Kinh nghiệm của Ấn Độ

Một phần của tài liệu Ngành bảo hiểm Việt Nam trước và sau gia nhập WTO (Trang 33)

Từ năm 1972 đến 1999, ngành bảo hiểm phi nhân thọ của Ấn độ hoạt động theo cơ chế độc quyền nhà nƣớc với Công ty Bảo hiểm Chung (GIC) và 4 công ty con trực thuộc – Công ty Ấn Độ Mới, Công ty Phƣơng Đông, Công ty Ấn độ Thống nhất và Công ty Bảo hiểm Quốc gia. Bên cạnh việc điều hành hoạt động ngành bảo hiểm nói chung, GIC đã bố trí các chƣơng trình tái bảo hiểm thông qua việc nhƣợng tái bảo hiểm giữa các công ty con cho nhau hoặc bằng cách cùng bảo hiểm.

Phí bảo hiểm, các điều khoản và điều kiện mà công ty bảo hiểm cung cấp cho khách hàng là do Uỷ ban Tƣ vấn Thuế (TAC) quy định. Phí bảo hiểm đƣợc quy định chung cho tất cả các công ty bảo hiểm, không có sự khác nhau về sản phẩm và mức trách nhiệm đƣợc giới hạn trong hầu hết mọi nghiệp vụ bảo hiểm. Cơ cấu độc quyền và đóng cửa thị trƣờng đối với các công ty tƣ nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài cho thấy các công ty bảo hiểm trong nƣớc có thể phát triển mạnh mà không cần đối đầu với bất kỳ thử thách nào từ bên ngoài. Việc ban hành Luật Cơ quan quản lý và phát triển bảo hiểm (IRDA) năm 1999 đã khởi động quá trình tự do hoá thị trƣờng. Luật thể sự nhất trí của Chính phủ Ấn Độ, sau nhiều năm cân nhắc, mở cửa thị trƣờng cho các công ty tƣ nhân Ấn độ và nƣớc ngoài có thể hỗ trợ nền kinh tế đáp ứng nhu cầu về bảo hiểm đang ngày càng tăng, tạo ra sự tăng trƣởng tại các vùng nông thôn và phát triển Ấn độ thành một trung tâm tái bảo hiểm khu vực. Chính phủ Ấn Độ đã đặt ra mục tiêu cấp giấy phép cho các công ty bảo hiểm tƣ nhân đầu tiên trong đó có các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài vào tháng 10/2000. Năm 1997, tổng doanh thu phí bảo hiểm ở nƣớc này đạt trên 7,2 tỷ đô la Mỹ, trong đó bảo hiểm nhân thọ chiếm 71% và bảo hiểm phi nhân thọ chiếm 29%

Tính đến thời điểm hiện nay, Ấn Độ là một trong số 4 nƣớc trên thế giới còn duy trì chế độ độc quyền của Nhà nƣớc. Bình quân phí bảo hiểm tính trên đầu ngƣời tại nƣớc này là 7.6 đô la Mỹ năm 1997 trong khi mức trung bình của thế giới tại cùng thời điểm là 246 đô la đối với bảo hiểm nhân thọ và 177 đô la đối với bảo hiểm phi nhân thọ. Nếu tháng 1 năm 2000 mới chỉ có khoảng 22% dân số Ấn Độ tham gia bảo hiểm thì đến năm 2005, Ấn Độ đã trở thành một trong 4 thị trƣờng bảo hiểm lớn nhất Châu Á. Hiện tại 2 công ty bảo hiểm nhà nƣớc lớn nhất là Tổng công ty bảo hiểm nhân thọ và Tổng công ty bảo hiểm phi nhân thọ nắm trong tay số quỹ trị giá 8.7 tỷ đô la Mỹ. Tốc độ tăng trƣởng của ngành bảo hiểm là 7-8%/ năm trong khi tốc độ tăng trƣởng của kinh tế chỉ là 6-7%.

Cơ quan quản lý và phát triển bảo hiểm (IRDA) đƣợc thành lập và giao nhiệm vụ quản lý và giám sát sự phát triển cân đối của ngành bảo hiểm và tái bảo hiểm Ấn độ.

Các công ty tƣ nhân giờ đây có thể hoạt động trong ngành bảo hiểm Ấn Độ. Tuy nhiên, họ phải đƣợc IRDA cấp phép trƣớc khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Để hồ sơ xin phép đƣợc xem xét, công ty bảo hiểm tƣ nhân trong nƣớc phải đăng ký kinh doanh theo Luật Công ty năm 1956 và phải có khoảng 20 triệu USD vốn đầu tƣ. Các quy định cấp phép cụ thể mà các công ty Ấn độ phải thực hiện đƣợc quy định trong trong Quy định về đăng ký công ty bảo hiểm Ấn độ. Thêm vào đó, IRDA yêu cầu mỗi công ty bảo hiểm hoạt động tại Ấn độ phải đảm bảo cung cấp một tỉ lệ nhất định dịch vụ bảo hiểm tại các vùng nông thôn. Đối với một công ty bảo hiểm chung, tỉ lệ này là 2% tổng doanh thu phí bảo hiểm trong năm hoạt động đầu tiên, 3% trong năm thứ 2 và 5% trong các năm tiếp theo. Hơn nữa, một công ty bảo hiểm Ấn độ mới ra đời sẽ chỉ đƣợc phép đầu tƣ vốn của ngƣời mua bảo hiểm tại thị trƣờng trong nƣớc.

Các rào cản đầu tƣ cho khu vực có vốn nƣớc ngoài cũng đƣợc rỡ bỏ. Các công ty bảo hiểm toàn cầu hiện nay đã đƣợc phép lập và đăng ký một công ty trong nƣớc để kinh doanh bảo hiểm tại Ấn độ. Tuy nhiên, các quy định nêu rõ họ đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu 20 triệu USD và chiếm giữ vốn tối đa 26% ở các công ty bảo hiểm trong nƣớc này. Do đó, để tham gia thị trƣờng, các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài phải thành lập liên doanh

với một đối tác của Ấn độ mà có thể đáp ứng 74% số vốn tối thiểu. Hạn chế về tỉ lệ vốn nắm giữ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng áp dụng cho các công ty tái bảo hiểm toàn cầu mong muốn hoạt động kinh doanh tại Ấn Độ, nhƣng yêu cầu về vốn tối thiểu để thành lập một công ty trong nƣớc là sấp xỉ 45 triệu USD.

Từ khi IRDA ban hành các quy định này, 8 công ty bảo hiểm phi nhân thọ toàn cầu và 13 công ty bảo hiểm nhân thọ đã tham gia thị trƣờng. Mặt khác, chƣa có công ty tái bảo hiểm toàn cầu nào thành lập công ty trong nƣớc. Thay vào đó, hầu hết các công ty tái bảo hiểm quốc tế hàng đầu đều hoạt động từ các văn phòng ở nƣớc ngoài thông qua việc chia sẻ rủi ro tái bảo hiểm bởi GIC. Thêm vào đó, các công ty toàn cầu cũng thúc đẩy để có thể lập chi nhánh tại Ấn Độ. Những thay đổi này có thể làm tăng đáng kể sự hiện diện của các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm nƣớc ngoài ở Ấn Độ.

Chƣơng trình Môi giới bảo hiểm của IRDA năm 2002 đã cho phép các công ty môi giới bảo hiểm và tái bảo hiểm nƣớc ngoài tham gia thị trƣờng, nhƣng cũng chịu sự hạn chế về tỉ lệ vốn chiếm giữ nhƣ các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm. Do đó, các công ty môi giới nƣớc ngoài cung phải thành lập liên doanh với đối tác Ấn Độ để thành lập một công ty môi giới Ấn Độ.

Trong những năm kể từ khi Luật IRDA khởi xƣớng cải cách thị trƣờng, ngành bảo hiểm đã trải qua nhiều thay đổi đáng kể. Việc gia nhập thị trƣờng của nhiều công ty tƣ nhân Ấn Độ và các công ty nƣớc ngoài trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đã mang lại nhiều sự lựa chọn hơn về loại hình sản phẩm và dịch vụ. Sự cải thiện nhận thức của khách hàng về lợi ích và tầm quan trọng của bảo hiểm và tái bảo hiểm đã làm tăng số lƣợng ngƣời mua bảo hiểm; các kênh phân phối mới – trong đó có các công ty môi giới, bảo hiểm qua ngân hàng, internet và các công ty đại lý – đã tạo ra thêm nhiều cách để có thể đƣa sản phẩm và dịch vụ tới ngƣời tiêu dùng.

Đến cuối năm 2003, có 13 công ty bảo hiểm nhân thọ có điều lệ hoạt động, một nhà nƣớc (độc quyền cũ) and 12 công ty tƣ nhân. Tất cả các công ty tƣ nhân đều có đối tác nƣớc ngoài trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Hầu hết các công ty bảo hiểm hỗn hợp đều có

đối tác nƣớc ngoài. Có 13 công ty bảo hiểm hỗn hợp hoạt động tại Ấn độ tính đến cuối năm 2003. Bốn công ty thuộc khối nhà nƣớc – các công ty con trƣớc đây của Công ty bảo hiểm chung hoạt động nhƣ những công ty quốc hữu hoá. Còn lại là các công ty thuộc khối tƣ nhân.

Công ty bảo hiểm nhân thọ có truyền thống bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thông qua các đại lý của mình (xây dựng lực lƣợng nhân viên bán hàng không phải là một đặc điểm truyền thống của thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ Ấn Độ). Tất cả các công ty bảo hiểm nhân thọ đều có các đại lý hoạt động theo chế độ hƣởng hoa hồng và phần lớn các công ty khu vực tƣ nhân đều sử dụng kênh phân phối này. Tuy nhiên, hiện nay do ngân hàng đã có thể bán bảo hiểm, việc bán bảo hiểm qua ngân hàng đã có những tác động lớn trong việc bán các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Hầu hết các công ty bảo hiểm khu vực tƣ nhân đã hình thành một liên minh với các ngân hàng, với một số công ty bảo hiểm sử dụng dịch vụ bán bảo hiểm qua ngân hàng nhƣ một kênh bán hàng chủ yếu trong kinh doanh. Ví dụ, trong năm 2003, trên một nửa số hợp đồng bảo hiểm của Công ty bảo hiểm nhân thọ SBI và công ty bảo hiểm nhân thọ Aviva là thông qua ngân hàng. Các công ty bảo hiểm tƣ nhân bán khoảng hơn 30% số hợp đồng thông qua ngân hàng (năm 2004). Tại Ấn Độ, các ngân hàng hiện đang đƣợc sử dụng nhƣ một kênh phân phối sản phẩm bởi luật hiện hành không cho phép nhân viên ngân hàng nhận hoa hồng khi bán các hợp đồng bảo hiểm.

Xu hƣớng giá và sản phẩm bảo hiểm đƣợc thống nhất: Uỷ ban tƣ vấn thuế (TAC) vẫn quy định mức phí cho các dòng sản phẩm bảo hiểm nhƣ cháy nổ, hàng không, kỹ thuật, xe cơ giới, thân tàu và bồi thƣờng lao động. Thị trƣờng có thể tự xác định giá cho các dòng sản phẩm không phải tuân theo mức phí bảo hiểm bắt buộc, bao gồm bảo hiểm trách nhiệm, và các dòng sản phẩm cá nhân nhƣ bảo hiểm y tế. Tất cả các sản phẩm không phải tuân theo mức phí bảo hiểm bắt buộc phải đƣợc nộp lên và đƣợc phê chuẩn của IRDA.

Về yêu cầu tái bảo hiểm: Tất cả các công ty bảo hiểm Ấn Độ phải nhƣợng tái 20% cho mỗi hợp đồng bảo hiểm trong nƣớc cho công ty tái bảo hiểm quốc gia, GIC và phải khai thác hết khả năng của các công ty trong nƣớc trƣớc khi tìm kiếm các công ty nƣớc ngoài

để tái bảo hiểm. Thêm vào đó là một số hạn chế nhất định về giới hạn tỉ lệ rủi ro nhƣợng tái cho một công ty tái bảo hiểm nƣớc ngoài nào đó. Bên cạnh việc tái bảo hiểm bắt buộc cho các công ty nội địa, GIC xúc tác việc hình thành liên minh thị trƣờng nhằm đảm bảo khối lƣợng lớn doanh thu phí bảo hiểm đƣợc giữ lại tại Ấn Độ. Bên cạnh đó, tất cả các công ty bảo hiểm Ấn Độ phải có chƣơng trình tái bảo hiểm đƣợc IRDA phê chuẩn. Chƣơng trình tái bảo hiểm này sẽ tiếp tục đƣợc thực hiện nhằm các mục tiêu: (a) tối đa hoá phần phí bảo hiểm đƣợc giữ lại trong nƣớc; (b) phát triển đầy đủ khả năng; (c) đảm bảo sự bảo vệ tốt nhất có thể đối với chi phí tái bảo hiểm phải chịu; (d) đơn giản hoá công tác quản lý kinh doanh.

Cơ chế đầu tƣ trong ngành bảo hiểm Ấn Độ luôn có sự hạn chế về số lƣợng, ít nhất là một nửa số đầu tƣ phải đƣợc đầu tƣ trực tiếp vào chứng khoán chính phủ (trái phiếu) hoặc đầu tƣ cơ sở hạ tầng (cũng theo hình thức trái phiếu chính phủ). Đây là những cơ hội đầu tƣ “an toàn” vì chúng đƣợc bảo lãnh bởi Chính phủ. Tất nhiên, điều này cũng có nghĩa rằng các đầu tƣ này đem lại lợi nhuận thấp. Chính phủ (cấp liên bang và bang) đã sử dụng bảo hiểm nhƣ một kênh huy động vốn. Nhƣng không may, phần lớn số vốn huy động đƣợc này đƣợc sử dụng vào chi tiêu, nên đã làm tăng nợ chính phủ.

Một phần của tài liệu Ngành bảo hiểm Việt Nam trước và sau gia nhập WTO (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)