1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xác định mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của người dân xã khánh an, huyện yên khánh, tỉnh ninh bình

99 2,7K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Xã Khánh An đã có nhà máy nước sạch từ năm 2009 Tuynhiên tỷ lệ người dân chưa được sử dụng nước sạch của nhà máy vẫn còn cao,chiếm 33,31% tổng số hộ trong xã tôi tiến hành nghiên cứu đề

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứcông trình nghiên cứu nào khác

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đượcchỉ ra nguồn gốc

Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2014

Tác giả khóa luận

Phạm Văn Thục

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước hết cho cá nhân tôi xin được gửi lời cảm ơn đến toàn thể các Thầy, Côgiáo Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, các Thầy, Cô trong Khoa Kinh tế vàPhát triển nông thôn đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có địnhhướng đúng đắn trong học tập và nghiên cứu

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy TS Hồ Ngọc Ninh vàThầy Nguyễn Anh Đức đã giành nhiều thời gian trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướngdẫn tôi có những hướng đi cụ thể, giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự chia sẻ khó khăn và giúp đỡ tận tình của cácChú, các Cô, các Bác trong ban quản lý nhà máy nước sạch xã Khánh An đãgiúp tôi hoàn thành nghiên cứu này

Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gianhọc tập và nghiên cứu, luôn bên cạnh tôi những lúc tôi khó khăn nhất

Trang 3

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường năm 2013,trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước vàđiều kiện vệ sinh kém Xã Khánh An đã có nhà máy nước sạch từ năm 2009 Tuynhiên tỷ lệ người dân chưa được sử dụng nước sạch của nhà máy vẫn còn cao,chiếm 33,31% tổng số hộ trong xã tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của người dân xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: (i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn

về mức sẵn lòng chi trả của người dân cho việc sử dụng dịch vụ nước sạch; (ii)Đánh giá thực trạng về khả năng cung cung cấp nước sạch và xác định mức sẵnlòng chi trả đối với dịch vụ nước sạch trên địa bàn xã Khánh An; (iii) Phân tíchcác yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụnước sạch trên địa bàn xã Khánh An; (iv) Đề xuất một số giải pháp nhằm tăngcường hiệu quả và thu hút người dân sử dụng nước sạch cho sinh hoạt trên địabàn xã Khánh An

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: (1) Phương pháp thu thập số liệu ( Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp, phương pháp thu thập thông tin sơ cấp, phương pháp chọn mẫu điều tra ); (2) Phương pháp phân tích

số liệu ( phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích hồi quy); Ngoài ra đề tài còn sử dụng (3) Phương pháp tạo dựng thị trường (CVM) (Contingent Valuation Method) để nghiên cứu.

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống và đặc biệt là phươngpháp (CVM) để phần tích đánh giá mức sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ nướcsạch của người dân chưa sử dụng nước sạch nhưng có nhu cầu sử dụng nước

Trang 4

sạch trên địa bàn xã Khánh An huyện Yên Khánh tỉnh ninh bình đã đạt được một

số kết quả chính như sau: đề tài đã nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ

sở thực tiễn về nước sạch, về mức sẵn lòng chi trả, cơ sở lý luận của phươngpháp tạo dựng thị trường (CVM), tìm hiểu được thực trạng sử dụng nước vànguồn nước sử dụng của người dân trong địa bàn xã Đề tài cũng đã nêu đượcthực trạng về khả năng cung cấp nước sạch của nhà máy nước sạch Khánh An,quy trình sản xuất nước sạch của nhà máy, bình quân năm 2013 nhà máy cungcấp được 6097,83m3 nước sạch cho người dân sử dụng Qua việc tìm hiểu điềukiện kinh tế - xã hội của người dân trong xã và tiến hành điều tra 60 hộ trong xãchưa sử dụng nước sạch xác định được thu nhập bình quân của các hộ là 1,17triệu đồng/người/tháng, trình độ học vấn của những người được phỏng vấn là8,38 năm, số nhân khẩu bình quân là 4.07 khẩu/hộ, mức sẵn lòng chi trả trungbình WTPtrung bình của những người dân trong xã cho sử dụng nước sạch là 3.91Ngàn đồng/ m3 nước Nhận thấy rằng mức sẵn lòng chi trả trung bình là 3,91Ngàn đồng/ m3 nước sạch là thấp hơn so với giá hiện hành của nhà máy là 4,7Ngàn đồng/ m3 nước sạch Như vậy mức WTP trung bình nhỏ hơn mức giá củanhà máy là 0,79 Ngàn đồng/ m3 nước sạch Điều này có nghĩa là muốn để nhàmáy nước tăng số hộ sử dụng nước sạch phải có biện pháp hỗ trợ để trợ giá chongười dân giúp nhà máy đủ vốn để duy trì hoạt động Kết quả ước lượng hàm hồiquy đa biến về các yếu tố ảnh hưởng đến WTP cho thấy, trong điều kiện các yếu

tố khác không đổi, khi thu nhập tăng thêm 1 triệu đồng/người/tháng thì mứcWTP đối với nước sạch sẽ tăng thêm 860 đồng ở mức ý nghĩa thống kê 1%.Trình độ học vấn (số năm đi học) tăng thêm 1 năm học thì mức sẵn lòng chi trảWTP sẽ tăng thêm 80 đồng ở mức ý nghĩa thống kê 5% Trong khi, nếu số nhânkhẩu của hộ tăng thêm 1 người thì mức sẵn lòng chi trả sẽ tăng thêm 260 đồng.Trong đó ảnh hưởng lớn nhất đến mức WTP là thu nhập, và tiếp theo là số nhân

Trang 5

khẩu Ngoài ra các yếu tố khác như phong tục tập quán,chi phí lắp đặt hệ thốngnước cũng ảnh hưởng tới mức WTP Như vậy kết quả ước lượng của mô hìnhhồi quy phản ánh tương tư như kết quả phân tích thống kê mô tả về các yếu tốảnh hưởng đến mước WTP của hộ đối với dịch vụ nước sạch

Một số giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả sử dụng nước sạch cho

sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã Khánh An: (1) Nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch: Hiện nay thì đa phần người dân trong địa bàn

xã còn thiếu hiểu biết về nước sạch và vệ sinh môi trường Các chiến lược nhằmphát triển nâng cao hiểu biết cần phải thực hiện các kênh truyền thông- giáodục – tuyên truyền một cách đồng bộ và sâu rộng để cung cấp các thông tin về

vấn đề nước sạch tới người dân; (2) Nâng cao thu nhập và đời sống của người dân: Kết quả phân tích cho thấy, mức thu nhập ảnh hưởng quyết định đến mức

sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của các hộ ở địa bàn nghiên cứu.Vì vậycần tạo điều kiện để người dân đa dạng hóa nguồn thu góp phần tăng thu nhập và

nâng cao đời sống của người dân; (3) Nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà máy nước Khánh An: Luôn luôn cập nhật và cải tiến công nghệ để nâng cao chất

lượng nước của nhà máy, cũng như nâng cao uy tín của nhà máy Thu hút ngườidân tham gia sử dụng nước sạch, phải dành một phần kinh phí cho công tác xétnghiệm nước Quản lý chặt chẽ việc cung cấp nước, tránh xẩy ra hiện tượng thấtthoát dẫn đến giá thành cao ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng nước, gây lãngphí tài nguyên nước Cần phải hỗ trợ tập huấn cho cán bộ nhân viên nhà máynhằm nâng cao năng lực quản lý vận hành nhà máy Luôn luôn kiểm tra giáp sátcông trình của nhà máy, xử lý nghiêm các trường hợp cố ý phá hoại công trình

cấp nước, đường ống nước; (4) Tăng cường sự quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương

Hiện nay mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của người dân ở địa bàn

Trang 6

nghiên cứu chỉ đạt 3,91 nghìn đồng/m3 nước sạch, trong khi giá cung cấp củanhà máy là 4,7 nghìn đồng/m3 Vì vậy để người dân trong xã có thể tiếp cận đượcvới nguồn nước sạch cho sinh hoạt, thì cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước và giánước sạch cho sinh hoạt nhằm góp phần nâng cao đời sống và chất lượng cuộcsống của người dân địa phương.

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii

MỤC LỤC vii

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC BẢNG x

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ DỒ, ĐỒ THỊ xi

DANH MỤC CÁC TỪ TẮT VÀ KÝ HIỆU xii

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 4

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5

2.1 Cơ sở lý luận về mức sẵn lòng chi trả 5

2.1.1 Khái niệm về mức sẵn lòng chi trả theo lý thuyết marketing 5

2.1.2 Khái niệm về mức sẵn lòng chi trả theo lý thuyết kinh tế học 8

2.1.3 Khái niệm về tài nguyên nước, nước sạch 11

2.1.4 Một số khái niệm khác 12

2.2 Cơ sở thực tiễn 12

Trang 8

2.2.1 Kinh nghiệm quản lý nước sạch ở Trung quốc 12

2.2.2 Thực trạng chung về nước sạch ở việt nam 16

2.2.3 Kinh nghiệm quản lý nước sạch ở một số địa phương trong cả nước 18 2.2.4 Thực trạng về quản lý nước sạch nông thôn tỉnh Ninh Bình 20

2.2.5 Bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu và sử dụng nước sạch của các nước và các địa phương khác ở việt nam 22

2.3 Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan 22

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 25

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 27

3.2 Phương pháp nghiên cứu 30

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 30

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 31

3.2.3 Phương pháp tạo dựng thị trường (CVM) (Contingent Valuation Method) 32

3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 37

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38

4.1 Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt và đánh giá của người dân về dịch vụ nước sạch trên địa bàn xã Khánh An 38

4.1.1 Tình hình sử dụng nước trên địa bàn xã Khánh An 38

4.1.2 Đánh giá của người dân về dịch vụ nước sạch của nhà máy nước sạch xã Khánh An huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình 43

4.1.3 Khả năng cung ứng nước sạch của nhà máy sản xuất nước sạch xã Khánh An 47 4.2 Xác đinh mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của người dân trên

Trang 9

4.2.1 Nhu cầu sử dụng nước sạch và mức WTP của các hộ điều tra để được

sử dụng nước sạch 51

4.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố đếnmức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của người dân trên địa bàn xã Khánh An 54

4.3 Giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả sử dụng nước sạch cho sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã Khánh An 68

4.3.1 Nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch 68

4.3.2 Nâng cao thu nhập và đời sống của người dân 69

4.3.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà máy nước Khánh An 69

4.3.4 Tăng cường sự quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương 70

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71

5.1 Kết luận 71

5.2 Đề xuất, kiến nghị 73

5.2.1 Đối với các tổ chức, cơ quan chính quyền địa phương 73

5.2.2 Đối với nhà máy nước xã Khánh An 74

5.2.3 Đối với người dân 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

Phụ Lục 78

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Nguồn nước sinh hoạt của các hộ dân đang sử dụng 40Bảng 4.2 Tình hình nhiễm một số bệnh có liên quan đến nguồn nước của củangười dân trong xã 41Bảng 4.3 Tình hình nhiễm 1 số bênh có liên quan đến nguồn nước của những hộdân đã sử dụng nước sạch trong xã 42Bảng 4.4 Nguyên nhân chưa sử dụng nước máy của các hộ điều tra 46Bảng 4.5 Kết quả xét nghiệm chất lượng nước sạch xã Khánh An 50Bảng 4.6 Mức sẵn lòng chi trả cho sử dụng nước sạch của người dân xã KhánhAn 52Bảng 4.7 Mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của các hộ dân theo giớitính và độ tuổi 55Bảng 4.8 Mức sẵn lòng chi trả cho sử dụng dịch vụ nước sạch của các hộ dântheo số lượng nhân khẩu 56Bảng 4.9 Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mức sẵn long chi trả cho sử dụngdịch vụ nước sạch của người dân 59Bảng 4.10 Ảnh hưởng của khoảng cách từ nhà của hộ đến đầu nối nước sạch đếnWTP 61Bảng 4.11 Ảnh hưởng của thu nhập đến mức sẵn lòng chi trả chi dịch vụ nướcsạch của người dân xã Khánh An 62Bảng 4.12 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình WTP 66Bảng 4.13 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến WTP 67

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ DỒ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1: Đường cầu 9Hình 2.2: Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất 9Hình 4.1 Hình ảnh minh họa chu trình tạo nước ngầm 39

Sơ đồ 4.1 Sơ đồ hệ thống cung cấp và xử lý nước sạch của nhà máy sản xuấtnước sạch xã Khánh An 47

Đồ thị 4.1 Đánh giá của người dân về chất lượng và dịch vụ nước sạch của nhàmáy nước sạch Khánh An 44

Đồ thị 4.2 Tình hình tiêu thụ nước sạch của nhà máy sản xuất nước sạch xãKhánh An trong năm 2013 48

Đồ thị 4.3 Phân bố mức sẵn lòng chi trả cho sử dụng nước sạch của các hộ điềutra 54

Đồ thị 4.4 Mức sẵn lòng chi trả trung bình theo số nhân khẩu bình quân 58

Đồ thị 4.5 Mức sẵn lòng chi trả trung bình theo trình độ học vấn 60

Đồ thị 4.6 Mức sẵn lòng chi trả trung bình của các hộ dân theo các nhóm thunhập 63

Trang 14

PHẦN I

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường năm 2013, trungbình mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điềukiện vệ sinh kém Ở nông thôn Việt Nam hiện nay, vẫn có khoảng 60% dân sốchưa có nước sạch để dùng Nước mặt ở các sông, hồ, ao, suối đã nhiễm bẩn ,nhiễm mặn.Theo số liệu của ban chỉ đạo quốc gia về Chương trình nước sạch và

vệ sinh môi trường cho biết hiện nay cả nước có khoảng 43.729 hộ (215.720người) đang trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt Kết quả điều tra vệ sinh môitrường nông thôn của Bộ y tế năm 2007 cho thấy tỷ lệ nhà tiêu hộ gia đình vùngnông thôn Việt Nam đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYTcòn rất thấp Chỉ có 18% số hộ nông thôn có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn vệ sinh

về xây dựng và sử dụng bảo quản, 22,5% số hộ gia đình nông thôn Việt Nam cónhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng, bao gồm 8,8% thấm dội nước, 8,6%nhà tiêu tự hoại, 4,8% nhà tiêu hai ngăn, 0,4% nhà tiêu Biogas Có 22,2% số hộgia đình nông thôn Việt Nam có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng bảoquản, bao gồm 10,2% nhà tiêu tự hoại, 9,0% nhà tiêu thấm dội nước, 2,3% nhàtiêu hai ngăn, 0,6% nhà tiêu Biogas 75% số gia đình ở các vùng nông thôn cónhà tiêu, nhưng chỉ có 33% số hộ nông thôn Việt Nam có nhà tiêu thuộc loại hợp

vệ sinh mà chưa đánh giá chất lượng xây dựng, sử dụng Số hộ gia đình không

có nhà tiêu tập trung nhiều ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên vàvùng các dân tộc thiểu số Người nghèo, người có trình độ học vấn thấp, ngườidân tộc thiểu số, người dân sống ở vùng núi ít có cơ hội tiếp cận với nhà tiêu hợp

vệ sinh so với người không nghèo, người học vấn cao, người Kinh, người sống ở

Trang 15

vùng đồng bằng, trung du Có 30,1% số hộ nông thôn Việt Nam đang sử dụngphân người trong sản xuất nông nghiệp, nuôi cá Đa số những hộ này không ủphân hoặc ủ phân không đủ thời gian quy định Đây là một trong những nguyênnhân quan trọng góp phần gây ô nhiễm phân người ra nguồn nước và môi trườngxung quanh Theo số liệu của Bộ Y tế năm 2012 cho biết, nguồn nước giếngkhoan, giếng khơi chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu nguồn nước ăn uống và sinhhoạt của nông thôn Việt Nam (33,1% và 31,2%), nước máy chỉ chiếm 11,7%,suối đầu nguồn 7,5%, nước mưa 2% và sông, hồ, ao chiếm 11% Có 11,6% đốitượng được phỏng vấn vẫn thường xuyên uống nước lã Thói quen uống nước lã

sẽ đưa đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ cộng đồng do mắc phảinhững bệnh dịch lan truyền theo nước Chỉ có 25,1% trong tổng số 2958 mẫunước xét nghiệm lấy từ các nguồn nước sinh hoạt của các gia đình ở nông thônthuộc 8 vùng sinh thái đạt tiêu chuẩn vệ sinh về vi sinh

Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2008 các bệnh liên quan đến nước: tiêuchảy, hội chứng lỵ, lỵ trực khuẩn là 3 trong số 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất,trong đó tiêu chảy là bệnh đứng thứ 6 trong các bệnh có tỷ lệ tử vong lớn nhất(0,009/100 000 dân) Tỷ lệ mắc/100000 dân với bệnh tiêu chảy là 1081,66; tả

là 0,56; lỵ trực khuẩn là 30,55; lỵ amip là 10,97; thương hàn là 1,77 (Số liệu Bộ

và nước giếng Nguồn nước tự nhiên người dân trong xã đang sử dụng hiện tạiđang bị ô nhiễm ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau Có nhiều nguyên nhân gây

Trang 16

nên ô nhiễm nguồn nước như: Do sự ảnh hưởng của các khu công nghiệp, do hóachất sử dụng trong nông nghiệp, do nước thải sinh hoạt của các hộ dân Nênchất lượng nước không được đảm bảo, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của ngườidân Năm 2009 được sự quan tâm của các cấp chính quyền xã Khánh An đã cómột nhà máy sản xuất và cung cấp nước sạch cho người dân trong xã với côngnghệ xử lý nước mặt đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.

Vì vậy thực trạng sử dụng nước sạch của người dân trong xã ra sao? nhữngyếu tố nào tác động ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng chi trả của người dân đốivới nước sạch? giải pháp nào phù hợp để tăng số hộ sử dụng nước sạch cho sinh

hoạt để giải quyết những vấn đề này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của người dân xã Khánh

An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình"

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ nước sạch và xác định mứcsẵn lòng chi trả của người dân trên địa bàn xã Khánh An đối với dịch vụ nướcsạch, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng nước sạch củacác hộ dân trên địa bàn nghiên cứu

Trang 17

sử dụng nước sạch cho sinh hoạt trên địa bàn xã Khánh An.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề lý luận và thực tiễn về mức sẵn lòng chi trả người dân với dịch

vụ nước sạch Đối tượng điều tra là người dân đã sử dụng và chưa sử dụng nướcsạch nhưng có nhu cầu sử dụng nước sạch trong địa bàn xã Khánh An, huyệnYên Khánh tỉnh Ninh Bình

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu mức độ sẵn lòng chi trả

của người dân trong xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đối vớinước sạch Và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn lòng chi trả củangười dân đối với nước sach

Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã Khánh An

huyện, Yên Khánh tỉnh Ninh Bình

Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được sử dụng từ 2011 – 2013.

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 5 năm 2014

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng sử dụng dịch vụ nước sạch của người dân xã Khánh An, huyệnYên Khánh, tỉnh Ninh Bình như thế nào? Mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nướcsạch của người dân trên địa bàn xã Khánh An được xác định như thế nào?

Những yếu tố nào ảnh hưởng tới mức độ sẵn lòng chi trả của người dân xãKhánh An đối với dịch vụ nước sạch?

Những giải pháp nào nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng dịch vụ nước sạchcủa người dân trên địa bàn xã Khánh An?

Trang 18

PHẦN II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận về mức sẵn lòng chi trả

2.1.1 Khái niệm về mức sẵn lòng chi trả theo lý thuyết marketing

Theo Breidert (2005), khi mua sắm một sản phẩm, khách hàng sẵn lòng chitrả bao nhiêu phụ thuộc vào giá trị kinh tế nhận được và mức độ hữu dụng củasản phẩm Hai giá trị xác định mức giá một người sẵn lòng chấp nhận là mức giáhạn chế và mức giá tối đa Tùy thuộc nhận định của khách hàng khi mua sảnphẩm là sản phẩm dự định mua không có sản phẩm thay thế thì để có được độhữu dụng của sản phẩm, khách hàng sẵn sàng chi trả khoản tiền cao nhất là mứcgiá hạn chế; hoặc sản phẩm thay thế của sản phẩm dự định mua có giá trị kinh tếthấp hơn mức hữu dụng thì mức giá cao nhất khách hàng chấp nhận chi trả bằngvới giá trị kinh tế của sản phẩm thay thế là mức giá tối đa Mức sẵn lòng chi trảđược định nghĩa là mức giá cao nhất một cá nhân sẵn sàng chấp nhận chi trả chomột hàng hóa hoặc dịch vụ

2.1.1.1 Định giá sản phẩm

Nagle và Holden (2002) và Monroe (2003), dẫn theo Breidert (2005), chorằng định giá là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong marketing hỗnhợp Nó là yếu tố duy nhất sản sinh ra thu nhập Giá một sản phẩm (là hàng hóahay dịch vụ) được đưa ra tương tác mạnh mẽ với hầu hết các yếu tố khác củamarketing hỗn hợp như: quảng cáo và khuyến mãi, phân phối…

Kotler và Armstrong (2001) định nghĩa giá là “lượng tiền phải trả cho mộtsản phẩm hoặc dịch vụ, hoặc tổng giá trị mà người tiêu dùng đánh đổi để có hoặc

sử dụng sản phẩm hay dịch vụ”

Monroe (2003) định nghĩa giá theo công thức sau:

Trang 19

P = M/G

Trong đó

- P là giá sản phẩm;

- M là lượng tiền hoặc hàng hóa/ dịch vụ mà người bán nhận được;

- G là lượng hàng hóa/ dịch vụ mà người mua nhận được.

Có hai phương pháp định giá sản phẩm là định giá sản phẩm dựa vào chiphí và định giá sản phẩm dựa vào giá trị người tiêu dùng nhận được

Theo phương pháp định giá sản phẩm dựa vào chi phí (cost pricing), giá bán được đưa ra dựa vào các chi phí liên quan đến việc sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm Chí phí là yếu tố quyết định giá bán Ngược lại, nhiều công tyđịnh giá sản phẩm của họ dựa vào giá trị nhận được (value based-pricing) Giábán được xây dựng trước khi tính đến các chi phí liên quan đến sản xuất và tiêuthụ sản phẩm Công ty ước tính giá trị nhận được của người tiêu dùng khi sửdụng hàng hóa/ dịch vụ của công ty là giá bán Căn cứ vào giá trị mục tiêu và giábán mục tiêu, các quyết định về thiết kế sản phẩm và chi phí được đưa ra (Kotler

based-và Armstrong, 2001, dẫn theo Breidert, 2005) Việc định giá sản phẩm dựa based-vàgiá trị nhận được khó khăn hơn dựa vào chi phí nhưng tiềm năng lợi nhuận củachiến lược giá dựa vào giá trị nhận được lớn hơn nhiều so với bất kỳ phươngpháp định giá nào khác (Monroe, 2003, dẫn theo Breidert, 2005) Tuy nhiên, việcnhận định giá trị nhận được của khách hàng sai gây ảnh hưởng lớn đến doanh thucủa sản phẩm Nếu công ty nhận định giá trị khách hàng nhận được nhiều dẫn

Định giá sản phẩm dựa vào chi phí

Sản phẩm  Chi phí  Giá  Giá trị nhận được  Khách hàng

Định giá sản phẩm dựa vào giá trị nhận được

Khách hàng  Giá trị nhận được  Giá  Chi phí  Sản phẩm

Trang 20

đến định giá sản phẩm quá cao, sản phẩm sẽ không tiêu thụ được, doanh thu bịảnh hưởng Ngược lại, nhận định giá trị nhận được thấp dẫn đến giá bán thấp,doanh thu cũng bị ảnh hưởng.

Việc đưa ra khái niệm này nhằm mục đích phân tích mức WTP của người dân để được sử dụng nước sạch so sánh với mức giá của nhà máy dẫn đến việc

ra quyết định của người dân

2.1.1.2 Giá tối đa:

Nagle và Holden (2002), Monroe (2003), dẫn theo Breidert (2005), địnhnghĩa giá tối đa như sau:

Giá tối đa (pmax) của một sản phẩm được hình thành bởi người tiêu dùngnhư là sự nhận biết mức giá tham khảo của các sản phẩm tham khảo cộng với giátrị khác biệt giữa sản phẩm tham khảo và sản phẩm quan tâm

Mức giá tối đa được thể hiện như sau: Pmax = pref + pdiff

Trong đó: Pmax là giá tối đa, pref là giá trị tham khảo, pdiff là giá trị khác biệt.Giá trị tham khảo (pref) là chi phí mà khách hàng bỏ ra để mua một sản phẩmcạnh tranh mà họ cho là sự thay thế tốt nhất của sản phẩm họ đang quan tâm Giátrị khác biệt (pdiff) là giá trị của bất kỳ sự khác biệt nào giữa sản phẩm quan tâm

và sản phẩm tham khảo Như vậy, sản phẩm hoàn hảo, ưu việt nhất so với cácsản phẩm cạnh tranh sẽ có giá bán tối đa Mấu chốt để có giá bán tối đa là khácbiệt hóa sản phẩm, tức là sửa đổi một sản phẩm làm nó thu hút hơn, khác biệthơn đối với một nhóm khách hàng nhất định Sự khác biệt đòi hỏi một chiếnlược giá tinh vi dựa vào giá trị nhận được của sản phẩm (Kotler và Armstrong(2001), dẫn theo Breidert (2005))

Qua giá tối đa có thể suy luận về mức WTP khi cải thiện chất lượng nước xem mức WTP này có chấp nhận được không.

Trang 21

2.1.1.3 Giá hạn chế

Theo Varian ((2003), dẫn theo Breidert (2005)): Các nhà kinh tế gọi mứcsẵn lòng chi trả tối đa của một người là mức giá hạn chế của người đó Giá hạnchế là mức giá cao nhất mà một người chấp nhận và vẫn mua sản phẩm Nóicách khác, giá hạn chế của một người là mức giá mà tại đó anh ấy hoặc cô ấyquyết định giữa việc mua hàng và không mua hàng

Theo Breidert (2005), giá hạn chế (pres) của một vài sản phẩm là mức giá

mà tại đó người tiêu dùng không thấy sự khác biệt giữa việc tiêu thụ hoặc khôngtiêu thụ sản phẩm (hoặc bất kỳ loại hàng hóa nào khác của cùng một lớp sảnphẩm)

Sử dụng giá tối thiểu nhằm tìm hiểu mức WTP mà người dân chưa sử dụng nước sạch có thể trả

2.1.2 Khái niệm về mức sẵn lòng chi trả theo lý thuyết kinh tế học

2.1.2.1 Cầu người tiêu dùng

Theo David Begg (2009), cầu của người tiêu dùng về một hàng hóa đượcđịnh nghĩa như là mối quan hệ tồn tại giữa giá cả và lượng cầu của hàng hóa tạimột thời điểm Mọi điểm trên đường cầu (D) của hàng hóa biểu diễn quan hệgiữa giá cả và lượng cầu tương ứng thể hiện tất cả các mức độ sẵn sàng trả tiềncủa người tiêu dùng đối với hàng hoá đó Giá cả và lượng cầu tồn tại mối quan

hệ nghịch biến, lượng cầu hàng hóa tăng lên khi giá cả hàng hóa thấp đi

Xem xét đường cầu của sản phẩm A tại hình 1, người tiêu dùng sẽ mua Q1đơn vị sản phẩm với mức giá 1 đơn vị sản phẩm là P1 Người tiêu dùng sẽ muaQ2 đơn vị sản phẩm nếu mức giá 1 đơn vị sản phẩm là P2 Người tiêu dùng sẽmua thêm lượng hàng hóa là (Q2 – Q1) đơn vị nhưng giá bán sản phẩm cũng đãgiảm từ P1 xuống P2

Trang 22

Hình 2.1: Đường cầu

2.1.2.2 Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất

Xem xét sản phẩm A có đường cầu (D) và đường cung (S) như hình 2 Tạiđiểm cân bằng thị trường M là điểm cắt của đường cung và đường cầu, mức giácân bằng thị trường của sản phẩm A là P* và sản lượng cân bằng thị trường là Q*

.P

Hình 2.2: Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất

Phần thặng dư của nhà sản xuất là chênh lệch giữa tổng doanh thu (diệntích hình P*MQ*O) và tổng chi phí (diện tích hình P2MQ*O), là diện tích tam giác

Như vậy, khi số lượng hàng hóatiêu thụ tăng lên, sự sẵn sàng trảtiền của người tiêu dùng cho mỗiđơn vị hàng hóa mua thêm sẽ giảmxuống Điều này hoàn toàn phùhợp với quy luật về hữu dụng cậnbiên giảm dần

Trang 23

P2MP*

Đối với người tiêu dùng, họ nhận được lợi ích (quy ra tiền) khi mua 1 sảnphẩm A bằng đúng số tiền họ bằng lòng bỏ ra để mua nó Như vậy, tại hình 2,khi người tiêu dùng mua Q* sản phẩm A thì lợi ích họ nhận được là diện tíchhình OP1MQ* Chi phí thực tế bỏ ra để mua Q* sản phẩm A là diện tích hình

P*MQ*O Lợi ích ròng mà người tiêu dùng nhận được khi sử dụng sản phẩm A làdiện tích tam giác P*MP1 Lợi ích ròng này chính là thặng dư tiêu dùng Thặng

dư tiêu dùng là sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu dùng nhận được khi tiêudùng hàng hóa và những chi phí thực tế để có được lợi ích đó

2.1.2.3 Mức sẵn lòng chi trả theo lý thuyết kinh tế học

Người tiêu dùng thường chi tiêu cho sản phẩm A họ muốn tiêu dùng vớimức giá thị trường là P* Tuy nhiên, tùy thuộc sở thích tiêu dùng của cá nhânngười tiêu dùng, họ chấp nhận chi tiêu với mức giá cao hơn giá thị trường để cóđược sản phẩm A Tại hình 2, mức giá cao nhất người tiêu dùng chấp nhận bỏ ra

để mua sản phẩm A là P1 Như vậy, mức sẵn lòng chi trả (WTP) chính là biểuhiện sở thích tiêu dùng, là thước đo sự thỏa mãn của khách hàng Người tiêudùng mua Q* sản phẩm A với giá trị của mỗi đơn vị sản phẩm A chính là giá trịcủa sản phẩm cuối cùng là Q* Người tiêu dùng được hưởng thặng dư tiêu dùng

vì họ chỉ phải trả một lượng giá trị là Q* đồng đều cho từng đơn vị hàng hóa đãmua Theo quy luật về hữu dụng cận biên giảm dần, mức độ thỏa mãn của kháchhàng khi tiêu dùng sản phẩm A giảm dần từ đơn vị sản phẩm thứ 1 đến đơn vịsản phẩm thứ Q* Mức thỏa dụng thặng dư người tiêu dùng sẽ nhận được từ đơn

vị sản phẩm thứ 1 đến đơn vị sản phẩm thứ Q*-1 Do vậy, đường cầu được mô tảgiống như đường sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng Miền nằm dưới đườngcầu, bao gồm chi phí người tiêu dùng bỏ ra để mua sản phẩm theo giá thị trường

và thặng dư người tiêu dùng nhận được khi sử dụng sản phẩm, đo lường tổng giá

Trang 24

trị của WTP Hay nói cách khác:

Có rất nhiều quan điểm về mức sẵn lòng chi trả trả theo lý thuyết kinh tế

học, theo lý thuyết Makerting… Với đề tài “Xác định mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của người dân xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình" nghiên cứu theo quan điểm lý thuyết kinh tế học.

2.1.3 Khái niệm về tài nguyên nước, nước sạch

2.1.3.1 Khái niệm về tài nguyên nước

Tài nguyên nước là lượng nước trong ao hồ, sông suối, đầm lầy, biển, đạidương, khí quyển và sinh quyển Trong luật tài nguyên nước của nước Cộng Hòa

Xã Hội Chủ NghĩaViệt Nam quy định: “Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng Hòa

Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.

2.1.3.2 Khái niệm về nước sạch

Theo quy định của luật tài nguyên nước năm 1998 thì nước sạch là nước

đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của Tiêu chuẩn Việt Nam

Theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế “nước sạch trong quy định này là nước dùng trong các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp Nếu dùng trực tiếp cho ăn uống phải xử lý để đạt tiêu

Trang 25

chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành theo Quyết Định số 1329/QĐ- BYT ngày 18/4/2002 của Bộ Y Tế”.

2.1.4 Một số khái niệm khác

Hoạt động cấp nước: là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực sản xuất

, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xâydựng, quản lý vận hành, bán huôn nước sạch, bán lẻ nước sạch và sử dụng nước

Đơn vị cấp nước: là tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt

động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn nước sạch và bán lẻ nước sạch

Hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh: là một hệ thống bao gồm các

công trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch đếnkhách hàng sử dụng nước và các công trình phụ trợ có liên quan

Khách hàng sử dụng nước: là tổ chức, cá nhân và hộ gia đình mua nước

sạch của đơn vị cấp nước

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm quản lý nước sạch ở Trung quốc.

Nước sạch và vệ sinh môi trường ở Trung Quốc được bắt đầu tư nhữngnăm 80 của thế kỷ trước sau khóa họp lần thứ 35 của Tổ chức Y tế Thế giới(WHO) (phát động thập kỷ nước sạch) Từ đó đến nay, Trung Quốc đã liên tục tổchức thực hiện các kế hoạch 05 năm Trong đó kế hoạch 05 năm 2000 - 2005 đãxác định vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường lồng ghép với phát triển kinh tế

và là tiền đề cho việc xây dựng kế hoạch 05 năm tiếp theo (2006 - 2010) Chìakhóa thành công của Trung Quốc chính là quá trình lập kế hoạch, xác định tráchnhiệm tham gia của các cấp chính quyền, các ngành từ Trung ương đến địaphương Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, sau khi lập kế hoạch việc đảm bảonguồn tài chính là rất quan trọng Chiến lược huy động vốn từ 03 nguồn: Nguồn

Trang 26

TW và địa phương, huy động quyên góp từ các tổ chức, giới kinh doanh và đónggóp của người hưởng lợi từ những chương trình này.

Năm 1980, trong quá trình thực hiện kế hoạch 05 năm, mỗi giai đoạn đều

có tỷ lệ đầu tư về vốn khác nhau Hiện nay, trong giai đoạn lồng ghép NS-VSMTvới phát triển kinh tế thì số lượng vốn từ phía Nhà nước phải nhiều hơn Ví dụ:Trong dự án vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) cho NS-VSMT.Chiến lược huyđộng vốn ở Trung Quốc rất hiệu quả, trung bình mỗi năm huy động trên 10 tỷnhân dân tệ cho các hoạt động NS-VSMT nông thôn với tỷ lệ có 50% vốn từ

WB, 25% từ Chính phủ Trung Quốc, 25% còn lại là do đóng góp của hộ gia đình(những đối tượng được hưởng lợi)

Về lĩnh vực cấp nước: Trung Quốc chủ trương khuyến khích hình thức cấp

nước bằng đường ống và tùy theo từng điều kiện cụ thể mà lắp đặt các hệ thốngđường ống cho phù hợp Đến cuối năm 2004, tỷ lệ người dân được sử dụng nướcmáy là 60% Hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ thông qua các thiết kế mẫu, hướngdẫn kỹ thuật theo từng loại hình thức cấp nước khác nhau, ban hành tiêu chuẩnnước ăn uống

Quản lý chất lượng nước: Năm 1985 ban hành tiêu chuẩn nước ăn, uống

áp dụng cho toàn Trung Quốc Đến năm 1991, do nhiều vùng nông thôn ở TrungQuốc khó đạt được tiêu chuẩn quốc gia, do vậy Trung Quốc đã ban hành hướngdẫn giám sát chất lượng nước cho vùng nông thôn Kinh nghiệm thực tế chothấy, nếu chỉ ban hành các tiêu chuẩn hay hướng dẫn thì chưa đủ mà cần phải cócác cơ quan quản lý, giám sát và các giải pháp phù hợp, xây dựng tổ chuyêntrách và đề ra chế tài xử lý sẽ góp phần đảm bảo chất lượng nước

Vệ sinh môi trường nông thôn: Tình trạng vệ sinh môi trường nông thôn ở

Trung Quốc chưa được khả quan, còn nhiều lạc hậu so với các nước phát triển.Nguyên nhân của sự chậm tiến đó là do: Nếp sống văn hóa của từng địa phương,

Trang 27

nhiều gia đình có nhà rất lớn, nhưng do tập quán nên nhiều nhà tiêu vẫn bố tríbên ngoài nhà ở và chưa hợp vệ sinh… Tuy vậy, Trung Quốc vẫn phấn đấu năm

2000 có 50% hộ gia đình xử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (so với điều tra đánh giánăm 1993 con số này chỉ có 7,5%)

Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng cơ chế khuyến khích và

hỗ trợ thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân và VSMT Các cấp lãnh đạo từ TW chotới các cấp nhỏ nhất và người dân đều đã hiểu được tầm quan trọng của vấn đề

NS -VSMT; Vụ giáo dục vệ sinh đã thực hiện rất tốt công tác tuyên truyền giáodục sức khỏe, việc giáo dục, nâng cao kiến thức được chia làm các giai đoạn.Bên cạnh đó chính quyền địa phương cũng có những khoản đầu tư nhất định choxây dựng và phát triển nhà tiêu hợp vệ sinh Có cơ chế đầu tư xây dựng theohướng Nhà nước và nhân dân cùng làm

Về hỗ trợ kỹ thuật: Trung Quốc đã xây dựng 02 tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn

nhà tiêu hợp vệ sinh và tiêu chuẩn xử lý rác thải (lò đốt rác) Ban hành thiết kếchuẩn cho nhà tiêu nông thôn gồm các loại sau: Biogas, tự hoại 3 bể, tự hoại 2

bể, nhà tiêu khô sinh thải, nhà tiêu tự hoại nối với hệ thống nước thải chung, nhàtiêu GIO Các loại hình nhà tiêu này rất quan trọng đối với Trung Quốc do ngườidân có thói quen sử dụng phân người và gia súc làm phân bón cây trồng

Điều phối và phối hợp liên ngành trong việc NS-VSNT: Lĩnh vực môi

trường nông thôn và đặc biệt là nhà tiêu nông thôn không thể chỉ do một cơquan, tổ chức thực hiện được Trung Quốc đã lập Ủy ban phát triển y tế với mụctiêu đẩy truyền thông đi trước một bước, Ủy ban này có trách nhiệm phối hợpvới Bộ Nông nghiệp và 02 tổ chức lớn nhất ở Trung Quốc là Thanh niên và Phụ

nữ Các địa phương cũng có mô hình tổ chức và hợp tác tương tự như TW, họhợp tác theo cấp (Y tế - Nông nghiệp - Thanh niên - Phụ nữ)

Nước sạch và vệ sinh trong nhà trường: Trung Quốc không có một

Trang 28

chương trình, hay dự án riêng về lĩnh vực này Nhưng các can thiệp đầu tiên vềlĩnh vực NS-VSMT là ở trường học Các hoạt động trong trường học rất có lợicho học sinh, vừa là đối tượng được truyền thông, vừa là truyền thông viên chocộng đồng Trường học là nơi tập trung đông người, nếu các điều kiện về vệ sinhkhông đảm bảo sẽ xẩy ra dịch bệnh và lan truyền nhanh chóng do đó cần quantâm và phối hợp nghiên cứu để đưa ra thiết kế NS-VSMT trong trường học.

Từ những kinh nghiệm của Trung Quốc có thể rút ra một số bài học gópphần giúp Việt Nam thực hiện thành công việc cung cấp nước sạch cho ngườidân ở khu vực nông thôn như sau:

Một là, xây dựng kế hoạch và các chương trình hành động thúc đẩy việc

cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn Công tác lập kế hoạch và cácchương trình hành động theo từng giai đoạn và gắn với kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội của Trung Quốc được coi là một trong những thành công trong quátrình thực hiện mục tiêu cung cấp nước sạch ở khu vực nông thôn Mỗi giai đoạnthực hiện đều có mục tiêu và phương án khác nhau, tùy thuộc vào tình hình kinh

tế - xã hội Kinh nghiệm của Trung Quốc đã chỉ rõ đi đôi với việc xây dựng cácchương trình hành động phải đảm bảo nguồn tài chính bền vững nhằm thực hiệnhoàn chỉnh các kế hoạch đã đề ra Nguồn tài chính được huy động từ nhiềunguồn như ngân sách nhà nước, từ các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, sựđóng góp của nhân dân…

Hai là, phân cấp, xác định rõ trách nhiệm tham gia của các cấp chính

quyền và các ngành từ trung ương đến địa phương Hiện nay, việc phân cấp tráchnhiệm trong vấn đề cung cấp nước sạch ở khu vực nông thôn vẫn còn nhiều bấtcập, chưa đồng bộ, nhiều lúc trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, cáccấp chính quyền còn chồng chéo dẫn đến hiệu quả không như mong đợi Việcphân trách nhiệm rõ ràng tới từng bộ, ngành của Trung Quốc, trong đó Chính

Trang 29

phủ và Nhà nước chỉ đạo trực tiếp và các bộ, ngành, các cấp chính quyền từtrung ương đến địa phương thực hiện những nhiệm vụ, trách nhiệm được giao làkinh nghiệm đáng để chúng ta học tập và áp dụng.

Ba là, bảo tồn nguồn nước và quản lý chất lượng nước Trước thực trạng

nguồn nước ngày càng cạn kiệt và bị ô nhiễm nghiêm trọng do các loại hóa chấtđộc hại thải ra trong quá trình sản xuất công nghiệp cũng như dư lượng hóa chất(thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật…) trong sản xuất nông nghiệp, Việt Nam cầnxem xét học tập kinh nghiệm của Trung Quốc trong vấn đề bảo tồn, quản lý chấtlượng nước ở khu vực nông thôn Chẳng hạn như, Chính phủ Việt Nam lập racác cơ quan quản lý chất lượng nước; thành lập các phòng thí nghiệm ở từng địaphương để kiểm tra chất lượng nước định kỳ, nếu chất lượng nước không đạt tiêuchuẩn thì sẽ lên phương án xử lý Bên cạnh đó, việc đưa ra một số chế tài phòng,

xử lý các vi phạm liên quan đến nguồn nước như Luật chống ô nhiễm nguồnnước, hệ thống thuế ô nhiễm… của Trung Quốc cũng đáng để Việt Nam thamkhảo và áp dụng vào thực tiễn trong nước

Bốn là, hợp tác công – tư (PPP) Trong thời gian tới đây, cùng với việc

tăng dân số, công nghiệp hóa- hiện đại hóa ngày càng cao nhu cầu sử dụng nướctrong sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân ở khu vực nông thôn sẽ tăngđáng kể Do đó, nguồn lực của Nhà nước sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu vớikhoảng thiếu hụt lớn giữa khả năng đầu tư của Nhà nước và nhu cầu thực tế sửdụng nước Kinh nghiệm thực tiễn của Trung Quốc cho thấy, để hoàn thành tốtmục tiêu cấp nước sạch cho khu vực nông thôn trong khi nguồn lực của Nhànước có hạn thì việc áp dụng mô hình PPP là vô cùng hiệu quả

2.2.2 Thực trạng chung về nước sạch ở việt nam

Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, đến năm 2020, nhu cầu về nước ngọt

để phục vụ cho ngành công nghiệp sẽ tăng lên gấp đôi so với hiện tại; nhu cầu

Trang 30

tiêu thụ của các hộ gia đình sẽ tăng thêm 130% và 40% dân số thế giới sẽsống ở những vùng bị thiếu nước do hệ quả của biến đổi khí hậu và lạm dụngtài nguyên nước.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, nếu nhiệt độ Trái đất tăngthêm 4°C, sẽ có từ 43 đến 50% dấn số thế giới phải sống ở những vùng khô hạn.Thiệt hại kinh tế do không có hệ thống lọc nước an toàn có thể lên tới 7% GDPcủa một quốc gia (Nguồn: Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu tăng cườngquản lý tài nguyên và môi trường, phóng viên tổng hợp, 2013)

Tại Việt Nam, mức độ ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước đang trong tìnhtrạng báo động Những hệ lụy về thiếu nước sạch đang ảnh hưởng trực tiếp đếnđời sống người dân Dưới đây là một vài con số về thực trạng nước sạch tại ViệtNam (Nguồn: Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu tăng cường quản lý tàinguyên và môi trường, phóng viên tổng hợp, 2013)

Khoảng 20% dân cư tại Việt Nam chưa được tiếp cận nguồn nước sạch.Theo thống kê của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường tháng 5 năm

2013, hiện có khoảng 17,2 triệu người Việt Nam (tương đương 21,5% dân số)đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoang, chưa được kiểm nghiệmhay qua xử lý

Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên – Môi trường năm 2013,trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước vàđiều kiện vệ sinh kém Hàng năm, có gần 200.000 người mắc bệnh ung thư mớiphát hiện, mà một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm môitrường nước

Lượng nước mặt bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3.840m3, thấp hơnchỉ tiêu 4.000m3/người/năm của Hội Tài nguyên Nước quốc tế (IWRA) Khoảng30% người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch (Nguồn: Chủ

Trang 31

động ứng phó với biến đổi khí hậu tăng cường quản lý tài nguyên và môi trường,phóng viên tổng hợp, 2013) Thực trạng khan hiếm nước sạch cũng như ý thứcbảo vệ nguồn tài nguyên nước của người dân Việt Nam chưa cao.

Theo đánh giá của Tổng cục Môi trường, mỗi ngày cả nước khai thác hàngtriệu m³ nước ngầm cung cấp cho hơn 300 nhà máy nước khai thác thành nướcsinh hoạt Nhưng, đáng lo ngại là nguồn nước ngầm đang đối mặt với vấn đề ônhiễm, từ việc bị xâm nhập mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh, cho tới ô nhiễmkim loại nặng nghiêm trọng do việc khai thác tràn lan, thiếu quy hoạch và không

có kế hoạch bảo vệ nguồn nước Hầu hết đô thị lớn đều bị ô nhiễm nước ngầm

do tốc độ đô thị hóa, đặc biệt là ở Hà Nội, TPHCM Ngoài ra, tại khu vực đồngbằng Bắc bộ và đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nước bị ô nhiễm asen cũngchiếm rất lớn, khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước nhiễm chất này

2.2.3 Kinh nghiệm quản lý nước sạch ở một số địa phương trong cả nước

a Kinh nghiệm mô hình cấp nước sạch hiệu quả ở xã Định Tường huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa

Theo cán bộ phòng Kỹ thuật, Trung tâm NS&VSMTNT, cho biết: Trạmcấp nước xã Định Tường là công trình cuối cùng trong chuỗi các nhà máy doChính phủ Nhật Bản viện trợ xây dựng ở 12 xã thuộc 3 tỉnh Thái Nguyên, NinhBình, Thanh Hóa (thuộc Dự án phát triển nước ngầm cung cấp nước nông thônmột số tỉnh phía Bắc) Năm 2005, xã Định Tường xây dựng xong trạm cấp nướctập trung có công suất 600m3/ngày đêm, đến nay đã có 100% hộ trong xã lắpmáy nước Một bộ phận nhân dân ban đầu còn e ngại do sử dụng nước máy phảimất tiền nay đã bắt đầu đăng ký mắc đồng hồ đo nước Tuy nhiên, việc xây dựngtrạm cấp nước đã khó rồi, nhưng việc quản lý, vận hành, cung cấp nước sinhhoạt lâu dài, hiệu quả còn khó hơn, đây là vấn đề nan giải ở nhiều địa phươngtrong tỉnh Vì vậy, ngay từ khi trạm cấp nước đi vào hoạt động, Trung tâm

Trang 32

NS&VSMTNT cũng đã tổ chức cho cán bộ của trung tâm đi học tập mô hình củacác tỉnh bạn để cải tiến, áp dụng vào thực tế Mô hình nhà máy cấp nước tậptrung này tương đối ưu việt và phù hợp với định hướng “phát triển thị trườngnước sạch nông thôn” của Chính phủ Đặc biệt, nhờ việc đầu tư và quản lý vậnhành tốt, nên tỷ lệ thất thoát nước nơi đây không cao và trở thành 1 trong 4 điểmcung cấp nước sạch do trung tâm quản lý, hoạt động có hiệu quả.

b Kinh nghiệm mô hình cấp nước sạch hiệu quả ở xã Kim Lư huyện Na Rì tỉnh Bắc Cạn

Theo đánh giá của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôntỉnh, Kim Lư là một điểm sáng tiêu biểu trong toàn tỉnh về mô hình quản lý côngtrình nước sạch Là xã vùng cao của huyện Na Rì, Kim Lư có địa hình tương đốikhó khăn, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đá Trước đây khi chưa có các công trìnhnước sạch, vào mùa khô khoảng 70% số hộ dân bị thiếu nước sạch Nếu đàohoặc khoan giếng thường vướng phải đá nên kinh phí rất tốn kém, không phảinhà nào cũng có điều kiện Do vậy nhiều hộ phải đi xa để gánh nước sạch về ăn

Được Nhà nước quan tâm, từ nhiều nguồn vốn, xã Kim Lư đã được đầu tưxây dựng 3 hệ thống nước sạch, gồm Trạm bơm Pò Khiển, công trình nước tựchảy Khuổi Ít, Khuổi Rắm - Háng Cáu Để tổ chức quản lý các công trình nàymột cách hiệu quả, chính quyền xã đã cho thành lập “Tổ Điều hành nước hợp vệsinh”, gồm 5 thành viên- trong đó có 01 tổ trưởng Những thành viên này đượccắt cử phụ trách địa bàn các thôn khác nhau Để quản lý sát sao, xã phân côngmột đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã trực tiếp chỉ đạo Tổ điều hành nước Hằngtháng, Thường trực UBND xã đều tổ chức giao ban với tổ này để chỉ đạo vàgiám sát hoạt động phân phối, điều hành hệ thống cung cấp nước sạch

Mô hình quản lý nước sạch của xã vận hành rất thuận lợi và hiệu quả.Người dân có nhu cầu sẽ ký hợp đồng cung cấp nước sạch với UBND xã Sau

Trang 33

đó, Tổ điều hành nước sạch sẽ khảo sát, lắp đặt đường nước và công tơ đo tới tậnnhà Hiện nay, 3 hệ thống cung cấp nước của xã đang cung cấp dịch vụ cho gần

400 hộ dân Ngày 24 hằng tháng, người dân sẽ tới các nhà họp thôn để đóng tiềnnước theo chỉ số công tơ Giá nước được tính tùy theo nguồn cung cấp và theobậc thang sử dụng; dao động trong khoảng từ 2.000 đến 2.500 đồng/mét khối.Kinh phí thu được sẽ trích lại 20% để làm quỹ, phục vụ công tác duy tu, bảodưỡng và khắc phục sự cố Phần còn lại chi thù lao cho tổ quản lý

Dưới sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương, tất cả 3

hệ thống cấp nước sạch trên địa bàn Kim Lư đều vận hành tốt, ít hỏng hóc Đặcbiệt do làm tốt công tác tuyên truyền nên người dân rất có ý thức giữ gìn, bảoquản các công trình của hệ thống cấp nước sạch; các trường hợp làm hư hạiđường nước đều bị xử phạt và buộc khắc phục nguyên trạng; nước được sử dụngrất tiết kiệm tại mỗi hộ gia đình Cùng với đó, hệ thống thu nước còn được vậnhành, điều tiết hợp lý vào mùa khô hạn để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp

2.2.4 Thực trạng về quản lý nước sạch nông thôn tỉnh Ninh Bình

Chương trình nước sạch nông thôn của Ninh Bình thời gian qua bộc lộmột số hạn chế

Hiện nay, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức quản lý, vận hành một

số trạm cấp nước có quy mô lớn, còn UBND xã quản lý các công trình thuộcchương trình mục tiêu Quốc gia, dự án lồng ghép do Chi cục Phát triển nôngthôn bàn giao và các dự án liên thôn có quy mô nhỏ hơn Riêng các dự án quy

mô thôn, xóm thì do thôn, xóm tự thành lập tổ quản lý, vận hành Một số trạmcấp nước khác thì do doanh nghiệp tư nhân quản lý, vận hành Sự đa dạng về

mô hình quản lý kéo theo giá nước không thống nhất giữa các thôn, xóm, xã, daođộng từ 2.000-5.000 đồng/m3 Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình mới chỉ cótrạm cấp nước xã Gia Tân (huyện Gia Viễn) được thu mức phí theo giá UBND

Trang 34

tỉnh phê duyệt Một số dự án nước sạch nông thôn chưa phát huy công suất thiết

kế còn có công trình xuống cấp hoặc hư hỏng, chưa sửa chữa kịp thời, tình trạngthất thoát nước (có công trình tỷ lệ thất thoát nước lên tới 30-40%) khiến nhândân bức xúc vì giá thành bán nước còn cao (Hoàng Hùng, năm 2011 )

Việc khảo sát thiết kế trước khi xây dựng công trình cấp nước sạch cònbộc lộ nhiều sơ hở, chưa sát với thực tế Theo quy định của Nhà nước, khi thiết

kế xây dựng công trình cấp nước phải dựa trên nhu cầu sử dụng của số hộ trongvùng Tuy nhiên, thực tế sau khi công trình được đưa vào vận hành thì số hộ sửdụng thấp hơn nhiều so với ban đầu khảo sát, có nơi chỉ gần 40% số hộ sử dụngnhư ở xã Yên Mạc (Yên Mô), Phú Lộc (Nho Quan) Ngoài ra, không ít côngtrình cấp nước sạch thi công chậm, khiến vốn đầu tư bị đội giá, trong khi ngườidân không có nước sạch dùng hằng ngày Đó là dự án tại các xã Gia Phong, GiaMinh (Gia Viễn), Kim Mỹ (Kim Sơn) khởi công gần 5 năm chưa hoàn thành.Nhà máy nước thị trấn Me (Gia Viễn) tháp nước xây dựng đã gần 5 năm với tổngkinh phí gần 5 tỷ đồng nhưng đến nay vẫn bỏ trống (Hoàng Hùng, năm 2011)

Việc bố trí nguồn nhân lực cho ngành nước sạch nông thôn thiếu ổn định.Mặc dù thời gian qua, toàn tỉnh mở năm lớp huấn luyện, đào tạo cho 250 người

về vận hành, quản lý các công trình cấp nước, song người lao động trong cáctrạm cấp nước ở cơ sở hiện vẫn không có việc làm ổn định, mức lương bấp bênh

Nhu cầu sử dụng nước sạch ở khu vực nông thôn trong tỉnh Ninh Bình cònrất lớn Nhiều hộ nông dân hiện vẫn chưa được dùng nước hợp vệ sinh và hằngngày vẫn phải lấy nước sông, ao hồ để sử dụng khiến sức khoẻ bị giảm sút.Trong khi nguồn nước tự nhiên đang có nguy cơ bị ô nhiễm bởi các chất độc hạinhư thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất

Trang 35

2.2.5 Bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu và sử dụng nước sạch của các nước và các địa phương khác ở việt nam

Chìa khóa thành công của Trung Quốc chính là quá trình lập kế hoạch, xácđịnh trách nhiệm tham gia của các cấp chính quyền, các ngành từ Trung ươngđến địa phương Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, sau khi lập kế hoạch việcđảm bảo nguồn tài chính là rất quan trọng Chiến lược huy động vốn từ 03nguồn: Nguồn TW và địa phương, huy động quyên góp từ các tổ chức, giới kinhdoanh và đóng góp của người hưởng lợi từ những chương trình này Việt Namcần phải xây dựng được các kế hoạch phát triển, xác định trách nhiệm tham giacủa các cấp chính quyền, có chiến lược huy động vốn phù hợp và đúng đắn

Từ kinh nghiệm mô hình cấp nước của Thanh Hóa, mô hình nhà máy cấpnước tập trung và cử cán bộ đi tập huấn đào tạo từ khi bắt đầu xây dựng nhàmáy, giúp nâng cao trình độ và cách làm việc giúp cán bộ công nhân viên củanhà máy được làm quen và làm tốt trước khi đi vào vận hành

2.3 Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan

Vấn đề nước sạch là vấn đề được cả thế giới quan tâm Có rất nhiều đề tàinghiên cứu về vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường mang lại rất nhiều lợi íchcho các cơ quan quản lý cũng như tăng cường nhận thức của người dân, đặc biệt

là người dân nông thôn

Một số các công trình nghiên cứu về nước sạch và vệ sinh môi trường như

“Báo cáo đánh giá ngành nước sạch và vệ sinh môi trường lần thứ nhất ở việt nam Báo cáo năm 2011” đã đề cập đến các hoạt động cấp nước phục vụ ăn uống

và sinh hoạt cho dân cư ở khu vực đô thị và nông thôn ở Việt Nam, cũng như cácloại hình vệ sinh, tình hình quản lý chất thải hộ gia đình và khu dân cư khu vực

đô thị và nông thôn, bao gồm cả chất thải rắn và chất thải lỏng phát sinh từ cáchoạt động sinh hoạt cũng như chất thải vật nuôi từ các trang trại Báo cáo cũng

Trang 36

đánh giá các hoạt động cấp nước và vệ sinh trường học, các công trình côngcộng ở khu vực nông thôn Các hoạt động trên được đặt trong bối cảnh chính trị

và kinh tế xã hội; các đặc điểm địa lý chính, địa hình học, khí hậu; lượng mưatrung bình hàng năm; dân số đô thị và nông thôn; nguồn tài nguyên nước liênquan tới NS&VSMT Theo thời gian, các xu hướng diễn biến về mức độ bao phủtrong lĩnh vực NS&VSMT, xu hướng cấp kinh phí cho ngành và tỷ lệ của ngânsách nhà nước sử dụng cho ngành NS&VSMT, các chiến lược và chính sách củachính phủ nhằm phát triển ngành được đề cập vắn tắt

Một xu thế mới trên thế giới trong lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn là xãhội hóa trong xây dựng, thị trường hóa trong cung ứng dịch vụ, áp dụng mô hìnhcông tư kết hợp trong quản lý và đẩy mạnh tham gia của tư nhân Trong báo cáo

“Mô hình quản lý vận hành bền vững hệ thống cấp nước sạch nông thôn ở các tỉnh miền núi phía bắc” của tác giả Nguyễn Trung Dũng (Tuyển tập Hội nghị

Khoa học thường niên năm 2013) đã chỉ ra ở các tỉnh miền núi phía bắc vớinhững đặc thù riêng: suất vốn đầu tư cao do nguồn nước ở xa và mật độ dân cưthấp, người sử dụng nước hầu hết là người dân tộc thiểu số với ý/nhận thức hạnchế, thu nhập hộ thấp nên việc quản lý hệ thống gặp nhiều khó khăn Qua thửnghiệm các mô hình hợp tác xã quản lý hệ thống cũng như chuyển giao hệ thốngcho tư nhân quản lý theo hình thức khoán đã chứng tỏ xu thế mới có thể áp dụngđược trong hoàn cảnh của Việt Nam và qua đó tính hiệu quả của đầu tư và tínhbền vững của hệ thống được đảm bảo

Trên đây là tổng quát một số các công trình nghiên cứu có liên quan đếnnước sạch và VSMT, phân tích thông tin và lập các báo cáo dựa vào cơ sở dữliệu tổng hợp được từ các hoạt động của toàn thể ngành nước sạch và VSMT,hoặc ở một khu vực nào đó Nội dung của quá trình giám sát, đánh giá ngành cấpnước và vệ sinh môi trường tại Việt Nam bao gồm: cơ cấu tổ chức của ngành;

Trang 37

các vấn đề quản lý và thể chế; những hạn chế đối với phát triển ngành; vận hành

và bảo dưỡng Các nghiên cứu tập trung phân tích hiện trạng của ngành nướcsạch và vệ sinh môi trường, từ đó đưa ra các khuyến nghị cho các ngành Trong

đề tài này có tham khảo phần nghiên cứu về tác dụng của quản lý vận hành môhình nước sạch tốt, theo hướng bền vững có thể áp dụng vào mô hình quản lývận hành nhà máy nước sạch xã Khánh An

Tuy nhiên, đề tài tập trung nghiên cứu về mức độ hài lòng và sẵn sàng chitrả của người dân trong xã để xác định được cụ thể về các yếu tố ảnh hưởng tớiviệc sẵn sàng chi trả của người dân tới nước sạch Yếu tố nào có ảnh hưởng lớnnhất tới việc sẵn sàng chi trả của người dân trong địa bàn xã đối với nước sạch,

mô hình quản lý và cung cấp nước sạch có tác động như thế nào đến mức độ sẵnlòng chi trả của người dân Từ đó đề xuất giải pháp nhằm thu hút người dântrong xã tham gia sử dụng nước sạch

Trang 38

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Phía tây giáp xã Khánh Hòa

Phía đông nam giáp xã Khánh Cư

Phía đông bắc giáp huyện Ý Yên, Nam Định, có quốc lộ 10 chạy qua, phíatây nam giáp huyện Yên Mô

Điều kiện thời tiết khí hậu

Xã Khánh An huyện Yên Khánh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới giómùa (nóng ẩm, mưa nhiều) thuộc khu vực đồng bằng Bắc bộ hàng năm chia làm

4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông)

* Nhiệt độ không khí:

- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27.80C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng

6 có ngày lên tới 36,80C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng chạp và thánggiêng có ngày xuống tới 50C

- Hướng gió hàng năm thịnh hành là Nam và Đông Nam, nhưng thay đổi theomùa Mùa đông là gió Bắc sau chuyển dần sang hướng Đông, mùa hạ thườngchịu ảnh hưởng của gió Lào (gió Tây) kết hợp với nắng nóng gây tác động xấuđến cây trồng và vật nuôi

- Độ ẩm không khí tương đối cao trung bình trong năm 85%, có tháng độ ẩm

Trang 39

cao tới >90%, có tháng độ ẩm <30%.

* Lượng mưa:

- Mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10

- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1628.8 mm

- Tháng mưa nhiều nhất là tháng 8 (20 ngày): 270 mm

- Tháng mưa ít nhất nhất là tháng 12: 41.35 mm

* Gió, bão:

- Hướng gió chủ đạo mùa hạ: gió Đông Nam

- Hướng gió mùa đông: gió Đông Bắc

- Tốc độ gió lớn nhất: 40 m/s

Bão khu vực này từ tháng 6 đến tháng 10, nhiều nhất vào tháng 8, bão cấp

12 trở lên có tần suất khoảng 20 năm xuất hiện một lần

Tài nguyên nước

- Tổng chiều dài đê sông Đáy, sông Vạc là 3,57 km

- Tổng diện tích đất thuỷ lợi là 32,92 ha

- Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh và đạttiêu chí của chương trình NTM

* Nguồn nước:

- Nguồn nước mưa: Lượng mưa tại khu vực là tương đối lớn nhưng dođặc trưng của khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ mưa chỉ tập trung nhiều vàocác tháng 7,8,9 nên việc tận dụng nguồn nước để phục vụ cho sinh hoạt, sảnxuất là hạn chế

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm tương đối dồi dào, tuy nhiên việckhai thác rất hạn chế vì điều kiện kỹ thuật khai thác

- Nguồn nước mặt: Xã có hệ thống sông, ngòi liên hoàn chảy qua nênnguồn nước mặt rất dồi dào Tuy nhiên chất lượng nguồn nước ít bị ô nhiễm, đây

Trang 40

là điều kiện tốt để khai thác phục vụ cho sinh hoạt.

* Tình hình sử dụng nguồn nước:

- Hiện tại xã Khánh An đã có nhà máy nước sạch Nước sinh hoạt đượclấytừ nhà máy nước sạch, nước mưa tích trữ trong bể xây và lấy nước ngầm từgiếng khoan với độ sâu trên dưới 100m

- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia đạt63,64%

Môi trường

Trong các năm qua được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷđảng, chính quyền trong công tác tuyên truyền, tổ chức chỉ đạo thu gom rác thải,trồng cây xanh… đã góp phần từng bước giảm thiểu về ô nhiễm môi trường

Tỷ lệ gia đình có nhà tiêu đạt quy định vệ sinh của Bộ y tế là 75% (hố xí

tự hoại) Tuy nhiên, hiện tượng nước thải và rác thải chưa đáp ứng yêu cầu,nhiều hộ dân, cơ sở sản xuất, chuồng trại chăn nuôi sử dụng nước và thải nướccòn để ảnh hưởng môi trường, vỏ thuốc BVTV, túi ni lông trên kênh rạch, sôngngòi, vườn, ao, hồ, … gây ô nhiễm môi trường Rác thải sinh hoạt, chất thải củacác cơ sở sản xuất, hộ gia đình, ở các thôn xóm chưa có nơi xử lý mới chỉ cóhình thức thu gom tạm thời

Nghĩa trang xã có 21 khu, trong đó số khu nghĩa trang được quy hoạch là

9 xong vẫn chưa đạt tiêu chuẩn cần phải cải tạo, nâng cấp

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Ngày đăng: 22/01/2015, 22:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đăng bách (2012), “Kim Lư: Điểm sáng về mô hình quản lý công trình nước sạch”, bản tin xã hội của Bắc Kạn Ngày 11/6/2012, nguồn http://www.baobackan.org.vn/channel/2262/201206/Kim-Lu-diem-sang-ve-mo-hinh-quan-ly-cong-trinh-nuoc-sach-2162827/ , tham khảo ngày 16/1/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kim Lư: Điểm sáng về mô hình quản lý công trình nước sạch
Tác giả: Đăng bách
Năm: 2012
4. Hà thương Thương (2009) “xác định mức sẵn lòng chi trả đối với các sản phẩm thiện với môi trường. Trường hợp đánh giá mức độ chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm túi thân thiện với môi trường. Thực trạng và giải pháp”, chuyên đề tốt nghiệp, trường đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: xác định mức sẵn lòng chi trả đối với các sản phẩm thiện với môi trường. Trường hợp đánh giá mức độ chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm túi thân thiện với môi trường. Thực trạng và giải pháp
5. Hoàng hùng (2011) “Cần khắc phục khó khăn, cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn ở Ninh Bình”, nguồn http://www.mard.gov.vn/pages/news_detail.aspx?NewsId=13169&amp;Page=2 , tham khảo ngày 15/1/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần khắc phục khó khăn, cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn ở Ninh Bình
6. Nguyễn phương ly (2013) “Giải quyết vấn đề nước sạch nông thôn: Kinh nghiệm của Trung Quốc và Bài học cho Việt Nam”, nguồn http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/giaiquyetvandenuocsach-nd- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết vấn đề nước sạch nông thôn: Kinh nghiệm của Trung Quốc và Bài học cho Việt Nam
8. PGS. TS. Nguyễn Việt Anh và cộng sự (2011) “báo cáo đánh giá ngành nước sạch và vệ sinh môi trường lần thứ nhất ở việt nam báo cáo năm 2011”, Có thể download tại &lt; http://www.kilobooks.com/bao-cao-danh-gia-nganh-nuoc-sach-va-ve-sinh-moi-truong-lan-thu-nhat-o-viet-nam-280535&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: báo cáo đánh giá ngành nước sạch và vệ sinh môi trường lần thứ nhất ở việt nam báo cáo năm 2011
9. Phạm thế anh (2012) “Tổng quan về nguồn nước mặt ở Việt Nam” nguồn: http://congtyenvico.blogspot.com/2012/02/i.html , tham khảo ngày 15/3/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về nguồn nước mặt ở Việt Nam
10. Phạm thị thùy dung (2011) “nhận thức và thái độ của người dân trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước tại thị trấn Thanh Nê – huyện Kiến Xương – tỉnh Thái Bình” , khóa luận tốt nghiệp đại học trường đại học Công đoàn Sách, tạp chí
Tiêu đề: nhận thức và thái độ của người dân trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước tại thị trấn Thanh Nê – huyện Kiến Xương – tỉnh Thái Bình
11. Văn lợi (2013) “mô hình hay trong cấp nước sinh hoạt” ,nguồn http://vp.omard.gov.vn/nuocsach/detail.asp?mnz=19&amp;mno=19&amp;Languageid=0&amp;id=1781, tham khảo ngày 16/1/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: mô hình hay trong cấp nước sinh hoạt
3. Đánh giá những ưu điểm và tồn tại của pháp luật bảo vệ nguồn tài nguyên mặt của Việt Nam, có thể download tại &lt; http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-danh-gia-nhung-uu-diem-va-ton-tai-cua-phap-luat-bao-ve-nguon-tai-nguyen-mat-cua-viet-nam-31063/&gt; cập nhật ngày 12/2/2014 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w