Mục tiêu bài học• Hiểu và nắm được đặc điểm nhận thức của học sinh THPT về hoạt động giao tiếp, đời sống tình cảm và hoạt động lựa chọn nghề nghiệp.. • Đưa ra được những biện pháp nâng c
Trang 1Học phần: Tâm lý học lứa tuổi và
tâm lý học sư phạm
Chương 3 TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG
Giảng viên hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Thu Phương
Giáo sinh thực tập
Hồ Thị Hằng
Trang 2
Mục tiêu bài học
• Hiểu và nắm được đặc điểm nhận thức của học sinh
THPT về hoạt động giao tiếp, đời sống tình cảm và hoạt động lựa chọn nghề nghiệp
• Đưa ra được những biện pháp nâng cao hoạt động
nhận thức trong giao tiếp, đời sống tình cảm và lựa
chọn nghề nghiệp của học sinh
• Vận dụng các đặc điểm nhận thức vào quá trình học tập của bản thân
• Thiết lập và duy trì quan hệ tốt với học sinh THPT
• Có ý thức học tập đúng đắn
• Đánh giá đúng vai trò của giao tiếp, đời sống tình cảm
và hoạt động lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT
Trang 3Nội dung bài giảng
3.3 Đặc điểm nhân cách của lứa tuổi học sinh THPT
3.3.3 Giao tiếp và đời sống tình cảm
3.3.3.1 Giao tiếp trong nhóm bạn
3.3.3.2 Đời sống tình cảm
3.3.4 Hoạt động lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT
Trang 43.3.3.Giao tiếp và đời sống tình cảm
3.3.3.1 Giao tiếp trong nhóm bạn
Đặc điểm giao tiếp của HS THCS:
• Coi trọng những phẩm chất của tình bạn
• Mong muốn được bạn bè thừa nhận và tôn trọng
• Có rung cảm nặng nề nếu quan hệ của các em với bạn bè có những sự bất hòa, thiếu thốn bạn thân hoặc tình bạn bị phá vỡ
• Sự lên án chân thành của tập thể, sự tẩy chay của bạn bè…là điều không mong muốn của lứa tuổi này
Trang 5Thảo luận
Lớp chia thành 4 nhóm và sẽ tiến hành thảo luận trong vòng 5 phút, sau đó các nhóm
sẽ lần lượt trình bày cho cả lớp nghe, và góp ý bổ sung cho nhóm bạn.
Nội dung thảo luận
[1] Đặc điểm giao tiếp của HS THPT?
[2] Ý nghĩa giao tiếp trong nhóm bạn?
Trang 6Đặc điểm giao tiếp của HS THPT
• Giao tiếp với nhóm bạn chiếm vị trí lớn trong các mối quan hệ của các em
• Mong muốn được tôn trọng, đối xử bình đẳng trong nhóm
• Nhu cầu tự lập phát triển
• Chịu sự tác động của cha mẹ trong việc định hướng giá trị đạo đức và lựa chọn nghề
nghiệp.
• Phạm vi giao tiếp mở rộng hơn so với THCS
Trang 7Ý nghĩa của giao tiếp trong nhóm bạn:
• Có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách của các em.
• Thỏa mãn nhu cầu giao tiếp- khẳng định
mình
• Mở rộng các mối quan hệ giao tiếp
• Phát triển khả năng nhận thức: người khác
và bản thân, tự ý thức
Trang 8Kết luận sư phạm :
• Cha mẹ cần có sự quan tâm đến các mối quan hệ của con cái trên nguyên tắc tôn trọng con
• Nhà trường, gia đình và xã hội chung tay xây dựng môi trường lành mạnh cho các
em hoạt động và phát triển.
• Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong công tác giáo dục
Trang 9• Nên tổ chức hoạt
động tập thể phong phú, hấp dẫn giúp các em hiểu biết lẫn nhau
• Cần phải nắm rõ đặc trưng tâm lí của lứa tuổi :
• Tạo ra dư luận xã hội lành mạnh trong lớp học
• Giáo dục giới tính cho học sinh ở lứa tuổi
Trang 103.3.3.2 Đời sống tình cảm
• Tình bạn được xây dựng
và phát triển từ thời thiếu niên: mở rộng và phong phú hơn.
• Yêu cầu trong tình bạn cao hơn
• Có sự “ phản ứng ” lại cảm xúc của người khác
• Tình bạn có tính bền vững cao và có thể kéo dài đến suốt cuộc đời
Trang 11• Nhu cầu tình bạn khác giới phát triển mạnh
+ Tình bạn khác giới đơn thuần
+ Tình cảm nam-
nữ ( tình yêu tuổi mới lớn).
Trang 123.3.4 Hoạt động lựa chọn nghề nghiệp của HS
THPT
Tiến hành thảo luận theo cặp đôi( theo bàn),
trong vòng 5 phút, sau đó bắt đầu tranh luận chung trước lớp
• Theo anh ( chị ) ngành nghề gì đang “HOT” hiện
nay?
• Anh (chị) hãy cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp?
• Bạn có nhận xét gì về việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT hiện nay
Trang 13Kết luận:
• Giáo dục HS THPT nhìn nhận đúng đắn về việc
định hướng nghề nghiệp: lựa chọn học nghề hay học lên CĐ- ĐH
• Gia đình cần có sự hướng nghiệp cho các em
• Hoạt động hướng nghiệp của nhà trường cần
được tiến hành thường xuyên.
• HS THPT cần nhận thức được nhu cầu, sở thích và năng lực của bản thân để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
Trang 14Tổng kết bài dạy.
Bài tập về nhà:
Làm BT trong sách Phan Trọng Ngọ (chủ biên),
Bộ câu hỏi ôn tập và đánh giá kết quả học tập môn Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB
ĐHSP 2004
• Câu 23 đến câu 30 (trang 71- 74)
• Câu 11 đến câu 15 (trang 81-82)
Nghiên cứu tìm hiểu nội dung chương tiếp theo: Tâm lý học dạy học
Trang 15Cảm ơn cô và các bạn
đã chú ý lắng nghe !