: Đấu thầu là một hình thức kinh doanh mà thông qua
đó nhà thầu giành cơ hội nhận thầu khảo sát, thiết kế, xây dựng và cung ứng máymóc thiết bị
- Đứng ở góc độ quản lý nhà nước : Đấu thầu xây dựng là một phương thức quản lý
thực hiện dự án đầu tư của Nhà nước mà thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đápứng được yêu cầu của bên mời thầu trên cở sở cạnh trạnh giữa các nhà thầu
1.1.2.2 Bản chất đấu thầu xây dựng
Bản chất đấu thầu xây dựng thể hiện qua việc tổ chức hoạt động cạnh tranhđấu thầu trên 2 phương diện :
- Cạnh tranh giữa bên mời thầu và các nhà thầu
- Cạnh tranh giữa các nhà thầu
Các quan hệ cạnh tranh này xuất phát từ quan hệ mua bán (cung - cầu) Sự rađời và phát triển của phương thức đấu thầu gắn liền với sự phát triển của sản xuất
Trang 16và trao đổi hàng hóa Nhưng hoạt động mua bán này khác với hoạt động mua bánthông thường khác ở chỗ tính chất hàng hóa của sản phẩm xây dựng thể hiện không
rõ do việc tiêu thụ diễn ra trước khi có sản phẩm và thực hiện theo giá dự toán chứkhông theo giá thực tế Trong mua bán thì người mua luôn muốn mua được sảnphẩm với mức giá thấp nhất (tối đa hóa chi phí), còn người bán lại cố gắng bánđược mặt hàng đó ở mức giá cao nhất có thể (tối đa hóa lợi nhuận) Từ đó nảy sinh
sự cạnh tranh giữa người mua (chủ đầu tư) và người bán (nhà thầu) Mặt khác hoạtđộng mua bán này chỉ diễn ra với một người mua và nhiều người bán nên giữanhững người bán phải cạnh tranh với nhau để bán được sản phẩm của mình Kết quả
là thông qua việc tổ chức hoạt động cạnh tranh sẽ hình thành giá thầu hay giá dựtoán công trình
1.2 Mục tiêu của đấu thầu
Tăng cường cạnh tranh trong đấu thầu
Một trong những yếu tố đạt được hiệu quả của công tác đấu thầu là phải bảođảm được quy luật cạnh tranh theo cơ chế thị trường Trong hoạt động đấu thầunói chung và công tác đấu thầu của Việt Nam nói riêng, mục tiêu cạnh tranh đangngày càng được tăng cường Có cạnh tranh thì mới có động lực để sáng tạo, cảitiến, kích thích người mua (BMT) đưa ra các yêu cầu phù hợp (thể hiện trongHSMT) và người bán (nhà thầu) cạnh tranh với nhau để giành được hợp đồng(bán được hàng) với giá bán cạnh tranh song vẫn bảo đảm chất lượng của hànghoá, công trình, dịch vụ Một nguyên tắc cơ bản để bảo đảm được cạnh tranhtrong đấu thầu đó là việc tạo ra sự ”mâu thuẫn lợi ích” hay ”xung đột lợi ích”.Xung đột lợi ích trong đấu thầu có thể hiểu một cách nôm na rằng CĐT, BMTluôn mong muốn ”nhanh, bền, tốt, rẻ” trong khi đó, nhà thầu thì luôn muốn "làm
ít, hưởng nhiều” và có nhiều hợp đồng Tuy vậy, do hoạt động đấu thầu là việcchi dùng tiền nhà nước nên việc mong muốn của các chủ thể tuy là chính đángsong không thể tuỳ tiện mà cần theo quy định Như vậy, khi có sự xung đột lợiích giữa các bên sẽ tạo ra động lực cạnh tranh giữa CĐT, BMT và các nhà thầu đểđạt được sự cân bằng về lợi ích thì cuộc đấu thầu sẽ diễn ra và hàng hoá, dịch vụ,công trình được cung cấp sẽ bảo đảm về chất lượng Bên cạnh đó, giữa các nhà
Trang 17thầu cũng phải có sự cạnh tranh để giành lấy được hợp đồng và đó sẽ là điều kiện
để kích thích các nhà thầu phát huy sáng tạo, cải tiến biện pháp thi công, cải tiếncông nghệ
Nhằm Công khai, minh bạch
Công khai, minh bạch trong đấu thầu vừa là một trong những mục tiêu, vừa
là một trong những yêu cầu cần quán triệt
Công khai trong đấu thầu có thể hiểu là sự không ”che đậy, dấu giếm”,không bí mật vì lợi ích của một cá nhân hoặc tổ chức nào đó mà cần thể hiện, bày
tỏ các nội dung thông tin theo quy định cho mọi người liên quan hoặc có quan tâm được biết.Nội dung công khai cần thể hiện trên khía cạnh thông tin, bao gồm cácyêu cầu về gói thầu được thể hiện trong HSMT bảo đảm thể hiện rõ ràng, dễ hiểu,tránh đa nghĩa Theo đó, tất cả những nội dung trong HSMT mới được coi là yêucầu, ngoài HSMT không thể được coi là yêu cầu và nhà thầu không bị bắt buộcthực hiện các nội dung công việc ngoài HSMT Kể cả tổ chức đánh giá (tổng hợpđến chi tiết) đều phải được thể hiện rõ ràng, minh bạch trong HSMT, quá trình xétthầu không được thêm bớt, bổ sung Các thông tin liên quan tới việc tham dự thầu,
tổ chức các cuộc thầu, thông tin về dự án, thông tin về trao thầu đều phải đượcthông báo công khai rộng rãi theo quy định
Đảm bảo tính công bằng
Đây là mục tiêu rất quan trọng trong đấu thầu Trong toàn bộ quá trình thựchiện Luật Đấu thầu, phải hết sức tôn trọng quyền lợi của các bên có liên quan Mọithành viên từ chủ đầu tư đến các nhà thầu, các tổ chức tư vấn được thuê thực hiệnmột phần công việc của đấu thầu đều bình đẳng với nhau trước pháp luật Mỗi bên
có quyền và trách nhiệm được quy định Chủ đầu tư không được phép cho rằngmình là người có quyền cao nhất muốn làm gì thì làm, muốn cho ai trúng thầu thìcho Nhà thầu không được lợi dụng quan hệ thân thiết, hoặc những tác động vậtchất đối với các thành viên tổ chuyên gia đấu thầu để làm sai lệch KQĐT theohướng có lợi cho mình
Tính công bằng trong đấu thầu thể hiện rằng các chủ thể tham gia đều phảithực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu Cụ thể hơn là người có thẩm
Trang 18quyền phê duyệt các nội dung quan trọng trong đấu thầu phải thực hiện theo quyđịnh mà không thể dùng ảnh hưởng cá nhân để phê duyệt tạo thuận lợi cho mộthoặc một số cá nhân, tổ chức có lợi ích liên quan Còn đối với chủ đầu tư phải cótrách nhiệm lập HSMT bảo đảm công bằng, không được tạo lợi thế cho một hoặcmột số cá nhân, hạn chế sự tham gia của các nhà thầu khác Khi HSMT đã đượcphê duyệt thì CĐT, BMT, tổ chuyên gia phải thực hiện theo đúng các nội dung nêutrong HSMT, không được thiên vị, đối xử bất công với bất kỳ nhà thầu nào Ngoài
ra, mọi thông tin liên quan đến quá trình tổ chức đấu thầu đều phải được công khaitheo quy định đến tất các nhà thầu để có cơ hội tiếp cận như nhau trong quá trìnhtham gia đấu thầu
Bảo đảm hiệu quả của công tác đấu thầu
Hiệu quả của công tác đấu thầu chính là việc sử dụng một cách có hiệunguồn tiền của Nhà nước Việc sử dụng các nguồn tiền của Nhà nước có thể manglại hiệu quả ngắn hạn cho dự án và hiệu quả dài hạn về kinh tế - xã hội
Hiệu quả ngắn hạn là các gói thầu đều được thực hiện bảo đảm chất lượngtrong phạm vi nguồn ngân sách dự kiến sẽ bảo đảm được tính khả của dự án.Hiệu quả dài hạn về mặt kinh tế có thể dễ dàng nhìn nhận và đánh giá thông quachất lượng hàng hoá, công trình, dịch vụ ứng với số tiền bỏ ra và chính các côngtrình, nhà máy, dịch vụ, các chính sách được tạo lập sẽ có tác động tạo ra cácnguồn thu mới, các giá trị thặng dư cho đất nước Hiệu quả xã hội có thể nhìn nhậnqua các khía cạnh như tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao mức sống dân
cư, tạo diện mạo mới cho bộ mặt kinh tế của đất nước thông qua các công trình kếtcấu hạ tầng kinh tế xã hội được nâng cấp, cải thiện sẽ là những động lực để thu hútđầu tư nước ngoài, tạo môi trường thông thoáng cho các hoạt động đầu tư- kinhdoanh
Phòng, chống tham nhũng trong đấu thầu
Mục tiêu tiếp theo của đấu thầu là loại trừ tham nhũng Đây là mục tiêu vừa
có tính lâu dài, vừa có tính cấp bách trước mắt vì Việt nam đã ký vào công ướcquốc tế về chống tham nhũng Có thể nói rằng, tham nhũng là một trong những cănbệnh dễ có nguy cơ nảy sinh trong quá trình mua sắm công vì công quỹ, tài sản là
Trang 19của Nhà nước, của chung, thuộc sở hữu toàn dân, đặc biệt trong lĩnh vực xây lắp,xây dựng giao thông, lĩnh vực mua sắm công có lượng vốn đầu tư thường rất lớn.
Tham nhũng có thể xảy ra trong đấu thầu dưới nhiều hình thức khác nhau,
có thể kể đến các hành vi tham nhũng như: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn đượcgiao, cố ý làm trái pháp luật dẫn đến có hành động sai trong việc quyết định trúngthầu, ký hợp đồng để được hưởng bổng lộc từ nhà thầu;Nhũng nhiễu, đòi hỏi cácthứ có giá trị từ tổ chức, cá nhân có liên quan đến quá trình đấu thầu, và do đó cóhành động làm sai lệch KQĐT;Rút ruột công trình, sử dụng các vật tư, nguyên liệukhông đúng với cam kết trong HSDT và trong hợp đồng đã ký kết làm giảm chấtlượng, tuổi thọ của công trình
Để thực hiện mục tiêu loại trừ tham nhũng này, công tác đấu thầu cần phải:
- Công khai các thông tin về đấu thầu, các yêu cầu, điều kiện của HSDT trongHSMT
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về đấu thầu nhằm phát hiện và ngănchặn kịp thời các hành vi tham nhũng
- Xử lý nghiêm theo đúng quy định của luật pháp những hành vi tham nhũng.
1.3 Vai trò của đấu thầu trong xây dựng
Xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn của nền kinh tế quốc dân,đóng vai trò chủ chốt ở khâu cuối cùng của quá trình sáng tạo nên cơ ở vật chất kỹthuật và tài sản cố định cho mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước và xã hội dưới mọihình thức ( xây dựng mới, cải tạo, mở rộng và hiện đại hoá tài sản cố định) Cùngvới sự phát triển của nền kinh tế, quy mô hoạt động xây dựng của nước ta ngàycàng mở rộng, thị trường xây dựng ngày càng sống động, tính xã hội của quá trìnhsản xuất sản phẩm xây dựng ngày càng cao, qua đó phương thức lựa chọn tổ chứcnhận thầu thông qua đấu thầu đã bước đầu hình thành, ngày càng phát triển, ngàycàng thể hiện rõ tính ưu việt và trở thành một hoạt động phổ biến mang tính chuyênnghiệp cao ở hầu hết tất cả các nước trên thế giới Hoạt động đấu thầu không những
có vai trò quan trọng đối với bên mời thầu (bên mua) mà còn tác động tích cực tớicác nhà thầu (bên bán)
Đối với chủ đầu tư
Trang 20Đấu thầu giúp cho chủ đầu tư tiết kiệm được vốn đầu tư, đảm bảo đúng tiến
độ và chất lượng công trình Vì trong đấu tranh diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữacác nhà thầu và chủ đầu tư lưạ chọn những nhà thầu đáp ứng gay gắt những yêu cầucủa mình đề ra: giá thành hợp lý, đảm bảo đúng tiến độ thi công chất lượng côngtrình tốt Do đó sẽ tiết kiệm được tối đa vốn bỏ ra
Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư nắm được quyền chủ động hoàn toàn Bởi vì,chỉ khi đã có sự chuẩn bị đầy đủ kỹ lưỡng về tất cả mọi mặt trước khi đầu tư mớitiến hành mời thầu và tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu.Tuy nhiên để đánh giáđược đúng các hồ sơ dự thầu, đảm bảo tính công bằng trong đấu thầu, đòi hỏi cáccán bộ của chủ đầu tư phải có trình độ nhất định.Việc quản lý một dự án đầu tư vớibên B cũng đòi hỏi các cán bộ phải tự nâng cao trình độ của mình để đáp ứng đượcvới yêu cầu thực tế Kết quả là thúc đẩy việc nâng cao trình độ năng lực của đội ngũcán bộ kinh tế, kỹ thuật của bên chủ đầu tư
Đối với các nhà thầu
Trước hết phương thức đấu thầu sẽ phát huy tính chủ động trong việc tìmkiếm các cơ hội tham gia dự thầu và đấu thầu, các nhà thầu sẽ phải tích cực tìmkiếm các thông tin do các chủ đầu tư đang mời thầu trên các phương tiện thông tinđại chúng trên thị trường, gây dựng các mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoàinước, tự tìm cách tăng cường uy tín của mình để có thể nắm bắt được các cơ hội dựthầu
Việc tham gia dự đấu thầu, trúng thầu và tiến hành thi công theo hợp đồnglàm cho nhà thầu phải tập trung nguồn vốn của mình vào một điểm đầu tư, ngay từquá trình tham gia đấu thầu Nếu trình độ kỹ thuật công nghệ của nhà thầu khôngcao thì cũng khó có cơ hội trúng thầu hoặc nếu có trúng thầu thì cũng do trình độ thicông, năng lực quản lý của nhà thầu thấp kém dẫn đến dễ bị lỗ Thực tế này đòi hỏicác nhà thầu phải không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt như : tổ chức quản lý,đào tạo đội ngũ cán bộ, đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị, có như vậy mớiđảm bảo thắng thầu, đảm bảo hiệu quả đồng vốn của mình bỏ ra là có lãi, mặt khácnâng cao được trình độ thi công công trình, nâng cao uy tín được trên thị trường
Đối với Nhà nước
Trang 21Hoạt động đấu thầu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tập trung (vốn từNgân sách Nhà nước) Đấu thầu dựa trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu trênmọi mặt (tài chính, kỹ thuật) nên nó thúc đẩy các đơn vị đấu thầu tăng cường trình
độ, hiệu quả về mọi mặt Qua đấu thầu chủ đầu tư sẽ chọn được nhà cung cấp sảnphẩm, dịch vụ với giá hợp lý nhất đồng thời đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng
Hoạt động đấu thầu góp phần đổi mới cơ chế quản lý hành chính Nhà nướctrong hoạt động đầu tư và xây dựng Trước đây trong xây dựng cũng như trong cácngành kinh tế khác, Nhà nước quản lý toàn bộ trong việc quyết định xây dựng côngtrình nào, vốn, đề xuất giải pháp kỹ thuật, thời gian, do đơn vị nào thi công… Trong
cơ chế thị trường hiện nay với hoạt động đấu thầu được áp dụng thì Nhà nước chỉcòn quản lý sản phẩm cuối cùng, tức là công trình hoàn thành với chất lượng đảmbảo Việc thi công mua vật tư, thời gian thi công từng hạng mục công trình, đặc biệt
là giá công trình tùy thuộc vào khả năng từng nhà thầu khác nhau Trách nhiệm củacác cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng bây giờ chủ yếu chuyển sang việcnghiên cứu ban hành các chính sách, quy chế về xây dựng để điều chế về lĩnh vựcnày cho phù hợp với cơ chế thị trường
Trong cơ chế thị trường hiện nay, phương thức đấu thầu ngày càng thể hiện
rõ tính ưu việt và vai trò quan trọng của nó đối với chủ đầu tư, nhà thầu và Nhànước, do đó việc áp dụng phương thức này và hoạt động kinh doanh, xây dựng là tấtyếu để nhằm đảm bảo lại lợi ích chính đáng cho người lao động cho doanh nghiệp
và cho Nhà nước
1.4 Nguyên tắc của đấu thầu
Trong quá trình tham ra đấu thầu và nhận thầu, Chủ đầu tư và Nhà thầu cũngnhư các bên có liên quan phải thực hiện một số nguyên tắc sau:
Nguyên tắc công bằng : Nguyên tắc này thể hiện quyền bình đẳng như nhau củacác bên tham gia đấu thầu Mọi nhà thầu được mời đấu thầu đều có quyền bìnhđẳng như nhau về các thông tin cung cấp từ chủ đầu tư, được trình bày một cáchkhách quan các ý kiến của mình trong quá trình chuẩn bị hồ sơ cũng như trong buổi
mở thầu Tuy nhiên trong trường hợp cụ thể, một số nhà thầu được hưởng điều kiện
ưu tiên Mức độ ưu tiên phải được thể hiện rõ trong HSMT
Trang 22 Nguyên tắc bí mật : Nguyên tắc này đòi hỏi chủ đầu tư phải giữ bí mật Chủ đầu
tư về số liệu, thông tin có liên quan của các Nhà thầu về dự án đang được thực hiệnđấu thầu, không được tiết lộ thông tin của Nhà thầu này cho Nhà thầu khác Các hồ
sơ dự thầu phải được nhà thầu niêm phong trước khi đóng dấu Đến giờ mở thầu,trước sự chứng kiến của hội đồng mở thầu hồ sơ dự thầu mới được bóc niêm phong.Mục đích của nguyên tắc này là sẽ nhằm tránh thiệt hại cho chủ đầu tư trong trườnghợp giá thầu thấp hơn giá dự kiến hay gây thiệt hại cho một bên dự thầu nào đó dothông tin bị tiết lộ tới một bên khác, đảm bảo được tính công bằng trong đấu thầuxây dựng
Nguyên tắc công khai : Nguyên tắc này là một trong những yêu cầu bắt buộc trừ
những công trình đặc biệt thuộc bí mật quốc gia, còn lại đều phải đảm bảo côngkhai các thông tin cần thiết trong cả giai đoạn mời thầu và mở thầu Mục đích củanguyên tắc này là nhằm thực hiện nguyên tắc công bằng và thu hút được nhiều nhà
thầu hơn vào sân chơi đấu thầu và nâng cao chất lượng của công tác đấu thầu
Nguyên tắc có đủ năng lực và trình độ: Khi tổ chức đấu thầu hay khi tham gia
đấu thầu, Chủ đầu tư và câc Nhà thầu phải có được các năng lực thực tế để có thểđảm bảo được các yêu cầu của dự án đề ra như kỹ thuật, tài chính, máy móc, thiếtbị Nguyên tắc này được đặt ra để tránh tình trạng thiệt hại do Chủ đầu tư hay Nhàthầu không đủ điều kiện để thực hiện các cam kết của mình, làm vỡ hiệu quả cơ chếđấu thầu gây tốn kém cho Nhà nước
Nguyên tắc bảo đảm cơ sở pháp lý : Các bên tham gia đấu thầu phải tuân thủ
nghiêm các quy định của nhà nước về nội dung, trình tự đấu thầu và các cam kết đãđược ghi nhận trong hợp đồng giao nhận thầu Nếu không đảm bảo nguyên tắc này
cơ quan đầu tư và cơ quan quản lý đầu tư có quyền kiến nghị hủy bỏ kết quả đấuthầu
1.5 Các hình thức lựa chọn thầu
Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng thường được thực hiện theo các hình thức sau đây:
Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế sốlượng nhà thầu tham gia Đây là hình thức lựa chọn nhà thầu có tính cạnh tranh cao
Trang 23nhất và là hình thức phổ biến được áp dụng trong đấu thầu Hình thức này được lựachọn đối với những gói thầu có tính chất kỹ thuật không phức tạp, giá trị không lớn
và điều kiện thực hiện không có gì đặc biệt nhiều nhà thầu có khả năng đáp ứng cácyêu cầu của gói thầu Bên mời thầu phải thông báo công khai thông tin của gói thầutrên các phương tiện thông tin đại chúng để các nhà thầu được biết Đối với các dự
án có quy mô phức tạp thì bên mời thầu sẽ tiến hành sơ tuyển nhà thầu Đấu thầutheo hình thức này thường có tính cạnh tranh cao và minh bạch rõ ràng Đối vớihình thức này thì công ty tiến hành thu thập thông báo mời thầu thông qua các trangweb, báo, đài…
Đấu thầu hạn chế
Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhàthầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu trong trườnghợp thực tế có ít hơn 5 nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xemxét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thứclựa chọn khác hình thức này được áp dụng cho Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuậthoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ
có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu
Chỉ định thầu
Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của góithầu để thương thảo hợp đồng Khi thực hiện chỉ định thầu phải lựa chọn một nhàthầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của góithầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định.Trước khi thực hiện chỉ định thầu thì dự toán đối với gói thầu đó phải được phê duyệttheo quy định
Chỉ định thầu có những đặc điểm sau:
- Phải đảm bảo tính bí mật của công việc (bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi íchquốc gia, an ninh an toàn…)
- Phải thực hiện công việc ngay (trường hợp sự cố bất khả kháng do thiên tai, dịchhọa, sự cố cần khắc phục ngay) thì chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản
lý công trình, tài sản đó được chỉ định ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp
Trang 24này chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phảicùng với nhà thầu được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trongthời hạn không quá mười lăm ngày kể từ ngày chỉ định thầu
- Giá trị công việc nhỏ, yêu cầu kỹ thuật đơn giản
- Công việc có tính thử nghiệm nên rủi ro cao
- Quy định của nguồn vốn
Đối với hình thức này thì chủ dự án sẽ quyết định và thông báo cho công ty đểthương thảo kí kết hợp đồng
- Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùng một
dự án hoặc thuộc dự án khác
Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa
- Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp có đủ các điều kiện sau đây:
+ Gói thầu có giá gói thầu dưới hai tỷ đồng
+ Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặctính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng
- Khi thực hiện chào hàng cạnh tranh, phải gửi yêu cầu chào hàng cho các nhàthầu Nhà thầu gửi báo giá đến bên mời thầu một cách trực tiếp, bằng fax hoặc quađường bưu điện Đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu ba báo giá từ ba nhà thầu khác nhau
Tự thực hiện
- Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủnăng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng
Trang 25- Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê duyệttheo quy định Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư
về tổ chức và tài chính
1.6 Các phương thức đấu thầu
Đối với các gói thầu có đặc điểm khác nhau thì tổ chức quản lý vốn có nhữngquy định khác nhau về phương pháp đánh giá HSDT và tương ứng với nó là cáchthức nộp HSDT Có 4 phương thức thực hiện đấu thầu
Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ: được áp dụng đối với hình thức đấu thầu
rộng rãi, và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầuEPC Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chínhtheo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc mở thầu được tiến hành một lần
Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ : được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và
đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.- Nhà thầu nộp đề xuất về
kỹ thuật, và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc
mở thầu được tiến hành hai lần trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước đểđánh giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánhgiá là đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp Trường hợp gói thầu cóyêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật caonhất sẽ được mở để xem xét- thương thảo
Phương thức đấu thầu hai giai đoạn một túi hồ sơ : được áp dụng đối với hình thức
đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầuEPC có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự sau:
*Giai đoạn một
- Các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật không có giá
- Bên mời thầu xem xét và thảo luận với từng nhà thầu về đề xuất kỹ thuật
- Cho phép nhà thầu sửa đổi, hiệu chỉnh đề xuất kỹ thuật
- Loại bỏ những HSDT không phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật được chấpnhận
Trang 26*Giai đoạn hai
- Các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật hoàn chỉnh và tài chính cụ thể trong cùngmột túi hồ sơ
Phương thức đấu thầu hai giai đoạn hai túi hồ sơ
*Giai đoạn 1: bên mời thầu thực hiện các công việc như đã nêu ở phương thức hai
giai đoạn một túi hồ sơ
*Giai đoạn 2: những nhà thầu được lựa chọn ở giai đoạn 1 sẽ nộp bộ HSDT theo
dạng hai túi hồ sơ
1.7 Quy trình cơ bản thực hiện công tác đấu thầu xây dựng :
Sơ đồ 1.1: Quy trình cơ bản đấu thầu xây dựng
Chuẩn bị đấu thầu
Tổ chức đấu thầu
Thông báo KQĐT
Đánh giá HSDT
Thẩm định và phêduyệt kết quả đấu thầu
Thương thảo, hoànthiện hợp đồng
Ký hợp đồng
Trang 27Bước 1: Chuẩn bị đấu thầu
Trong giai đoạn chuẩn bị đấu thầu thì bao gồm các công việc phải làm như
sơ tuyển nhà thầu, lập HSMT và mời thầu
Sơ tuyển nhà thầu :
Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện theo quy định sau đây:
- Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu nhằm chọnđược các nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mờitham gia đấu thầu; đối với các gói thầu mua sắm hàng hoá, gói thầu EPC có giá góithầu từ ba trăm tỷ đồng trở lên, gói thầu xây lắp có giá gói thầu từ hai trăm tỷ đồngtrở lên phải được tiến hành sơ tuyển;
- Trình tự thực hiện sơ tuyển bao gồm lập hồ sơ mời sơ tuyển; thông báo mời sơtuyển; tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển; trình vàphê duyệt kết quả sơ tuyển; thông báo kết quả sơ tuyển;
- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển phải được nêu trong hồ sơ mời sơ tuyểntheo mẫu hồ sơ mời sơ tuyển do Chính phủ quy định bao gồm tiêu chuẩn về nănglực kỹ thuật, tiêu chuẩn về năng lực tài chính và tiêu chuẩn về kinh nghiệm
Lập HSMT:
- Yêu cầu về mặt kỹ thuật:
+ Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức và kinhnghiệm chuyên môn đối với chuyên gia (điều khoản tham chiếu)
+ Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, sốlượng, chất lượng hàng hoá được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật,tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môitrường và các yêu cầu cần thiết khác
+ Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theobảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác
- Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại, bao gồm các chi phí để thực hiện gói thầu,giá chào và biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức và điều kiện thanhtoán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điều kiệnchung và điều kiện cụ thể của hợp đồng
Trang 28- Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện ưu đãi (nếu có), thuế, bảohiểm và các yêu cầu khác.
Với tầm quan trọng như vậy HSMT phải được lập bởi các tổ chức, cá nhân
đủ năng lực, đủ trình độ chuyên môn đối với gói thầu (kỹ thuật, thương mại, pháplý…) và am hiểu các quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản pháp lý có liênquan Ngoài ra để đảm bảo chất lượng HSMT Luật Đấu thầu cũng cho pháp thuêmột tổ chức tư vấn hoặc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp có đủ năng lực, kinhnghiệm để lập HSMT
Mời thầu : Để đảm bảo tính công khai, minh bạch cũng như để các nhà thầu biếtthông tin về gói thầu và tham gia đấu thầu thì BMT phải tiến hành mời thầu, việcmời thầu sẽ được thực hiện thông qua thông báo mời thầu hoặc gửi thư mời thầuđến từng nhà thầu
Bước 2:Tổ chức đấu thầu
Phát hành hồ sơ mời thầu
- Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi, chocác nhà thầu theo danh sách được mời tham gia đấu thầu hạn chế hoặc cho các nhàthầu đã vượt qua bước sơ tuyển
- Trường hợp hồ sơ mời thầu cần sửa đổi sau khi phát hành thì phải thông báo đếncác nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu tối thiểu mười ngày trước thời điểm đóng thầu
Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu
Các hồ sơ dự thầu nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu phải được bên mờithầu tiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ "Mật"
Bước 3: Đánh giá Hồ sơ dự thầu
Trang 29Tổ chuyên gia đấu thầu khi đánh giá HSDT sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn đánhgiá và các yêu cầu khác trong HSMT, HSDT của nhà thầu đã nộp và các tài liệu giảithích làm rõ HSDT của nhà thầu để đảm bảo năng lực, kinh nghiệm, có pháp lý khảthi để thực hiện gói thầu Tuỳ theo tính chất, sự phức tạp của gói thầu mà mà tổchuyên gia chủ động và thời gian để đánh giá không vượt giá 45 ngày (đấu thầutrong nước) và 60 ngày (đấu thầu quốc tế).
- Đánh giá sơ bộ HSDT : Trong khâu này tổ chuyên gia sẽ đấu thầu sẽ kiểm tratính hợp lệ của HSDT, tiến hành loại bỏ những HSDT vi phạm điều kiện tiên quyếtnêu trong HSMT sau đó sẽ tiến hành đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhàthầu
- Đánh giá chi tiết HSDT :
+ Đánh giá về mặt kỹ thuật để xác định các hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêucầu của hồ sơ mời thầu;
+ Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC thì xác định chi phítrên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các
hồ sơ dự thầu Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì đánh giá tổng hợp để so sánh, xếphạng các hồ sơ dự thầu; riêng gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thìxem xét đề xuất về mặt tài chính đối với nhà thầu xếp thứ nhất về mặt kỹ thuật
Bước 4:Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu
Thẩm định KQĐT là việc kiểm tra, đánh giá của cơ quan, tổ chức có chứcnăng thẩm định về kết quả đấu thầu Cơ quan, tổ chức được giao trách nghiệm thẩmđịnh về trách nghiệm lập báo cáo thẩm định KQĐT trên cơ sở báo cáo của CĐT đểtrình người quyết định đầu tư hoăc được người xem sét, quyết định Việc thẩm địnhkết quả đấu thầu không phải là đánh giá lại HSDT Do vậy, tổ chức hoặc cá nhântham gia đánh giá HSDT thì không được phép tham gia thẩm định để dảm bảo kếtquả thẩm định được chính xác, độc lập, không phụ thuộc và chịu tác động bởi BMT,CĐT thời gian thẩm định KQĐT tối đa là 20 ngày kể từ ngay cơ quan thẩm địnhnhận đủ hồ sơ Trường hợp gói thầu do Thủ tướng chính phủ phê duyệt, thời gianthẩm định tối đa là 20 ngày
Bước 5: Thông báo kết quả đấu thầu
Trang 30Ngay sau khi có quyết định phê duyệt KQĐT của người quyết định đầu tưhoặc người được uỷ quyền, BMT tiến hành thông báo KQĐT bằng văn bản đến cácnhà thầu tham dự bao gồm nhà trúng thầu và nhà không trúng thầu
Bước 6: Thương thảo hoàn thiện hợp đồng
nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại, chưa hoàn chỉnh về hợp đồng đốivới nhà trúng thầu đặc biệt là việc áp giá đối với những sai lệch so với yêu cầu củaHSMT trên nguyên tắc giá trị hợp đồng không vượt quá giá trúng thầu được duyệt.Việc thương thảo cũng bao gồm cả việc nghiên cứu phương pháp thay thế, các sángkiến, giải pháp ưu việt do nhà thầu đề xuất
Bước 7: ký kết hợp đồng
Hợp đồng được ký kết giữa một bên là CĐT và bên kia là nhà trúng thầu Haibên cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đẫ được thực hiện trong hợp đồng Hợpđồng được ký kết phải dựa trên những căn cứ Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợpđồng; Quyết định phê duyệt và văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu; HSDT
và các tài liệu giải thích làm rõ HSDT của nhà thầu được lựa chọn
1.8 Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp 1.8.1.Những nhân tố chủ quan
Năng lực tài chính
Năng lực tài chính thể hiện quy mô và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Cụ thể hơn là ở quy mô nguồn vốn chủ sở hữu, khả năng huy động, khả năng thuhồi vốn và hiệu quả sử dụng vốn Năng lực tài chính, là chỉ tiêu quan trọng để đánhgiá năng lực của nhà thầu bởi đặc điểm hoạt động kinh doanh ngành xây dựng cóthời gian thực hiện dài và các công việc phức tạp, đòi hỏi một lượng vốn lớn đểtrang trải cho các công việc; với các hợp đồng thi công công trình, Nhà thầu thườngphải ứng trước một lượng vốn lớn để mua sắm nguyên vật liệu, vật tư công trình, trảlương công nhân, Còn bên Chủ đầu tư chỉ tạm ứng một phần và thanh toán theotiến độ công trình; thường là Chủ đầu tư sẽ thanh toán từng đợt, chỉ tối đa 85% giátrị khối lượng đã nghiệm thu sau khi nghiệm thu từng nội dung công việc Chính vìvậy, yêu cầu với mỗi Nhà thầu là phải có khả năng tài chính mạnh và tình hình tàichính lành mạnh; năng lực tài chính mạnh để huy động vốn thực hiện công trình,
Trang 31đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình; tình hình tài chính lành mạnh tức là yêucầu kinh doanh có lãi trong ba năm liên tiếp, vừa đảm bảo tài chính cho công ty vừachứng tỏ khả năng kinh doanh của công ty Do đó,nếu nhà thầu nào yếu kém vềnguồn lực tài chính, khả năng huy động vốn không cao thì sẽ không đảm bảo đượctiến độ thi công, chất lượng công trình, thanh toán lương cho công nhân viên…
Năng lực tài chính của công ty, là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá nănglực đấu thầu của Công ty, là ưu thế của công ty khi tham gia những gói thầu có quy
mô lớn Chủ đầu tư sẽ dễ dàng chấp nhận những nhà thầu có nguồn tài chính lớnmạnh ổn định bởi điều đó sẽ đáp ứng được việc cung cấp vốn kịp thời và đáp ứngđược tiến độ thi công công trình
Năng lực máy móc thiết bị
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là ngành xây dựng, năng lực
về máy móc thiết bị là một yếu tố cực kỳ quan trọng không chỉ trong việc đảm bảochất lượng, tiến độ cũng như hiệu quả trong thi công xây dựng mà còn là một thếmạnh của Công ty trong việc tìm kiếm khách hàng Trong hồ sơ dự thầu, máy mócthiết bị là một trong những yếu tố đánh giá năng lực của doanh nghiệp Năng lựcmáy móc thiết bị thể hiện thông qua số lượng, chủng loại, công nghệ của các thiết bịmáy móc hiện có của công Bên cạnh đó là sự bố trí phù hợp máy móc thiết bị choviệc thực hiện gói thầu (sự phù hợp với tính chất kỹ thuật công trình, với trình độcủa nguồn nhân lực tham gia thực hiện gói thầu, tính chất khí hậu, địa hình của nơithi công…)
Nhân tố năng lực máy móc thiết bị có vai trò quyết định khả năng thắng thầucủa các doanh nghiệp xây dựng, đặc biệt là những gói thầu có yêu cầu về kĩ thuậtcao Máy móc thiết bị hiện đại cho phép các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thicông áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến cho phép tăng độ chính xác, chất lượngcông trình được nâng cao rõ rệt Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưhiện nay thì doanh nghiệp nào có năng lực máy móc thiết bị hiện đại hơn, đưa rađược các giải pháp kĩ thuật tiên tiến hơn thì khả năng thắng thầu của doanh nghiệp
đó là rất lớn
Trang 32Với mục tiêu từng bước nâng cao hiện đại hoá các trang thiết bị hiện đại đápứng được nhu cầu phát triển của Công ty cũng như có đủ khả năng, năng lực thamgia thi công các dự án có đòi hỏi cao về tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như tiến độ thicông theo xu thế hiện nay Công ty luôn luôn chú trọng trong việc đầu tư trang bịcông nghệ hiện đại, tập trung đầu tư thiết bị phục vụ các công việc như thi công xâydựng đường giao thông,công trình thủy lợi , xây dựng dân dụng Công ty đã mạnhdạn đầu tư nhiều tỷ đồng để mua sắm máy móc thiết bị phục vụ công tác thi công.
Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công của một doanhnghiệp Các doanh nghiệp muốn thành công ngoài đầu tư về máy móc đầu tư vào các
dự án thì doanh nghiệp cũng phải quan tâm yếu tố con người con người cũng là yếu
tố quan trọng nhất đặc biệt là trong những công ty có dự án đầu tư Đối với doanhnghiệp xây dựng khi có một bộ máy lãnh đạo sáng suốt, đội ngũ kĩ sư và thợ lànhnghề, trình độ chuyên môn cao thì sẽ có khả năng vận dụng tiến bộ khoa học kĩthuật tốt khả năng đưa ra các giải pháp thi công hợp lý, khả năng quản lý điều hànhgọn nhẹ hiệu quả hơn
Một công ty mà có Đội ngũ Cán bộ kỹ thuật phát triển cả về số lượng, chấtlượng, có trình độ chuyên môn tay nghề cao và có kinh nghiệm lâu năm trong côngtác xây dựng thì sẽ là cơ hội tốt cho khả năng thắng thầu của công ty Trước hết đó là
số lượng về cán bộ và công nhân trong DN Một DN cần phải có đủ các phòng banchức năng, cán bộ cần thiết cũng như là số lượng công nhân trên từng côngtrường.Yếu tố tiếp theo là về trình độ (trình độ lãnh đạo và trình độ bậc thợ).Hai yếu
tố trên kết hợp với nhau tạo thành sức mạnh cho DN khi trình bày về năng lực củamình cho Chủ đầu tư dự án Hơn nữa, nếu nếu nguồn nhân lực của DN có ưu thế vềkinh nghiệm và sự năng động của đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo thì sẽ là một DN
có sức cạnh tranh cao đối với các DN khác
Để phục vụ cho khả năng phát triển của công ty, có cơ hội trúng thầu thì Công
ty đã tiến hành lập và triển khai kế hoạch cử cán bộ tham gia các lớp học, khoá học
về đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cũng như cán bộ kỹ thuật để từng bước đáp ứngđược nhu cầu phát triển và sử dụng phục vụ mục đích phát triển chung của Công ty
Trang 33Khuyến khích và tiếp nhận đội ngũ các cán bộ trẻ có tay nghề cao và tiếp thu đượctrình độ khoa học công nghệ hiện đại có khả năng nhanh chóng nắm bắt triển khaiđưa vào sử dụng các loại máy móc thiết bị mới Tuy nhiên một DN muốn phát triểnmạnh hơn nữa thì cán bộ lãnh đạo chủ chốt cần phải đoàn kết nhiệt tình và phải đưa
ra được các chính sách, nội quy cụ thể nhằm khen thưởng, khuyến khích học tập,làm việc những thành viên trong DN để đạt được kết quả cao hơn nhằm tạo thànhmột ê kíp năng động, hiệu quả và tự chủ trong mọi tình huống
Vì vậy đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là điều rất cần thiết, công
ty đã và đang có những chính sách để phát triển nguồn nhân lực trong tương lainhư: đầu tư cho hoạt động đào tạo và tuyển dụng nguồn lao động, nâng cao trình độphù hợp với yêu cầu phát triển của công ty Bên cạnh đó công ty còn phải chú trọngđầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe, cải thiện môi trường làm việc, cải tiếnchính sách lương thưởng theo hướng tạo động lực thúc đẩy sáng tạo và đóng góptích cực của người lao động
Mức độ đáp ứng yêu cầu kĩ thuật
Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để xét thầu nhất là trong đấu thầu xây dựng Khảnăng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đóng vai trò quan trọng quyết định đến chấtlượng các công trình, thể hiện rõ nét năng lực của nhà thầu xây dựng Khả năng đápứng các yêu cầu kỹ thuật có thể đánh giá bằng các chỉ tiêu sau:
- Tính hợp lý và tính khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thicông, biện pháp đảm bảo kỹ thuật
- Mức độ đáp ứng của các thiết bị thi công : Số lượng, chất lượng, chủng loại, tiến
độ huy động và hình thức sở hữu
- Mức độ đáp ứng yêu cầu về chất lượng vật liệu, vật tư nêu trong hồ sơ mời thầu
- Các biện pháp đảm bảo chất lượng công trình, đảm bảo an toàn vệ sinh môitrường, phòng cháy chữa cháy
+ Có đủ các phương tiện đáp ứng cho việc kiểm tra
+ Có các biện pháp cụ thể để kiểm tra
Giải pháp kỹ thuật cũng có thể nói là yêu cầu quan trọng nhất đối với cácnhà thầu vì khi xét thầu, thông thường nhà thầu nào đạt 70% điểm kỹ thuật trở lên
Trang 34mới được coi là đạt và mới được xem xét, đến các điều kiện khác Trong xây dựng
có nhiều chỉ tiêu để đánh giá về mặt kỹ thuật của công trình như các chỉ tiêu đặctrưng cho khả năng chịu áp lực, khả năng chịu độ rung, độ bền, tuổi thọ,…của côngtrình Ngoài ra chất lượng của công trình là yếu tố quan trọng trong các yếu tố màchủ đầu tư dùng để xét thầu Chất lượng công trình cao của các doanh nghiệp sẽ cókhả năng thắng thầu cao hơn và ngược lại Nhà thầu nào có khả năng đáp ứng đượcyêu cầu kỹ thuật bằng các giải pháp kỹ thuật hợp lý nhất sẽ bảo đảm được chấtlượng công trình cao nhất Nhà thầu cần đảm bảo được tính khả thi, hợp lý và hiệuquả của các giải pháp thiết kế kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công, mức độ đáp ứngcủa các thiết bị thi công đã được trình bày trong hồ sơ dự thầu
Công ty qua thời gian hoạt động trong lĩnh vực xây, dựng nhận thấy rằng khicác chủ đầu tư thuê các nhà thầu thì ngoài vấn đề tài chính, quy mô công ty thì họcòn quan tâm đặc biệt đến vấn đề kỹ thuật Vấn đề kỹ thuật ảnh hưởng tới chấtlượng công trình, thời gian thực hiện Bởi vậy, trong quá trình phát triển công tyluôn chú trọng việc nâng cao năng lực máy móc thiết bị, trình độ tay nghề côngnhân, đúc rút và học hỏi kinh nghiệm để góp phần đưa ra những giải pháp kĩ thuậttiên tiến đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội đồng thời, làm tăng hiệu quảxây dựng cũng như khả năng thắng thầu của công ty
Chất lượng Hồ sơ dự thầu
+ Mức độ đáp ứng của thiết bị thi công (số lượng, chủng loại, chất lượng và tiến độhuy động)
+ Các biện pháp đảm bảo chất lượng
- Về kinh nghiệm và năng lực nhà thầu:
Trang 35+ Kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật ở vùng địa lý và hiệntrường tương tự.
+ Số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện dự án
+ Năng lực tài chính (doanh số, lợi nhuận và các chỉ tiêu khác)
+ Về tài chính và giá cả: Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu), các điều
kiện thương mại và tài chính, giá đánh giá
- Về tiến độ thi công:
Tiến độ thi công công trình được đảm bảo đúng như dự tính cũng là một chỉtiêu không nhỏ để đánh giá năng lực của nhà thầu Đảm bảo tốt tiến độ thi côngdoanh nghiệp không những tiết kiệm được phần chi phí phát sinh mà còn tạo được
uy tín với chủ đầu tư và củng cố được vị trí của doanh nghiệp trên đấu trường xâydựng Để xác định đúng tiến độ thi công không phải là dễ vì nó phải tương xứng vớibiện pháp đã đặt ra phù hợp với các nguồn lực dự kiến phải xác định được tất cả cácrủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện dự án như rủi ro thiên tai, an toàn laođộng, vấn đề an ninh trật tự địa phương nơi dự án thi công Do đó nếu nhà thầu nàođưa ra được các giải pháp đảm bảo tính hợp lý, đảm bảo tiến độ thi công sẽ chiếmđược ưu thế cạnh tranh trong đấu thầu Bên cạnh đó tiến độ thi công thể hiện khảnăng quản lý tốt, khả năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả năng lực của cán
bộ công nhân viên ,cao khả năng vận dụng máy móc thiết bị tốt Vì vậy, trong cáccông trình xây dựng ban lãnh đạo công ty và ban chỉ huy công trường luôn đôn đốccông nhân làm việc đúng tiến độ cũng như chất lượng công việc được giao đó là:+ Mức độ bảo đảm tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu
+ Tính hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục công trình có liên quan
Hồ sơ dự thầu có tính khả thi là kết quả của sự kết hợp các năng lực như nhân sự,trình độ hiểu biết, kinh nghiệm hoạt động và quá trình tổ chức tốt công tác soạnthảo Chất lượng Hồ sơ dự thầu thể hiện ở cả nội dung và hình thức
- Về mặt nội dung: hồ sơ dự thầu phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Hồ sơ mời
thầu phải rõ ràng cụ thể, thể hiện tính sáng tạo của nhà thầu
- Về hình thức: Hồ sơ dự thầu phải trình bày rõ ràng, văn phong trong sáng, các
phần nội dung cần được đánh số thứ tự để tiện cho việc đánh giá hồ sơ dự thầu Để
Trang 36nâng cao khả năng thắng thầu đối với mỗi bộ Hồ sơ dự thầu công ty cũng đầu tưkhá nhiều thời gian và công sức Chất lượng HSDT phụ thuộc vào trình độ chuyênmôn của cán bộ trình độ hiểu biết về kĩ thuật, tài chính, pháp luật và kĩ năng soạnthảo Điều này đòi hỏi công ty phải phân công những cán bộ có đầy đủ kĩ năng,chuyên môn và kinh nghiệm để soạn thảo HSDT Một bộ HSDT tốt thể hiện ngườisoạn thảo nắm vững các nguyên tắc về đấu thầu, phương pháp lập kế hoạch đầuthầu, cách xử lý tình huống tốt, năng lực công ty được đánh giá cao.
Uy tín và kinh nghiệm
Uy tín của công ty thể hiện ở chất lượng các công trình mà công ty đã thamgia trước đó Chất lượng này được đánh giá bởi các khách hàng và sự tin tưởng củakhách hàng với công ty Uy tín này còn thể hiện ở đội ngũ làm việc chuyên nghiệp
và tinh thần làm việc của các cán bộ công nhân viên trong công ty, uy tín trong tiến
độ thi công
Thứ nhất: Uy tín và kinh nghiệm của công ty trong việc đảm bảo tiến độ của
các dự án và dự uy tín với chủ đầu tư từ các dự án trước Đây là cơ sở để các chủđầu tư sẽ tin tưởng vào năng lực của công ty và muốn hợp tác trong các dự án tiếptheo, đồng thời là cơ sở để chứng tỏ năng lực với các chủ đầu tư mà doanh nghiệp
sẽ tham dự thầu trong tương lai
Thứ hai: Kinh nghiệm còn thể hiện trong việc năng động chịu khó tìm kiếm
thị trường, nguồn hàng để có hợp đồng Trong thời buổi khó khăn, khi mà các đốithủ cạnh tranh nhiều, việc tìm kiếm nguồn hàng khó khăn, đầu ra cho doanh nghiệpkhông phải là dễ thì kinh nghiệm trong việc tìm kiếm thị trường, biết lựa sức mình,tham dự những gói thầu phù hợp để tăng khả năng thắng thầu
Uy tín công ty có vai trò quan trọng trong việc củng cố niềm tin của đối tác,tạo lợi thế trong việc thương thảo và kí kết hợp đồng Nhận thức được điều đó công
ty luôn cố gắng xây dựng hình ảnh của mình bằng cách nâng cao chất lượng côngtrình đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của chủ đầu tư
Kinh nghiệm của công ty được đúc rút từ quá trình xây dựng các công trình.Ngoài ra công ty cũng không ngừng học hỏi các công ty bạn để từ đó đưa ra các giảipháp thi công hợp lý nhất luôn cố gắng đảm bảo tiến độ thi công và ngày càng nâng
Trang 37cao chất lượng công trình Bên cạnh đó, kinh nghiệm của công ty trong thi công xâydựng các công trình cũng ảnh hưởng lớn tới công tác tham dự thầu Một công ty códày dặn kinh nghiệm chứng tỏ công ty đó sẽ đảm bảo được chất lượng, tiến độ thicông cũng như các yêu cầu của công trình trong hợp đồng kinh tế, do đó Chủ đầu tư
sẽ rất an tâm và sẽ chấm điểm cao cho HSDT của công ty đó
Vì vậy, Để nâng cao năng lực cạnh tranh của công tác đấu thầu cần sự phốihợp của nhiều yếu tố Trong đó yếu tố uy tín và kinh nghiệm là một yếu tố cần phải
có thời gian dài và sụ tích lũy dần dần, không phải một sớm một chiều Tuy nhiên
để có được điều này thì các yếu tố khác như nhân lực, máy móc thiết bị … cũng gópphần làm nên kinh nghiệm, uy tín của công ty
1.8.2.Nhân tố khách quan
Môi trường pháp lý
Cơ chế và chính sách của Nhà nước là một trong những yếu tố khách quanảnh hưởng đến công tác dự thầu của Công ty Để có một môi trường pháp lý cạnhtranh lành mạnh nhằm đảm bảo một sân chơi công bằng cho hoạt động dự thầu vàthực hiện hợp đồng xây lắp của Công ty thì Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thốngpháp luật: luật Xây dựng, luật Đầu tư, luật Đấu thầu và các văn bản có liên quan đếnhoạt động xây dựng
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật được hoàn thiện còn tác động gián tiếp tớikhả năng dự thầu của công ty thông qua việc tác động tích cực đến tổng thể nềnkinh tế mở cửa thị trường, khuyến khích đầu tư từ đó làm tăng nhu cầu đầu tư pháttriển, kéo theo sự tăng nhu cầu xây lắp các công trình
Vì vậy, môi trường pháp lý mà rõ ràng minh bạch, phù hợp với thực tế sẽ cóhiệu quả cao và là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp đặc biệt là nhà thầu pháttriển Ngược lại môi trường pháp lý không rõ ràng chồng chéo không phù hợp sẽgây khó khăn cho các nhà thầu và làm giảm hiệu quả hoạt động của các doanhnghiệp
Các đối thủ cạnh tranh
Khi doanh nghiệp tham gia dự thầu cũng có nghĩa là doanh nghiệp phải thamgia vào cuộc cạnh tranh công khai trên thị trường, trong đó các đối thủ cạnh tranh là
Trang 38nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến khả năng trúng thầu của doanh nghiệp Mức
độ cạnh tranh quyết liệt hay không phụ thuộc vào năng lực và số lượng nhà thầutham gia Để giành chiến thắng thì doanh nghiệp bắt buộc phải vượt qua được tất cảcác đối thủ trong tham dự cuộc đấu thầu, muốn vậy doanh nghiệp phải đảm bảo cónăng lực vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh Do đó, yêu cầu doanh nghiệpphải coi trọng công tác thu thập thông tin và tiến hành nghiên cứu các đối thủ cạnhtranh trong quá trình đấu thầu, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu để có biện pháp đốiphó
Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, Công ty luôn phải đối đầu với sựcạnh tranh quyết liệt từ phía các Nhà thầu xây dựng khác đang cùng hoạt động trênthị trường Việt Nam Hiện nay, số công ty cạnh tranh trên thị trường xây lắp có rấtnhiều, tạo nên cường độ cạnh tranh lớn và là áp lực khó khăn cho Công ty tronghoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác tham dự các gói thầu xây lắp
Chủ đầu tư
Chủ đầu tư hay BMT chính là khách hàng của các Nhà thầu trên thị trường
“mua-bán” này Mỗi dự án chỉ có một khách hàng trong khi lại có nhiều nhà cungcấp, do vậy sự ảnh hưởng của Chủ đầu tư tới Nhà thầu là hiển nhiên tồn tại
Hoạt động đấu thầu có đặc điểm là Nhà thầu phải thực hiện theo những yêucầu của Chủ đầu tư, phải tuân thủ theo các yêu cầu đó Các yêu cầu này được thểhiện trong HSMT thông qua bản vẽ, bảng tiên lượng, thiết kế công trình, sơ đồ tổchức mặt bằng và các yêu cầu khác thể hiện bằng văn bản Nếu Công ty không đápứng được yêu cầu đó thì khả năng Công ty được lựa chọn là rất thấp Tuy nhiên cácyều cầu của Chủ đầu tư phần lớn là về đặc điểm, tính chất, tiêu chuẩn của côngtrình, Những đặc điểm này liên quan đến khả năng của Công ty có đáp ứng đượchay không, nếu những yêu cầu của Chủ đầu tư phù hợp thế mạnh của Công ty thìCông ty sẽ đáp ứng được một cách dễ dàng và đạt được sự hoàn hảo, công tác lậpHSDT sẽ dễ dàng hơn, làm hài lòng Chủ đầu tư, tăng sức cạnh tranh của Công tytrong gói thầu đó Ngược lại nếu năng lực của Công ty không phù hợp với lĩnh vựccủa Chủ đầu tư yêu cầu thì biện pháp mà Công ty đưa ra, giá chào hàng, tiến độ thicông sẽ không mang tính cạnh tranh cao, không đảm bảo thắng lợi trong đấu
Trang 39thầu Hoặc nếu Công ty có thể đáp ứng được các yêu cầu của Chủ đầu tư nhưng khảnăng đáp ứng không tốt bằng các Nhà thầu khác, dẫn đến chất lượng “bài thi” – chấtlượng HSDT không tốt thì khả năng cạnh tranh của Công ty cũng sẽ giảm xuống.
Chủ đầu tư có thể tự thực hiện đấu thầu hay thuê 1 cơ quan chuyên môn có
đủ tư cách pháp lý và năng lực để thực hiện đấu thầu thay mình Do vậy chủ đầu tư
có một ảnh hưởng rất lớn tới các nhà thầu trong bối cảnh nền kinh tế thị trườngcạnh tranh khốc liệt giữa các công ty các doanh nghiệp cùng nghành các chủ đầu tưngày càng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng cũng như yêu cầu về chất lượng kỹthuật của mình, tính an toàn cao của dự án các nhà thầu cũng chạy đua trong việcvừa cải tiến kỹ thuật của mình vừa đẩy nhanh tiến độ thi công nhưng đảm bảo giá cảhợp lí Nhà thầu nào tạo được uy tín của mình trước chủ đầu tư là một lợi thế đặcbiệt trong trường hợp chỉ định thầu Do vậy có thể nói chủ đầu tư có một vai tròquan trọng trong việc lựa chọn được 1 nhà thầu xứng đáng mà gói thầu đề ra
về chất lượng và giá cả phải ổn định trong thời gian dài Nếu các nhà cung cấp tănggiá hoặc giao vật liệu kém phẩm chất thì chất lượng và giá thành công trình sẽ bịảnh hưởng, dẫn đến lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp sẽ giảm, điều này đồngnghĩa với việc năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút và cơ hội thắngthầu cũng giảm đi
Vì vậy, để việc cung cấp vật tư, nguyên liệu đúng hạn và đảm bảo yêu cầuchất lượng thì doanh nghiệp cần phải tiến hành lựa chọn nhà cung cấp một cách cẩnthận Tức là phải điều tra các điều kiện và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhàcung cấp đó có phù hợp với mình hay không, mặt khác không ngừng củng cố mốiquan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng, cùng nhau giải quyết những khó khăn trong
Trang 40quá trình thực hiện hợp đồng, tạo niềm tin cho nhau Ngoài ra, nếu có điều kiện cácdoanh nghiệp xây dựng đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựngnhư gạch, đá, xi măng như vậy doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong quá trình thicông và hiệu quả mang lại sẽ lớn hơn.
Ngân hàng và các tổ chức tín dụng
Các công trình xây dựng cơ bản nhìn chung có đặc điểm đòi hỏi nguồn vốnlớn mà các công ty thường không thể đáp ứng được nhất là khi không phải công tychỉ thực hiện một dự án mà rất nhiều dự án cùng thực hiện song song rải rác khắpnơi Do vậy nhà thầu phải phụ thuộc nhiều vào các ngân hàng và các tổ chức tíndụng trong việc cung ứng vốn thực hiện dự án Mặt khác, không phải lúc nào cũnghuy động vốn đủ và kịp thời nên việc chậm tiến độ thi công do chậm cung ứng vốnhoặc giải ngân vốn của các tổ chức tín dụng điều này không chỉ gây mất uy tín chocông ty mà còn tăng thêm một khoản chi phí phát sinh do kéo dài thời gian thựchiện dự án Do đó các tổ chức tín dụng có vai trò quan trọng đến khả năng thực hiện
dự án