Trường THCS Lý Thường Kiệt Ngữ văn 8 Tuần: 30 Ngày soạn: 24/03/2012 Tiết: 113 Ngày dạy: 27/03/2012 Bài: 27 ĐI BỘ NGAO DU (Trích Ê-min hay Về giáo dục) Ru-xô I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Qua tiết học giúp các em: - Hiểu được quan điểm Đi bộ ngao du của tác giả. - Thấy được nghệ thuật lập luận mang sắc thái cá nhân của nhà văn Pháp Ru-xô. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1. Kiến thức: - Mục đích, ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả. - Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn. - Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc Đi bộ ngao du. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một văn bản nghị luận nước ngoài - Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận cụ thể. 3. Thái độ: - Quý trọng tự do và yêu quý thiên nhiên. III. CHUẨN BỊ: - GV: Giáo án. - HS: Soạn bài. IV. PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Phân tích tình huống. - Thực hành. - Học theo nhóm, trình bày trước tập thể. V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: * Câu hỏi: - Văn bản “Thuế máu” lột trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa, các thủ đoạn của thực dân pháp với người dân bản xứ như thế nào? - Nghệ thuật đặc sắc của văn bản “Thuế máu” là gì? * Định hướng trả lời + chuẩn điểm: - Như một "bản án" tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đẩy người dân thuộc địa vào các lò lửa chiến tranh.(4đ) - Có tư liệu phong phú, xác thực, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm. (2đ) - Thể hiện giọng điệu đanh thép. (2đ) - Sử dụng ngòi bút trào phúng sắc sảo, giọng điệu mỉa mai. (2đ) 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Hình thức hoạt động Nội dung Hoạt động 1: - Gọi HS đọc phần chú thích*(SGK) H: Nêu những nét chính về tiểu sử của tác giả? H: Nêu xuất xứ của văn bản trên? HS nêu -> GV nhận xét, chốt ý như SGK - GV hướng dẫn, gọi 3 HS đọc lần lượt 3 đoạn văn. - Cho HS tìm hiểu kĩ các chú thích 1,4,5,7,9,14,15,17. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: - Ru-xô (1712-1778) là nhà văn, nhà triết học có tư tưởng tiến bộ nước Pháp thế kỉ XVIII. 2. Tác phẩm: - Trích trong tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục, nêu quan điểm muốn ngao Giáo viên: Trần Hồng Linh Trường THCS Lý Thường Kiệt Ngữ văn 8 Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản. H. Bài văn mang tính chất nghị luận này có 3 đoạn, mỗi đoạn nêu một luận điểm chính, hãy cho biết luận điểm chính của mỗi đoạn? H. Ba luận điểm trên tập trung làm sáng tỏ luận điểm gì? H. Theo em để làm sáng tỏ luận điểm ở mỗi đoạn văn, tác giả đã dùng những lí lẽ nào? ->HS thảo luận. (+ Luận điểm 1: không bị phụ thuộc vào giờ giấc, xe ngựa, đường sá không phụ thuộc vào gã phu trạm; + Luận điểm 2: nông nghiệp: các sản vật, cách trồng; tự nhiên, học, xem đất đá, sưu tập hoa lá. + Luận điểm 3: Khoan khoái, hài lòng, hân hoan, thích thú, ngủ ngon giấc). H. Những lí lẽ nêu ra có làm sáng tỏ cho từng luận điểm không? Vì sao? H. Em có tán thành với trật tự sắp xếp các luận điểm của tác giả không? Vì sao? H. Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? H. Khảo sát 3 đoạn văn, những chỗ nào tác giả dùng đại từ nhân xưng “ta”, chỗ nào dùng “tôi”? (Tôi chỉ quan niệm ; tôi nhìn thấy một dòng sông, Ta ưa đi ; ta quan sát ). H. Tác giả xưng ta khi lí luận về những điều có tính chất như thế nào? Và xưng tôi khi những điều lí luận có tính chất ra sao? (“ta”: lí luận có tính chất chung chung; “Tôi” khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải ông -> gắn cái chung với cái riêng). H. Theo em, việc đan xen như vậy có tác dụng như thế nào trong được lập luận một bài văn? H. Trong bài văn này yếu tố biểu cảm được thể hiện ở những câu văn nào, có tác dụng ra sao? (tôi nhìn thấy một dòng sông ư? Tôi men theo > bộc lộ cảm xúc thú vị, thoải mái, say sưa ) H. Qua văn bản này, em hiểu gì về tư tưởng, tình cảm, con người của nhà văn? Vì sao em lại có nhận xét đó? du học hỏi, cần phải đi bộ. - Phương thức biểu đạt: nghị luận. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1. Các luận điểm chính: - Đi bộ ngao du được hoàn toàn tự do. - Đi bộ ngao du được mở mang kiến thức. - Đi bộ ngao du được tăng cường sức khoẻ và tinh thần. -> Lợi ích của việc đi bộ ngao du. -> Luận điểm được chứng minh bằng lí lẽ cụ thể, có sức thuyết phục. 2. Trật từ sắp xếp các luận điểm: - Đi bộ ngao du thì tự do -> được trau dồi kiến thức từ thiên nhiên -> có lợi cho sức khoẻ và tinh thần. -> Lập luận chặt chẽ, đậm sắc thái cá nhân của tác giả. 3. Bài văn nghị luận sinh động: - Xen kẽ những lí luận chung, hiển nhiên với những kinh nghiệm của bản thân. -> Bài văn nghị luận sinh động, giản dị, dễ hiểu, dễ làm theo. 4. Bóng dáng tinh thần của nhà văn: - Thích ở đâu lưu lại ở đó; đi, xem -> Giản dị. - Không phụ thuộc vào ai, điều gì -> Giáo viên: Trần Hồng Linh Trường THCS Lý Thường Kiệt Ngữ văn 8 Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh tổng kết nghệ thuật và nội dung. -> GV chốt ý, cho học sinh đọc ghi nhớ ( SGK) Quý trọng tự do. - Nói nhiều đến hoa, cây cối, núi sông -> Lòng yêu thiên nhiên. III. TỔNG KẾT: 1. Nội dung: - Đi bộ ngao du mang lại tri thức, sức khỏe, cảm giác thoải mái, nhà văn thể hiện tinh thần tự do, dân chủ - tư tưởng tiến bộ của thời đại. 2. Nghệ thuật: - Dẫn chứng tự nhiên, sinh động, gắn với thực tiễn đời sống. - Sử dụng đại từ nhân xưng hợp lí. * Ghi nhớ: (102/SGK). 4. Củng cố: GV khái quát lại nội dung bài dạy. 5. Dặn dò: - Về nhà học bài. - Chuẩn bị bài tiếp theo. Rút kinh nghiệm giờ dạy Oo0 0oo Tuần: 30 Ngày soạn: 26/03/2012 Tiết: 114 Ngày dạy: 29/03/2012 Bài: 27 HỘI THOẠI (tt) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Qua tiết học giúp các em: - Hiểu khái niệm lượt lời và cách vận dụng chúng trong giao tiếp. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1. Kiến thức: - Khái niệm lượt lời. - Việc lựa chọn lượt lời góp phân thể hiện thái độ và phép lịch sự trong giao tiếp. 2. Kĩ năng: a. Kĩ năng chuyên môn: - Xác định được các lượt lời trong các cuộc hội thoại. - Sử dụng đúng lượt lời trong giao tiếp. b. Kĩ năng sống: - Lựa chọn cách sử dụng kiểu hội thoại, vai xã hội và sự luân phiên lượt lời để giao tiếp đạt hiệu quả. - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách lựa chọn các kiểu hội thoại, vai xã hội và lượt lời trong hội thoại. 3. Thái độ: - Sử dụng hội thoại phù hợp với tình huống giao tiếp. III. CHUẨN BỊ: - GV: Giáo án. - HS: Soạn bài. IV. PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Phân tích tình huống. Giáo viên: Trần Hồng Linh Trường THCS Lý Thường Kiệt Ngữ văn 8 - Thực hành. - Học theo nhóm, trình bày trước tập thể. V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: * Câu hỏi: - Em hiểu thế nào về vai xã hội trong hội thoại? - Phân biệt quan hệ kính trọng, quan hệ thân tình khi thể hiện vai xã hội? Cho VD minh hoạ. * Định hướng trả lời + chuẩn điểm: - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. (2đ) - Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: + Quan hệ trên- dưới hay ngang hàng theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội). (2đ) + Quan hệ thân- sơ (theo mức độ quen biết, thân tình). (2đ) - HS lấy được ví dụ. (4đ) 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Hình thức hoạt động Nội dung Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu lượt lời trong hội thoại. - GV gọi học sinh đọc đoạn trích (SGK). H. Hãy cho biết người cô nói bao nhiêu lần? Hồng nói bao nhiêu lần? GV nói: Gọi 1 lần nói là 1 lượt lời -> bà cô có 6 lượt lời, Hồng có 2 lượt lời). H. Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nói? (2 lần: lần 1 sau lượt bà cô; lần 2: sau lượt 2 của bà cô). H. Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của bà cô như thế nào? Qua đó cho thấy tình cảm của cậu bé đối với mẹ mình ra sao? (bất bình -> tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng). H. Theo em, im lặng có phải là 1 cách trả lời không? Vì sao? (phải, vì đó cũng thể hiện thái độ). H. Vì sao Hồng không cắt lời cô khi bà nói những điều mà Hồng không muốn nghe? (Hồng ý thức được mình ở vai dưới, không được phép xúc phạm người cô). H. Qua việc phân tích trên, em hiểu lượt lời là gì? Để giữ lịch sự, tôn trọng lượt người nói trong hội thoại ta cần tránh điều gì? ->HS trả lời -> GV chốt ý như ghi nhớ, gọi học sinh đọc ghi nhớ. * GV liện hệ thực tế để giáo dục học sinh về ý thức đảm bảo lịch sự… Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh luyện tập. I. LƯỢT LỜI TRONG HỘI THOẠI: 1. Xét VD : ( 92, 93 SGK) - Người cô nói: 6 lần. - Hồng nói: 2 lần. - Im lặng cũng là một cách biểu thị thái dộ. - Không cắt lời -> thái độ lịch sự, tôn trọng. * Ghi nhớ: (102/SGK) II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: Xác định số người tham gia hội thoại: - Cai lệ, người nhà lí trưởng, anh Dậu, chị Dậu. - Cai lệ cắt lời -> thiếu lịch sự, không tôn trọng người nói. - Cai lệ: nói nhiều nhất; chị Dậu nói ít hơn; người nhà lí trưởng, anh Dậu: nói 1 câu. - Cách xưng hô của chị Dậu: Giáo viên: Trần Hồng Linh Trường THCS Lý Thường Kiệt Ngữ văn 8 + Cháu – ông: nhún nhường, van vỉ. + Tao – mày: đe doạ, thực hiện lời đe doạ. + Bà – mày: vùng lên, kháng cự. -> người phụ nữ đảm đang, quyết liệt, bản lĩnh. Tên cai lệ: hống hách, không chút tình người. Anh Dậu: cam chịu, bạc nhược. Người nhà lí trưởng: kẻ ăn theo. Bài tập 2 : a. Thoạt đầu: cái Tý nói rất nhiều, rất hồn nhiên, còn chị Dậu thì chỉ im lặng. Về sau: cái Tý ít nói hẳn đi còn chị Dậu thì nói nhiều hơn. b. Tác giả miêu tả diễn biến cuộc hội thoại như vậy rất phù hợp với tâm lí nhân vật: thoạt đầu cái Tý vô tư vì chưa biết sắp bị bán đi, còn chị Dậu đau lòng vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng. Về sau, cái Tý biết là sắp bị bán nên sợ hãi và đau buồn, ít nói hẳn đi, còn chị Dậu phải nói để thuyết phục 2 đứa con nghe lời mẹ. c. Việc tác giả tả cái Tý hồn nhiên kể lể với mẹ những việc nó dã làm, khuyên bảo thằng Dần để những củ khoai cho bố mẹ, hỏi thăm mẹ càng làm cho chị Dậu phải đau lòng khi buộc phải bán đứa con hiếu thảo, đảm đang như vậy đi và càng tô đậm nổi bất hạnh sắp giáng xuống đầu cái Tý. Bài tập 3 : Lí do của sự im lặng: - Người anh có 2 lần im lặng. + Lần 1: khi mẹ hỏi “ con có không”-> thái độ ngỡ ngàng, xúc động sau đó là xấu hổ, ân hận. + Lần 2: sự xúc động trước tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái. Bài tập 4 : Cả 2 nhận xét đều đúng nhưng đúng với những hoàn cảnh khác nhau. Trong trường hợp đều im lặng để giữ bí mật, thể hiện sự tôn trọng người khác, đảm bảo sự tế nhị im lặng là vàng. Nhưng im lặng trước những hành vi sai trái, trước áp lực bất công im lặng đó là dại khờ, hèn nhát. 4. Củng cố: GV khái quát lại nội dung bài dạy. 5. Dặn dò: - Về nhà học bài. - Chuẩn bị bài tiếp theo. Rút kinh nghiệm giờ dạy Oo0 0oo Giáo viên: Trần Hồng Linh . ngư i tham gia hội thoại: - Cai lệ, ngư i nhà lí trưởng, anh Dậu, chị Dậu. - Cai lệ cắt lời -> thiếu lịch sự, không tôn trọng ngư i nói. - Cai lệ: nói nhiều nhất; chị Dậu nói ít hơn; ngư i. Trường THCS Lý Thường Kiệt Ngữ văn 8 + Cháu – ông: nhún nhường, van vỉ. + Tao – mày: đe doạ, thực hiện lời đe doạ. + Bà – mày: vùng lên, kháng cự. -> ngư i phụ nữ đảm đang, quyết liệt,. Cho VD minh hoạ. * Định hướng trả lời + chuẩn điểm: - Vai xã hội là vị trí của ngư i tham gia hội thoại đối với ngư i khác trong cuộc thoại. (2đ) - Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã