Đất nông nghiệp khác NKH: Là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng để xây dựng nhà kính vườn ươm và các loại nhà khác phục vụ mụcđích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không t
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực vàchưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và cácthông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Hồ Thị Thúy Hợp
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài tốt nghiệp tôi
đã được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân Nhân đâytôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Tập thể các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế & PTNT trường Đại họcNông Nghiệp Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiêncứu đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn tới cô giáo Th.S Nguyễn Thị Hải Ninh đãtận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và tạo điều kiện thuậnlợi cho tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp
UBND xã Quỳnh Hồng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quátrình thực tập và nghiên cứu tại cơ sở
Bà con nhân dân trong các thôn được chọn làm địa bàn nghiên cứu, đã giúp
đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin nghiên cứu để hoàn thành đề tài này
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã chia sẻ,giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành đề tài tốtnghiệp của mình
Tuy nhiên, do thời gian có hạn, năng lực và kinh nghiệm bản thân cònnhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót Rất mong nhậnđược những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài này được hoànthiện hơn
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu củacác tập thể và cá nhân đã dành cho tôi
Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Trang 3TĨM TẮT KHĨA LUẬN
Thời gian qua việc sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn xã QuỳnhHồng đã cĩ nhiều chuyển biến tích cưc, gĩp phần vào sự nghiệp phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương, của đất nước Tuy nhiên, trong quá trình sửdụng đất nơng nghiệp chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, nhiều vướngmắc trong việc áp dụng luật đất đai chưa được khắc phục Giai đoạn 2011-
2020 xã Quỳnh Hồng đang hồn thành cơng tác quy hoạch nơng thơn mớitheo Quyết định 800/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ nên tơi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Thực trạng sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn xã
Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”.
Xã Quỳnh Hồng là một xã chủ yếu làm nơng nghiệp; đất đai của xãbằng phẳng, nhĩm đất đai này màu mỡ, độ chua thấp, thành phần cơ giớitrung bình, độ phì nhiêu ổn định Đây là ưu thế khiến cho đất đai ở đây kháthuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp, bao gồm cây lúa nước, cây ăn quả, raumá và nuơi cá nước ngọt Tuy nhiên, xã chưa mạnh dạn đầu tư và áp dụngkhoa học cơng nghệ vào cơ cấu cây trồng, thâm canh Một số loại đất bằng,đất len đá, đất hoang vên sơng thái chưa sử dụng chiếm 12,0 ha năm 2011, đấttrồng cây hàng năm và đất trồng cây hàng năm khác chiếm tỷ lệ cao, chưaquy hoạch
Diện tích đất tự nhiên là 469,05 ha, trong đĩ đất sản xuất nơng
nghiệp 329,17 ha, đất phi nơng nghiệp 93,04 ha, đất chưa sử dụng là 12,0 ha,đất tơn giáo tín ngưỡng 0,94 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa là 3,80 ha; đấtchuyên mặt nước 4,02 ha
- Đất quy hoạch năm 2011 (biểu 2A): Đất trồng cây hàng năm 308,01
ha Đất trồng cây hàng năm khác 40,27 ha Đất cĩ mục đích cơng cộng 80,90
ha trong đĩ đất cơ sở văn hĩa 1,11 ha, đất cơ sở y tế 0,07 ha, đất thể dục thểthao 2,82 ha
- Đất khu dân cư đã quy hoạch năm 2011 gồm: Đất ở 34,75 ha, đất giaothơng 45,89 ha và diện tích bình quân/ hộ (gồm đất vườn, đất ở) 520 m2/ hộ
Sử dụng đất trên địa bàn xã Quỳnh Hồng giai đoạn 2011-2013 cĩ nhiềuchuyển biến tích cực Diện tích đất nơng nghiệp trên địa bàn xã thay đổi qua 3
Trang 4năm nhất là đang giai đoạn xã hoàn thành tiêu chí nông thôn mới Qua nghiêncứu tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã: đất trồng lúa giảm điqua 3 năm và giảm đến năm 2020 chỉ còn là 206,10 ha, trong khi đó diện tíchđất nuôi trồng thủy sản tăng lên do chuyển từ đất trồng lúa sang và đất phinông nghiệp chuyển sang; diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên do chuyểnđất trồng lúa sang và đất chưa sử dụng sang đất phi nông nghiệp Mỗi năm chỉtrồng 2 vụ lúa chính không có vụ đông, thu hoạch trung bình là 64 tạ/ha vụxuân và vụ hè thu 40 tạ/ha, trồng cây hàng năm khác chỉ 2 vụ/năm do thóiquen kéo dài nên không tận dụng được thời gian gieo 3 vụ/năm
Một số hộ chuyển đất trồng lúa sang trồng hoa ở vị trí chân ruộng vùngcao tăng thu nhập, trồng 3 vụ/năm, mỗi vụ trừ các khoản chi phí bình quânthu được 10 triệu đồng/vụ
Nuôi trồng thủy sản đa số cho ăn thức ăn thô từ chăn nuôi, cỏ mỗi nămthu trung bình đạt 30 tạ/ha thu khoảng 10 triệu đồng/năm Năng suất câytrồng và nuôi trồng ngày càng giảm do nhu cầu đầu tư chưa được chú trọng,
có áp dụng giống mới, con giống vật nuôi mới nhưng do điều kiện về vốn, laođộng, trình độ, khí hậu, nhận thức của người dân…nên năng suất chưa đượccải thiện
Về vị trí chân ruộng: vị trí chân ruộng khác nhau thì hộ gieo trồng khácnhau, chủ yếu chân ruộng vùng cao trồng cây lúa, cây hàng năm khác và một
số hộ nuôi trồng thủy sản chân ruộng vùng thấp đa số nuôi trồng thủy sản vì
ở chân ruộng này trồng lúa cho năng suất thấp
Tóm lại, với mỗi địa hình, diện tích, thu nhập…khác nhau thì hộ sửdụng đất nông nghiệp khác nhau và cho năng suất khác nhau Hiện nay ở xã
có 4 kiểu loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính không có kết hợp thâmcanh tăng vụ, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản ở chân ruộng vùng thấpthay cho trồng lúa nước đem lại năng suất cao hơn Việc nâng cao kết quả sửdụng đất trên địa bàn xã là vấn đề rất khó khăn Vì vậy để đạt được điều nàycần có những chủ trương, giải pháp đồng bộ từ kinh tế - kỹ thuật đến xã hội.Xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chuyên môn vàtừng hộ gia đình Đồng thời phải có sự quan tâm của cấp tỉnh và Trung ương
Trang 5LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT x
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Phạm vi về nội dung 3
1.4.2 Phạm vi không gian 3
1.4.3 Phạm vi về thời gian 3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 4
2.1 Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp 4
2.1.1 Đất nông nghiệp 4
2.1.2 Các vấn đề liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp 14
2.1.3 Yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng đất nông nghiệp 25
2.2 Cơ sở thực tiễn về sử dụng đất nông nghiệp 29
2.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới 29
2.2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam 34
2.3 Bài học kinh nghiệm cho nghiên cứu 35
Trang 6PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 37
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 37
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 37
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 39
3.1.3 Cơ sở hạ tầng 43
3.2 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Quỳnh Hồng 45
3.2.1 Thuận lợi 45
3.2.2 Khó khăn 46
3.3 Phương pháp nghiên cứu 47
3.3.1 Chọn địa điểm nghiên cứu 47
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 47
3.3.3 Phương pháp phân tích số liệu 48
3.3.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 49
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
4.1 Thực trang sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Quỳnh Hồng 51
4.1.1Quy hoạch đất nông nghiệp 51
4.1.2 Công tác giao đất, thu hồi đất nông nghiệp 64
4.1.3 Công tác dồn điên đổi thửa 68
4.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại các hộ điều tra 71
4.2.1 Thông tin chung về hộ điều tra 71
4.2.2 Tình hình phân bổ và sử dụng đất nông nghiệp hộ điều tra 74
4.2.3 Kết quả sử dụng đất nông nghiệp 78
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng đất nông nghiệp 81
4.3.1 Điều kiện tự nhiên 81
4.3.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 82
4.3.3 Trình độ cán bộ ở xã 83
4.3.4 Nhận thức của người dân trong vấn đề sử dụng đất nông nghiệp 84
Trang 74.4 Một số giải pháp nâng cao kết quả sử dụng đất nông nghiệp 90
4.4.1 Giải pháp theo loại đất nông nghiệp 90
4.4.2 Hoàn thiện quy hoạch đất đai 91
4.4.3 Giải pháp nâng cao trình độ cho người dân 92
4.4.4 Sử dụng lao động 92
4.4.5 Về áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật 93
4.4.6 Giải pháp về vốn và thị trường 93
4.4.7 Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ xã 95
4.4.8 Dịch vụ và công tác khuyến nông 95
4.4.9 Về cơ chế, chính sách 96
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
5.1 Kết luận 98
5.2 Kiến nghị 99
5.2.1 Đối với Nhà nước 99
5.2.2 Đối với cấp xã 99
5.2.3 Đối với các hộ gia đình 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố sử dụng đất tự nhiên của xã Quỳnh Hồng giai đoạn
2011-2013 39
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động xã Quỳnh Hồng 41
Bảng 3.3: Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã 42
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp sử dụng đất đến năm 2020 53
Bảng 4.2 : Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sử dụng diện tích đất nông nghiệp năm 2011 54
Bảng 4.3: Quy hoạch sản xuất nông nghiệp ở các vùng chuyên canh ở các xóm trong xã đến năm 2020 55
Bảng 4.4: Biến động về số lượng và cơ cấu đất nông nghiệp ở xã Quỳnh Hồng giai đoạn 2011 – 2013 58
Bảng 4.5 : Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng hàng năm chủ yếu tại xã Quỳnh Hồng qua 3 năm (2011- 2013) 61
Bảng 4.6 : Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng lâu năm chủ yếu tại xã Quỳnh Hồng qua 3 năm (2011- 2013) 62
Bảng 4.7: Hiện trạng các loại hình sử dụng đất chính năm 2013 63
Bảng 4.8: Diện tích các loại đất nông nghiệp giao cho hộ và tổ chức năm 2013 64
Bảng 4.9: Diện tích, cơ cấu các loại đất sản xuất nông nghiệp cho hộ và các tổ chức năm 2013 66
Bảng 4.10: Diện tích, cơ cấu các loại đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất khác giao cho hộ và tổ chức năm 2013 66
Bảng 4.11: Kết quả thu hồi đất năm 2013 67
Bảng 4.12: Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa của xã Quỳnh Hồng 69
Bảng 4.13: Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra về sử dụng đất nông nghiệp 73
Bảng 4.14: Hiện trạng các loại hình sử dụng của hộ điều tra 74
Bảng 4.15: Cơ cấu luân canh một số cây trồng của hộ 74
Trang 9Bảng 4.16: các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo vị trí chân ruộng 76
Bảng 4.17: Diện tích, năng suất một số cây trồng, nuôi trồng thủy sản ở các vị trí chân ruộng 77
Bảng 4.18: Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng chủ yếu của hộ phân theo thu nhập 78
Bảng 4.19: Chi phí một số cây trồng chủ yếu trên đất gieo trồng cây hàng năm của từng nhóm hộ 80
Bảng 4.20: Đánh giá của người dân về yếu tố tự nhiên 81
Bảng 4.21: Số lượng và trình độ cán bộ xã Quỳnh Hồng năm 2013 83
Bảng 4.22: Diện tích, năng suất của hộ điều tra theo trình độ chủ hộ 85
Bảng 4.23: Diện tích, năng suất của cây trồng theo tuổi chủ hộ 86
Bảng 4.24: Diện tích, năng suất của cây trồng, nuôi trồng của hộ phân theo giới tính 87
Bảng 4.25: Diện tích,năng suất của cây trồng, nuôi trồng của hộ phân theo thu nhập 88
Bảng 4.26: Diện tích, năng suất của nhóm hộ phân theo lao động 89
Trang 10DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 11và đô thị hoá Vì vậy sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp là vấn đề đặt ra đốivới các quốc gia.
Ở Việt Nam, từ khi nhà nước thực hiện việc giao đất nông nghiệp chocác hộ gia đình, các tổ chức và các cá nhân sử dụng ổn định cho đến nay, các
cơ quan địa phương đã tường bước thực hiện tốt công tác quy hoạch và kếhoạch sử dụng đất đai Đất nông nghiệp đang từng bước sử dụng có hiệu quả,
đã thực sự làm cho nền kinh tế quốc dân nói chung và nền nông nghiệp nóiriêng không ngừng tăng trưởng và phát triển nhanh Tuy nhiên bên cạnh đóviệc sử dụng quá nhiều phân hóa học để tăng năng suất sản lượng cây trồngcủa hộ nông dân làm cho đất trở nên thoái hóa Nếu không có những biệnpháp canh tác hợp lý thì trong tương lai sẽ đánh mất đi độ màu mỡ tự nhiêncủa đất, còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến nông sản phẩm sẽ đe dọa sức khỏecon người
Là đất nước có ngành nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nềnkinh tế thì việc sử dụng đất nông nghiệp sao cho hiệu quả là một trong những
Trang 12vấn đề được quan tâm hơn cả Theo Tổng cục thống kê, Việt Nam tổng diệntích đất nông nghiệp thời điểm 1/1/2011 26.226,4 nghìn ha, trong đó diện tíchđất sản xuất nông nghiệp 10.126,1 nghìn ha (hơn 38,64%), đất lâm nghiệp15.366,5 nghìn ha (hơn 58,6%), đất nuôi trồng thủy sản gần 689,8 ha (2,63%)
và đất nông nghiệp khác 26,1 nghìn ha (0,1%) Cùng với việc khai hoang mởrộng diện tích đó là sự ngày càng trở nên khan hiếm do tốc độ của việc đô thịhóa, công nghiệp hóa hiện đại Đất đai ngày càng gia tăng, đây chính lànguyên nhân gây ra sức ép cho việc đáp ứng nhu cầu lương thực
Xã Quỳnh Hồng là một xã chủ yếu làm nông nghiệp; chưa mạnh dạnđầu tư và áp dụng khoa học công nghệ vào cơ cấu cây trồng, thâm canh Một
số loại đất bằng, đất len đá, đất hoang vên sông thái chưa sử dụng chiếm 12,0
ha năm 2011, đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây hàng năm khác chiếm
tỷ lệ cao, chưa quy hoạch Tính đến năm 2020 diện tích đất chưa sử dụng sẽđược quy hoạch và đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất khác, giảm diệntích đất trồng cây hàng năm sang đất làm đường giao thông nông thôn là 0,80
ha(Theo báo cáo về quy hoạch đất giai đoạn 2011-2020 của xã Quỳnh Hồng).
Thời gian qua việc sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Quỳnh Hồng đã
xó nhiều chuyển biến tích cưc, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xãhội của địa phương, của đất nước Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đấtnông nghiệp chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, nhiều vướng mắc trongviệc áp dụng luật đất đai chưa được khắc phục Hiên nay, ngày càng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ IX chúng ta cần phải biết cách sử dụng đất nông nghiệp một cách hợp lý
và có kết quả tốt cải thiện cuộc sống cho nhân dân Giai đoạn 2011- 2020 xãQuỳnh Hồng đang hoàn thành công tác quy hoạch nông thôn mới theo Quyếtđịnh 800/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ nên tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”.
Trang 131.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực tế tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên đia bàn xãQuỳnh Hồng - huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An từ đó đề xuất một số giảipháp nhằm nâng cao kết quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về sử dụng đất nông nghiệp
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Quỳnh Hồng
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng đất nôngnghiệp trên địa bàn xã Quỳnh Hồng
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao kết quả sử dụng đất nông nghiệptại địa bàn xã Quỳnh Hồng
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề sử dụng đất nông nghiệp như : chuyển đổi mục đích sửdụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, thu hồi đất và công tác giao đất,dồn điền đổi thửa, chuyển đất nông nghiệp từ trồng lúa sang mục đích trồngcây hàng năm khác hay nuôi trồng thủy sản
- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp ở xã QuỳnhHồng như : trình độ cán bộ, nhận thức của người dân, thông tin thị trường,vốn, lao động, thu nhập, tuổi, giới tính của hộ nông dân
- Đề tài thu thập số liệu thống kê từ năm 2011 đến năm 2013
- Thời gian thực hiện đề tài : 1/2014 - 6/2014
Trang 142.1.1.1 Khái niệm đất nông nghiệp
Đất đai được hình thành thông qua quá trình lịch sử lâu dài nhờ vào sựphong hóa đá mẹ dưới sự tác động của không khí, gió, sức nước, sinh vật…Sản phẩm của quá trình phong hóa đá đó là các chất vô cơ như: N,C,S,Mg…Theo thời gian sản phẩm của quá trình phong hóa đó tích tụ thêm các chấthữu cơ từ xác của động vật, thực vật bị chết, phân, chất thải của động, thựcvật (đây chính là một phần nguồn dinh dưỡng quan trọng cung cấp cho thực
vật sau này)…và hình thành nên đất ( Nguyễn Thế Đặng - Nguyễn Thế Hùng,
1999).
Theo luật đất đai năm 2003: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mụcđích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồngthủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng Đất nông nghiệp baogồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất
làm muối và đất nông nghiệp khác”( luật đất đai, 2003).
Đất đai khi được sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì được gọi là đấtnông nghiệp Con người tác động vào đất nông nghiệp tạo ra của cải vật chấtcho đời sống Đất nông nghiệp - ruông đất là đối tượng lao động đồng thời là
tư liệu lao động của con người Lúc đầu, con người canh tác chỉ để đáp ứngnhu cầu bản thân, gia đình nền kinh tế “tự cung tự cấp” Xã hội phát triển quátrình chuyên môn hóa xãy ra, nông phẩm không đơn giản chỉ để phục hồi chobản thân người sản xuất nữa Nông phẩm là một mặt hàng quan trọng trên thịtrường, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người sử dụng đất và cho toàn xã
Trang 15hội Vì vậy, đất đai sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp - ruộng đấtchiếm vị thế đáng kể đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội loài người
(luật đất đai năm 2003).
2.1.1.3 Đặc điểm của đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là một bộ phận của tổng quỹ đất, nó có đặc điểmchung của đất đai đồng thời có đặc điểm riêng của nó
Đặc tính hai mặt: Đất nông nghiệp không thể sản sinh và có khảnăng tái tạo
Như chúng ta đã biết về quá trình hình thành đất đai là quá trình của tựnhiên, đó là một quá trình dài, diễn ra liên tục dưới sự tác động của nhiều yếu
tố khác nhau, không thể ngày một ngày hai mà có khi cả hàng ngàn hàng vạnnăm mới hình thành nên được đất đai trên bề mặt trái đất Đất đai không thể
di chuyển vị trí, nó luôn luôn cố định (nó được hình thành ở đâu thì luôn ở đó,bản thân nó không thể di chuyển) đồng thời đất đai được hình thành với một
số lượng hạn chế trên toàn cầu và phạm vị từng quốc gia Tính cố định khôngthể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác của đất đai đồng thời cũng quy địnhtính giới hạn về quy mô theo không gian (theo cả chiều rộng và chiều sâu)gắn liền với môi trường mà đất đai phải chịu chi phối (nguồn gốc hình thành,
đá mẹ, các hệ sinh thái, khí hậu,…) Con người không thể tạo ra đất đai (đấtnông nghiệp), quá trình hình thành đất nên đất đai là một quá trình tự nhiên quamột khoảng thời gian dài, năng lực của con người không đủ để tạo ra đất đai.Chính vì vậy mà ta có thể nói đất đai (đất nông nghiệp) không thể tái sinh
Tuy nhiên, con người - chủ thể hoạt động của nền kinh tế xã hội, conngười tác động vào đất đai (đất nông nghiệp) theo hai hướng khác nhau: có thể
đó là tác động theo chiều hướng tích cực, có thể tác động theo chiều hướng tiêucực Quá trình tác động theo hai chiều hướng tích cực sẽ góp phần rất lớn vàocải tạo và nâng cao chất lượng đất (đất nông nghiệp) khắc phục được hiệntượng hoang hóa, khôi phục độ phì nhiêu của đất nông nghiệp, tạo ra một diện
Trang 16tích đất nông nghiệp mới cho sản xuất Như vậy nếu biết cách gìn giữ và sửdụng thì đất đai có thể tái tạo lại, thực tế cũng đã chứng minh điều đó.
Có thể kết luận đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng có tínhhai mặt: không thể tái sinh nhưng có khả năng tái tạo, tính hai mặt này rấtquan trọng trong quá trình sử dụng đất Một mặt, con người sử dụng đất nôngnghiệp phải hết sức tiết kiệm, xem xét kỹ lưỡng, cẩn thận khi phân bố, sửdụng, chuyển đổi mục đích sử dụng loại đất Một mặt, phải luôn chú ý ứngdụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng khả năng phục hồi sức sản xuất và táitạo đất nông nghiệp, phục hồi đất hoang hóa đưa vào sử dụng… Trong quátrình sử dụng con người phải luôn biết cách khai thác đất đai (đất nôngnghiệp), không vắt kiệt khả năng sản xuất của đất đai (đất nông nghiệp)
Tính sở hữu và sử dụng
Có một thời xã hội loài người không có sự phân hóa, cuộc sống bầyđàn, mọi sản vật tìm được đều là của chung của toàn cộng đồng, ngay cả đấtđai Đất đai là sở hữu chung của cả bầy đàn, cộng đồng Cùng với sự pháttriển của xã hội chế độ sở hữu và chiếm hữu đất đai cũng phát triển theo Chế
độ chiếm hữu ruộng đất đã biến quyền sở hữu chung của tập thể, bầy đànthành sở hữu tư nhân Cùng với quá trình thương mại hóa nền nông nghiệp thìviệc chia nhỏ quyền sở hữu đất đai (đất nông nghiệp) và quyền sở hữu tưnhân về đất đai cũng là một tất yếu dĩ nhiên dẫn đến quá trình bần cùng hóanông dân những người luôn cần đất đai như là một tư liệu lao động, đối tượnglao động trực tiếp Người nắm trong tay đất đai là người có nhiều quyền lợikinh tế lớn nhất trong nền sản xuất xã hội, song song với nó người sở hữu đấtđai còn nắm quyền các lực về mặt chính trị Kẻ không có đất đai chỉ là kẻ làmthuê, làm công bị tách ra khỏi tư liệu sản xuất, mất đi tư liệu sản xuất Và nhưvậy, trong xã hội xuất hiện sự tách biệt giữa sở hữu đất đai (đất nông nghiệp)
và người sử dụng đất đai (đất nông nghiệp), người sở hữu đất nông nghiệp giờđây không phải là người lao động trực tiếp mà trao quyền sử dụng, lao động
Trang 17trực tiếp đó cho các đối tượng khác qua các hình thức cho thuê đất, giao đất,mướn (những đối tượng này cần có tư liệu sản xuất là đất đai nhưng lại bịtách khỏi quyền sở hữu đất)…
Người sở hữu đất nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất nông nghiệp, là người chủ sở hữu duy nhất đất nông nghiệp đượcnhà nước công nhận về mặt pháp lý, nhà nước luôn bảo vệ các quyền lợi hợppháp cho người sở hữu đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng Người sởhữu đất nông nghiệp có quyền sử dụng, khai thác, mua bán, ứng dụng khoa họcvào sản xuất phù hợp với chính sách và quy đinh của pháp luật nhà đặt ra…
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 Luật này quy định”Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý vềđất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sửdụng đất” Nhà nước thể hiện vai trò của mình thông qua việc:
- Quyết định mục đích sử dụng đất
- Quy định hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
- Định giá đất (luật đất đai năm 2003)
Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi có từ đất nông nghiệpthu được bằng các chính sách tài chính về đất nông nghiệp như: chính sáchthuế sử dụng đất nông nghiệp, chính sách quy định về tiền thuê đất nôngnghiệp, thuế thu nhập khi chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp…Là ngườiđại diện chủ sở hữu đất nông nghiệp trên phạm vi cả nước nhưng nhà nướckhông phải là người trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp Nhà nước trao quyền
sử dụng đất nông nghiệp cho những người có nhu cầu sử dụng đất nôngnghiệp thông qua hình thức: giao đất, cho thuê đất…Người sử dụng trực tiếpđất nông nghiệp, được nhà nước ban một số quyền đối với đất nông nghiệp
Trang 18như: sử dụng, chiếm hữu, định đoạt nhưng các quyền mà nhà nước ban chocác cá nhân, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp chỉ là các quyền hạn chế, khôngphải là quyền tuyệt đối hoàn toàn, người được nhà nước giao đất, cho thuê đấtkhông có quyền định đoạt, chiếm hữu, sử dụng tối cao, những quyền này làcủa nhà nước Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đã tạo ra nhiều thuận lợi chocông tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và quản lý nhà nước về đấtnông nghiệp nói riêng, Nhà nước có thể thu hồi, điều chỉnh, giao đất, quyếtđịnh mục đích sử dụng của đất đai sao cho phù hợp với yêu cầu của sự pháttriển Khi cần thu hồi, lấy lại đất nông nghiệp nhà nước có thể bồi thường cho
cá nhân, tổ chức sử dụng đất tiền bồi thường thiệt hại, nếu người sử dụng đấtkhông chấp nhận với mức đền bù hay lý do khác thì nhà nước có quyền cưỡngchế đối với trường hợp đó
2.1.1.4 Phân loại đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp (SXN): Là đất nông nghiệp sử dụng vào
mục đích sản xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồngcây lâu năm
Đất trồng cây hàng năm (CHN): Là đất chuyên trồng các loại cây có
thời gian gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một năm, kể cả đất sử dụngtheo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải tạo vào mụcđích chăn nuôi Loại này bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi,đất trồng cây hàng năm khác
- Đất trồng lúa (LUA): Là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên
hoặc trồng lúa kết hợp sử dụng vào mục đích khác được pháp luật cho phépnhưng trồng lúa là chính; bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúanước còn lại, đất trồng lúa nương
Đất chuyên trồng lúa nước (LUC): Là ruộng lúa nước cấy từ hai vụ
lúa mỗi năm trở lên kể cả trường hợp luân canh với cây hàng năm khác, cókhó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy một hoặc bỏ hóa không quá một năm
Trang 19 Đất trồng lúa nước còn lại (LUK): Là ruộng lúa nước không phải
chuyên trồng lúa nước
Đất trồng lúa nương (LUN): Là đất nương, rẫy để trồng lúa từ một vụ
lúa trở lên
- Đất có dùng vào chăn nuôi (COC) : Là đất trồng cỏ hoặc đồng cỏ, đồi
cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc; bao gồm đất trồng cỏ và đất cỏ tựnhiên có cải tạo
Đất trồng cỏ (COT): Là đất gieo trồng các loại cỏ được chăm sóc, thu
hoạch như loại cây hàng năm
Đất cỏ tư nhiên có cải tạo (CON): Là đồng cỏ, đồi cỏ tư nhiên đã
được cải tạo, khoanh nuôi, phân thành từng thửa để chăn nuôi đàn gia súc
- Đất trồng cây hàng năm khác (HNK): Là đất trồng cây hàng năm
không phải là đất trồng lúa hay đất cỏ dùng vào mục đích chăn nuôi bao gồmđất trồng màu, hoa, cây thuốc ; gồm đất trồng cây hàng năm khác và đấtnương rẫy trồng cây hàng năm khác
Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK): Là đất bằng phẳng ở đồng
bằng, thung lủng, cao nguyên để trồng cây hàng năm khác
Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK): Là đất nương rẫy ở
trung du, miền núi để trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm (CLN): Là đất trồng các loại cây có thời gian
sinh trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thờigian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều nămnhư Thang long, nho, dứa…bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đấttrồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác
- Đất trồng cây công nghiệp lâu năm (LNC): Là đất trồng cây lâu năm có
sản phẩm thu hoạch (không phải là gỗ) để làm nguyên liệu cho sản xuất côngnghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được gồm: Chè, cà phê, cao su…
Trang 20- Đất trồng cây ăn quả lâu năm (LNQ): Là đất trồng cây lâu năm có sản
phẩm thu hoạch là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến
- Đất trồng cây lâu năm khác (LNK): Là đất trồng cây lâu năm không
phải đất công nghiệp lâu năm và đất trồng cây ăn quả lâu năm mà gồm chủyếu là đất trồng cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan không thuộc đất lâmnghiệp, đất vườn trồng xen lẫn với nhiều loại cây lâu năm hoặc cây lâu nămxen lẫn cây hàng năm
Đất lâm nghiệp (LNP): Là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng,
đất khoanh nuôi phục hồi rừng ( đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệnhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới(đất đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạttiêu chuẩn rừng) Theo loại rừng lâm nghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất, đấtphòng hộ, đất rừng đặc dụng
Đất rừng sản xuất (RSX): Là đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp
theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng
tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừngsản xuất, đất trồng rừng sản xuất
- Đất có rừng tự nhiên sản xuất (RSN): Là đất rừng sản xuất có rừng tự
nhiên đạt tiêu chuẩn theo pháp luật về bảo vệ rừng và phát triển rừng
- Đất có rừng trồng sản xuất (RST): Là đất rừng sản xuất có rừng do con
người trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng
- Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất (RSK): Là đất rừng sản xuất
đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hỏa hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng
- Đất trồng rừng đặc dụng (RSM): Là đất rừng sản xuất nay có cây
rừng mới trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng
Đất rừng phòng hộ (RPH): Là đất sử dụng vào mục đích phòng hộ
đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắngió theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có
Trang 21rừng tự nhiên phòng hộ, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ, đất trồngrừng phòng hộ.
- Đất có rừng tự nhiên phòng hộ (RPN): Là đất rừng phòng hộ có rừng
tự nhiên đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng
- Đất có rừng trồng phòng hộ (RPT): Là đất rừng phòng hộ có rừng do con
người trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng
- Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ (RPK): Là đất rừng phòng
hộ đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hỏa hoạn nay được đầu tư để phục hồi
- Đất trồng rừng phòng hộ (RPM): Là đất rừng phòng hộ nay có cây
rừng mới trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn
Đất rừng đặc dụng (RDD): Là đất dùng vào mục đích nghiên cứu, thí
nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn quốc gia,bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinhthái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đấtrừng tự nhiên đặc dụng, đất có trồng rừng đặc dụng, đất khoanh nuôi phục hồirừng đặc dụng, đất trồng rừng đặc dụng
- Đất có rừng tự nhiên đặc dụng (RDN): Là đất rừng đặc dụng có rừng
tự nhiên đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng
- Đất có rừng trồng đặc dụng (RDT): Là đất rừng đặc dụng có rừng do
con người trồng đạt tiêu chuẩn theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng
- Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng (RDK): Là đất rừng đặc
dụng đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hỏa hoạn nay được đầu tư để phục hồi
- Đất trồng rừng đặc dụng (RDM): Là đất rừng đặc dụng hiện nay có
cây rừng trồng mới nhưng chưa đạt tiêu chuẩn
Đất nuôi trồng thủy sản (NTS): Là đất được sử dụng chuyên vào
mục đích nuôi trồng thủy sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, nặm và đấtchuyên nuôi trồng nước ngọt
Trang 22- Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, năm (TSL): Là đất chuyên nuôi
trồng thủy sản sử dụng môi trường nước lợ hoặc nước nặm
- Đất chuyên nuôi trồng thủy sản nước ngọt (TSN): Là đất chuyên nuôi
trồng thủy sản sử dụng môi trường nước ngọt
Đất làm muối (LUM): Là đất các ruộng để sử dụng vào mục đích
sản xuất muối
Đất nông nghiệp khác (NKH): Là đất tại nông thôn sử dụng để xây
dựng để xây dựng nhà kính (vườn ươm) và các loại nhà khác phục vụ mụcđích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất, xâydựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác đượcpháp luật cho phép, đất để xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nôngnghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, congiống, xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản,thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp
(Luật đất đai, 2003).
2.1.1.5 Vai trò và ý nghĩa của đất nông nghiệp
Đất là tài nguyên vô giá, là điều kiện của sự sống của động - thực vật
và con người trên trái đất Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con người tồntại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loại người
Đất nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến toàn bộhoạt động sản xuất của nông nghiệp Vai trò này thể hiện ở nội dung sau:
Đất nông nghiệp là một điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế nông thôn
Hoạt động kinh tế của nông dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp Đểsản xuất họ phải sử dụng công cụ lao động tác động vào đất đai Đất đai là tưliệu sản xuất đặc biệt quan trọng không thể thiếu được đối với người nông dân.Nếu không có đất để sản xuất thì không có một nền nông nghiệp nào tồn tại
Trang 23Đất đai là tài nguyên thiên nhiên cho con người Nhờ có đất mà nôngdân đã sản xuất ra lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu của họ, gia đình vàcủa xã hội Trong nền kinh tế nông nghiệp, đất đai đã trở thành tư liệu sảnxuất quan trọng nhất và là điều kiện sống còn của các hoạt động sản xuấtnông nghiệp nếu như không có đất Đất nông nghiệp là điều kiện cần thiết đểngười dân đem kết hợp nó với sức lao động sẳn có của mình để tạo ra sảnphẩm nông sản Điều này có nghĩa họ không thể sống được nếu không đượchưởng lợi từ việc sử dụng đất nông nghiệp Vì vậy, đất nông nghiệp là một tưliệu sản xuất không thể thiếu đối với bất kỳ một người dân nào cả.
Đất nông nghiệp là một nguồn lực đầu vào quan trọng nhất để sản xuất nông nghiệp
Nguồn lực là tất cả các nguồn tài nguyên đang được sử dụng hoặc cóthể sử dụng vào sản xuất của cải vật chất và dịch vụ Về mặt kinh tế, các yếu
tố nguồn lực của sản xuất là một phạm trù kinh tế dung để chỉ những nguồntài nguyên thiên nhiên, kinh tế và xã hội đã, đang và sẽ được sử dụng vào hoạtđộng kinh tế để tạo ra của cải vật chất hay dịch vụ đáp ứng yêu cầu nhất thiếtcủa xã hội
Sản xuất nông nghiệp có đặc thù cao so với các ngành sản xuất khác
Đó là ngành sản xuất dựa trên mối quan hệ của cơ thể sinh vật sống với môitrường, tuân theo các quy luật sinh học và chịu ảnh hưởng trực tiếp điều kiệnngoại cảnh Đặc biệt, đất nông nghiệp vừa là nơi cư ngụ của các sinh vật sống,vừa là nơi cung cấp nước, chất dinh dưỡng, vừa là môi trường sống, sinh trưởng,phát triển của các sinh vật sống diễn ra Nếu không có đất hoặc thiếu đất thì mọihoạt động sinh học đó không thể diễn ra một cách bình thường
Như vậy, đất nông nghiệp là một trong những nguồn lực đầu vào quantrọng không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh trong lĩnh vựcnông nghiệp Tất nhiên, trong hoạt động kinh tế, con người có thể làm tăng độphì của đất
Trang 242.1.2 Các vấn đề liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệngười - đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường.Quy luật phát triển kinh tế - xã hội cùng với yêu cầu bền vững về mặt môitrường cũng như hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mục tiêu sửdụng đất hợp lý, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi sinh thái,kinh tế, xã hội cao nhất
Đất nông nghiệp trong quá trình sử dụng có sự biến động về diện tích
do các nguyên nhân sau:
- Đất nông nghiệp được chuyển sang làm đất ở, xây dựng đô thị, thị trấn
- Đất nông nghiệp bị trưng dụng vào mục đích phi nông nghiệp gồm:đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất xây dựng khu công nghiệp, dịch vụ, đất chonhu cầu an ninh quốc phòng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất sửdụng vào mục đích công cộng…
- Đất nông nghiệp quá xấu do trước đây sử dụng không hợp lý, nên bị
xói mòn, bạc màu, ô nhiễm, nay phải chuyển sang trồng rừng (Đoàn Công
Quỳ và cộng sự, 2006).
2.1.2.2 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
- Sử dụng đất nông nghiệp cần phải đầy đủ và hợp lý
Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất nông nghiệp có nghĩa là đất nông nghiệpcần được sử dụng hết và mọi diện tích đất nông nghiệp đều bố trí thích hợpvới đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại đất để vừa nâng cao năng suấtcây trồng, vật nuôi duy trì được độ phì nhiêu của đất
- Đất nông nghiệp cần được sử dụng có hiệu quả cao
Đây là kết quả của nguyên tắc sử thứ nhât sử dụng hợp lý đất nôngnghiệp Nguyên tắc chung là đầu tư vào đất nông nghiệp đến khi mức sản
Trang 25phẩm thu thêm một đơn vị diện tích bằng mức chi phí tăng thêm trên một đơn
vị diện tích đó
- Đất nông nghiệp cần được quản lý và sử dụng một cách bền vững
Sự bền vững trong đất nông nghiệp có nghĩa là cả số lượng và chấtlượng đất nông nghiệp phải được bảo tồn không những để đáp ứng mục đíchtrước mắt của thế hệ hiện tại mà còn phải đáp ứng được nhu cầu của các thế hệmai sau Sự bền vững của đất nông nghiệp gắn liền với điều kiện sinh thái môitrường Vì vậy, cần phải áp dụng các phương thức sản xuất đất nông nghiệp kết
hợp hài hòa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài (luật đất đai, 2003).
Loại hình sử dụng đất chính (a major type of land use) dùng trong đánhgiá khái quát, là sự phân chia ở mức lớn của sử dụng đất đai trong khu vựchoặc vùng nông lâm nghiệp, chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất các cây trồnghàng năm, lâu năm, lúa, đồng cỏ, rừng, khu giải trí nghỉ ngơi, động vật hoang
dã với các công nghệ được dùng đến như tưới nước, cải thiện đồng cỏ
Loại hình sử dụng đất ( Land use tupe - LUT) là bức tranh mô tả thựctrạng sử dụng đất của mỗi vùng với phương thức sản xuất và quản lý sản xuấttrong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và kỹ thuật được xác định
Yêu cầu của các LUT là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai
để bảo vệ mỗi LUT phát triển bền vững Đó là những yêu cầu sinh trưởng,quản lý, chăm sóc, các yêu cầu bảo vệ đất và môi trường
Có thể liệt kê một số LUT khá phổ biến trong nông nghiệp hiện nay, như:
Trang 26- Chuyên trồng lúa: có thể canh tác nhờ nước mưa hay có tưới chủđộng, trồng 1 vụ, 2 vụ.
- Chuyên trồng màu: thường được áp dụng cho những vùng đất caothiếu nước tưới, đất có thành phần cơ giới nhẹ
- Kết hợp cây trồng lúa với cây trồng cạn, thực hiện những công thứcluân canh nhiều vụ trong năm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để đápứng nhu cầu cuộc sống con người, đồng thời còn có tác dụng cải tạo độ phìcủa đất Cũng có thể nhằm khắc phục những hạn chế về điều kiện tưới khôngchủ động một số tháng trong năm, nhất là mùa khô
Xã Quỳnh Hồng là một xã nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng,địa hình nghiêng về phía nam, có sông Thái chảy qua thuận lợi cho sản xuấtnông nghiệp Loại hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã chủ yếu là chuyên lúa,lúa và cây trồng cạn, vườn cây và cây trồng thức ăn gia súc
2.1.2.4 Nội dung sử dụng đất nông nghiệp
Thực hiện và quy hoach, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp trong đó baohàm cả đất nông nghiệp đã được Luật đất đai 2003 quy định rất cụ thể, chặtchẽ và khoa học từ điều 21 đến Điều 30 Các nội dung quy định bao gồm:Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 21); Căn cứ lập quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 22); Nội dung quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất (Điều 23); Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 24); Thẩmquyền lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 25) Theo đó, nội dung quy
Trang 27hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong Luật đất đai 2003 cũng được quy định rõràng hơn rất nhiều so với Luật đất đai 1993, Cụ thể là:
a Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai;
b.Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch;
c Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội, quốc phòng, an ninh;
d.Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án;
e Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất;
Nội dung kế hoạch sử dụng đất bao gồm:
a Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoach sử dụng đất kỳ trước;b.Kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân bổ cho nhu cầu xâydựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ; phát triển đô thị, khudân cư nông thôn, quốc phòng, an ninh;
c Kế hoạch chuyển dịch diện tích đất chuyên trồng lúa nước và đất córừng sang sử dụng vào mục đích khác, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trongđất nông nghiệp;
d.Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích đất để sử dụng vào các mục đích;
e Cụ thể hóa kế hoạch sử dụng đất năm năm đến từng năm;
f Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất
Những văn bản pháp lý liên quan tới quy hoạch, kế hoach sử dụng đấtngoài Luật đất đai còn rất nhiều văn bản khác như: Nghị định 68/2001/NĐ-
CP của Chính Phủ, Nghị quyết số 01/1997/NQ-QH9
Thực hiện theo những quy định hiện hành, quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảmmục tiêu ổn định xã hội Đối với đất nông nghiệp, Đảng và Nhà nước ta chủtrương hạn chế việc chuyển mục đích sử dụng của diện tích đất trồng lúa nước
và diện tích đất rừng phòng hộ Trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử
Trang 28dụng đất, các địa phương cũng đã quán triệt tinh thần này và có sự phân bốquỹ đất hợp lý, đảm bảo một diện tích đất trồng cây lương thực nhất định.
Để thiết lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho một vùng, một địaphương hay một ngành là cả một quá trình nghiên cứu khoa học và sáng tạonhằm xác định ý nghĩa, mục đích của từng phần lãnh thổ, từng loại đất và đềxuất một trật tự sử dụng nhất định Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nôngnghiệp là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước để tổ chức lại việc sử dụng đấtnông nghiệp, hạn chế chồng chéo trong sử dụng đất nông nghiệp, tránhchuyển đổi mục đích sử dụng đất tùy tiện làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đấtnông nghiệp, lâm nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa nước và đất rừng, chấm dứttình trạng hủy hoại đất và phá vỡ môi trường đất
Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển đổi mục đích
sử dụng đất nông nghiệp
Giao đất, cho thuê đất
Đất đai ở nước ta thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sởhữu Như vậy, Nhà nước thống nhất quản lý đất trên phạm vi toàn lãnh thổ và
có quyền định đoạt đối với đất đai Nhà nước đã thực hiện giao đất cho ngườidân sử dụng Theo quy định: “giao đất là việc của Nhà nước trao quyền sửdụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất”.Còn “cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sủ dụng đất bằng hợp đồngcho đối tương có nhu cầu sử dụng đất”
Về giao đất, Nhà nước ta thực hiện giao đất cho hộ gia đình, cá nhân, tổchức sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn, giao đất không thu tiền và giaođất có thu tiền sử dụng đất Theo đó, hầu hết các loại đất thuộc nhóm đất nôngnghiệp được giao cho người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất.Theo điều 33- Luật đất đai 2003, những trường hợp đó bao gồm:
1.Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôitrồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định;
Trang 292.Tổ chức sử dụng đất vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, thựcnghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
3.Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao đất để sản xuất nôngnghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối kết hợp với nhiệm vụ quốcphòng, an ninh;
4.Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
5.Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp
Còn đất nông nghiệp được giao có thu tiền sử dụng đất chỉ trong trườnghợp: “Tổ chức kinh tế được giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,nuôi trồng thủy sản, làm muối”
Việc giao đất nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất là một biện pháp đểgiải quyết hài hòa lợi ích kinh tế thu được từ đất giữa người sử dụng đất vàNhà nước Hầu hết các trường hợp không phải nộp tiền sử dụng đất là nhằmkhuyến khích người dân đầu tư sản xuất vào các loại đất đó để bảo vệ lợi íchcủa người dân trực tiếp lao động và lợi ích chung của cộng đồng như trồngrừng phòng hộ, trồng rừng đặc dụng
Về thời gian sử dụng đất nông nghiệp được giao, theo quy định hiệnhành các trường hợp sau thì người sử dụng đất nông nghiệp được sử dụng ổnđịnh lâu dài:
1.Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
2.Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng (đất được giao chocộng đồng dân cư sử dụng để bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tậpquán của các dân tộc thiểu số)
Các loại đất nông nghiệp còn lại được giao sử dụng có thời hạn: Đấttrồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối giao cho hộ giađình, cá nhân sử dụng có thời hạn là hai mươi năm; đất trồng cây lâu năm, đấtrừng sản xuất giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong thời hạn năm mươinăm Sở dĩ có sự khác nhau về thời gian giao đất như vậy là nhằm đảm bảo
Trang 30quyền lợi và tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất yên tâm lao độngsản xuất trên mảnh đất được giao Việc quy định thời hạn sử dụng đất đượcgiao một cách rõ ràng như vậy cũng giúp cho người sử dụng đất có kế hoạch
sử dụng đất được giao sao cho có hiệu quả nhất
Ngoài hình thức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất,Nhà nước còn thuê đất để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất Việc thu tiền thuê đấtđược thực hiện theo hai phương thức: thu tiền thuê hàng năm hoặc thu tiềnthuê đất một lần cho cả thời gian thuê Hầu hết các trường hợp cho thuê đất sửdụng vào mục đích nông nghiệp người sử dụng đất trả tiền thuê đất hàng năm,thu tiền thuê đất một lần áp dụng với trường hợp: “ Người Việt Nam định cư
ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tưsản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối” Thời hạncho thuê đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất trồng câylâu năm đất rừng sản xuất cũng tương tự như giao đất Hầu hết thời hạn giao,cho thuê đất đều có nhu cầu tiếp tục sử dụng chấp hành đứng pháp luật về đấtđai trong quá trình sử dụng, đất đó phù hợp với quy hoạch, người sử dụng đấtđược nhà nước tiếp tục giao, cho thuê đất
Những quy định về thuê đất được cụ thể hóa trong các Điều 31, 32, 35,
67 - Luật đất đai năm 2003
Thu hồi đất nông nghiệp
Luật đất đai 2003 quy định: “Thu hồi đất là việc của Nhà nước ra quy định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật đất đai” hay
nói cách khác là việc chấm dứt quyền sử dụng đất của người được Nhà nướcgiao đất, cho thuê đất Luật đất đai 2003 đã nói riêng một mục về thu hồi đất.Trong đó nói rõ các trường hợp thu hồi đất, bồi thường, tái định cư cho người
bị thu hồi đất cho đến thẩm quyền thu hồi đất Thu hồi đất là vấn đề vô cùngphức tạp bởi nó liên quan đến lợi ích của rất nhiều đối tượng: người bị thu hồi
Trang 31đất, đơn vị sẽ sử dụng đất bị thu hồi, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm thuhồi đất…Vì vậy, vấn đề này được dư luận nói đến rất nhiều và cũng có nhiềuvăn bản ban hành hướng dẫn thực hiện những quy định về thu hồi đất KhiNhà nước thu hồi đất mà người bị thu hồi đất có GCN quyền sử dụng đất hoặc
đủ điều kiện để được cấp GCN thì được bồi thường Chính phủ đã ban hànhnghị quyết 197/2004/CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ tái định cưkhi Nhà nước thu hồi đất Đối với nông nghiệp “hộ gia đình, cá nhân sử dụngđất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất được bồi thường bằng đất có cùngmục đích sử dụng; nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằngtiền theo giá đất cùng mục đích sử dụng” Đất nông nghiệp xen kẽ trong khudân cư, đất vườn ao liền kề với đất trong khu dân cư, ngoài việc được bồithường theo giá đất nông nghiệp cùng mục đích sử dụng đất còn được hỗ trợbằng tiền; giá tính hỗ trợ 20% đến 50% giá đất ở liền kề Đối với đất nôngnghiệp đang sử dụng vượt hạn mức, đất nông nghiệp đang sử dụng do nhậngiao khoán…khi bị thu hồi việc thực hiện bồi thường cũng được quy định(Điều 10 – Nghị định 197/2004/NĐ-CP)
Ngoài ra, với trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếpsản xuất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường cho việc tiếp tục sảnxuất thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất được hỗtrợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới
Thẩm quyền thu hồi đất, Luật đất đai 1993 chỉ quy định chung chung “
cơ quan nào có thẩm quyền giao đất thì có thẩm quyền thu hồi đất” nhưngLuật đất đai 2003 đã cụ thể hóa hơn:
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thu hồi đấtđối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư nước ngoài, tổ chức,
cá nhân nước ngoài
UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định việc thuhồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định
Trang 32cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụngđất ở tại Việt Nam.
Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp
Trong những năm gần đấy nhất là trước khi đổi mới, đất nước chưachuyển sang cơ chế thị trường, việc chuyển mục đích sử dụng đất diễn rakhông nhiều và cũng không quá phúc tạp Nhưng thời gian gần đây, quyền sửdụng đất ngày càng có giá và có sự chênh lệch rất lớn giữa các loại đất chẳnghạn như giữa đất nông nghiệp và đất ở khiến tình trạng chuyển đổi mục đích
sử dụng rất tùy tiện và vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước Vì vây, Luậtđất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định vẫn đề này kháchặt chẽ Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất có trường hợp bắt buộc phảidược phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng cũng có nhữngtrường hợp không phải xin phép Đối với đất nông nghiệp, các trường hợp khichuyển đổi mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan có thẩm quyểnquy định trong Điều 36 – Luật đất đai năm 2003:
a Chuyển đổi đất trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, đất rừng,đất nuôi trồng thủy sản;
b.Chuyển đổi đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vàomục đích khác;
c Chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp
Ngoài các trường hợp trên thì không phải xin phép cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền khi chuyển mục đích sử dụng đất nhưng phải đăng lý với vănphòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc UBND xã nơi có đất Nhà nước quyđịnh như vậy để người sử dụng đất có thể chủ động chuyển mục đích sử dụngđất phù hợp với mục đích của mình để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn
Mặt khác, việc quy định những trường hợp bắt buộc phải có sự đồng ý
cơ quan có thẩm quyền một mặt sẽ vẫn tạo điều kiện cho người sử dụng đấtlinh hoạt chuyển đổi sang mục đích khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn
Trang 33nhằm cải thiện đời sống nhân dân nhưng một mặt Nhà nước quản lý chặt chẽviệc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của một số loại đất Qua đó điều chỉnhnhững loại đất có ý nghĩa đặc biệt như: Diện tích đất trồng lúa nước, diện tíchđất rừng…đó là những loại đất ảnh hưởng đến lợi ích của cả quốc gia.
Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đượcgiao rất cụ thể trong Điều 37 - Luật đất đai 2003
Dồn điền đổi thửa
Với những khó khăn nêu trên, việc dồn đổi ruộng đất để tạo ô thửa lớn
là việc làm cần thiết, tạo tiền đề cho sản xuất thực hiện CNH- HĐH nôngnghiệp nông thôn Hiện nay phong trào dồn đổi ruộng đất đã và đang diễn ratrong cả nước Từ chỗ tự phát đến nay việc làm này đã trở thành cuộc vậnđộng có chủ trương, ở nhiều địa phương đã khắc phục được tình trạng đất đaimanh mún và phân tán, bình quân thửa trên hộ chiếm 2- 5 thửa, đã giảm 60-70% so với trước Diện tích bình quân trên thửa đã tăng lên và đạt từ 600-1000m2
Mục đích của việc dồn đổi ruộng đất nông nghiệp
Ruộng đất nhỏ lẻ, manh mún, phân tán làm hạn chế nhiều tới sản xuấtnông nghiệp, không phát huy được tiềm năng đất đai, lao động, khí hậu sẵn cócủa địa phương, nó ảnh hưởng tới quá trình cơ giới hoá trong sản xuất nôngnghiệp Vì vậy, việc dồn ghép thửa là cần thiết, quá trình này được thực hiệnnhằm để:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất nông nghiệp của hộ giađình để góp phần nâng cao thu nhập cho hộ
- Tiết kiệm thời gian công ích trên một đơn vị diện tích cho hộ gia đình
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng,chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và áp dụng tiến bộ khoa học kỹthuật vào sản xuất
Trang 34- Tạo điều kiện từng bước CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn theotinh thần Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp GCNQSDĐ nông nghiệp cho hộnông dân
- Tạo điều kiện cho công tác quản lý đất, theo dõi biến động đất ngàymột đơn giản, nề nếp, chặt chẽ, tiến tới mỗi thửa đất được cấp mộtGCNQSDĐ
Yêu cầu của việc dồn đổi ruộng đất
- Dồn đổi ruộng đất phải gắn với quy hoạch sử dụng đất trên các mặtsản xuất nông nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, công trình xây dựng cơ bản, côngtrình công cộng…
- Dồn đổi ruộng đất phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhấtcủa các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở
- Căn cứ vào địa hình, đặc điểm, mức độ phân tán, manh mún đất đai
mà xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức thực hiện cho phù hợp không ảnhhưởng tới sản xuất Giữ ổn định chính trị địa phương, đoàn kết giúp đỡ nhaunâng cao tinh thần tương thân tương ái trong nhân dân
- Gắn với việc dồn đổi nắm lại chuẩn xác diện tích, xác định để lập bộthuế và cấp GCNQSDĐ ở giai đoạn tiếp sau dồn đổi
- Mỗi hộ sau khi dồn đổi không quá 3 thửa
1.Đối tượng thực hiện
Là quỹ đất được giao ổn định theo quyết định 652/QĐ-UB, đất thuộcquyền quản lý của UBND xã và diện tích điều chỉnh gieo bổ sung theo quyếtđịnh 948/QĐ-UB của uỷ ban nhân dân tỉnh
2.Mục tiêu thực hiện
- Dồn quỹ đất 5% công điền theo từng xứ đồng ở từng xóm thôn, gầncác trục đường giao thông, gần khu dân cư
Trang 35- Quy hoạch được vùng đất dành cho nhu cầu phát triển công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp như mô hình ở các xóm một số hộ đã thực hiện năm 2003.
- Phấn đấu sau khi tiến hành dồn đổi thì mỗi hộ không quá 3 thửa,không còn hình thức nhận ruộng gián tiếp
- Cấp giấy GCNQSDĐ cho các chủ sử dụng đất theo kết quả dồn đổi
2.1.3 Yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng đất nông nghiệp
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như nguyênnhân chủ quan, đất đai nhìn chung đang bị khai thác một cách không hợp lý,
cụ thể là khai thác quá mức - vượt quá khả năng mang tải của đất, làm cho đấtnông nghiệp bị giảm sút về số lượng và suy thoái về chất lượng
2.1.3.1 Điều kiện tự nhiên
Sự phát triển của bất cứ hoạt động kinh tế nào cũng phụ thuộc vào điềukiện tự nhiên Song, đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệpthì tác động của các nhân tố tự nhiên thể hiển rõ nét hơn cả, thậm chí cònmang tính quyết định Điều kiện tự nhiên như: Vị trí, địa hình, khí hậu, độẩm có tác động không nhỏ đến sử dụng đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Vị trí, địa hình, đất đai: Đất đai là yếu tố sản xuất không thể thiếu
được trong sản xuất nông nghiệp, là mối quan tâm hàng đầu đối với ngườilàm nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp phải gắn liền với đất đai, quỹ đấtnhiều hay ít, tốt hay xấu, vị trí thuận lợi hay không, độ dốc lớn hay nhỏ đềuảnh hưởng đến kết quả sản xuất và tác động đến thu nhập của người nôngdân Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp bởi
vì đây là cơ sở để sinh vật sinh trưởng, phát triển và tạo sinh khối Đánh giáđúng điều kiện tự nhiên là cơ sở xác định cây trồng vật nuôi phù hợp và địnhhướng đầu tư thâm canh đúng
Ở vùng đồng bằng, đất nông nghiệp được hình thành chủ yếu do hội tụphù sa của hệ thống các sông lớn theo những loại hình tam giác châu thổ hoặcđồng bằng ven biển Với đặc điểm là địa hình tương đối bằng phẳng, có
Trang 36nguồn nước tưới thuận lợi, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, đồng bằng đã và đang
là những cánh đồng lớn ngày càng phong phú về chủng loại cây trồng theo sựphát triển của giống và hệ thống canh tác mới
Khí hậu, thời tiết: Yếu tố khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người Nhiệt độ bình quân, sự saikhác nhiệt độ ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm, số giờ nắng trực tiếp ảnh hưởngđến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi Lượng mưa
có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ, độ ẩm của đất, cũng như khảnăng đảm bảo cung cấp nước cho quá trình sinh trưởng của cây trồng và vật
nuôi (Phạm Tiến Dũng, 2009).
2.1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm: Các yếu tố về chế độ xã hội, dân số
và lao động, thông tin và chính sách, trình độ dân trí, yêu cầu quốc phòng - anninh, sức sản xuất và trình độ phát triển kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế vàphân bố sản xuất, các điều kiện phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thươngmại, giao thông vận tải, thủy lợi, sự phát triển khoa học kỹ thuật Trong đócác nhân tố xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo về sử dụng đất đainói chung, sử dụng đất nông nghiệp nói riêng Phương thức sử dụng đất nôngnghiệp được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từngthời kỳ nhất định
Chế độ tư hữu tư liệu sản xuất và điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau
đã tác động đến việc sử dụng đất nông nghiệp, khống chế phương thức và sửdụng đất hợp lý Trình độ phát triển xã hội khác nhau dẫn đến trình độ sửdụng đất nông nghiệp cũng khác nhau Nền kinh tế và khoa học kỹ thuật nôngnghiệp càng phát triển thì khả năng sử dụng đất nông nghiệp của con ngườicàng được nâng cao
Chính sách và những quy định của Nhà nước là nhân tố ảnh hưởng lớn
đến sử dụng đất nông nghiệp Có bốn nhóm chính sách tác động gián tiếp đến
Trang 37sử dụng đất nông nghiệp: nhóm thứ nhất là các chính sách liên quan đếnquyền sử dụng đất nông nghiêp; nhóm thứ hai bao gồm: các chính sách liênquan đến giá đầu vào, đầu ra; nhóm thứ ba bao gồm các chính sách phát triển
cơ sở hạ tầng: thủy lợi, giao thông, thông tin, nghiên cứu và phát triển côngnghệ; nhóm thứ tư gồm các chính sách liên quan đến tín dụng và lãi suất
(Benin và cộng sự,2006).
2.1.3.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
Đây cũng là nhân tố cơ bản quy định trong việc sử dụng đất nôngnghiệp Cơ sở hạ tầng bao gồm: giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc, cácdịch vụ về sản xuất và khoa học - kỹ thuật Những nhân tố này tác động cả
trực tiếp và gián tiếp đến việc sử dụng đất trong nông nghiệp (Phạm Tiến
Dũng, 2009).
2.1.3.4 Kỹ thuật, công nghệ
Bản chất của kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp có ảnhhưởng rất lớn đến năng suất đất đai và hiệu quả kinh tế Như chúng ta đã biếtđổi mới công nghệ có thể hướng vào việc tiết kiệm các nguồn lực, phát triểncông nghệ đòi hỏi mức đầu tư thấp, ít sử dụng chất hóa học trong sản xuấtnông nghiệp, phát huy kiến thức cổ truyền của nông dân và thực hiện mục
tiêu đa sinh học (Phạm Tiến Dũng, 2009).
2.1.3.5 Chính sách đất nông nghiệp của Nhà nước
Chính sách đất nông nghiệp hiện nay ở nước ta là kết quả của quá trìnhxây dựng trên quan điểm đổi mới trong một thời gian dài Khởi điểm của quátrình đổi mới đó là Nghị quyết 10 của Bộ chính trị năm 1988 về giao quyền tựchủ cho hộ nông dân, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trungương (khóa VI) tháng 11 – 1988 về gia đất cho hộ nông dân
Cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Nhà nước đã xây dựng và banhành nhiều văn bản pháp lý xác định chế độ, chính sách đối với đất nôngnghiệp, trong đó nổi bật là Luật Đất đai năm 1993 (được liên tục sửa đổi vào
Trang 38các năm sau này, nhất là Luật Đất đai sửa đổi năm 2003), Luật Thuế chuyểnquyền sửa dụng đất năm 1999, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp (năm 2000,thay cho thuế nông nghiệp) Nội dung cơ bản của chính sách đất nông nghiệpcủa Nhà nước Việt Nam hiện nay thể hiện qua chế độ sở hữu đất nông nghiệp,chính sách giá đất của Nhà nước, chính sách tích tụ và tập trung đất nôngnghiệp, chính sách thuế đất nông nghiệp và chính sách bồi thường khi thu hồiđất nông nghiệp.
2.1.3.6 Thị trường trong nông nghiệp
Bàn về thị trường trong nông nghiệp cần kể đến thị trường đầu vào vàthị trường đầu ra Phần lớn thị trường trong nông nghiệp mang tính cạnh tranhcao hơn so với các ngành khác trong nền kinh tế Vì vậy, tạo ra thị trườngcạnh tranh lành mạnh, cũng là một trong những điều kiện nâng cao hiệu quả
sử dụng nguồn lực trong nông nghiệp, đặc biệt là đất nông nghiệp Môitrường cạnh tranh lành mạnh, trong đó các thành phần kinh tế quốc doanh, tưnhân, hợp tác xã có quyền ngang nhau trong việc tạo vốn, sử dụng các thôngtin mua, bán sản phẩm
2.1.3.7 Điều kiện sản xuất của nông hộ
Trình độ dân trí, kỹ năng của hộ nông dân thấp khó tiếp thu về tiến bộkhoa học, kỹ thuật, nhất là trong việc đưa giống mới, kỹ thuật thâm canh Tưtưởng của nền sản xuất tự cung, tự cấp còn ảnh hưởng nặng nề trong một bộphận người lao động dẫn đến kìm hãm sự phát triển của sản xuất nôngnghiệp…nên năng suất rất hạn chế Trong nhiều năm xã đưa giống mới vàosản xuất, nhưng không thành công do giống mới phải đầu tư phân bón, phảichăm sóc nhiều người dân vừa không có khả năng đầu tư, vừa không có thóiquen thâm canh
Một bộ phận còn tư tưởng bằng lòng với hiện tại hoặc tư tưởng trôngchờ, ỷ lại vào sự ưu đãi của thiên nhiên, vào sự giúp đỡ, cho không của nhànước chưa tự vươn lên trong cuộc sống
Trang 39Bên cạnh đó, diện tích đất, số lượng lao động, lượng vốn mà hộ nôngdân để phục vụ sản xuất nông nghiệp…cũng là những biến số quan trọng
trong nhân tố này (Lê Bá Huy và cộng sự,2009).
2.1.3.8 Kinh nghiêm của cán bộ xã
Trong nhiều năm qua công tác quản lý, sử dụng đất chưa được cáccấp, các ngành thực sự chú ý, việc khai thác, sử dụng đất không có quyhoạch và kế hoạch Trogn thực tế để đảm bảo sản lượng lương thực, hàngnăm đã khuyến khích nhân dân tích cực mở rộng diện tích canh tác, màkhông chú trọng nâng cao hệ số sử dụng đất như chuyển đổi cơ cấu câytrồng vật nuôi, hay có thể giải quyết vấn đề lương thực từ các hoạt động sảnxuất ngoài nông nghiệp
Tóm lại, các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, khuynh hướng quan
tâm đến quá mức lợi ích kinh tế luôn luôn chi phối quá trình sử dụng đất nôngnghiệp Hiện nay, do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như nguyên nhânkhách quan, đất đai nhìn chung đang bị khai thác một cách không hợp lý, cụthể là khai thác quá mức - vượt quá khả năng mang tải của đất, làm cho đấtnông nghiệp bị giảm sút về số lượng và suy thoái chất lượng Vì vậy, cần phảidựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hội để nghiên cứu mối quan
hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp.Cần căn cứ vào những yêu cầu thị trường, của xã hội để xác định hướng sửdụng đất nông nghiệp, kết hợp chặt chẽ yêu cầu sử dụng với ưu thế tài nguyêncủa đất đai nhằm đạt tới cơ cấu hợp lý nhất với diện tích đất nông nghiệp cóhạn, đồng thời nên có chính sách phù hợp nhằm cải thiện chất lượng đất nông
nghiệp (Phạm Tiến Dũng, 2009).
2.2 Cơ sở thực tiễn về sử dụng đất nông nghiệp
2.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Dưới áp lực của sự gia tăng dân số và nhu cầu lương thực trên thế giớinói chung và Việt Nam nói riêng, tình trạng suy thoái của nhiều vùng đất đã
Trang 40diễn ra “Hàng năm, trong số hơn 1,5 tỷ ha đất sản xuất nông nghiệp trên thếgiới thì có khoảng 5 - 7 triệu ha bị bỏ do xói mòn hoặc thái hóa Theo nghiêncứu của FAO và Hiệp hội khoa học đất Quốc tế (International society of soilsience - ISSS) Đã kết luận từ năm 2000 trong số các nước đang phát triển có ítnhất 64 quốc gia không có đủ lương thực so với yêu cầu, ước tính khoảng 1,072triệu người (30% dân số) trên thế giới lâm vào tình trạng thiếu lương thực”.
Để ngăn chặn những suy thoái của tài nguyên đất gây ra do sự thiếuhiểu biết hoặc khai thác quá mức, đồng thời nhằm hướng dẫn việc quản lý và
sử dụng đất đai một cách hợp lý cho nhu cầu của con người hiện tại cũng nhưtrong tương lai, việc đánh giá tiềm năng đất là rất cần thiết để hướng tới sựbền vững
Trong những năm gần đây, do nhu cầu sử dụng đất của con người ngàycàng tăng, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, các thảm họa thiên tai liên tiếpxảy ra như: Lũ lụt, hạn hán, cháy rừng… Hầu hết các nguyên nhân trên đều
có chung một nguồn gốc, đó là do ảnh hưởng trực tiếp của tình trạng gia tăngdân số, khi dân số tăng thì nhu cầu sử dụng đất ở, nhu cầu về đất sản xuấtngày càng lớn Hiện tượng du canh, du cư vì thiếu đất canh tác dẫn đến tìnhtrạng phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy xảy ra phổ biến Theo báo cáo củaFAO, có khoảng 25% diện tích đất đai trên toàn thế giới hiện đang bị “thoáihóa nặng nề” với đất đai bị xói mòn, nguồn nước bị thoái hóa và hệ sinh thái
bị biến mất Có khoảng 8% diện tích đất khác bị thoái hóa ở mức trung bình,36% diện tích được đánh giá là ổn định hoặc thoái hóa nhẹ, và chỉ có 10%được xếp hạng là “đang được cải thiện”
Ngoài ra, những phần còn lại trên bề mặt Trái đất hoặc là đồi trọc hoặc lànhững vungd bị ngập Trước tình trạng ấy, nhiệm vụ hàng đầu của các nghànhcần phải có biện pháp hạn chế nạn phá rừng và sử dụng đất đai không hợp lý.Trước hết, vấn đề cần đặt ra là phải làm sao để có thể sử dụng nguồn tàinguyên đất đai hợp lý, đây là cả một quá trình nghiên cứu của đội ngũ cán bộ