1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn hóa học lớp 8

20 997 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 205,95 KB

Nội dung

Do đó trong quá trình giảng dạy bộ môn hóa 8 ở Trường Trung học cơ sở để nâng cao hiệu quả giảng dạy thì giáo viên phải nắm kỹ từng dạng bài để đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp nhất.

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CHÂU HƯNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài : NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY

BỘ MÔN HÓA HỌC 8

Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Hóa

Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Kiều Chức vụ: Giáo viên

Sinh hoạt tổ chuyên môn: Hóa – Sinh

Châu Hưng, Ngày 01 tháng 3 năm 2011

Trang 2

Phần mở đầu

I Bối cảnh của đề tài:

Đáp ứng phong trào thi đua dạy tốt và học tốt của giáo viên và học sinh trong giai đoạn mới Việc đổi mới phương pháp giảng dạy của các bộ môn nói chung và

bộ môn hóa nói riêng là việc làm rất cần thiết và cấp bách Do đó trong quá trình giảng dạy bộ môn hóa 8 ở Trường Trung học cơ sở để nâng cao hiệu quả giảng dạy thì giáo viên phải nắm kỹ từng dạng bài để đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp nhất Áp dụng phương pháp dạy như thế nào để học sinh dễ hiểu dễ nhớ bài là điều quan trọng Chính vì vậy mà hiện nay ngành giáo dục luôn quan tâm đến vấn

đề này

II Lý do chọn đề tài :

Hóa học là một bộ môn khoa học vừa trừu tượng vừa mang tính thực

nghiệm, là một bộ môn tương đối mới và khó đối với học sinh, đến năm lớp 8 bộ môn Hóa học mới được đưa vào giảng dạy trong chương trình muộn nhất so với các bộ môn khác Tuy ở bậc Trung học cơ sở Hóa học chỉ được học trong 2 năm lớp 8 và lớp 9 nhưng đó lại là những hệ thống kiến thức cơ bản nhất mang tính chất

là nền móng cho học sinh tiếp tục học bộ môn này ở bậc Trung học phổ thông và cao hơn Vì vậy, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định cho sự thành công của việc học bộ môn Hóa học ở bậc cao hơn, đặc biệt là môn Hóa học lớp 8 có ý nghĩa khởi đầu mang tính chất đại cương, cung cấp cho học sinh những khái niệm, định luật và những bài toán hóa cơ bản nhất, làm quen với những thí nghiệm Hóa học, hình thành các thao tác tư duy Hóa học Học bộ môn Hóa học lớp 8 có tính chất quyết định đến sự thành đạt của việc học bộ môn này ở lớp 9 và bậc Trung học phổ thông Nếu các em nắm bắt và vận dụng thành thạo các kiến thức Hóa học năm lớp 8 thì việc học tập và phát triển tư duy của bộ môn này ở lớp 9 và bậc Trung học phổ thông có nhiều thuận lợi, thu được nhiều kết quả cao hơn và ngược lại Để giúp các em có được kiến thức Hóa học cơ bản, vững vàng và ham mê học

Trang 3

tập nghiên cứu bộ môn Hóa học, chính vì vậy tôi đã tìm tòi, đúc kết kinh nghiệm qua các năm dạy bộ môn Hóa học lớp 8 đó chính là lý do tôi chọn đề tài này

III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

1 Phạm vi nghiên cứu

Chương trình hóa học lớp 8 – Trung học cơ sở

2 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài này nghiên cứu các phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn Hóa học lớp 8

Khách thể nghiên cứu là học sinh lớp 8

IV Mục đích nghiên cứu:

Mục đích của đề tài này là nghiên cứu phương pháp giảng dạy bộ môn Hóa học lớp 8 từ nội dung của chương trình Hóa học 8, đồng thời đúc kết những phương pháp giảng dạy phù hợp với thực tế đặc điểm trình độ của học sinh để đưa

ra những phương pháp giảng dạy phù hợp nhất đối với nội dung của từng chương, bài và đối tượng học sinh nhằm giúp học sinh có thể học bộ môn Hóa học một cách tốt nhất

IV Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

Điểm mới nghiên cứu của đề tài này nhằm giải quyết một số vấn đề sau: Phân loại dạng bài dựa vào nội dung kiến thức, từ đó đưa ra những phương pháp dạy học cụ thể cho từng bài

Áp dụng tổng hợp các phương pháp dạy học theo hướng tích cực Thầy đóng vai trò tổ chức, điều khiển hướng dẫn lớp học và học sinh đóng vai trò chủ thể tích cực chủ động tìm tòi kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy

Tăng cường đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh, đặc biệt sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan để mở rộng phạm vi nội dung đánh giá

Từ việc nghiên cứu vận dụng đề tài, rút ra bài học kinh nghiệm đóng góp nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Hóa học lớp 8

Trang 4

Sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp, từ thực tế việc học Hóa học của học sinh

Phần nội dung

I Cơ sở lý luận :

Như trên đã trình bày chương trình Hóa học lớp 8 là chương trình cơ sở mang tính đại cương Vì vậy giáo viên phải nắm vững cấu trúc nội dung chương trình, phân loại các dạng bài dạy cụ thể để sử dụng những phương pháp dạy học hợp lý, giúp học sinh nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng và chắc chắn hơn

Bên cạnh đó, việc xây dựng đưa hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, bài tập phiếu học tập vừa để học sinh nắm bắt nội dung kiến thức, đồng thời kiểm tra đánh giá học sinh trong từng nội dung bài học, từng tiết học sẽ giúp giáo viên đánh giá được hiệu quả giảng dạy sau mỗi tiết học, đồng thời học sinh cũng tự đánh giá được sự lĩnh hội kiến thức của mình đề điều chỉnh kịp thời

II Thực trạng của vấn đề

Trong thực tế dạy học đa số các em học sinh thường thấy rằng Hóa học là một

bộ môn khó so với các bộ môn khác, có em cho rằng Hóa học còn khó hơn cả bộ môn Toán Tỷ lệ học sinh đạt điểm trên trung bình, tỷ lệ khá giỏi bộ môn Hóa học thường thấp Đối với giáo viên bộ môn, trên thực tế nhiều thầy cô thích dạy môn Hóa học 9 hơn dạy môn Hóa học 8, bởi vì sự truyền đạt kiến thức bộ môn lớp 9 dễ dàng với học sinh hơn, đối với lớp 8 là năm đầu tiên học sinh tiếp cận với kiến thức trừu tượng, mang tính đại cương, việc truyền tải kiến thức cho các em hiểu và vận dụng còn nhiều điều đáng bàn, rút kinh nghiệm đối với thầy cô

III Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề

Trên cơ sở vừa trình bày tôi đã nghiên cứu về nội dung, cấu trúc chương trình và dựa vào thực tiễn của quá trình dạy học, đúc rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp để nghiên cứu những phương pháp dạy học trên cơ sở phân loại các dạng bài dựa vào nội dung kiến thức để có phương pháp dạy học phù hợp, đồng thời kết

Trang 5

hợp các phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại trực quan, thảo luận nhóm tùy theo từng nội dung, đơn vị kiến thức, kết hợp với hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm để dẫn dắt học sinh chủ động tìm hiểu phát hiện

ra kiến thức Sau đây tôi sẽ trình bày cụ thể những giải pháp mà bản thân đã nghiên cứu và thực hiện khá thành công trong những năm vừa qua

Phân loại nhóm bài dạy dựa vào nội dung bài học :

Trong chương trình Hóa học lớp 8 có tất cả 45 bài học; trong đó có các bài thực hành và bài luyện tập phải dạy theo một phương pháp riêng biệt khác với các bài học khác Tuy nhiên đối với các bài học cũng cần phải được phân loại để có những phương pháp dạy học phù hợp với từng nhóm bài

1) Dạng bài nghiên cứu về khái niệm, định luật Hóa học cơ bản :

Ví dụ : Các bài : Chất, Nguyên tử, Nguyên tố hóa học, Đơn chất, Hợp chất, Phân tử, Hóa trị, Phản ứng hóa học, Định luật bảo toàn khối lượng

a Đối với dạng bài này giáo viên sử dụng vào phương pháp :

- Nêu vấn đề

- Hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề bằng cách :

+ Nghiên cứu thông tin trong bài học

+ Sử dụng kiến thức đã biết

+ Nghiên cứu thí nghiệm

- Cuối cùng rút ra nhận xét, kết luận

- Giáo viên bổ sung, hoàn thiện

b Trong quá trình dạy học giáo viên cho học sinh làm các bài tập trắc nghiệm để củng cố lại kiến thức vừa tìm được

Ví dụ : Bài 4 : Nguyên tử

Trong bài này học sinh cần phải nắm được các khái niệm:

- Nguyên tử là gì?- Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

Đây là một bài có nội dung rất trừu tượng đối với học sinh Để học sinh hiểu và nắm được kiến thức, giáo viên phải áp dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt

Trang 6

- Trước hết, giáo viên áp dụng phương pháp nêu vấn đề, cho học sinh thấy rằng, mọi vật thể tự nhiên cũng như nhân tạo đều được tạo ra từ chất Thế các chất được tạo ra từ đâu? từ những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện gọi là nguyên tử

(H) Vậy nguyên tử là gì ?

Trên cơ sở TT mà giáo viên vừa cung cấp HS sẽ rút ra câu trả lời cần thiết:

- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện

- Giáo viên tiếp tục dùng phương pháp nêu vấn đề, cung cấp cho học sinh một số thông tin về nguyên tử:

+ Kích thước

+ Cấu tạo : -> Gồm hạt nhân mang điện tích +

-> Lớp vỏ e mang điện tích - + Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử và lớp vỏ e

- Giáo viên hướng dẫn học sinh về sơ đồ cấu tạo nguyên tử

- Cuối buổi học, giáo viên cho học sinh làm bài tập củng cố về nguyên tử

Ví dụ:

1) Dùng những từ (cụm từ) thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau :

a Các (1) đều tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện gọi là (2)

b Nguyên tử gồm (3) mang điện tích dương và (4) mang điện tích âm

c Hạt nhân tạo bởi (5) và (6)

d Trong nguyên tử, số (7) bằng số (8)

e Proton và (9) có cùng khối lượng, còn (10) có khối lượng rất bé, không đáng kể

Đáp án :

(1) chất; (2) nguyên tử; (3)hạt nhân; (4) Vỏ, e; (5) proton; (6) nơtron; (7) Số Proton; (8) số e; (9) nơtron; (10) electron

2) Viết nguyên tử Al có số Proton là 13 hãy vẽ sở đồ cấu tạo nguyên tử Al, cho biết số lớp e và số e lớp ngoài cùng

Trang 7

Như vậy từ một bài học tương đối trừu tượng, bằng phương pháp nêu vấn

đề, sử dụng các bài tập củng cố hợp lý, học sinh có thể nắm bắt kiến thức một cách

dễ dàng và hiệu quả hơn

Lưu ý: Ngoài phương pháp truyền đạt hợp lý việc trình bày bảng ngắn gọn,

rõ ràng cũng góp phần làm cho tiết học đạt hiệu quả cao

Ví dụ 2: Bài 10: Hóa trị

Đây cũng là một trong những bài khó đối với học sinh

- Giáo viên nêu vấn đề : Ta biết nguyên tử có khả năng liên kết với nhau, hóa trị là con số biểu thị khả năng đó Biết được hóa trị ta viết đúng công thức Hóa học của hợp chất Vậy

I/ Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào?

- Giáo viên nêu vấn đề tiếp : Muốn so sánh khả năng liên kết giữa nguyên tử

và nguyên tố này với nguyên tử và nguyên tố kia, phải chọn một đơn vị để so sánh:

Người ta quy ước : Nguyên tố H có hóa trị I và dựa vào số nguyên tử H liên kết với một nguyên tử của nguyên tố khác để xác định hóa trị của các nguyên tố

- Giáo viên cho học sinh hoàn thành bảng sau :

Hợp chất Số nguyên tử H Hóa trị của nguyên tố

NH3 ? .?

H2SO4 ? Nhóm SO4 hóa trị II

HNO3 ? Nhóm NO3 ?

- Giáo viên dùng phương pháp đàm thoại cho học sinh thấy được mối liên hệ giữa, số nguyên từ H và hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử Mà nó liên kết

Từ đó cho học sinh rút ra kết luận:

(H) hóa trị là gì?

Trang 8

Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử, nguyên tố này với nguyên tử, nguyên tố khác

II/ Quy tắc hóa trị :

1) Quy tắc : Học sinh biết quy tắc về hóa trị của hợp chất hai nguyên tố Công thức tổng quát :

AxBy, với A,B : ký hiệu hóa học của nguyên tố

a.x = b.y -> x,y : chỉ số

-> a,b : hóa trị của a và b (H) Phát biểu quy tắc về hóa trị?

Học sinh : Tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố này bằng tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố kia

2) Vận dụng :

a Tính hóa trị của một nguyên tố

Ví dụ : Tính hóa trị của Ca trong hợp chất CaCl2, biết Cl có hóa trị I Giáo viên hướng dẫn học sinh cùng làm : Gọi x là hóa trị của Ca CaCl2

Ta có : x.I = I.2

=> x = II

Vậy: Ca có hóa trị II

b Lập công thức hóa học của hợp chất dựa vào hóa trị

Ví dụ 1 : Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi :

Al (III) và O :

Giáo viên hướng dẫn học sinh bước lập công thức hóa học:

B1 : Viết công thức dạng chung : Alx Oy

B2: Áp dụng quy tắc hóa trị III.x = II.y

B3: Rút ra tỷ lệ :

III

II y

x

= B4 : Chọn x = 2, y =3 viết lại công thức : Al2O3

Giáo viên rèn luyện cho học sinh cách tính hóa trị của một nguyên tố và cách dựa vào hóa trị dể xác định công thức hóa học

Trang 9

Bên cạnh đó giáo viên hướng dẫn học sinh tính nhẩm hóa trị dựa vào bội số chung nhỏ nhất của 2 chỉ số hoặc xác định CTHH nhẩm dựa vào BSCNN của 2 hóa trị

* Bài tập củng cố :

1) Tìm hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau :

CH4, H2S, NO2, N2O5 , PH3 , P2O5

2) Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi :

a) Fe (III) và O; b) Cu (II) và O

c) Al (III) và nhóm OH (I) d) Zn (II) và nhóm NO3 (I)

Như vây, đối với loại bài cung cấp kiến thức về khái niệm, định luật tương đối khó và trừu tượng đối với các em, giáo viên cần sử dụng phương pháp nêu vấn

đề, dẫn dắt học sinh từng bước giải quyết vấn đề, từ đó học sinh dễ dàng rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết

2) Dạng bài liên quan đến công thức, tính toán hóa học

Trong chương trình giáo khoa lớp 8, có một số bài liên quan đến công thức, tính toán hóa học như bài : Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất, bài

tỉ khối của chất khí, bài tích theo công thức hóa học và phương trình hóa học, nồng

độ dung dịch và pha chế dung dịch

Đối với loại bài này, để học sinh có thể tiếp thu và vận dụng một cách chắc chắn, giáo viên có thể dạy theo hai phương pháp : Quy nạp và diễn dịch Tức là có thể đưa ra một ví dụ đầu tiên, giải bài tập đó, sau đó rút ra phương pháp giải hoặc công thức toán học Hoặc đưa ra công thức toán học ngay từ ban đầu, sau đó hướng dẫn học sinh giải bài tập theo công thức

Ví dụ 1: Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất:

I/ Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất như thế nào?

- Giáo viên nêu vấn đề :

1) Em hãy cho biết 0,5 mol khí CO2 có khối lượng là bao nhiêu?

Giáo viên hướng dãn học sinh các bước giải:

+ B1: Tìm khối lượng của 1 mol CO2 = 12 + 16 x 2=44g

Trang 10

+ B2: Tìm khối lượng của 1 mol CO2 = 44 + 0,5 = 22g

* Nhận xét : Nếu đặt M là khối lượng 1 mol (khối lượng mol phân tử hay nguyên tử)

n là số mol m là khối lượng chất ta có công thức chuyển đổi sau :

Rút ra: m=n.M

- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, làm bài tập vào phiếu học tập sau : Hãy tính khối lượng của:

a, 0,03mol Na

b, 0,05mol Na2O

Tương tự vậy ở mục II:

II/ Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích của chất khí

- Giáo viên cũng áp dụng phương pháp quy nạp: Đưa ra một ví dụ cụ thể thướng dẫn học sinh giải, trên cơ sở đó xây dựng công thức toán học

Ví dụ : Em hãy cho biết 0,5mol khí N2 ở đktc có thể tích là bao nhiêu? giáo viên hướng dẫn học sinh các bước giải:

1 mol khí N2 có đktc có thể tích là 22,4 (l)

Vậy 0,5 mol khí N2 ở đktc có thể tích là : 22,4 x0,5 = 11,2 (l)

* Nhận xét : Nếu đặt n là số mol của chất khí, v là thể tích của chất khí ở đktc thì ta có công thức :

- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, làm vào phiếu học tập sau :

Hãy tính thể tích ở đktc của :

a) 0,25mol khí O2

b) 14g khí N2

ở câu b giáo viên hướng dẫn học sinh áp dụng công thức chuyển đổi từ

2

N

m

->n N2 sau đó từ n N2 mới tính được V N2

Ví dụ : Bài 20 : tỉ khối của chất khí:

V=22,4.n(l) n=22 , 4(mol)

V

Trang 11

Đây cũng là một bài có liên quan đén công thức, tính toán hóa học, giáo viên

có thể dùng phương pháp dạy học khác, đó là phương pháp diễn dịch tức là đưa ra công thức toán học ngay từ ban đầu, sau đó áp dụng để giải bài tập

1) Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần giáo viên cho học sinh biết:

Để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng mol của khí A (MA) với khối lượng mol của khí B (MB):

dA/B là tỉ khối của khí A đối với khí B

Ví dụ : Hãy cho biết khí oxi nặng hay nhẹ hơn khí ni tơ bao nhiêu lần?

Giáo viên hướng dẫn học sinh giải:

2 / 2

O N

d = 2

2

O N

M

M = 1 , 14

28

32

= lần Vậy, khí oxi nặng hơn khí nitơ 1,14 lần

- Giáo viên cho học sinh thảo luận, làm vào phiếu học tập :

Hãy cho biết khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí oxi bao nhiêu lần?

2) Bằng cách nào biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? Tương tự như vậy, giáo viên cho học sinh biết:

Để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng mol của khí A (MA) với khối lượng mol của không khí (M K2=29):

Ví dụ : Hãy cho biết khí nitơ (N2) nặng hay nhẹ hơn KK bao nhiêu lần?

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng giảng

dN /KK = 0 , 97

29

28

29 = ≈

N

M

Vậy khí N2 nhẹ hơn không khí 0,97 lần

dA/B =

B

A

M M

dA/KK =

29

A

M

Ngày đăng: 21/01/2015, 21:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w